Tư Vấn Của Luật Sư: Luật sư Vũ Văn Toàn - toanvv

109 Trang «<26272829303132>»
  • Xem thêm     

    25/05/2020, 06:19:01 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Trong trường hợp này, bạn cần xem xét vấn đề về: quyền sở hữu đối với mốc giới ngăn cách các bất động sản; nghĩa vụ tôn trọng ranh giới giữa các bất động sản.

    Mốc giới được sử dụng làm ngăn cách giữa các bất động sản cũng được Bộ luật dân sự quy định tại điều 176 Bộ luật dân sự 2015. Theo đó, mốc giới có thể là cột mốc, hàng rào, tường ngăn. Cụ thể, quy định về mốc giới được dùng làm ranh giới giữa các bất động sản như sau:

    “Điều 176. Mốc giới ngăn cách các bất động sản

    1. Chủ sở hữu bất động sản chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình.

    2. Các chủ sở hữu bất động sản liền kề có thể thỏa thuận với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản; những vật mốc giới này là sở hữu chung của các chủ thể đó.

    Trường hợp mốc giới ngăn cách chỉ do một bên tạo nên trên ranh giới và được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý thì mốc giới ngăn cách đó là sở hữu chung, chi phí để xây dựng do bên tạo nên chịu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; nếu chủ sở hữu bất động sản liền kề không đồng ý mà có lý do chính đáng thì chủ sở hữu đã dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn phải dỡ bỏ.

    3. Đối với mốc giới là tường nhà chung, chủ sở hữu bất động sản liền kề không được trổ cửa sổ, lỗ thông khí hoặc đục tường để đặt kết cấu xây dựng, trừ trường hợp được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý.

    Trường hợp nhà xây riêng biệt nhưng tường sát liền nhau thì chủ sở hữu cũng chỉ được đục tường, đặt kết cấu xây dựng đến giới hạn ngăn cách tường của mình.

    Đối với cây là mốc giới chung, các bên đều có nghĩa vụ bảo vệ; hoa lợi thu được từ cây được chia đều, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

    Theo quy định trên thì bạn là người có quyền sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới trong khuôn viên đất phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất liền kề của người khác.

    Do vậy, nếu hàng xóm không đồng ý để bạn xây hàng rào mà phải chừa ra 20 cm nhưng ông họ phải chứng minh phần đất đó là của họ trên các giấy tờ do nhà nước công nhận. Nễu bạn vẫn muốn xây tường rào thì bạn chỉ được xây bức tường rào mới trên phần đất nhà mình, phía trong của hàng rào hàng xóm.

  • Xem thêm     

    25/05/2020, 03:40:53 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Thẩm quyền giao đất được quy định tại Luật đất đai năm 2013 như sau:

    “Điều 59. Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

    1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:

    a) Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức;

    b) Giao đất đối với cơ sở tôn giáo;

    c) Giao đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 55 của Luật này;

    d) Cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 56 của Luật này;

    đ) Cho thuê đất đối với tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.

    2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:

    a) Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân. Trường hợp cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi quyết định;

    b) Giao đất đối với cộng đồng dân cư.

    3. Ủy ban nhân dân cấp xã cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.

    4. Cơ quan có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không được ủy quyền.”

    Do vậy, thôn không có thẩm quyền giao đất (mà bạn đang gọi là bán đất) cho người sử dụng đất. Do Thôn không được quyền chuyển nhượng đất của người khác (đất cộng đồng dân cư) cho gia đình bạn. Khi mua đất của thôn sẽ bị thu hồi do vi phạm pháp luật đất đai và không được bồi thường về đất cũng như tài sản trên đất.

    Do đó, để bảo vệ quyền lợi của mình, bạn nên yêu cầu định trả lại tiền (nếu đã trả) và mua một diện tích đất khác. Trong trường hợp thôn không đồng ý, bạn cần yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu và nhận lại tiền.

  • Xem thêm     

    25/05/2020, 10:51:29 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, Điều 328:

    1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

    2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Theo quy định của pháp luật thì khi bạn từ chối giao kết hợp đồng thì bạn là người mất tiền cọc. Tuy nhiên nếu trường hợp có thỏa thuận cụ thể thì việc bồi thường cọc sẽ theo thỏa thuận của các bên.

