Tư Vấn Của Luật Sư: Luật sư Vũ Văn Toàn - toanvv

5 Trang <12345>
  • Xem thêm     

    09/01/2017, 04:19:02 CH | Trong chuyên mục Lao động

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Căn cứ theo quy định tại Điều 90 Bộ luật lao động 2012, sửa đổi bổ sung 2015 thì:

    “1. Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.

    Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

    Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.

    2. Tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng công việc.

    3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.”

    Và theo khoản 2 Điều 21 Nghị định 05/2015/NĐ-CP: “Tiền lương trả cho người lao động được căn cứ theo tiền lương ghi trong hợp đồng lao động, năng suất lao động, khối lượng và chất lượng công việc mà người lao động đã thực hiện.”

    Như vậy, tiền lương là sự thỏa thuận giữa công ty và người lao động căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng công việc, khi trả lương công ty phải căn cứ theo tiền lương ghi trong hợp đồng lao động mà hai bên đã giao kết. Do đó, nếu công ty muốn giảm lương của bạn thì cần phải có sự thỏa thuận và đồng ý của bạn để sửa đổi hợp đồng theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 Bộ luật lao động năm 2012 - sửa đổi bổ sung 2015:“ Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 3 ngày làm việc về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung”

    Một trong những trường hợp người lao động bị cắt giảm và giảm lương là thay đổi cơ cấu, công nghệ và lý do kinh tế thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật lao động 2012, sửa đổi bổ sung 2015.

    Trường hợp công ty vẫn cắt giảm lương nhằm tăng cổ tức và lợi nhuận và cắt giảm lương người lao động mà không được sự đồng ý của người lao động thì bạn và những người lao động có quyền yêu cầu thỏa thuận lại với công ty về mức tiền lương, khiếu nại lên tổ chức Công đoàn để được giải quyết. 

    Do đó, nếu công ty muốn giảm lương của người lao động thì cần phải thông bảo trước ít nhất 03 ngày để hai bên tiến hành thỏa thuận sửa đổi lại hợp đồng lao động. Nếu không thỏa thuận được thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.

    Như vậy, việc công ty tự ý giảm lương của người lao động với lý do bạn nêu ở trên là trái quy định pháp luật.

    Theo Điều 191 Bộ Luật lao động quy định về Quyền của cán bộ công đoàn cơ sở trong quan hệ lao động:"Gặp người sử dụng lao động để đối thoại, trao đổi, thương lượng về những vấn đề lao động và sử dụng lao động". Do đó, người lao động có thể nhờ cán bộ Công đoàn cơ sở gặp người có thẩm quyền ở công ty để thương lượng về vấn đề giảm lương của người lao động.

    Trường hợp bạn và những người lao động không đồng ý yêu cầu giảm lương của công ty thì có thể làm đơn yêu cần tới Phòng Lao động - thương binh và xã hội để hòa giải. Nếu vẫn không giải quyết được vấn đề thì người lao động có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân quận/huyện nơi mà công ty có trụ sở.

    Trên đây là nội dung trả lời trường hợp bạn hỏi và hy vọng sẽ có cách giải quyết cho bạn. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

     

  • Xem thêm     

    09/01/2017, 04:11:47 CH | Trong chuyên mục Lao động

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Nội dung trả lời của tôi ở trên đ ã cụ thể cho trường hợp bạn hỏi. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    09/01/2017, 02:14:51 CH | Trong chuyên mục Lao động

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Trường hợp của bạn, nếu bạn đăng ảnh lên mạng để phát tán chúng với mục đích xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của khác, thì người đó có thể sẽ bị khởi tố về Tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 121 Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung 2009. Còn thông tin bạn cung cấp với nội dung ở trên có thể chưa gây hậu quả nghiêm trọng nên sự việc chỉ dừng ở mức độ đó. Trường hợp bạn hỏi để đuổi việc hay không còn tỳ theo mức độ của bạn và phụ thộc vào quy chế khen thưởng kỷ luật, thỏa ước lao động tâp thể... Tuy nhiên trong trường hợp của bạn chỉ dừng lại ở mức độ cảnh cáo hoặc bồi thường vật chất chứ chưa chắc bị đuổi việc. 

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    09/01/2017, 12:06:08 CH | Trong chuyên mục Lao động

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Ðiều 38 Bộ luật Dân sự ban hành năm 2015 quy định Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình như sau:

    “1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

    2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.

    3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.

    Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.

    4. Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

    Bí mật đời tư của cá nhân được hiểu là những gì thuộc về đời sống riêng tư của cá nhân (thông tin, tư liệu …) được giữ kín, không công khai, không tiết lộ ra.

