Tư Vấn Của Luật Sư: Luật sư Vũ Văn Toàn - toanvv

109 Trang «<30313233343536>»
  • Xem thêm     

    17/02/2020, 06:48:40 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Khi bố bạn mất không để lại di chúc nên số di sản này sẽ được chia thừa kế theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 như sau: 

    “Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

    Vì bố đã mất nên bạn và hai người con riêng của bố bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất, cho nên, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất lúc này sẽ là bạn và 2 người con riêng kia.

    Đối với các tài sản có được do thừa kế và phải đăng ký sở hữu như nhà, đất thì người thừa kế không nghiễm nhiên được công nhận là chủ sử dụng, chủ sở hữu. Để được pháp luật công nhận bạn phải thực hiện các thủ tục thừa kế.

    Thứ nhất, cần làm thủ tục kê khai di sản thừa kế tại phòng công chứng

    Hồ sơ gồm:

    - Sơ yếu lý lịch của người được nhận di sản thừa kế (bản sao)

    - CMND/ hộ chiếu, hộ khẩu của những người sau: người chết và của mình (bản sao)

    - Hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền (trong trường hợp xác lập giao dịch thông qua người đại diện)

    - Giấy chứng tử của người chết (bản sao)

    - Di chúc (bản sao) nếu có để lại di chúc

    - Các giấy tờ chứng minh mối quan hệ của người thừa kế và người chết…

    - Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản là di sản thừa kế (giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở, giấy phép mua bán, hợp thức hóa nhà do Ủy ban nhân dân quận, huyện cấp , sổ tiết kiệm, cổ phiếu, giấy chứng nhận cổ phần…).

    Sau khi kiểm tra hồ sơ thấy đầy đủ, phù hợp quy định của pháp luật, cơ quan công chứng tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú trước đây của người để lại di sản; trong trường hợp không có nơi thường trú, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi tạm trú có thời hạn của người đó. Nếu không xác định được cả hai nơi này, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi có bất động sản của người để lại di sản.

    Sau 15 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo Điều 57 Luật Công chứng 2014.

    Thứ hai, làm thủ tục sang tên GCN QSDĐ đất với người thừa kế

    Người thừa kế đến Văn phòng đăng ký QSDĐ thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện nơi có đất tiến hành làm thủ tục, hồ sơ gồm:

    - Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế có công chứng (nếu có).

    - Văn bản khai nhận di sản có công chứng.

    - Giấy chứng nhận QSDĐ.

    - Giấy tờ khác, như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của hai bên.

    Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, văn phòng đăng ký QSDĐ thông báo cho các bên chuyển nhượng thực hiện nghĩa vụ tài chính. Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ tài chính (nếu có), các bên nhận giấy chứng nhận QSDĐ tại nơi đã nộp hồ sơ

    Nghĩa vụ tài chính trong trường hợp này gồm có:

    - Lệ phí trước bạ: Bằng 0,5% giá trị QSDĐ cụ thể Tiền lệ phí phải nộp = (Diện tích đất) x (Giá đất) x 0,5%

    - Thuế thu nhập cá nhân: là 2% theo chuyển nhượng bất động sản.

    - Lệ phí địa chính: Căn cứ vào từng quyết định của địa phương

    - Lệ phí thẩm định: Căn cứ pháp lý tùy thuộc vào từng địa phương

  • Xem thêm     

    17/02/2020, 06:37:30 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Tại Khoản 2 Điều 106 Luật đất đai 2013 quy định về các trường hợp phải thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong đó Điểm d có quy định như sau:

    “d) Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, trừ trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đó đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai.”

    Quy định trên được hướng dẫn chi tiết tại Khoản 56 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định hướng dẫn thi hành luật đất đai như sau:

    “c) Trường hợp người sử dụng đất phát hiện Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật đất đai thì gửi kiến nghị, phát hiện đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có trách nhiệm xem xét, giải quyết theo quy định tại Điểm b Khoản này;”

    Như vậy, căn cứ quy định trên của pháp luật, trường hợp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không đúng diện tích,… mà người sử dụng đất phát hiện ra sai sót có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp. 

    Theo thông tin bạn trình bày, gia đình bạn đã được giao đất để sử dụng và cơ quan có thẩm quyền lại cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ thấy bề ngang đã mất 8m so với thực tế. Sau khi dò hỏi lại mọi người thì mới thấy chủ đất bên cạnh đã lấy 8m đó và hiện tại chủ đất cũ đã xác nhận với gia đình bạn 8m bề ngang đó là của nhà bạn chứ không phải của chủ đất bên cạnh.

    Khi bạn phát hiện ra cơ quan có thẩm quyền cấp nhầm đối tượng như vậy, bạn có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đã cấp. Tuy nhiên, để yêu cầu của mình được chấp nhận, bạn cần cung cấp các căn cứ chứng minh cho yêu cầu của mình là đúng. 

