Tư Vấn Của Luật Sư: Luật sư Vũ Văn Toàn - toanvv

16 Trang «<6789101112>»
  • Xem thêm     

    21/11/2018, 03:57:19 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Với câu hỏi trên, chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

    Trong trường hợp mẹ bạn vay tiền dưới hình thức tín chấp thì mẹ bạn có nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng đã giao kết giữa bạn và ngân hàng. Trong trường hợp đến hạn trả nợ mà mẹ bạn không có khả năng chi trả khoản nợ này thì ngân hàng có quyền khởi kiện bạn vi phạm hợp đồng theo thủ tục tố tụng dân sự và không phát sinh trách nhiệm hình sự. Khi có quyết định của Tòa án về việc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thì bên ngân hàng sẽ yêu cầu cơ quan thi hành án dùng các biện pháp cần thiết để mẹ bạn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo bản án. Đây là tranh chấp dân sự, mẹ bạn không có dấu hiệu lừa dối hay bỏ trốn thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

    Điều 175 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:

    “1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: 

    a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; 

    b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. 

    ….

    - Căn cứ vào cấu thành tội phạm tại điểm a, khoản 1 nêu trên có thể thấy hai điều kiện:

    + Có vay ngân hàng (hình thức hợp đồng vay tín chấp, thế chấp).

    + Thủ đoạn bỏ trốn, lừa đảo.

    - Căn cứ vào cấu thành tội phạm tại điểm b, khoản 1 nêu trên cũng có 2 điều kiện:

    + Có vay ngân hàng (hình thức hợp đồng tín chấp, thế chấp).

    + Sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến mất khả năng trả nợ.

    Nếu mẹ bạn vi phạm các yếu tố này thì đã đủ để cấu thành tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự. Mức án phạt tùy vào số tiền mẹ bạn vay ngân hàng được quy định rõ ràng tại khoản 3 và 4. Ngoài ra bạn có thể bị phạt thêm tiền hoặc tịch thu tài sản theo quy định tại khoản 5.

    Vì vậy, trong mọi trường hợp, hãy gặp mặt và làm việc trực tiếp với những người thu hồi nợ để hai bên có thể thỏa thuận, đưa ra phương án giải quyết, không nên có bất cứ hành động bỏ trốn hay là trốn tránh nghĩa vụ trả nợ… Bởi khi gặp mặt nghĩa là mẹ bạn không dùng “thủ đoạn bỏ trốn” và không dẫn đến cấu thành tội lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Sau khi thắng kiện, ngân hàng có thể cưỡng chế tài sản của mẹ bạn (nếu có tài sản) hoặc cưỡng chế khoản lương của mẹ bạn tại nơi mẹ bạn công tác để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng và vụ án không bị chuyển sang lĩnh vực hình sự. Nếu còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

  • Xem thêm     

    16/11/2018, 05:07:14 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Theo quy định về điều tra giải quyết tai nạn giao thông đường bộ, cảnh sát giao thông sẽ tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm phương tiện giao thông liên quan đến vụ tai nạn giao thông. Qua hoạt động điều tra của cơ quan công an mới xác định được các bên có vi phạm những quy định về an toàn giao thông đường bộ, mức độ lỗi và mức độ thiệt hại. Theo đó, khi có va chạm giao thông, các bên nên xem xét mức độ thiệt hại và cùng nhau giải quyết trên cơ sở hợp tác. Tốt nhất là các bên nên thỏa thuận để cùng nhau giải quyết vấn đề. Các bên cùng nhau xác định lỗi là do ai và tiến hành bồi thường cho nhau (nếu có thiệt hại xảy ra).

    Trường hợp không có dấu hiệu của tội phạm thì phương tiện bị tạm giữ và việc tạm giữ phương tiện được quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 được quy định tại Khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:

    “8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

    Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.

    Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.

    Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.”

    Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì sau khi xác định khám nhiệm phương tiện và xác minh hiện trường chứng minh được rằng bạn hoàn toàn không có lỗi trong vụ tai nạn thì cơ quan công an sẽ trả xe ngay cho bạn. Còn nếu như cơ quan xác định có lỗi trong vụ tai nạn thì xe của bạn vẫn sẽ bị tạm giữ. Nếu quá thời gian quy định mà CSGT vẫn tạm giữ xe tải hoặc không thực hiện đúng quy định trên thì bạn có thể khiếu nại hoặc khởi kiện ra tòa hành chính theo luật định. Trong trường hợp còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

  • Xem thêm     

    12/11/2018, 10:27:40 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Câu hỏi đã được trả lời

  • Xem thêm     

    04/11/2018, 05:29:23 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Theo quy định pháp luật hiện hành, sau khi bản án hình sự sơ thẩm được Tòa án ban hành, các chủ thể bao gồm: Bị cáo, bị hại, người đại diện của họ, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người được Tòa án tuyên không có tội được quyền kháng cáo đối với một hoặc một số nội dung của bản án sơ thẩm để bảo vệ quyền lợi của mình và người được đại diện, được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

    Như vậy, đối với kháng cáo, kháng nghị bản án sơ thẩm, Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ xem xét các nội dung quyết định của bản án, trường hợp những quyết định này là có căn cứ và đúng quy định pháp luật chứng tỏ phán quyết của Hội đồng xét xử sơ thẩm đã quyết định đúng thì kháng cáo, kháng nghị sẽ không được chấp nhận. Vì vậy, nếu con bạn có đầy đủ các điều kiện trên thì có thể kháng cáo lên tòa án cấp trên yêu cầu xét xử để được hưởng án treo. Nếu còn vướng mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

  • Xem thêm     

    31/10/2018, 11:19:01 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Theo thông tin bạn cung cấp, bạn bị kết tội cố ý gây thương tích cho người khác. nhưng nạn nhân là người có hành vi xâm phạm cơ thể bạn trước. Do vậy bạn đã có hành vi chống trả quá mức cần thiết, gây thương tích cho người khác. Theo đó, bạn thuộc trường vượt quá phòng vệ chính đáng.

    Khoản 1 Điều 51 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:

    1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

    a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

    b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

    c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

    d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

    đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;

    e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;

    g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

    h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

    i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;….

    Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn chỉ có tình tiết giảm nhẹ là phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 51 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.

    Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP quy định về điều kiện cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo như sau:

    Người bị xử phạt tù có thể được xem xét cho hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:

    1. Bị xử phạt tù không quá 03 năm.

    2. Có nhân thân tốt.

    Được coi là có nhân thân tốt nếu ngoài lần phạm tội này, người phạm tội luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc.

    Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích, người bị kết án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 06 tháng, nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo.

    3. Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.

    Trường hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự.

    4. Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục.

    Nơi cư trú rõ ràng là nơi tạm trú hoặc thường trú có địa chỉ được xác định cụ thể theo quy định của Luật Cư trú mà người được hưởng án treo về cư trú, sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo.

    Nơi làm việc ổn định là nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên theo hợp đồng lao động hoặc theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

    5. Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

    Như đã phân tích ở trên, bạn có 1 tình tiết giảm nhẹ, do vậy bạn sẽ được hưởng Tòa án xem xét với hình phạt Cải tạo không giam giữ từ 6 tháng đến 3 năm với người phạm tội ít nghiêm trọng.

  • Xem thêm     

    28/10/2018, 06:14:56 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Nếu bạn tấn công người kia thì hành vi của bạn có thể thuộc vào Khoản 1 Điểm Điều 134 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, theo nội dung bạn cung cấp, hành vi của bạn phần nào rơi vào tình huống “phòng vệ chính đáng” theo Điều 22 Bộ luật hình sự như sau:

    1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

    Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

    2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

    Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự.

    Trường hợp của bạn, chúng tôi xin chia làm hai trường hợp sau:

    Trường hợp 1: Bạn gây thương tích trong phạm vi phòng vệ chính đáng.

    Khi đó bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường dân sự và trách nhiệm hình sự (do không phải tội phạm).

    Trường hợp 2: Bạn phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Cụ thể, Điều 136 Bộ luật quy định:

    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

    Trong trường hợp này bạn cần xem xét trong tình huống này, hành vi của bạn có được coi là tự vệ chính đáng không? Nếu chứng minh được là phòng vệ chính đáng thì đó không phải là hành vi phạm tội. Nếu không chứng minh được bạn tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Cụ thể:
    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

    Trường hợp bạn còn vướng mắc thì hãy liên lạc với chúng tôi để được luật sư tư vấn cụ thể hơn bạn nhé.