    Bạn hãy xem xét hợp đồng đặt cọc giữa hai bên thỏa thuận có quy định như thế nào về việc bồi thường tiền cọc. Ở đây, bạn chỉ nói rằng bên bán nhà không hoàn công được như bên bán đã thỏa thuận, như vậy là không hoàn tất thủ tục; nhưng không nói cụ thể việc không hoàn công trong bao nhiêu ngày sẽ dẫn đến trách nhiệm bồi thường cọc.

    Việc bạn đặt cọc mua nhà là việc được thực hiện nhằm bảo đảm cho việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng mua bán nhà theo đúng thời hạn đã giao kết, bảo đảm các tài sản của bên mua. Khi bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán nhà thì bạn cần tuân thủ thời hạn báo trước cũng như thỏa thuận trong hợp đồng.

    Tuy nhiên, bạn phải xem có chi tiết nào ghi nếu hợp đồng chấm dứt mà do lỗi của bên bán thì bên bán phải hoàn trả hay không, vì vậy nếu trường hợp này bạn chấm dứt vì lý do là do lỗi của bên bán và chứng minh được lý do đó thì bạn có quyền yêu cầu trả tiền cọc và bồi thường.

  • Xem thêm     

    23/05/2020, 11:18:40 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Trong quá trình lưu giữ giấy tờ hồ sơ việc để thất lạc cũng là trường hợp hay xảy ra. Trong trường hợp bạn bị mất phiếu biên nhận nộp và trả kết quả đăng ký biến động nhà đất thì bạn cần liên hệ với cơ quan đăng ký đất đai thuộc Văn phòng đăng ký đất đai nơi đã nộp hồ sơ để thông báo cho họ về việc đã bị mất giấy biên nhận hồ sơ để họ nắm được thông tin.

    Trường hợp mất giấy biên nhận hồ sơ đất đai và bạn muốn biết thông tin toàn bộ hồ sơ bố bạn đã nộp thì bạn phải làm trình bày đơn cớ mất, nội dung đơn mất phải ghi rõ họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, số chứng minh nhân dân, địa chỉ thường trú hoặc tạm trú, thời gian, địa điểm và lý do mất giấy hẹn và ngày nộp hồ sơ để xin trích lục hồ sơ hoặc xin lại toàn bộ hồ sơ mà bố bạn đã nộp.

    Để bạn có thể nhận được kết quả khi xin lại hồ sơ mà bố bạn đã nộp thì thường cơ quan đăng ký đất đai sẽ yêu cầu bạn làm một bản cam kết về việc làm mất giấy biên nhận hồ sơ và cam kết về mặt nội dung đó là đúng đồng thời cam kết chịu trách nhiệm.

     

  • Xem thêm     

    23/05/2020, 11:04:18 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Theo thông tin bạn cung cấp bố bạn muốn sau này chuyển nhượng đất ngôi nhà hiện tại ông bà đang ở cho hai an hem bạn , để tránh trường hợp tranh chấp đất đai sau này giờ phải làm giấy để xác nhận ngôi nhà ông đang ở sau này cho con trai út là bạn thì cần phải thực hiện lập di chúc hoặc hợp đồng tặng cho có công chứng hoặc chứng thực để tránh sau này bố mẹ bạn mất đi có sự tranh chấp giũa hai anh em trai bạn.

    Về việc lập di chúc. Trường hợp chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì bà của bạn vẫn lập di chúc thể hiện ý chí của bà như bình thường, không có gì khác (theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015).

    Về việc lập di chúc hay làm hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất? Di chúc và hợp đồng tặng cho, mỗi loại có những ưu điểm riêng của nó:

    - Di chúc: người lập di chúc được sử dụng tài sản của mình đến cuối đời; có thể thay đổi ý chí. Người được chỉ định nhận di sản chỉ phát sinh quyền khi đến thời điểm mở thừa kế và hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất

    - Hợp đồng tặng cho: phát sinh hiệu lực ngay sau khi ký kết và từ thời điểm bạn đăng ký quyên sử dụng đất

    Tôi chỉ đưa ra lời tư vấn cho bố mẹ bạn quyết định lựa chọn hình thức nào phụ thuộc vào điều kiện và mong muốn của người có tài sản.

  • Xem thêm     

    23/05/2020, 02:41:36 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Trường hợp của bạn, chúng tôi xin đưa ra căn cứ pháp lý tại Điều 144 Luật Đất đai năm 2013 quy định về Đất ở đô thị: “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở.”