  • Xem thêm     

    03/02/2020, 10:47:07 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Vấn đề bạn hỏi là tranh chấp dân sự mà cụ thể là tranh chấp đất đai thuộc tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất với toàn bộ thửa đất hoặc một phần thửa đất, bao gồm cả tranh chấp ranh giới giữa các thửa đất liền kề.

  • Xem thêm     

    01/02/2020, 08:19:48 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Mảnh đất của bố bạn đã có sổ đỏ và khi tặng cho bạn đã được tặng cho có. Như vậy, việc tặng cho này đã đáp ứng các điều kiện về pháp luật về tặng cho quyền sử dụng đất và việc tặng cho này có hiệu lực. Các chú bạn muốn đòi lại đất thì chỉ có 2 cách đó là hủy bỏ việc tặng cho hoặc yêu cầu Tòa án tuyên giao dịch tặng cho vô hiệu.

    Các chú bạn có đơn kiện lên toà thì để chia lại mảnh đất đất đã tặng cho hay không phụ thuộc vào một số yếu tố sau: Đầu tiên, việc tặng cho giữa ông nội và bố bạn có được lập thành văn bản hay không. Nếu đã lập văn bản thì trong có sẽ có đủ chứng cứ xác nhận về nội dung tặng cho và diện tích đất tặng cho. Đây sẽ là căn cứ đầu tiên để gia đình bạn chứng minh việc sử dụng hợp pháp phần đất gia đình bạn đã nhận tặng cho. Nếu việc tặng cho chỉ bằng miệng, không có văn bản thì bây giờ gia đình bạn cần chứng minh được nguồn gốc đất, có nghĩa là chứng minh được phần đất đang sử dụng là của gia đình mình. Khi đó mới có đủ căn cứ để bác bỏ việc đòi lại đất.

    Vì mảnh đất đó đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên trên đó sẽ có đủ các thông số như: số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất, loại đất. Trong đó, số thứ tự thửa đất là số tự nhiên dùng để thể hiện số thứ tự của thửa đất trên mảnh bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính và được xác định là duy nhất đối với mỗi thửa đất trong phạm vi một mảnh bản đồ địa chính và mảnh trích đo địa chính đó.

    Như vậy, mảnh đất ba của bạn được tặng cho và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác găn liền với đất là do đã có một trong các điều kiện theo quy định của pháp luật. Do đó ba bạn hoàn toàn có quyền của người sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ quyền sử dụng đất đó.

    Việc khởi kiện giải quyết tranh chấp chỉ được Tòa án thụ lý giải quyết khi bên khởi kiện trình bày được căn cứ, đưa ra được chứng cứ chứng minh tài sản đó là của mình. Việc chú của bạn nói kiện đòi mảnh đất trên chỉ là lời nói suông không có căn cứ. Để có thể kiện đòi được mảnh đất chú bạn phải đưa ra được các chứng cứ chứng minh quyền sử dụng đất đó là của mình.

  • Xem thêm     

    01/02/2020, 01:51:25 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Điều 175 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về ranh giới giữa các bất động sản:

    “1. Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.

    Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.”

    Căn cứ theo quy định nêu trên, khi làm giấy cấp chủ quyền cho con ông Long thì con ông Hải vẫn đã ký và được cấp giấy chủ quyền cho con ông Long, có thể được hiểu là hai gia đình đã thỏa thuận từ trước về ranh giới thửa đất. Như vậy, ranh giới giữa đất con ông Long và con ông Hải đã có sự thỏa thuận về việc phân chia ranh giới do đó, ranh giới đã được xác lập.

    Hơn nữa, theo quy định tại khoản 1 điều 176 Bộ luật dân sự 2015  đã quy định: Chủ sở hữu bất động sản chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình. Do đó, thửa đất của gia đình ông Hải đã được địa chính đo đạc và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có bản đồ thửa đất rõ ràng, vì vậy hành vi trước đây mà ông Long đã công khai và đơn phương cắm trụ đá ranh đất ruộng cách đây gần 30 năm với đất ông Hải không có giá trị.

    Để đòi lại quyền lợi của mình, hai bên gia đình bạn có thể tự hòa giải, nếu không tự hòa giải được thì có thể trực tiếp gửi đơn đến UBND xã nơi có thửa đất để hòa giải. Trường hợp đất đã được hòa giải tại UBND xã mà không thành thì xã sẽ hướng dẫn gia đình bạn gửi đơn lên tòa án nhân dân huyện để xem xét giải quyết

  • Xem thêm     

    18/01/2020, 11:39:18 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Chó là vật nuôi và đồng thời cũng là một tài sản của người nuôi. Hành vi trộm chó là hành vi “trộm cắp tài sản”. Bởi vậy, nếu giá trị của những con chó bị trộm từ 2 triệu đồng trở lên thì kẻ trộm chó sẽ bị xử lý hình sự về tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015.