  • Xem thêm     

    28/10/2018, 06:10:05 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Chúng tôi xin chia làm hai trường hợp sau:

    Trường hợp 1: Bạn gây thương tích trong phạm vi phòng vệ chính đáng.

    Khi đó bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường dân sự và trách nhiệm hình sự (do không phải tội phạm).

    Trường hợp 2: Bạn phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Cụ thể, Điều 106 Bộ luật quy định:

    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

    Trong trường hợp của bạn cần xem xét trong tình huống này, hành vi của bạn có được coi là tự vệ chính đáng không? Nếu chứng minh được là phòng vệ chính đáng thì đó không phải là hành vi phạm tội. Nếu không chứng minh được bạn tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Cụ thể:
    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

    Trường hợp bạn còn vướng mắc thì hãy liên lạc với chúng tôi để được luật sư tư vấn cụ thể hơn bạn nhé.

  • Xem thêm     

    28/10/2018, 06:02:35 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Trường hợp của bạn cần xác định đoạn đường trên có biển báo cấm dừng, đỗ ôtô hay không? Nếu không có biển báo cấm dừng, đỗ ôtô thì xe không vi phạm luật.

    Nếu không có biển báo cấm dừng, đỗ ôtô thì lái xe không vi phạm luật. Trường hợp này, tài xế xe máy không có lỗi vi phạm nên không có căn cứ xử lý.

    Nếu có biển báo cấm dừng, đỗ xe trên đoạn đường này, tài xế xe máy đã vi phạm lỗi dừng, đỗ trên đoạn đường cấm và không có biện pháp cảnh báo an toàn theo điểm a, d, khoản 3; điều 18 Luật giao thông đường bộ. 

    Điều 18 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định: Dừng xe, đỗ xe trên đường bộ

    “1. Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.

    2. Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian.

    3. Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây:

    a) Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;

    b) Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình;

    c) Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó;

    d) Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết;

    đ) Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn;

    e) Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái;

    g) Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh.

    4. Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:

    a) Bên trái đường một chiều;

    b) Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất;

    c) Trên cầu, gầm cầu vượt;

    d) Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;

    đ) Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;

    e) Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau;

    g) Nơi dừng của xe buýt;

    h) Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;

    i) Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe;

    k) Trong phạm vi an toàn của đường sắt;

    l) Che khuất biển báo hiệu đường bộ.”

    Căn cứ ở trên thì bạn phải xác định lỗi của ai thì mới có thể xác định được trách nhiệm pháp lý. Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình; nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường. Nếu còn thắc mắc hay các trường hợp tương tự khác, các bạn có thể liên lạc trực tiếp với tôi để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

  • Xem thêm     

    25/10/2018, 03:01:06 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Tại Điều 22 Bộ luật hình 2015 sửa đổi bổ sung 2017 sự quy định về Phòng vệ chính đáng:

    1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

    Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

    2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

    Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự.”

    Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp, hành vi của bạn đã vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo quy định trên.

    Tại Điều 136 Bộ luật hình sự quy định về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng như sau:
    “1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

    …”

    Với quy định trên, trường hợp của bạn, bạn có không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm quy định tại Điều 136 Bộ luật Hình sự vì tỷ lệ tổn thương cơ thể từ của nạn nhân là 17%  trong khi điều luật quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31%  đến 60% nên không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 

  • Xem thêm     

    15/10/2018, 11:41:49 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Với câu hỏi trên, chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

    Khoản 1 Điều 142 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi như sau:

    “1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ;

    b) Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi”.