    Như vậy, để bạn có thể chuyển nhượng một cách hợp pháp phải trải qua thủ tục tách thửa. Điều kiện tiên quyết trước khi tách thửa là bạn phải xác định được diện tích tối thiểu cho phép tách thửa đối với từng loại đất theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương quy định đối với từng địa phương.

    Theo thông tin của bạn, bạn muốn 14m2 đất và nhà do cô bạn đứng tên sổ đỏ có 56.4m2 ( trong đó bao gồm nhà của bố bạn 14m2 và nhà của chú út 26m2 nhưng tới thời điểm hiện tại, nhà bạn muốn bán 14m2 đó đi cho người khác

    Đối với 14m2 đất ở bạn chuyển nhượng thì bạn sẽ bị từ chối tách thửa bởi diện tích đất này không đáp ứng điều kiện về diện tích tối thiểu tách thửa là một việc làm đúng với quy định của pháp luật.

    Trường hợp của bạn, chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn như sau: bạn sẽ không làm thủ tục tách thửa và cũng không thể bán được đối với 14m2 đất trong tổng số 56m2 đất và nhà kia vì không đủ điều kiện tách thửa

  • Xem thêm     

    22/05/2020, 05:24:47 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Diện tích đất của gia đình bạn chưa có trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hiện đất mà không có tranh chấp và sử dụng ổn định từ 1990 cho nên diện tích đất của gia đình bạn đủ điều kiện để được cơ quan nhà nước có thẩm quyền  xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định tại Điều 101 Luật đất đai 2013 quy định về Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất, được quy định chi tiết, hướng dẫn tại điểm a) khoản 1 Điều 20 Nghị định 43/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết  thi hành một số điều của Luật Đất đai. Như vậy nếu đất của hộ gia đình bạn mà không có tranh chấp và sử dụng ổn định từ 1990 thì thuộc diện được bồi thường và việc bồi thường phải được thực hiện theo quy định.

  • Xem thêm     

    22/05/2020, 04:43:09 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Theo thông tin bạn cung cấp, bố bạn có nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người bán vào năm 2002 thông qua giấy viết tay không có công chứng chứng thực. Để xem xét gia đình bạn có quyền  được quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không thì cần xem xét tính hợp pháp của việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định tại Luật đất đai 1993, 2003 và các văn bản pháp luật liên quan.

    Việc chuyển nhượng giữa cha bạn và người bán đất không được công chứng, chứng thực nên được xác định là bị vô hiệu về mặt hình thức tại thời điểm thực hiện. Tuy nhiên, hết thời hiệu 2 năm kể từ ngày hợp đồng chuyển nhượng được xác lập mà một trong các bên đều không có yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu nên hợp đồng chuyển nhượng này vẫn được xác nhận là có hiệu lực theo quy định tại Điều 132 Bộ luật dân sự 2015 nếu như  nội dung của hợp đồng chuyển nhượng này đã đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật

    “Điều 132. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu

    1. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu quy định tại các Điều 125, 126, 127, 128 và 129 của Bộ luật này là 02 năm, kể từ ngày:

    ...đ) Giao dịch dân sự được xác lập trong trường hợp giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức.

    2. Hết thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều này mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực...”

    Do đó,hiện nay hợp đồng chuyển nhượng giữa cha bạn hàng xóm được xem là căn cứ để được cấp Giấy chứng nhận theo Khoản 1 Điều 99 Luật đất đai 2013

     “Điều 99. Trường hợp sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

    1. Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây:

    ...c) Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;...’’

    Theo quy định này, mặc dù cha bạn mua đất chỉ có giấy tờ viết tay (không tiến hành công chứng/chứng thực) nhưng cha bạn đã thực hiện xong nghĩa vụ trả tiền cho người bán đất thì bạn có thể yêu cầu Tòa án công nhận hiệu lực của hợp đồng viết tay đó. Khi bạn có Quyết định công nhận hợp đồng chuyển nhượng đất có hiệu lực thì bạn có thể tiến hành sang tên sổ đỏ cho bạn.