    Nếu giá trị của những con chó bị trộm cắp chưa tới 2 triệu đồng, chưa từng bị xử phạt hành chính... không thuộc một trong các trường hợp quy định từ điểm a, tới điểm d, khoản 1, Điều 173 Bộ luật hình sự thì có thể đối tượng trộm chó chỉ bị xử phạt hành chính theo quy định pháp luật tại Nghị định số 167/2013/NĐ-CP.

    Hành vi của những tên trộm là trái pháp luật tuy nhiên việc hành hung chống trả lại của kẻ trộm hành vi vi phạm pháp luật và nếu hậu quả nghiêm trọng cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Tùy thuộc hành vi khách quan và hậu quả xảy ra để xem xét trách nhiệm của người có hành vi đánh đập xâm phạm sức khỏe kẻ trộm.

  • Xem thêm     

    18/01/2020, 11:18:54 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Việc gia đình bạn không chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà người kia đã tự ý làm sổ đỏ cho mảnh đất ấy là trái pháp luật. Cơ quan chính quyền cấp sổ đỏ 400m2 đất cho họ cũng là không hợp pháp. Khi đó Nhà nước có thể thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của chú bạn theo quy định tại khoản 2 Điều 106 Luật Đất đai 2013 như sau:

    “Điều 106. Đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp

    2. Nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp trong các trường hợp sau đây:
    a) Nhà nước thu hồi toàn bộ diện tích đất trên Giấy chứng nhận đã cấp;

    b) Cấp đổi Giấy chứng nhận đã cấp;

    c) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

    d) Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, trừ trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đó đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai.”

    Như vậy, trường hợp của hỏi bạn thuộc điểm d khoản này. Nếu gia đình bạn muốn lấy lại mảnh đất, trước hết phải thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp 400m2 đất kia. Vì vậy, muốn lấy lại mảnh đất thì gia đình bạn phải đưa ra được giấy tờ chứng minh mảnh đất ấy thuộc sở hữu của bố bạn (có thể là hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất sang cho bố bạn hay giấy sang tên mảnh đất cho bố bạn nhưng đều phải có chứng thực của Ủy ban nhân dân…)

  • Xem thêm     

    18/01/2020, 11:07:32 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Câu hỏi đã được trả lời

  • Xem thêm     

    18/01/2020, 11:06:38 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Trường hợp của bạn khá phức tạp và vụ án đã được giải quyết tại tòa án cấp sơ thẩm thì ba bạn có quyền kháng cáo nếu không đồng ý với bản án của tòa án cấp sơ thẩm thì có thể thực hiện quyền kháng cáo của mình để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp.  Căn cứ Khoản 1 Điều 273 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về thời hạn kháng cáo như sau:

    “1. Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.

    Đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án.”

    Theo quy định pháp luật, nếu cha bạn không đồng ý với bản án mà Tòa án cấp sơ thẩm tuyên thì có quyền nộp đơn kháng cáo yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại nội dung bản án. Thời hạn các bên kháng cáo là 15 ngày kể từ ngày tuyên án, trường hợp đương sự vắng mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời gian 15 ngày được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được tuyên án.

  • Xem thêm     

    18/01/2020, 10:52:30 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Căn cứ theo quy định tại Điều 167 Luật Đất đai 2013 về quyền của người sử dụng đất thì pháp luật đất đai hiện hành không công nhận việc cho mượn quyền sử dụng đất. Do đó, hai người con của chủ cũ muốn lấy lại mảnh đất đã cho gia đình nhà bạn mượn thì cần phải chứng minh họ là người có quyền sử dụng đất hợp pháp theo quy định của pháp luật.

    Để chứng minh được quyền sử dụng đất đó của ông bạn người chủ cũ cần có các giấy tờ quy định tại Khoản 1, Điều 100 Luật Đất đai 2013, bên cạnh có biên bản họp thôn và các hộ gia đình liền kề và các già làng, người có uy tín đều thừa nhận và ký vào trong biên bản họp thôn mảnh đất đó là của họ.

    Trong trường hợp chủ cũ không kê khai, không đứng tên trong sổ đăng ký ruộng đất hoặc sổ địa chính, không thực hiện quyền quản lý, sử dụng của chủ sử dụng đất; còn người đang sử dụng đất đã kê khai, đăng ký và được đứng tên trong sổ đăng ký ruộng đất hoặc sổ địa chính; đã được cấp GCNQSDĐ theo đúng trình tự, thủ tục về việc kê khai, đăng ký và việc cấp GCNQSDĐ là có căn cứ pháp luật, thực hiện đúng quy định của Luật đất đai 1993, Luật đất đai 2003, Luật đất đai 2013 và các văn bản pháp luật khác có liên quan thì Toà án cần bác yêu cầu đòi đất của chủ cũ và công nhận quyền sử dụng đất hợp pháp cho người đã được cấp GCNQSDĐ.