    Như vậy, đối với nạn nhân dưới 13 tuổi thì dù nạn nhân có đồng ý hay không đồng ý giao cấu thì người phạm tội vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Việc nhà làm luật quy định nạn nhân dưới 13 tuổi dù có đồng ý để người phạm tội giao cấu thì hành vi giao cấu này vẫn bị coi là phạm tội hiếp dâm trẻ em xuất phát từ luận điểm: ở độ tuổi dưới 13 trẻ em còn hết sức non nớt, yếu ớt, chưa có khả năng biểu lộ ý chí đúng đắn, dễ bị người khác lôi kéo, rủ rê, mua chuộc, khó có thể tự vệ được, nên cần được bảo vệ một cách đặc biệt nhằm bảo đảm sự phát triển bình thường, lành mạnh của các em mà cần phải trừng trị thật nghiêm khắc đối với hành vi xâm phạm tình dục đối với các em. Theo đó, con bạn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo Khoản 1 Điều 142 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.

    Điều 51, 54 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định như sau:

    Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

    1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

    a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

    b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

    c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

    d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

    đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;

    e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;

    g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

    h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

    i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

    k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;

    l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;

    m) Phạm tội do lạc hậu;

    n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

    o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;

    p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

    q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

    r) Người phạm tội tự thú;

    s) Người phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải;

    t) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện hoặc điều tra tội phạm;

    u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

    v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;

    x) Người phạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, người có công với cách mạng”.

    Điều 54. Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng

    1. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.

    2. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.

    3. Trong trường hợp có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này nhưng điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tòa án có thể quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.”

    Theo thông tin bạn cung cấp, con bạn có một số tình tiết giả nhẹ như:

    + Đầu thú.

    + Thành khẩn khai báo.

    + Bồi thường thiệt hại (đền bù 20tr)…

    Như vậy, con bạn đã có trên 2 tình tiết giảm nhẹ, đây có thể được coi là yếu tố để Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật (dưới 7 năm).

    Khoản 2 Điều 357 BLTTHS 2015 quy định về sửa bản án sơ thẩm như sau:

    “2. Trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị hoặc bị hại kháng cáo yêu cầu thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể:

    a) Tăng hình phạt, áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nặng hơn; áp dụng hình phạt bổ sung; áp dụng biện pháp tư pháp;

    b) Tăng mức bồi thường thiệt hại;

    c) Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nặng hơn;

    d) Không cho bị cáo hưởng án treo.

    Nếu có căn cứ thì Hội đồng xét xử vẫn có thể giảm hình phạt, áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn, chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn, giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hưởng án treo, giảm mức bồi thường thiệt hại”.

    Như vậy, nếu có các căn cứ về các tình tiết giảm nhẹ trên thì Hội đồng xét xử có thể xem xét giảm án hình phạt hoặc giảm mức bồi thường thiệt hại cho con bạn.

  • Xem thêm     

    15/10/2018, 11:12:32 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Với câu hỏi trên, chúng tôi tư vấn như sau:

    Khoản 1 Điều 321 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định như sau:

    “1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”.

    Tội đánh bạc được hiểu là việc tham gia trò chơi có được thua bằng tiền hoặc tài sản dưới bất kỳ hình thức nào. Do vậy đá gà ăn tiền cũng được xem là một hình thức trò chơi theo đó bên thắng sẽ được tiền và bên thua bị mất tiền, từ phân tích nêu trên có thể khẳng định đây cũng được xem là hành vi của tội đánh bạc.

    Căn cứ theo quy định trên thì mọi hình thức đánh bạc được thua bằng tiền đề hay hiện vật có giá trị lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi đánh bạc hoặc đã bị kết án về tội đánh bạc hoặc tội tổ chức đánh bạc và gá bạc mà chưa được xóa án tích có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc và có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Theo đó, nếu bạn đã bị xử phạt hành chính về hành vi đánh bạc hoặcđã bị kết án về tội đánh bạc hoặc tội tổ chức đánh bạc và gá bạc mà chưa được xóa án tích có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc theo quy định tại Khoản 1 Điều 321 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017. Và mức phát dành cho bạn là: phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    Nếu bạn không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 321 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 thì bạn sẽ bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi đánh bạc của mình. Cụ thể Điều 26 Nghị định 163/2013/NĐ-CP quy định về hành vi đánh bạc trái phép như sau:

    “1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.

    2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi đánh bạc sau đây:

    a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật;

    b) Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;

    c) Cá cược bằng tiền hoặc dưới các hình thức khác trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động khác;

    d) Bán bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề.