    Nếu mảnh đất của bố bạn đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất nhưng chưa làm hồ sơ cấp thì khi bố bạn mất,  quyền sử dụng mảnh đất nói trên sẽ được để thừa kế lại cho bạn. Bạn phải mang các giấy tờ chứng minh việc đất của gia đình bạn đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận cho bố bạn và tiến hành thủ tục cấp giấy chứng nhận đứng tên bố bạn; sau đó tiến hành khai nhận di sản thừa kế để sang tên quyền sử dụng đất cho bạn.

  • Xem thêm     

    22/05/2020, 04:16:38 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Khoản 1, điểm a khoản 3 điều 167 Luật đất đai 2013 quy định:

    “1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.

    3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

    a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;…”

    Như vậy, việc chuyển quyền sử dụng đất giữa ông và bác bạn được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực, nên đã có hiệu lực. Ông bạn đã chuyển quyền cho các bạn quyền sử dụng đất và đã thực hiện thủ tục sang tên, điều đó đồng nghĩa với việc diện tích đất đó đã thuộc quyền sở hữu cũng như quyền sử dụng của bạn. Khi bạn đã có sổ hồng đứng tên bạn thì pháp luật sẽ bảo vệ quyền sở hữu, quyền sử dụng cho bạn, mà ông bạn không có quyền đòi lại phần đất đã cho anh em bạn bởi diện tích đất đó hiện đã thuộc sở hữu của bạn. Lúc này bạn có toàn quyền định đoạt đối với nhà đất của mình.

    Ông bạn chỉ có thể đòi lại đất nếu trong hợp đồng cho tặng có kèm theo điều kiện nào đó nhưng bên được cho tặng không thực hiện nghĩa vụ đó. Điều 462 Bộ Luật Dân sự có quy định về tặng cho tài sản có điều kiện như sau: Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ dân sự trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được trái pháp luật, đạo đức xã hội… Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi được tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

  • Xem thêm     

    22/05/2020, 12:42:33 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Điều 176 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về mốc giới ngăn cách các bất động sản như sau:

    1. Chủ sở hữu bất động sản chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình.

    2. Các chủ sở hữu bất động sản liền kề có thể thỏa thuận với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản; những vật mốc giới này là sở hữu chung của các chủ thể đó.

    Trường hợp mốc giới ngăn cách chỉ do một bên tạo nên trên ranh giới và được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý thì mốc giới ngăn cách đó là sở hữu chung, chi phí để xây dựng do bên tạo nên chịu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; nếu chủ sở hữu bất động sản liền kề không đồng ý mà có lý do chính đáng thì chủ sở hữu đã dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn phải dỡ bỏ.

    3. Đối với mốc giới là tường nhà chung, chủ sở hữu bất động sản liền kề không được trổ cửa sổ, lỗ thông khí hoặc đục tường để đặt kết cấu xây dựng, trừ trường hợp được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý.

    Trường hợp nhà xây riêng biệt nhưng tường sát liền nhau thì chủ sở hữu cũng chỉ được đục tường, đặt kết cấu xây dựng đến giới hạn ngăn cách tường của mình.

    Đối với cây là mốc giới chung, các bên đều có nghĩa vụ bảo vệ; hoa lợi thu được từ cây được chia đều, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Căn cứ theo quy định trên, chủ sở hữu bất động sản chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình theo quy định. Việc bạn lập hàng rào tôn xung quanh khu đất cần phải đảm bảo không gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác.

    Nếu việc dựng hàng rào chắn của hàng xóm gây cản trở cho việc sử dụng đất của bạn như bịt mất lối đi, khiến gia đình bạn không thể ra vào… thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 11 Nghị định 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, cụ thể:

    Điều 11. Gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác

    2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng tại khu vực nông thôn, từ 5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng tại khu vực đô thị đối với hành vi đào bới, xây tường, làm hàng rào gây cản trở hoặc gây thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.

    3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;

    b) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

    Như vậy, căn cứ theo quy định trên, do hàng xóm xây hàng rào tại ranh giới đất và chưa thỏa thuận với bạn rồi nên hành vi này hoàn toàn trái pháp luật. Việc hàng xóm lấn đất lập hàng rào, dựng lều lên đất nhà bạn là sai và bạn có quyền đòi lại phần đất gia đình bạn đã bị lấn chiếm nếu gia đình bạn có thể đưa ra chứng cứ chứng minh phần đất đó thuộc quyền sử dụng của gia đình bạn (chẳng hạn như thể hiện trong sổ đỏ, giấy tờ văn bản thuê). Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất này thì trước tiên bạn phải gửi đơn kiến nghị lên UBND xã phường để thực hiện thủ tục giải quyết theo quy định. Nếu giải quyết tại UBND không thành thì bạn nộp đơn khởi kiện lên Tòa án để Tòa án giải quyết tranh chấp.