    Đối với trường hợp chưa bên nào được cấp GCNQSDĐ, nhưng quá trình sử dụng, người sử dụng đất có kê khai, được đứng tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính và họ đang quản lý, sử dụng đất liên tục từ khi có Luật đất đai 1987 cho đến nay, trong khi đó chủ đất cũ không kê khai, đăng ký quyền sử dụng đất, sau ngày 01/7/2014, một trong các bên khởi kiện tại Tòa án thì Tòa án phải thụ lý giải quyết. Toà án cần xác minh thời gian sử dụng đất của các bên, thu thập các tài liệu, chứng cứ về việc người đang sử dụng đất thực tế đã sử dụng đất trong thời gian bao lâu, chủ cũ đã từ bỏ quyền sử dụng đất của mình trong hoàn cảnh nào và từ thời gian nào. Trên cơ sở đó, Tòa án xem có căn cứ xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu được quy định trong Bộ luật Dân sự hay không, để tuyên quyền sử dụng đất thuộc về người đang sử dụng đất trên thực tế.

    Do dữ liệu bạn cung cấp cho chúng tôi vẫn còn chưa đầy đủ nên chúng tôi chỉ có thể trả lời bạn dựa trên những quy định của pháp luật. Nhưng theo chúng tôi thấy, đây là tranh chấp những người thân là họ hàng với nhau theo chúng tôi, trước hết các gia đình bạn cần ngồi lại thỏa thuận, bàn bạc với nhau để đạt được thống nhất chung, như vậy sẽ tránh được xung đột dẫn đến mất tình cảm và tốn kém chi phí theo kiện.

  • Xem thêm     

    07/01/2020, 09:50:04 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Theo quy định Điều 167 Luật đất đai 2013 thì: 

    Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất.

     3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

    a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;

    Như vậy, trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất phải được thực hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, phải đăng ký quyền sở hữu. Trường hợp đã tặng cho hoàn tất, việc chuyển quyền sở hữu đã xong thì tài sản đã thuộc về người được tặng cho, người tặng cho là ông nội bạn không thể đòi lại. Trừ trường hợp hợp đồng tặng cho đó là hợp đồng tặng cho có điều kiện, vi phạm cấm, vi phạm pháp luật thì có thể lấy đó làm căm cứ hủy tặng cho.

    Như vậy, ông nội chỉ có thể đòi lại tài sản đã tặng cho bố bạn trong trường hợp là tặng cho tài sản có điều kiện hoặc vi phạm điều cấm, trái pháp luật và bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ sau khi được tặng cho. Vì vậy khi cha bạn vi phạm thỏa thuận thì công nội và chú bạn phải có căn cứ chứng minh tồn tại điều kiện của hợp đồng tặng cho và có vi phạm điều kiện đó.

    Tuy nhiên, trong trường hợp cha tặng cho con đất nhưng đến thời điểm người tặng cho không còn thì nghĩa vụ thực hiện đúng điều kiện tặng cho cũng không còn, vì theo quy định tại Bộ luật dân sự nêu rõ, chỉ người tặng cho mới có quyền đòi lại tài sản, nhưng người tặng cho không còn nên người nhận có thể được bán cho người khác. Những người liên quan như anh, chị, em ... trong gia đình không có quyền đồi lại tài sản, hay cấm cản.

    Theo quy định của Bộ Luật dân sự năm 2015, ủy quyền cũng là một loại hợp đồng. Căn cứ theo Khoản 3 Điều 422 Bộ Luật dân sự về các trường hợp chấm dứt hợp đồng như sau: “Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện”

    Như vậy, trong trường hợp hợp đồng ủy quyền giữa ông bạn và chú bạn được xác lập, sau đó ông bạn chết thì hợp đồng sẽ mặc nhiên chấm dứt. Khi hợp đồng chấm dứt, đồng thời chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng vì

    việc ông bạn ủy quyền sẽ chấm dứt khi bên ủy quyền chết, đây là trường hợp đương nhiên chấm dứt hợp đồng ủy quyền. Do bản chất của ủy quyền là xác lập thực hiện công việc thông qua người đại diện do đó khi người ủy quyền chết thì quan hệ xác lập thực hiện cũng không còn.

    Từ những phân tích ở trên, bố bạn có thể đưa ra những căn cứ đã nêu để yêu cầu Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án theo quy định.

  • Xem thêm     

    07/01/2020, 09:16:33 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Căn cứ Điều 188 Luật đất đai 2013 quy định về Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất như sau:

    “1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

    a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

    b) Đất không có tranh chấp;

    c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

    d) Trong thời hạn sử dụng đất.

    …”

    Như vậy, bà nội bạn tách sổ đỏ thành 2 sổ mới để tặng cho 2 con còn lại sẽ đủ điều kiện đế thực hiện quyền tặng cho quyền sử dụng mảnh đất khi có đủ các điều kiện ở trên. Tuy nhiên, khi thực hiện thủ tục tặng cho thì cán bộ địa chính xã nói không làm được vì sổ đỏ hiện nay của bà nội bạn lại trùng thửa với sổ của chú út đã nhận tặng cho và diện tích sử dụng thực tế hiện nay lớn hơn diện tích sổ đỏ hơn 83m2.