    3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác;

    b) Che giấu việc đánh bạc trái phép.

    4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh bạc sau đây:

    a) Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép;

    b) Dùng nhà, chỗ ở của mình hoặc phương tiện, địa điểm khác để chứa bạc;

    c) Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép;

    d) Tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép.

    5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh đề sau đây:

    a) Làm chủ lô, đề;

    b) Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề;

    c) Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề;

    d) Tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền.

    6. Hình thức xử phạt bổ sung:

    Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và tịch thu tiền do vi phạm hành chính mà có đối với hành vi quy định tại Khoản 1; Khoản 2; Điểm a Khoản 3; Điểm b, c, d Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.

    7. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 và Khoản 5 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Theo đó, bạn có thể bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Nghị định 163/2013/NĐ-CP.

  • Xem thêm     

    27/09/2018, 05:13:18 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Với câu hỏi trên, Luật sư giải đáp cho bạn như sau:

    Điều 318 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội gây rối trật tự công cộng như sau:

    “1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;

    c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

    d) Xúi giục người khác gây rối;

    đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

    e) Tái phạm nguy hiểm”.

    Trong trường hợp này, con bạn đã có hành vi gây rối trật tự công cộng làm ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội (1 thanh niên bị chết) và thực hiện hành vi có tổ chức, có sử dụng hung khí, do vậy, con bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng quy định tại Khoản 2 Điều 318 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017. Mức hình phạt con bạn có thể phải chịu là: bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

  • Xem thêm     

    20/09/2018, 02:32:29 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Với vướng mắc trên, Luật sư tư vấn cho bạn như sau:

    Điêu 175 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:

    1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: 

    a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; 

    b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. 

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: 

    a) Có tổ chức; 

    b) Có tính chất chuyên nghiệp; 

    c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; 

    d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; 

    đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; 

    e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; 

    g) Tái phạm nguy hiểm. 

    3. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm. 

    4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm. 

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    Theo thông tin bạn cung cấp, bố mẹ bạn giao cửa hàng chị dâu bạn quản lý, chị nhận hàng và phải thanh toán gốc cho bố bạn, tiền lãi được nhận; giao từ T10/2014 đến T7/2018 khi kiểm kê lại hàng hoá và số tiền gốc đã thanh toán thì thất thoát gần 600 triệu đồng. Theo đó, chị bạn đã chiếm đoạt tài sản thông qua hợp đồng mua bán giữa nhà bạn và chị bạn (nhà bạn có hoá đơn bán cho chị những gì) rồi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt 600 triệu đồng. Do vậy, chị bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Khoản 4 Điều 175 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.

    Như vây, gia đình bạn có thể làm đơn tố cáo tới cơ quan công an cấp huyện nơi xảy ra hành vi chiếm đoạt tài sản để họ giải quyết quyền lợi của mình. Tuy nhiên, bạn phải có đủ bằng chứng chứng minh việc mua bán giữa hai bên: hóa đơn bán hàng, số tiền đã thanh toán,….

  • Xem thêm     

    20/09/2018, 02:28:06 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Với vướng mắc trên, Luật sư tư vấn cho bạn như sau:

    Khoản 1 Điều 174 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

    “1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

    b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ”.

    Theo thông tin bạn cung cấp, bạn có đặt mua 1 lô áo của một người, số tiền là 1 triệu đồng, bạn đã chuyển qua thẻ của người đó bằng dịch vụ internet banking của ngân hàng, tuy nhiên người đó lại không chuyển lô áo đó cho bạn. Trong trường hợp này, số tiền bạn bị lừa là 1 triệu đồng, người bán hàng trên mạng internet đã không thực hiện nghĩa vụ của mình sau khi bạn giao tiền, hành vi của người này có thể cấu thành nên tội phạm được quy định tại điều 174 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 (dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản).

    Trong trường hợp hành vi của người bán không đủ điều kiện để cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Khoản 1 Điều 174 thì người này vẫn bị xử phạt vi phạm hành chính về gây thiệt hại đến tài sản của người khác quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2015/NĐ-CP, cụ thể:

    “Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác

    1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Trộm cắp tài sản;

    b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;

    c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;

    d) Sử dụng trái phép tài sản của người khác”.