  • Xem thêm     

    21/05/2020, 06:38:08 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì:

    “Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

    b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

    c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

    d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

    đ) Có tổ chức;

    e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

    h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

    i) Có tính chất côn đồ;

    k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.”

    Theo như thông tin mà bạn cung cấp thì bạn bị hai anh em bên cạnh đánh và bị chấn thương, căn cứ vào quy định của pháp luật bạn có thể làm đơn tố cáo hành vi này đến cơ quan công an ở địa phương. Nếu có căn cứ xác thực, cơ quan công an sẽ tiến hành điều tra nếu đủ các yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì nhóm thanh niên này sẽ bị khởi tố ra trước pháp luật

    Về vấn đề giám định, bạn có thể tự yêu cầu cơ sở y tế thực hiện giám định tỷ lệ thương tật cho bạn. Tỷ lệ thương tật của bạn do nhóm người đó gây ra là cơ sở để xác định họ có hành vi phạm tội và có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?

    Do chồng bạn bị hai người đánh hậu quả là bị chấn thương ở sườn, bạn sẽ được bồi thường thiệt hại. Việc bồi thường được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015. Tại Điều 590 BLDS có quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:

    “Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

    1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

    a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

    b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

    c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

    d) Thiệt hại khác do luật quy định.

    2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

    Thứ nhất, chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu... theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ... để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).

    Thứ hai, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khỏe bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.

    Thứ ba, chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

    Thứ tư, trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc (người bị thiệt hại không còn khả năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên) thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại. Chi phí này bao gồm chi phí hợp lý hàng tháng cho việc nuôi dưỡng, điều trị người bị thiệt hại và chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại (được tính bằng mức tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú. Về nguyên tắc, chỉ tính bồi thường thiệt hại cho một người chăm sóc người bị thiệt hại do mất khả năng lao động).

    Ngoài ra, một khoản tiền gọi là “bù đắp tổn thất về tinh thần”:

    - Trường hợp các bên thỏa thuận được về số tiền này: Công nhận sự thỏa thuận giữa các bên.

    - Trường họp các bên không thỏa thuận được về số tiền này: Tòa án sẽ quyết định và không quá 100 lần mức lương cơ sở (tức không quá: 100 x 1.490.000 = 149.000.000 đồng).

    Do vậy, trong trường hợp này bạn sẽ được bồi thường thiệt hại, mức bồi thường sẽ do hai bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì Nhà nước sẽ quy định.

    Như vậy, hai người gây tổn hại cho sức khoẻ của bạn, ngoài việc phải chịu trách nhiệm hình sự (nếu hành vi đó thoả mãn các yếu tố cấu thành tội phạm) thì còn phải bồi thường thiệt hại dân sự cho bạn.

  • Xem thêm     

    20/05/2020, 06:30:34 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Trong trường hợp của bạn có thể xác định khi gia đình mua đất tái định cư sạt lở ven biển  đã được cấp giấy chứng nhận năm 2017. Trên GCN có phần ghi chú là : Được miễn tiền sử dụng đất theo QĐ số ... của chi cục Thuế. Như vậy, bạn không phải đóng tiền sử dụng đất khi được miễn tiền sử dụng đất

    Về vấn đề này tại Điều 16 Nghị định 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính Phủ quy định về thu tiền sử dụng đất quy định vấn đề ghi nợ tiền sử dụng đất như sau:

    “Hộ gia đình, cá nhân được chuyển mục đích sử dụng đất; được cấp Giấy chứng nhận phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9 Nghị định này và hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất tái định cư mà có khó khăn về tài chính, có nguyện vọng ghi nợ thì được ghi nợ số tiền sử dụng đất phải nộp trên Giấy chứng nhận sau khi có đơn đề nghị kèm theo hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận hoặc hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất hoặc hồ sơ giao đất tái định cư hoặc có đơn xin ghi nợ khi nhận thông báo nộp tiền sử dụng đất. Người sử dụng đất được trả nợ dần trong thời hạn tối đa là 5 năm; sau 5 năm kể từ ngày ghi nợ mà chưa trả hết nợ tiền sử dụng đất thì người sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất còn lại theo giá đất tại thời điểm trả nợ. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân thanh toán nợ trước hạn thì được hỗ trợ giảm trừ vào tiền sử dụng đất phải nộp theo mức hỗ trợ là 2%/năm của thời hạn trả nợ trước hạn và tính trên số tiền sử dụng đất trả nợ trước hạn.