    Pháp luật quy định chỉ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng một diện tích đất cho một đối tượng sử dụng. Việc ủy ban nhân dân huyện cấp 02 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cùng một diện tích đất là không phù hợp. Khi đó bà ngoại bạn có quyền yêu cầu UBND huyện thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp.

    Theo Khoản 2 Điều 106 Luật Đất đai năm 2013 quy định về những trường hợp Nhà nước thu hổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp có:

    “d) Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, trừ trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đó đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai.”

    Như vậy, trường hợp của gia đình bạn thì chú út sẽ bị thu hồi lại Giấy chứng nhận đã cấp. Bà nội bạn cũng có thể thỏa thuận cùng chú út để ủy ban nhân dân huyện cấp lại Giấy chứng nhận đúng với diện tích đất của mỗi người. Nếu thỏa thuận được với nhau thì phải có văn bản thỏa thuận. Văn bản đó sẽ là căn cứ để yêu cầu ủy ban nhân dân huyện thu hồi và thực hiện cấp lại cho đúng diện tích thực tế. Theo đó, nếu bà nội bạn đáp ứng được điều kiện để xác định có sử dụng đất ổn đinh, lâu dài trên diên tích đất cấp trùng và diện tích sử dụng thực tế hiện nay lớn hơn diện tích sổ đỏ thì bà nội bạn và chú út sẽ được công nhận và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất đó. Sauk hi bà nội bạn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì mới được thực hiện thủ tục tách và tặng cho được

  • Xem thêm     

    02/01/2020, 09:49:08 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Trường hợp của bạn đã tách khẩu về nhà chồng ở bến tre và hiện tại muốn nhập lại hộ khẩu cũ của cha mẹ đẻ thì theo Điều 19 Luật cư trú quy định về điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh như sau:

    “Công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được đăng ký thường trú tại tỉnh đó. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản”.

    Như vậy, nếu chỗ ở hợp pháp của bạn là do ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho ở nhờ là bố mẹ bạn đồng ý bằng văn bản hoặc chủ hộ (đối với trường hợp bên cho ở nhờ là của gia đình).

  • Xem thêm     

    31/12/2019, 05:55:41 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Trường hợp của bạn thì cần liên hệ tới UBND cấp xã và phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc UBND cấp huyện để được hướng dẫn. Bạn có thể căn cứ vào các tài liệu này để xác định khả năng sử dụng đất của mình theo Khoản 4, Điều 95 Luật Đất đai thì đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi vị trí đất ở sang đất nông nghiệp.

  • Xem thêm     

    31/12/2019, 05:25:50 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Căn cứ Tiểu mục 2.8.10 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng ban hành kèm theo Quyết định 04/2008/QĐ-BXD quy định Phần nhà được phép nhô quá chỉ giới đường đỏ trong trường hợp chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ như sau:

    Theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BTBXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về quy chuẩn xây dựng Việt Nam thì những phần được phép nhô quá chỉ giới đường đỏ trong trường hợp chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ, phải tuân thủ các quy định sau đây:

    2.8.10. Phần nhà được phép nhô quá chỉ giới đường đỏ trong trường hợp chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ

    Các quy định này cần được vận dụng phù hợp với giải pháp tổ chức không gian cụ thể của từng khu vực và thể hiện trong quy định về quản lý xây dựng theo đồ án quy hoạch của từng khu vực cụ thể và phải tuân thủ các quy định sau đây:

    1) Các bộ phận cố định của nhà:

    - Trong khoảng không từ mặt vỉa hè lên tới độ cao 3,5m, mọi bộ phận của nhà đều không được nhô quá chỉ giới đường đỏ, trừ các trường hợp dưới đây:

    +++ Đường ống đứng thoát nước mưa ở mặt ngoài nhà: được phép vượt qua đường đỏ không quá 0,2m và phải đảm bảo mỹ quan;

    +++ Từ độ cao 1m (tính từ mặt vỉa hè) trở lên, các bậu cửa, gờ chỉ, bộ phận trang trí được phép vượt đường đỏ không quá 0,2m.

    - Trong khoảng không từ độ cao 3,5m (so với mặt vỉa hè) trở lên, các bộ phận cố định của nhà (ô-văng, sê-nô, ban công, mái đua..., nhưng không áp dụng đối với mái đón, mái hè) được vượt quá chỉ giới đường đỏ theo những Điều kiện sau:

    +++ Độ vươn ra (đo từ chỉ giới đường đỏ tới mép ngoài cùng của phần nhô ra), tùy thuộc chiều rộng lộ giới, không được lớn hơn giới hạn được quy định ở bảng 2.9, đồng thời phải nhỏ hơn chiều rộng vỉa hè ít nhất 1,0m, phải đảm bảo các quy định về an toàn lưới điện và tuân thủ quy định về quản lý xây dựng áp dụng cụ thể cho khu vực;

    +++ Vị trí độ cao và độ vươn ra cụ thể của ban công phải thống nhất hoặc tạo được nhịp điệu trong hình thức công trình kiến trúc, tạo được không gian kiến trúc cảnh quan trong từng cụm nhà cũng như trong tổng thể toàn khu vực;

    +++ Trên phần nhô ra chỉ được làm ban công, không được che chắn tạo thành lô-gia hay buồng.

