Với câu hỏi trên, chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:
Trong trường hợp mẹ bạn vay tiền dưới hình thức tín chấp thì mẹ bạn có nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng đã giao kết giữa bạn và ngân hàng. Trong trường hợp đến hạn trả nợ mà mẹ bạn không có khả năng chi trả khoản nợ này thì ngân hàng có quyền khởi kiện bạn vi phạm hợp đồng theo thủ tục tố tụng dân sự và không phát sinh trách nhiệm hình sự. Khi có quyết định của Tòa án về việc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thì bên ngân hàng sẽ yêu cầu cơ quan thi hành án dùng các biện pháp cần thiết để mẹ bạn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo bản án. Đây là tranh chấp dân sự, mẹ bạn không có dấu hiệu lừa dối hay bỏ trốn thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Điều 175 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:
“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
….
- Căn cứ vào cấu thành tội phạm tại điểm a, khoản 1 nêu trên có thể thấy hai điều kiện:
+ Có vay ngân hàng (hình thức hợp đồng vay tín chấp, thế chấp).
+ Thủ đoạn bỏ trốn, lừa đảo.
- Căn cứ vào cấu thành tội phạm tại điểm b, khoản 1 nêu trên cũng có 2 điều kiện:
+ Có vay ngân hàng (hình thức hợp đồng tín chấp, thế chấp).
+ Sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến mất khả năng trả nợ.
Nếu mẹ bạn vi phạm các yếu tố này thì đã đủ để cấu thành tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự. Mức án phạt tùy vào số tiền mẹ bạn vay ngân hàng được quy định rõ ràng tại khoản 3 và 4. Ngoài ra bạn có thể bị phạt thêm tiền hoặc tịch thu tài sản theo quy định tại khoản 5.
Vì vậy, trong mọi trường hợp, hãy gặp mặt và làm việc trực tiếp với những người thu hồi nợ để hai bên có thể thỏa thuận, đưa ra phương án giải quyết, không nên có bất cứ hành động bỏ trốn hay là trốn tránh nghĩa vụ trả nợ… Bởi khi gặp mặt nghĩa là mẹ bạn không dùng “thủ đoạn bỏ trốn” và không dẫn đến cấu thành tội lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Sau khi thắng kiện, ngân hàng có thể cưỡng chế tài sản của mẹ bạn (nếu có tài sản) hoặc cưỡng chế khoản lương của mẹ bạn tại nơi mẹ bạn công tác để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng và vụ án không bị chuyển sang lĩnh vực hình sự. Nếu còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.
Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377
Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.