    Như vậy, trong trường hợp này, bạn nên gửi đơn tố cáo lên cơ quan công an cấp huyện nơi xảy ra hành vi lừa đảo để họ giải quyết quyền lợi cho mình. Tuy nhiên, bạn phải có đủ bằng chứng chứng minh việc mua bán giữa hai bên: hóa đơn chuyển khoản qua ngân hàng, ảnh, tin nhắn qua facebook hoặc tin nhắn qua điện thoại…

  • Xem thêm     

    19/09/2018, 10:00:32 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Khoản 1 Điều 175 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:

    “1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: 

    a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; 

    b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản”. 

    Theo thông tin bạn cung cấp, ngày 13/09 vừa qua bạn có gửi đơn hàng trị  giá 2.250.000đ cho người mua. Theo đó, bạn và người kia đã thực hiện một hợp đồng mua bán tài sản. Tuy nhiên, hàng đã được nhận mà bạn không thấy tiền gửi về, gọi điệncho người kia thì thuê bao, fb thì khóa. Do vậy, trong trường hợp của bạn, người đó đã nhận được 2.250.000 đồng thông qua hợp đồng mua bán rồi bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó. Nếu người mua đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 củaBLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điểm a Khoản 1 Điều 175 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.

    Trong trường hợp người mua không thuộc trường hợp trên, vì số tiền 2.250.000 đồng không đủ để truy cứu trách nhiệm hình sự theo Khoản 1 Điều 175 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 nên người mua sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, cụ thể:

    “Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác

    1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Trộm cắp tài sản;

    b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;

    c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;

    d) Sử dụng trái phép tài sản của người khác”.

    Theo đó, người này sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng về hành vi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

    Như vậy, trong trường hợp này, bạn cần làm đơn tố cáo đến cơ quan Công an, nơi xảy ra hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản để được bảo vệ quyền lợi của bạn. Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản.

  • Xem thêm     

    18/09/2018, 01:16:08 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Với vướng mắc trên, Luật sư tư vấn cho bạn như sau:

    Về truy cứu trách nhiệm hình sự và bồi thường thiệt hại:

    Theo thông tin bạn cung cấp, em bạn gây ra tai nạn nhưng không gây ra hậu quả và không thuộc các trường hợp quy đị nh tại Điều 260 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017; do đó em bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đồng thời, em bạn sẽ không phải bồi thường thiệt hại nếu em bạn không gây ra thiệt hại về vật chất. Tuy nhiên, em bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo các trường hơp dưới đây (áp dụng trong trường hợp em bạn điều khiển xe cơ giới khi tham gia giao thông):

    Thứ nhấtvề lỗi người điều khiển phương tiện giao thông:

    Theo thông tin bạn cung cấp, em bạn do vượt xe tải và người kia đang băng qua đường nên đã va quẹt gây tai nạn sau. Trong trường hợp này, cần xác định việc gây ra tai nạn giao thông do lỗi của bên nào, nếu lỗi này thuộc về em bạn thì em bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điểm b Khoản 7 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

    “7. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    a) Sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy;

    b) Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; vượt xe hoặc chuyển làn đường trái quy định gây tai nạn giao thông;

    c) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn”.

    Theo đó, em bạn có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

    Thứ hai, về lỗi chưa đủ độ tuổi điều khiển xe:

    Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 60 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về độ tuổi của người lái xe như sau:

    “a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;

    b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;”

    Như vậy, theo quy định trên, đối với xe mô tô 2 bánh có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3 thì người điều khiển xe phải đủ 16 tuổi trở lên, đối với xe mô tô 2 bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên thì người điều khiển xe phải đủ 18 tuổi trở lên

    Do thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ nên chưa kể kết luận em bạn có vi phạm Luật giao thông đường bộ về độ tuổi sử dụng phương tiện giao thông hay không.

    Nếu em bạn điều khiển xe mô tô 2 bánh có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3 thì em bạn không vi phạm Luật giao thông đường bộ.

    Nếu em bạn điều khiển xe mô tô 2 bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên thì em bạn vi phạm Luật giao thông đường bộ theo Điểm b Khoản 1 Điều 60 Luật giao thông đường bộ 2008.