    Theo quy định trên, sinh hoạt cá nhân của tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Việc thu thập, công bố tư liệu về sinh hoạt cá nhân của bạn phải được sự đồng ý  của người bị quay. Vì vậy, người có hành vi quay trộm cảnh sinh hoạt cá nhân của bạn gái bạn là vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền bí mật đời tư.

    Vì vậy, hành vi của người quay trộm cảnh sinh hoạt nhạy cảm cá nhân của bạn là trái quy định của pháp luật. Bạn có thể bị công an xã, phường để ngăn chặn hành vi quay lén này đồng thời ngăn chặn việc phát tán những thông tin đó. Trường hợp bạn cố tình phát tán những hình ảnh đó thì người đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội làm nhục người khác quy định tại Điều 121 Bộ luật Hình sự: “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm”.

    Trên đây là nội dung trả lời trường hợp bạn hỏi và hy vọng sẽ có cách giải quyết cho bạn. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    26/12/2016, 09:34:43 CH | Trong chuyên mục Lao động

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Trường hợp bạn hỏi đã được  Công văn 3230/LĐTBXH-LĐTL hướng dẫn cách tính tiền lương hàng tháng như sau: 
    1.Theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động và Điểm a, Khoản 4 Điều 14 Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, hướng dẫn thực hiện một số điều về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP thì tiền lương theo thời gian được trả cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế theo tháng, tuần, ngày, giờ. Tiền lương tháng được trả cho một tháng làm việc xác định trên cơ sở hợp đồng lao động. Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn, nhưng tối đa không quá 26 ngày.
    2.Theo quy định tại Khoản 2 Điều 22 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động và Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 23/2015/TT-BLĐTBXH ngày 23/6/2015 của Bộ LĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều về tiền lương của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP thì tiền lương trả cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm được căn cứ vào mức độ hoàn thành về số lượng, chất lượng sản phẩm theo định mức lao động và đơn giá sản phẩm được giao.
    Căn cứ quy định trên, trường hợp người lao động hưởng lương theo thời gian, tiền lương tháng được trả cho 1 tháng làm việc xác định trên cơ sở hợp đồng lao động, không phụ thuộc vào ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của doanh nghiệp. Đối với những ngày nghỉ không hưởng lương trong tháng của người lao động, doanh nghiệp căn cứ vào tiền lương ngày tại quy định trên để trừ tiền lương những ngày nghỉ không hưởng lương của người lao động; trường hợp những tháng có 27 ngày làm việc bình thương thì tiền lương ngày làm việc thứ 27 của người lao động  hưởng lương theo sản phẩm căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm theo định mức lao động và đơn giá sản phẩm được giao.
    Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.
     
  • Xem thêm     

    26/12/2016, 08:53:55 CH | Trong chuyên mục Lao động

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Theo Quyết đinh số 959/QĐ-BHXH về việc ban hành quy định quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế, tại Điều 2 chương I có quy định về vấn đề hoàn trả tiền bảo hiểm xã hội:“Hoàn trả: là việc cơ quan BHXH chuyển trả lại số tiền được xác định không phải tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN hoặc đóng thừa khi ngừng giao dịch với cơ quan BHXH; đóng trùng cho cơ quan, đơn vị, cá nhân đã nộp cho cơ quan BHXH”.
    Và cơ quan có thẩm quyền giải quyết vấn đề hoàn trả này là Bảo hiểm xã hội tỉnh nơi bạn đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại điểm e, khoản 1.2 Điều 3 quyết định nêu trên.
    Như vậy, với trường hợp của bạn, bạn cần liên hệ với công ty của bạn và đến BHXH tỉnh để làm thủ tục hoàn trả tiền bảo hiểm xã hội đã đóng trùng trong thời gian bạn đã nói ở trên và thương lượng thỏa thuận với công ty về các trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.
    Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.
     
  • Xem thêm     

    23/12/2016, 11:19:59 SA | Trong chuyên mục Lao động

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Trường hợp của bạn là giáo viên - viên chức xin thôi việc theo nguyện vọng, bạn được hưởng trợ cấp thôi việc nếu đã được cơ quan, đơn vị và người có thẩm quyền đồng ý cho nghỉ việc.

    Theo Điều 39 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP quy định, trợ cấp thôi việc đối với thời gian công tác của viên chức từ ngày 31/12/2008 trở về trước được tính như sau:

    - Cứ mỗi năm làm việc được tính bằng ½ tháng lương hiện hưởng, gồm: Mức lương theo chức danh nghề nghiệp, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có);

    - Mức trợ cấp thấp nhất bằng 1 tháng lương hiện hưởng;

    - Trường hợp viên chức được tuyển dụng trước ngày 1/7/2003, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc (cộng dồn) kể từ khi viên chức có quyết định tuyển dụng đến hết ngày 31/12/2008.