    Đối với trường hợp đã được ghi nợ tiền sử dụng đất trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà còn nợ tiền sử dụng đất trong thời hạn được ghi nợ thì được hưởng mức hỗ trợ thanh toán trước hạn theo quy định tại Khoản 1 Điều này”.

    Tại khoản 1 Điều 168 Luật đất đai 2013 qui định:

    “Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận. Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được thực hiện quyền sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

    Trường hợp người sử dụng đất được chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi thực hiện các quyền.”

    Theo quy định nêu trên về nguyên tắc nếu thực hiện các quyền trên thì phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng tiền sử dụng đất. Do bạn có đề cập đến việc đã được miễn tiền sử dụng đất, nên có toàn quyền chuyển nhượng mảnh đất trên.

    Theo đó, căn cứ theo quy định tại Luật đất đai năm 2013 thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là Chi nhánh Văn phòn đăng ký đất đai thuộc quận, huyện nơi có đất. Nếu sau bạn nộp hồ sơ yêu cầu mà chưa sang tên bạn mà chưa có sự phản hồi về kết quả thì có thể cơ quan có thẩm quyền đang làm sai về quy trình giải quyết đối với trường hợp của bạn. Đối với trường hợp này bạn có quyền làm đơn khiếu nại trực tiếp lên người đứng đầu của Văn phòng đăng ký đất đai quận, huyện nơi bạn có đất để yêu cầu giải quyết.

  • Xem thêm     

    20/05/2020, 02:43:20 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền thừa kế của cá nhân thì: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luât.”.

    Bên cạnh đó, theo Khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013 quy định về điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất như sau:

    1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

    a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

    b) Đất không có tranh chấp;

    c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

    d) Trong thời hạn sử dụng đất.

    2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.

    Như vậy, căn cứ theo quy định này thì diện tích đất đã đổi của bố mẹ bạn chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do đó chưa đủ điều kiện để bố bạn lập được di chúc tại thời điểm này vì phần diện tích đất hiện tại đang được xác định là của chủ cũ nên nếu như họ là người đang được công nhận hợp pháp và đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì họ quyền ở hữu sử dụng đất mang tên họ mà không phải là bố mẹ bạn

    Do đó, bố mẹ bạn phải thực hiện việc chuyển đổi nhà đất đã có Giấy chứng nhận nhưng chưa sang tên thì việc chuyển nhượng chuyển đổi chưa có hiệu lực. Để hoàn tất thủ tục chuyển nhượng theo đúng quy định thì gia đình bạn phải thực hiện thủ tục sang tên theo khoản 2 Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

  • Xem thêm     

    20/05/2020, 01:47:47 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Căn cứ theo khoản 2 điều 28 Luật Cư trú năm 2006 sửa đổi bổ sung năm 2013 quy định về các trường hợp công dân được cấp giấy chuyển hộ khẩu như sau:

    a) Chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh;

    b) Chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

    Căn cứ theo quy định tại Điều 19  Luật cư trú sửa đổi bổ sung năm 2013:

    “Điều 19. Điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh

    Công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được đăng ký thường trú tại tỉnh đó. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.

    Như vậy, điều kiện để được đăng ký hộ khẩu tại thị trấn thì bạn phải có chỗ ở hợp pháp tại tỉnh đó. Đối với trường hợp của bạn nếu bạn muốn đăng ký hộ khẩu từ tỉnh xã chuyển vào thị trấn thì bạn phải có chỗ ở hợp pháp như bạn đã nêu. Theo đó, trường hợp của bạn thuộc điểm a khoản 2 điều 28 nên bạn cần chuyển hộ khẩu từ xã sang Thị trấn. Trưởng công an xã, thị trấn sẽ có thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu.