    Bảng 2.9: Độ vươn ra tối đa của ban công, mái đua, ô-văng

    Chiều rộng lộ giới (m)

    Độ vươn ra tối đa Amax (m)

    Dưới 7m

    0

    7¸12

    0,9

    >12¸15

    1,2

    >15

    1,4

    - Phần ngầm dưới mặt đất: mọi bộ phận ngầm dưới mặt đất của ngôi nhà đều không được vượt quá chỉ giới đường đỏ.

    - Mái đón, mái hè phố: khuyến khích việc xây dựng mái hè phục vụ công cộng để tạo Điều kiện thuận lợi cho người đi bộ. Mái đón, mái hè phố phải:

    +++ Được thiết kế cho cả dãy phố hoặc cụm nhà, đảm bảo tạo cảnh quan;

    +++ Đảm bảo tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy;

    +++ Ở độ cao cách mặt vỉa hè 3,5m trở lên và đảm bảo mỹ quan đô thị;

    +++ Không vượt quá chỉ giới đường đỏ;

    +++ Bên trên mái đón, mái hè phố không được sử dụng vào bất cứ việc gì khác (như làm ban công, sân thượng, sân bày chậu cảnh...).

    Ghi chú:

    1- Mái đón: là mái che của cổng, gắn vào tường ngoài nhà và đua ra tới cổng vào nhà và hoặc che một phần đường đi từ hè, đường vào nhà

    2- Mái hè phố: là mái che gần vào tường ngoài nhà và che phủ một đoạn vỉa hè.

    1) Phần nhô ra không cố định:

    - Cánh cửa: ở độ cao từ mặt hè lên 2,5m các cánh cửa (trừ cửa thoát nạn nhà công cộng) khi mở ra không được vượt quá chỉ giới đường đỏ.

    - Các quy định về các bộ phận nhà được phép nhô ra được nêu trong bảng 2.10.

    Bảng 2.10: Các bộ phận nhà được phép nhô ra

    Độ cao so với mặt hè (m)

    Bộ phận được nhô ra

    Độ vươn tối đa (m)

    Cách mép vỉa hè tối thiểu (m)

    ³ 2,5

    Gờ chỉ, trang trí

    0,2

     

    ³2,5

    Kết cấu di động:

    Mái dù, cánh cửa

     

    1,0m

    ³3,5

    Kết cấu cố định (phải nghiên cứu quy định trong tổng thể kiến trúc khu vực):

     

     

     

    - Ban công mái đua

     

    1,0

     

    - Mái đón, mái hè phố

     

    0,6

     

     

    2.8.11. Phần nhà được xây dựng vượt quá chỉ giới xây dựng trong trường hợp chỉ giới xây dựng lùi vào sau chỉ giới đường đỏ

    - Không có bộ phận nào của nhà vượt quá chỉ giới đường đỏ.

    - Các bộ phận của công trình sau đây được phép vượt quá chỉ giới xây dựng trong các trường hợp sau:

    + Bậc thềm, vệt dắt xe, bậu cửa, gờ chỉ, cách cửa, ô-văng, mái đua, mái đón, móng nhà;

    + Riêng ban công được nhô quá chỉ giới xây dựng không quá 1,4m và không được che chắn tạo thành buồng hay lô-gia.

    2.8.12. Quan hệ với các công trình bên cạnh:

    Công trình không được vi phạm ranh giới:

    - Không bộ phận nào của ngôi nhà kể cả thiết bị, đường ống, phần ngầm dưới đất (móng, đường ống), được vượt quá ranh giới với lô đất bên cạnh;

    - Không được xả nước mưa, nước thải các loại (kể cả nước ngưng tụ của máy lạnh), khí bụi, khí thải sang nhà bên cạnh.

    Như vậy, bạn có thể làm mái che chắn cho căn nhà nhưng phải đảm bảo phần mái che nhô ra không được vượt quá chỉ giới đường đỏ.

  • Xem thêm     

    31/12/2019, 04:45:04 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Như thông tin bạn trình bày, trước đây gia đình hàng xóm là em bà B đã xây xây nhà chồng lên cái tường nhà bạn. Trên giấy chứng nhận thì ghi rõ ràng là tường riêng của nhà bạn còn em bà B hàng xóm cứ khăng khăng là tường nhà họ.

