Trường hợp hiếp dâm trẻ em dưới 13 tuổi

Chủ đề   RSS   
  • #504556 13/10/2018

    Utthuythuy99

    Male
    Sơ sinh

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Trường hợp hiếp dâm trẻ em dưới 13 tuổi

    Chào luật sư! Con trai tôi 18t đang học đại học. Cháu có qhtd với bé gái 12t 9 tháng 18 ngày. Quan hệ 5 lần do hai bên tự nguyện (Bé gái luôn nói dối tuổi thật và ngụy tạo bằng cách dắt thêm 4 bạn khác cùng nói là 16t đang học lớp 10 ). Tòa sơ thẩm tuyên con tôi 7 năm tù( cháu có nhiều tình tiết giảm nhẹ: đầu thú. Thành khẩn khai báo. Đền bù 20tr. Gđ có nhiều đóng góp cho sự nghiệp gd. 12 năm cháu học tập tốt. Bản thân cháu, ba cháu và em trai đều bị dị tật chân chữ x) . Bên bị bại kháng cáo đòi bồi thường 100tr và tăng mức án. Kính mong luật sư tư vấn xem con trai tôi khi xử phúc thẩm có bị tăng án không? Tiền đền bù thì sao? Chân thành cảm ơn luật sư!

     
    13402 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #504741   15/10/2018

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Với câu hỏi trên, chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

    Khoản 1 Điều 142 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi như sau:

    “1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ;

    b) Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi”.

    Như vậy, đối với nạn nhân dưới 13 tuổi thì dù nạn nhân có đồng ý hay không đồng ý giao cấu thì người phạm tội vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Việc nhà làm luật quy định nạn nhân dưới 13 tuổi dù có đồng ý để người phạm tội giao cấu thì hành vi giao cấu này vẫn bị coi là phạm tội hiếp dâm trẻ em xuất phát từ luận điểm: ở độ tuổi dưới 13 trẻ em còn hết sức non nớt, yếu ớt, chưa có khả năng biểu lộ ý chí đúng đắn, dễ bị người khác lôi kéo, rủ rê, mua chuộc, khó có thể tự vệ được, nên cần được bảo vệ một cách đặc biệt nhằm bảo đảm sự phát triển bình thường, lành mạnh của các em mà cần phải trừng trị thật nghiêm khắc đối với hành vi xâm phạm tình dục đối với các em. Theo đó, con bạn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo Khoản 1 Điều 142 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.

    Điều 51, 54 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định như sau:

    Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

    1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

    a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

    b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

    c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

    d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

    đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;

    e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;

    g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

    h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

    i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

    k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;

    l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;

    m) Phạm tội do lạc hậu;

    n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

    o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;

    p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

    q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

    r) Người phạm tội tự thú;

    s) Người phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải;

    t) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện hoặc điều tra tội phạm;

    u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

    v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;

    x) Người phạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, người có công với cách mạng”.

    Điều 54. Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng

    1. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.

    2. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.

    3. Trong trường hợp có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này nhưng điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tòa án có thể quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.”

    Theo thông tin bạn cung cấp, con bạn có một số tình tiết giả nhẹ như:

    + Đầu thú.

    + Thành khẩn khai báo.

    + Bồi thường thiệt hại (đền bù 20tr)…

    Như vậy, con bạn đã có trên 2 tình tiết giảm nhẹ, đây có thể được coi là yếu tố để Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật (dưới 7 năm).

    Khoản 2 Điều 357 BLTTHS 2015 quy định về sửa bản án sơ thẩm như sau:

    “2. Trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị hoặc bị hại kháng cáo yêu cầu thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể:

    a) Tăng hình phạt, áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nặng hơn; áp dụng hình phạt bổ sung; áp dụng biện pháp tư pháp;

    b) Tăng mức bồi thường thiệt hại;

    c) Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nặng hơn;

    d) Không cho bị cáo hưởng án treo.

    Nếu có căn cứ thì Hội đồng xét xử vẫn có thể giảm hình phạt, áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn, chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn, giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hưởng án treo, giảm mức bồi thường thiệt hại”.

    Như vậy, nếu có các căn cứ về các tình tiết giảm nhẹ trên thì Hội đồng xét xử có thể xem xét giảm án hình phạt hoặc giảm mức bồi thường thiệt hại cho con bạn.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn toanvv vì bài viết hữu ích
    Utthuythuy99 (26/10/2018)
  • #505516   25/10/2018

    Trường hợp hiếp dâm trẻ em dưới 13 tuổi

    Chào bạn! Luật Hải Nguyễn xin tư vấn cho bạn như sau.

    Theo như lời bạn trình bày, thì bản án hình sự sơ thẩm đã tuyên con bạn với mức hình phạt là 7 năm tù giam, trách nhiệm dân sự đối với người bị hại là phải đền bù 20 triệu đồng. Tuy nhiên, gia đình nhà bị hại đã làm đơn kháng cáo lên Tòa án cấp Phúc thẩm và yêu cầu tăng mức hình phạt tù và đòi bồi 100 triệu.

    Theo quy định tại khoản 2 Điều 357 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, Tòa án cấp Phúc thẩm có thể sửa bản án nếu Bị hại kháng cáo yêu cầu tăng mức hình phạt và mức bồi thường. Cụ thể như sau:

    Điều 357. Sửa bản án sơ thẩm

    2. Trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị hoặc bị hại kháng cáo yêu cầu thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể:

    a) Tăng hình phạt, áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nặng hơn; áp dụng hình phạt bổ sung; áp dụng biện pháp tư pháp;

    b) Tăng mức bồi thường thiệt hại;

    c) Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nặng hơn;

    d) Không cho bị cáo hưởng án treo.

    Nếu có căn cứ thì Hội đồng xét xử vẫn có thể giảm hình phạt, áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn, chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn, giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hưởng án treo, giảm mức bồi thường thiệt hại.”

    Tuy nhiên, để có thể sửa bản án sơ thẩm, Hội đồng xét xử cần phải căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của hành vi, yếu tố lỗi và thiệt hại thực tế xảy ra. Nếu có căn cứ, Tòa án sẽ sửa bản án sơ thẩm theo yêu cầu của bị hại hoặc cũng có thể giảm hình phạt cho bị cáo. Nếu không có căn cứ sửa bản án sơ thẩm, Tòa án cấp Phúc thẩm sẽ phải giữ nguyên bản án mà cấp sơ thẩm đã tuyên.

    Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Hải Nguyễn.

    Trân trọng! (NV:HĐT)

    Công Ty Luật Hải Nguyễn và cộng sự - Hotline: 0973.509.636

    Website: www.lamchuphapluat.vn - Email: luathainguyen@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hainguyenlaw vì bài viết hữu ích
    Utthuythuy99 (26/10/2018)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.