    Tuy nhiên, đối với trường hợp của bạn: nếu bạn xây dựng nhà không có giấy phép xây dựng nên căn nhà của bạn là nhà xây dựng trái quy định pháp luật; đồng thời không thể đăng ký căn nhà này trên đất (tức đất của bạn vẫn đang là đất trống). Do đó bạn không thể đăng ký chuyển hộ khẩu tới địa chỉ bạn đang xây dựng căn nhà được.

  • Xem thêm     

    19/05/2020, 10:20:15 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Không vấn đề gì bạn nhé

  • Xem thêm     

    18/05/2020, 11:24:04 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Để thống nhất tên của bạn ghi ở sổ đỏ (tên thường gọi) và sổ hộ khẩu (tên chính - tức là tên được ghi trên chứng minh nhân dân và các giấy tờ tùy thân khác), giải pháp nhanh gọn và thuận tiện nhất là làm thủ tục đề nghị đính chính sổ đỏ.

    Khoản 1 Điều 106 Luật đất đai năm 2013 quy định về việc đính chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình (gọi chung là Giấy chứng nhận) đã cấp như sau: “Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm đính chính Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót trong các trường hợp sau đây:

    a) Có sai sót thông tin về tên gọi, giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân, địa chỉ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất so với giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận của người đó;

    b) Có sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan đăng ký đất đai kiểm tra xác nhận”.

    Về thủ tục đính chính Giấy chứng nhận đã cấp: Theo quy định tại khoản 1, Điều 86 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP: “Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp có sai sót cho Văn phòng đăng ký đất đai để đính chính. Trường hợp sai sót do lỗi của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải có đơn đề nghị để được đính chính”.

    Theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính, khi thực hiện thủ tục đính chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bạn phải chuẩn bị những hồ sơ sau:

    - Đơn đề nghị đính chính đối với trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản phát hiện sai sót trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp;

    - Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.

    Theo các quy định trên, khi phát hiện phần tên chủ sử dụng có sai sót thì bạn yêu cầu người nhà chủ đất cần làm đơn đề nghị đính chính gửi tới Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp quận, huyện, kèm theo đơn là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy tờ khác chứng minh thông tin có sai lệch (như trong trường hợp của bạn người chủ đất bị sai họ trong CMND thì cần nộp Giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu) để đề nghị giải quyết.

    Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm kiểm tra; lập biên bản kết luận về nội dung và nguyên nhân sai sót; lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền thực hiện đính chính Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đã cấp có sai sót; đồng thời chỉnh lý nội dung sai sót vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

    Sau khi đính chính sổ đỏ thống nhất một tên cùng với sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, theo quy định của pháp luật, bạn có thể thực hiện các thủ tục chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế… bất động sản.

  • Xem thêm     

    18/05/2020, 11:03:44 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Đối với trường hợp bạn hỏi, hai bên phải tiến hành lập hợp đồng chuyển nhượng một phần quyền sử dụng đất, người sử dụng đất phải thực hiện việc tách thửa trước để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho phần chuyển nhượng. Sau khi có đủ các điều kiện trên, thì có thể tiến hành việc sang tên trên Giấy chứng nhận và hợp thửa. Để thực hiện tách và hợp thửa đất, bạn cần căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định  chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai:

    “Điều 75. Trình tự, thủ tục thực hiện tách thửa hoặc hợp thửa đất

    1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa.

    2. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

    a) Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;

    b) Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa;

    c) Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

    3. Trường hợp tách thửa do chuyển quyền sử dụng một phần thửa đất hoặc do giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, đấu giá đất hoặc do chia tách hộ gia đình, nhóm người sử dụng đất; do xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn, kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án (sau đây gọi là chuyển quyền) thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:

    a) Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;

    b) Thực hiện thủ tục đăng ký biến động theo quy định tại Nghị định này đối với phần diện tích chuyển quyền; đồng thời xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với phần diện tích còn lại của thửa đất không chuyển quyền; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã ....”

    Theo đó, việc hợp thửa đất chỉ thực hiện đối với các thửa đất có cùng mục đích sử dụng đất, có nghĩa là Hợp thửa đất sẽ trở thành một thửa đất cho nên thửa đất đó phải có cùng mục đích sử dụng đất, bạn cần xem xét hai thửa đất mà bạn định hợp thửa có cùng mục đích sử dụng đất hay không? nếu có cùng mục đích sử dụng đất thì bạn thực hiện thủ tục hợp thửa như bình thường, còn nếu không cùng mục đích sử dụng đất thì bạn phải thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật để được Hợp thửa.