    Trong trường hợp này, bạn cần phải làm rõ hai vấn đề như sau: phần đất mà gia đình hàng xóm khăng khăng là tường nhà họ lấn chiếm sang đất nhà bạn có thể hiện trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bạn hay không; việc gia đình hàng xóm lấn sang đất nhà bạn, bạn có đồng ý cho gia đình hàng xóm phần diện tích này bằng văn bản hay không. Nếu phần đất mà ông T đã lấn vẫn hiển thị trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình bạn và việc bạn đồng ý cho gia đình hàng xóm xây dựng lên phần đất này chỉ là bằng lời nói hoặc khi họ xây mình không có ý kiến gì thì phần đất này vẫn thuộc về gia đình bạn và bạn được Nhà nước công nhận và bảo vệ quyền sử dụng đất của mình.

    Do vậy, trong trường hợp của bạn trước hết bạn có thể thỏa thuận với gia đình hàng xóm và yêu cầu họ trả lại phần đất có bức tường này cho gia đình mình. Nếu hai bên vẫn không thỏa thuận được với nhau bạn có thể viết đơn khiếu nại gửi đến UBND xã/phường yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đứng ra thanh tra kiểm tra và hòa giả về việc này.

    UBND xã/phường có nghĩa vụ hòa giải tranh chấp này. Nếu như hòa giải tại UBND xã/phường không thành thì căn cứ vào Khoản 1, Điều 203 Luật Đất đai 2013 về Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

    “1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết”;

    Bạn có thể làm đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân quận/huyện nơi bạn đang cư trú yêu cầu tòa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bạn.

  • Xem thêm     

    31/12/2019, 02:09:55 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Việc cho tặng và chuyển nhượng đất (02 sổ đỏ) có hợp pháp hay không thì phải xác định đối tượng được ghi nhận trong  Giấy CNQSDĐ phần diện tích đất đó. Tức là, cần xác định giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gia đình bạn được cấp là GCN ghi tên hộ gia đình hay GCN ghi tên cá nhân những ai.

    Theo thông tin bạn cung cấp thì gia đình bạn đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2007 mang tên cả 02 người bố và mẹ bạn với diện tích 120m2.

    Khi trên GCNQSDĐ ghi tên bố và mẹ bạn thì quyền sử dụng đất sẽ là của bố mẹ bạn có tên trong thời điểm cấp GCNQSDĐ nhưng do Bố bạn qua đời năm 1994 thì quyền sử dụng đất đó trở thành tài sản chung của mẹ, em gái và bạn. Do đó, đất này không phải tài sản của riêng ai trong gia đình bạn mà 2000m2 đất này là tài sản chung của các thành viên gia đình. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản phải thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 64  Nghị định số 43/2014/NĐ-CP. Cụ thể:

    “Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của nhóm người sử dụng đất, nhóm chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải được tất cả các thành viên trong nhóm ký tên hoặc có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ trường hợp các chủ sở hữu căn hộ cùng sử dụng chung thửa đất trong nhà chung cư”.

    Về bản chất thì hiện trạng sử dụng đất của gia đình bạn thời điểm đó cũng là một dạng của “nhóm người sử dụng đất”. Do đó, khi thực hiện các hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì tất cả các thành viên phải tham gia và ký kết văn bản thỏa thuận phân chia thừa kế do bố bạn đã mất. Hợp đồng tặng cho hay chuyển nhượng phải có sự đồng ý trực tiếp của các thành viên gia đình bạn dựa trên văn bản thỏa thuận phân chia thừa kế do bố bạn đã mất tại phòng công chứng hoặc có sự thỏa thuận đồng ý thông qua văn bản nếu không trực tiếp tham gia ký kết hợp đồng thì mới hợp pháp.

    Đối chiếu với trường hợp của bạn, nếu mẹ bạn muốn giao dịch tặng cho hoặc chuyển nhượng đất cho em gái bạn thì phải được bạn đồng ý ký tên trong văn bản thỏa thuận  thừa kế hoặc hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc có văn bản ủy quyền của bạn cho mẹ để thực hiện giao kết hợp đồng thì hợp đồng đó mới được coi là hợp pháp. Như vậy nếu mẹ bạn tự ý bán mảnh đất mà bạn không biết hoặc không đồng ý thì bạn có quyền gửi đơn lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản để yêu cầu Tòa tuyên giao dịch này vô hiệu. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại Điều 131 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

    “1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

    2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

    Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

    3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

    4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

    5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.”

    Như vậy, khi Tòa án tuyên giao dịch dân sự bị vô hiệu thì các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Ngoài ra, nếu bên nào có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên còn lại.

  • Xem thêm     

    23/12/2019, 10:10:13 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Khoản 1 Điều 168 Luật đất đai 2013:

    “Điều 168. Thời điểm được thực hiện các quyền của người sử dụng đất

    1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận. Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được thực hiện quyền sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”

    Trường hợp đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Pháp luật về đất đai hiện hành không cho phép thực hiện giao dịch tặng cho đối với đất chưa được cấp giấy chứng nhận (Điều 188, Luật Đất đai 2013).