    - Trường hợp viên chức được tuyển dụng từ ngày 1/7/2003 trở về sau, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc theo hợp đồng làm việc (cộng dồn) kể từ khi viên chức có quyết định tuyển dụng đến hết ngày 31/12/2008.

    - Trợ cấp thôi việc đối với thời gian công tác của viên chức từ ngày 1/1/2009 đến nay được thực hiện theo quy định của pháp luật về trợ cấp thất nghiệp.

    Như vậy, thời gian để tính trợ cấp thôi việc của bạn tính từ khi bạn có quyết định tuyển dụng cho đến 31/12/2008. Viên chức thôi việc được hưởng trợ cấp thôi việc và được xác nhận thời gian có đóng Bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật nêu trên.

    Trường hợp bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên hệ trực tiếp với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

     

  • Xem thêm     

    17/12/2016, 04:41:23 CH | Trong chuyên mục Lao động

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 29 Quyết định số 959/QĐ-BHXH Quy định thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong đó quy định cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng, thay đổi số sổ, gộp sổ BHXH như sau:
    Thành phần hồ sơ:
    - Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
    - Sổ BHXH đã cấp(nếu có)
    Ngoài ra cần phải có một số giấy tờ sau:
    + Đơn trình báo mất sổ bảo hiểm xã hội;
    + Đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội (theo mẫu D01-TS);
    + Giấy xác nhận quá trình đóng bảo hiểm xã hội của cơ quan bảo hiểm xã hội;
    + Biên bản cam kết chưa hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần;
    + Bản sao chứng minh thư nhân dân (có chứng thực).
    Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bạn nộp hồ sơ tại cơ quan bảo hiểm xã hội nơi bạn đang đóng (nếu bạn tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện) hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đóng bảo hiểm xã hội cuối cùng trước khi dừng tham gia.
    Như vậy, trường hợp của bạn phải chuẩn bị hồ sơ như trên và sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bạn nộp hồ sơ lên cơ quan bảo hiểm xã hội cuối cùng trước khi dừng tham gia.
    Trên đây là nội dung tư vấn của tôi về trường hợp bạn hỏi. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy gọi điện cho tôi để được tư vấn cụ thể hơn
     

     

  • Xem thêm     

    15/12/2016, 09:57:20 CH | Trong chuyên mục Lao động

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Công ty bạn giải thể nên trình tự ưu tiên giải quyết quyền lợi cho người lao động sẽ theo quy định tại Khoản 2 Điều 201 Luật doanh nghiệp 2014: “Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.”
    Theo đó, tại  khoản 5 Điều 202 Luật doanh nghiệp 2014 quy định các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau đây:
    “a) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
    b) Nợ thuế;
    c) Các khoản nợ khác.”
    Do đó, Công ty phải thanh toán khoản tiền lương, trợ cấp thôi việc, Bảo hiểm xã hội cho người lao động theo Bộ luật lao động 2012 trước khi công ty giải thể chứ không có thời kỳ quá độ từ khi có quyết định giải thể cho đến khi có thông báo hoàn tất giải thể từ sở đầu tư:
    Bộ luật lao động 2012 quy định:
    Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động
    1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
    2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
    3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động
    4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương,  trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán.
    Đối với khoản trợ cấp thôi việc sẽ được áp dụng giải quyết theo Điều 48 Bộ luật lao động 
    Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.
     
  • Xem thêm     

    14/12/2016, 03:29:09 CH | Trong chuyên mục Lao động

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Theo Điều 27 Luật Viên Chức 2010 thì người trúng tuyển viên chức phải thực hiện chế độ tập sự. Thời gian tập sự từ 3 tháng đến 12 tháng và phải được quy định trong hợp đồng làm việc.

    Căn cứ khoản 3 điều 23 Nghị định  29/2012/NĐ-CP Về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức quy định: “Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập đánh giá phẩm chất, đạo đức và kết quả công việc của người tập sự. Nếu người tập sự đạt yêu cầu sau thời gian tập sự thì quyết định hoặc làm văn bản đề nghị cấp có thẩm quyền quản lý viên chức ra quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp. Nếu người tập sự không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự thì thực hiện theo Khoản 1 Điều 24 Nghị định này.”

    Theo Khoản 1 Điều 24 Nghị định  29/2012/NĐ-CP quy định: “Người tập sự bị chấm dứt Hợp đồng làm việc khi không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự hoặc bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.”