  • Xem thêm     

    18/05/2020, 10:53:30 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Theo như bạn trình bày, trước đây ông ngoại bạn từ quê vào sài gòn ở có nhờ ông chú ruột mua nhà giúp ( hiện gia đình bạn đang giữ giấy tờ mua bán của ông chú đó, người bán sau này là ông nội của em nhưng đã mất ) sau này ông chú đó mất mấy đứa con cũng làm khó làm dễ ông ngoại bạn, năm 2012 2013 ông ngoại bạn có làm hợp thức hóa thì con cháu của ông chú đó cũng làm khó và nhà bạn không làm được (hiện tại ông ngoại mất cũng đã 5 năm)

    Căn cứ khoản Khoản 16 Điều 3 Luật đất đai năm 2013 quy định: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất. Như vậy, bà B đang là người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì bà B sẽ là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”

    Theo đó, việc nhờ đứng tên hộ trên Sổ đỏ sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro bởi việc đứng tên hộ trên Sổ đỏ hoàn toàn là kẽ hở để nhiều người “lách luật”. Do đó, người đứng tên trên Giấy chứng nhận chết thì tài sản đó đương nhiên trở thành di sản của người đã chết và được chia thừa kế theo quy định;.

    Trong trường hợp của bạn thì bắt buộc hai bên phải tự thỏa thuận được. Khi đó, hai bên thực hiện việc khai nhận di sản thừa kế rồi chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (hay còn gọi là sang tên Sổ đỏ) để tài sản trở về thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người chủ thực sự là gia đình bạn.

    Nếu không thể thỏa thuận được, để có thể đòi lại tài sản, chủ sở hữu là gia đình bạn có thể khởi kiện đòi tài sản. Tuy nhiên, bắt buộc phải có đầy đủ bằng chứng chứng minh Sổ đỏ thuộc quyền sở hữu của mình: Văn bản thỏa thuận, giấy cam kết…về việc nhờ đứng tên và phải có người làm chứng.

  • Xem thêm     

    18/05/2020, 10:21:37 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Khi bạn đang sử dụng đất được bồi thường khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

    - Đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm;

    - Có sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) hoặc có đủ điều kiện để được cấp sổ đỏ mà chưa được cấp. Trừ trường hợp sau:

    Điều kiện đề được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất được quy định tại Điều 75 Luật đất đai 2013 như sau:

    “Điều 75. Điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng

    1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.

    ...”

    Đất của bạn là đất ở, việc bồi thường cụ thể theo Điều 79 Luật đất đai 2013 như sau:

    “Điều 79. Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở

    1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam mà có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường như sau:

    a) Trường hợp không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi thì được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở; trường hợp không có nhu cầu bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở thì Nhà nước bồi thường bằng tiền;

    ...

    2. Hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất gắn liền với nhà ở phải di chuyển chỗ ở mà không đủ điều kiện được bồi thường về đất ở, nếu không có chỗ ở nào khác thì được Nhà nước bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở hoặc giao đất ở có thu tiền sử dụng đất.

    ...”

    Theo đó, nếu thỏa mãn được điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 79, hộ gia đình của bạn sẽ được bồi thường đất ở tái định cư đối với trường hợp không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi. Trong trường hợp không thỏa mãn điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 79, hộ gia đình của bạn sẽ được Nhà nước bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở hoặc giao đất ở có thu tiền sử dụng đất.

  • Xem thêm     

    17/05/2020, 11:26:13 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Căn cứ Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì Trong trường hợp vợ chồng khi ly hôn thì việc chia tài sản khi ly hôn theo các nguyên tắc sau:

    “1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

    Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

    2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

    a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

    b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

    c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

    d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.”

    Khi giải quyết chia tài sản khi ly hôn, Tòa án phải xem xét để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hay theo luật định, tùy từng trường hợp cụ thể, về cơ bản sẽ dựa vào việc có hay không thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng. Trường hợp không có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng hoặc văn bản thỏa thuận đó bị tuyên vô hiệu thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Tòa án sẽ thực hiện việc chia tài sản theo các bước sau

    + Tài sản chung của vợ chồng:

    Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

    Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

    Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

    Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

    + Tài sản riêng của vợ, chồng:

    Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

    Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định

109 Trang «<26272829303132>»