    Tuy vậy, nếu việc tặng cho khi đất chưa có giấy chứng nhận mà vẫn được UBND cấp xã (nơi có đất) xác nhận, đồng thời, điều chỉnh hồ sơ địa chính tại xã/phường theo giấy tờ kê khai được đứng tên thửa đất thì sau này, ông bạn có quyền kê khai hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên mình. Do đó, ông bạn có quyền kiện để đòi lại 70m2 đất chưa được công vì trong hợp đồng cho tặng chỉ tặng cho phần diện tích 50m2 đất được công nhận cấp Giấy chứng nhận, còn 70m2 đất thời điểm đó không được công nhận và cũng chưa giao dịch với ai.

  • Xem thêm     

    21/12/2019, 10:45:08 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Việc thay đổi định vị đất thổ cư thì hiện nay chưa có quy định pháp luật nào về vấn đề này. Để có thể đảm bảo quyền lợi của mình bạn có thể xin chuyển mục đích sử dụng đất phần đất trồng cây lâu năm bạn muốn sử dụng thêm với mục đích xây dựng nhà ở, việc này có thể được thực hiện, trừ khi thửa đất của bạn thuộc trường hợp không được phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Pháp luật đất đai không bắt buộc bạn phải chuyển đổi toàn bộ diện tích thửa đất hiện có sang đất thổ cư. Cụ thể, căn cứ vào Điều 52 và Điều 57 Luật Đất đai 2013 thì điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất như sau:

    “Điều 52. Căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

    1. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

    2. Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

    Điều 57. Chuyển mục đích sử dụng đất

    1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

    d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;

    2. Khi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng.”
    Về thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, được quy định tại Điều 69 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP như sau:

    “1. Người sử dụng đất nộp đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất kèm theo Giấy chứng nhận đến cơ quan tài nguyên và môi trường.

    2. Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất; hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
    3. Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.”

    Theo đó, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây lâu năm sang đất thổ cư là dưa trên nhu cầu của gia đình bạn. Do đó, gia đình bạn có thể làm hồ sơ xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với phần diện tích mà gia đình có nhu cầu xây dựng, nhưng việc đủ điều kiện chuyển đổi cần sự đồng ý bằng văn bản của Uỷ ban nhân dân. Trừ một số trường hợp đất nằm trong quy hoạch thì hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất phải thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng cho phù hợp với quy hoạch sử dụng đất.

    Bạn muốn tìm hiểu thông tin về việc sử dụng thửa đất của mình thì cần liên hệ tới UBND cấp xã và phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc UBND cấp huyện để được giải đáp. Các thông tin về quy hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện được công khai tại cổng thông tin điện tử của địa phương hoặc tại trụ sở của cơ quan, bạn có thể căn cứ vào các tài liệu này để xác định khả năng sử dụng đất của mình.

  • Xem thêm     

    19/12/2019, 06:12:12 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Do bố mẹ bạn mất không để lại di chúc nên di sản sẽ được chia theo pháp luật. Bộ luật Dân sự 2015 quy định về vấn đề thừa kế theo pháp luật tại Điều 651 như sau: 

    “1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.

    Để thực hiện thủ tục sang tên tài sản (chuyển dịch tài sản từ người chết cho những người thừa kế) thì những người được quyền thừa kế phải thực hiện thủ tục khai nhận và phân chia di sản thừa kế tại cơ quan công chứng, chúng thực có thẩm quyền. Để tiến hành thủ tục khai nhận và phân chia di sản thừa kế của bố mẹ bạn, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau và đến Cơ quan công chứng có thẩm quyền – nơi có nhà đất- để làm thủ tục. Hồ sơ gồm:

    + Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất (sổ đỏ);

    + Giấy chứng tử của bố, mẹ bạn;

    + CMND hoặc hộ chiếu, hộ khẩu của người những người được thừa thừa kế;

    +  Giấy tờ chứng minh mối quan hệ của những người được thừa kế theo pháp luật với người chết (giấy khai sinh, đăng ký kết hôn...).

    Về nghĩa vụ thuế, lệ phí trước bạ:

    Khoản 4 Điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 sửa đổi, bổ sung 2012 thì: “Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau” là thu nhập được miễn thuế. Do vậy, khi tiến hành thủ tục sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ bố mẹ sang cho con thì sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân.

    Khoản 10 Điều 4 Nghị định 45/2011/NĐ-CP Quy định các trường hợp không phải nộp lệ phí trước bạ: “Nhà, đất nhận thừa kế hoặc là quà tặng giữa: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu”. Do vậy, nếu thuộc trường hợp bố mẹ tặng cho con quyền sử dụng đất lần đầu thì sẽ được miễn lệ phí trước bạ. 

    Tóm lại, khi bạn được nhận thừa kế sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân và nếu việc thừa kế lần đầu thì được miễn lệ phí trước bạ khi sang tên quyền sử dụng đất.

109 Trang «<30313233343536>»