    Cũng tại Khoản 2 Điều này quy định: “Đơn vị sử dụng viên chức đề nghị người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hợp đồng làm việc đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này.”

    Như vậy, bạn đã trúng tuyển viên chức giáo dục được phân công tác và đang tập sự tại 1 trường THCS do đến muộn vài phút như vậy đã vi phạm        nội quy, quy chế làm việc của Trường THCS đó nên Người hiệu trưởng quản lý đơn vị đã triệu tập họp và có đòi đuổi, ngưng tập sự với bạn là hơi nặng, mặc dù người hiệu trưởng đó có quyền thực hiện nó là phù hợp với quy định ở trên(trừ trường hợp quy chế tập sự có quy định khác). Với quy định được trích dẫn ở trên bạn nên xin lỗi toàn bộ cơ quan và cam đoan không tái diễn hành vi vi phạm của mình đồng thời thực hiện đúng quy chế, nội quy làm việc của cơ quan.

    Trường hợp bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy gọi điện thoại cho tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    12/12/2016, 05:26:18 CH | Trong chuyên mục Lao động

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Trường hợp của bạn được quy định khá cụ thể trong Bộ Luật lao động năm 2012

    Tại khoản 1 Điều 39 Bộ luật lao động 2012 thì người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp "Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 của Bộ luật này".

    Tuy nhiên, tại Điểm b khoản 1 Điều 38 Bộ luật lao động 2012 có quy định người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động trong trường hợp:" Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục

    Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động".

    Như vậy, nếu như người lao động đang bị bệnh và phải tạm thời nghỉ việc để điều trị thì công ty chưa thể đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động được. Tuy nhiên, nếu như thời gian điều trị đã quá lâu, vượt quá thời gian quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 nêu trên mà người lao động vẫn chưa hồi phục thì khi đó, công ty có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động.

    Trường hợp bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy gọi điện thoại cho tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    11/12/2016, 09:32:56 CH | Trong chuyên mục Lao động

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Theo quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật lao động 2012 quy định  “Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng”

    Như vậy, nếu không thông báo theo quy định trên thì công ty chấm dứt hợp đồng lao động có thời hạn khi đến hạn kết thúc hợp đồng là không đúng quy định pháp luật.

    Ngày 01 tháng 11 năm 2016 là hết hạn mà Công ty vẫn không thực hiện thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt Hợp đồng thì tại Khoản 2 Điều 22 quy định “Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng”.  Như vậy, hợp đồng  là hợp đồng xác định thời hạn 1 năm, khi hợp đồng lao động này hết thời hạn thì trong vòng 30 ngày, giữa hai bên phải giao kết hợp đồng mới, nếu không giao kết hợp đồng mới thì hợp đồng đó trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Nếu công ty bạn vẫn thực hiện trả lương tháng 11 tức là vẫn thực hiện theo công việc lao động và Hợp đồng lao động mới chưa ký nhưng vẫn tiếp tục thực hiện công việc của người lao động mà người sử dụng lao động không có ý kiến gì thì quan hệ lao động mới được xác lập. Theo quy định nêu trên, do không giao kết hợp đồng lao động mới nên hợp đồng lao động cũ trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

    Vấn đề bạn sẽ hỏi: đến ngày 01 tháng 11 công ty chấm dứt HĐ với người lao động (là không thực hiện thông báo bằng văn bản) theo khoản 2 điều 36 Luật lao động 2012 có quy định  trường hợp đương nhiên chấm dứt hợp đồng lao động khi “ Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng” Công việc theo Hợp đồng có thời hạn của bạn đã hết, công ty không muốn ký thêm thì đến ngày 01/11 báo để chấm dứt .

    Bạn sẽ thắc mắc vậy quy định báo trước 15 ngày công ty không thực hiện thì sao? Nếu công ty không báo trước 15 ngày là công ty sai và người lao động có quyền khiếu nại lên thanh tra Sở lao động để phạt công ty theo Quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 95/2013/NĐ-CP trong đó có Vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động: “Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không thông báo bằng văn bản cho người lao động biết trước ít nhất 15 ngày, trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn”.

    Trên đây là ý kiến tư vấn của tôi, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng điện thoại với tôi

  • Xem thêm     

    11/12/2016, 05:46:08 CH | Trong chuyên mục Lao động

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Theo Điều 104 Bộ luật lao động 2012 quy định về thời giờ làm việc bình thường như sau:

    "1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.

    2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần .

    Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.

    3. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành".