    Trường hợp chưa đủ 18 tuổi và điều khiển xe mô tô có dung tích dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên sẽ bị phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP:

    “4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;”

    Như vậy, nếu em bạn thuộc trường hợp trên thì bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

    Thứ ba, về lỗi giao xe cho người không đủ điều kiện:

    Căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP thì:

    “Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

    4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    đ) Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng).”

    Theo quy định trên thì người giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện điều khiển xe mô tô tham gia giao thông thì sẽ bị phạt từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Theo đó, nếu chưa đủ tuổi điều khiển xe thì ngoài việc người điều khiển bị phạt ra, người giao xe cũng bị liên đới trách nhiệm và bị phạt.

    Như vậy, trong trường hợp của này, em bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự và không phải bồi thường thiệt hại (nếu không gây ra thiệt hại về vật chất). Tuy nhiên, em bạn sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu việc gây ra tai nạn giao thông do lỗi của em bạn và bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng nếu em bạn điều khiển xe mô tô có dung tích dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên. Đồng thời, người giao xe cho em bạn cũng bị phạt từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

  • Xem thêm     

    17/09/2018, 04:38:52 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Nếu bạn đủ điều kiện theo quy định thì bạn sẽ được Tòa án xem xét cho hưởng án treo, còn nếu không đủ thì sẽ xét xử theo quy định.

  • Xem thêm     

    14/09/2018, 11:16:12 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Với vướng mắc trên, Luật sư tư vấn cho bạn như sau:

    Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NĐ-HĐTP quy định về điều kiện cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo như sau:

    “Người bị xử phạt tù có thể được xem xét cho hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:

    1. Bị xử phạt tù không quá 03 năm.

    2. Có nhân thân tốt.

    Được coi là có nhân thân tốt nếu ngoài lần phạm tội này, người phạm tội luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc.

    Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích, người bị kết án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 06 tháng, nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo.

    3. Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.

    Trường hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự.

    4. Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục.

    Nơi cư trú rõ ràng là nơi tạm trú hoặc thường trú có địa chỉ được xác định cụ thể theo quy định của Luật Cư trú mà người được hưởng án treo về cư trú, sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo.

    Nơi làm việc ổn định là nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên theo hợp đồng lao động hoặc theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

    5. Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội”.

    Như vậy, trong trường hộ của bạn bạn cần chứng minh bạn có số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 và có nơi cư trú hoặc nơi làm việc rõ ràng.

  • Xem thêm     

    12/09/2018, 04:45:27 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Luật thi hành án hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành không thấy nói tới việc gia đình có phải cử người đón người đã hoàn thành chấp hành án hình sự xong ra trại cải tạo. Vì thế bạn có quyền ra đón hay không là quyền của bạn vì bạn là con đẻ của người thi hành án xong ra khỏi trại. Việc bạn ra đón ba mình ra khỏi trại cần phải có CMND và các giấy tờ chúng minh là con của người được ra trại.

  • Xem thêm     

    12/09/2018, 04:04:52 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Với vướng mắc trên, Luật sư tư vấn cho bạn như sau:

    Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở được Hiến pháp quy định. Đó là, mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

    Theo Điều 12 của BLTTHS 2015 thì không ai được xâm phạm trái pháp luật chỗ ở, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân. Việc khám xét chỗ ở; khám xét, tạm giữ và thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác phải được thực hiện theo quy định của Bộ luật này.

    Theo Điều 192 BLTTHS 2015 về căn cứ khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm thì việc khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm của một người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.

    Việc khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã.

    Như vậy, chỉ thuộc những trường hợp trên thì cơ quan tiến hành tố tụng mới có quyền khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm của công dân.

    Do vậy, trong trường hợp của bạn, bạn cần làm đơn tố cáo gửi lên cơ quan công an cấp xã, huyện để điều tra hành vi vi phạm pháp luật. Nếu có đủ dấu hiệu cấu thành tội trộm cắp tài sản thì cơ quan tiến hành tố tụng mới được khám xét nhà của chủ tiệm điện thoại.

16 Trang «<6789101112>»