    Trong các trường hợp bạn hỏi, theo quy định trên thì người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần, trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần

    Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    11/12/2016, 05:18:38 CH | Trong chuyên mục Lao động

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Theo quy định về chế độ tiền lương cho người lao động ở khu vực hành chính sự nghiệp tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc, xác định trên cơ sở tiền lương tháng lấy lương sau khi trừ các khoản thuế, bảo hiểm phải nộp của mỗi người, rồi cộng lại với nhau chia cho số ngày làm việc tiêu chuẩn trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp, cơ quan lựa chọn, nhưng tối đa không quá 26 ngày. 

    Văn bản được áp dụng là: nghị định số: 94/2014/NĐ-CP Quy địnk về thành lập và quản lý quỹ phòng chống thiên tai; Nghị định 47/2016 Quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
    Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    01/12/2016, 09:30:27 SA | Trong chuyên mục Lao động

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Căn cứ Khoản 1 và 2 Điều 172 Bộ luật lao động 2012 quy định công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động có hai trường hợp:

    1. Là thành viên góp vốn hoặc là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn.

    2. Là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần

    Do ông đó là Tổng giám đốc nên giấy tờ chứng minh bạn có thể đưa ra giấy chứng nhận đầu tư trong trường hợp ông đó là thành viên góp vốn, chủ sở hữu công tyTNHH hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần.

    Trường hợp bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy gọi điện thoại cho tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    26/11/2016, 06:58:17 CH | Trong chuyên mục Lao động

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Theo như quy định này thì tai nạn lao động là các chấn thương cho các bộ phận, chức năng hoặc gây tử vong cho người lao động xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với nhiệm vụ công việc được giao. Khi xảy ra tai nạn lao động thi bắt buộc phải lập biên bản, khai báo chi tiết tai nạn đó để lấy đó làm căn cứ pháp lý giải quyết vụ việc.
    Trường hợp tai nạn lao động khi đang làm việc tại công ty thì Người lao động được hưởng trợ cấp hàng tháng trong quy định của chế độ tai  nạn lao động được hưởng những chế độ sau:
     Điều 144 Bộ luật lao động năm 2012 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau:
    “1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế. 
    2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.
    3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.”
    Theo quy định này, công ty bạn sẽ cùng với tổ chức bảo hiểm chi trả những khoản chi phí trong danh mục do bảo hiểm ý tế chi trả. Và chi trả những khoản chi phí trong quá trình điều trị của bạn không nằm trong danh mục bảo hiểm chi trả.
    Ngoài ra, trong thời gian người lao động nghỉ việc để điều trị chấn thương người sử dụng lao động có trách nhiệm trả đủ lương theo hợp đồng lao động đã giao kết và không được đơn phương châm dứt hợp đồng trong thời gian bạn đang điều trị.
    Nếu người lao động đã tham gia bảo hiểm nên người lao động  được hưởng quyền lợi theo điều 145 Bộ luật lao động năm  2012: “Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội”.
    Người lao động được hưởng trợ cấp hàng tháng trong quy định của chế độ tai  nạn lao động
    Điều 39 Luật  Bảo hiểm xã hội năm 2006 quy định điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động  như sau:
    “ Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
    1.Bị tai nạn thuộc một trong trường hợp sau đây:
    a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
    b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
    c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
    2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.”
    Và căn cứ vào giám định suy giảm khả năng lao động của người lao động được bệnh viện chuẩn đoán là đa chấn thương dẫn tới mất khả năng lao động.  Vì theo giám định của bệnh viện thì anh đã bị mất khả năng lao động và được hưởng trợ cấp hàng tháng như sau:
    Điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 quy định trợ cấp hàng tháng:
    “ 1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.
    2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:
    a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương tối thiểu chung;
    b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.”
    Theo quy định trên, cần phải xác định chính xác tỷ lệ (%) suy giảm khả năng lao động để xác định chính xác mức tiền trợ cấp hàng tháng  cơ quan bảo hiểm xã hội phải chi trả cho trường hợp của người lao động.
    Ngoài ra, nếu tai nạn xảy ra do lỗi của người lao động thì áp dụng quy định tại khoản 4 điều 145 Bộ luật Lao động năm 2012: “ Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này”.
    Nếu trong biên bản ghi nhận tai nạn xảy ra không phải do lỗi của người lao động thì áp dụng khoản 3 điều 145 Bộ luật Lao động năm 2012 :
    “Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:
    a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
    b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.”
    Do  bạn không đề cập chi tiết tới nội dung biên bản khi xảy ra tai nạn lao động, nên chúng tôi không xác định được việc xảy ra tai nạn lao động là do lỗi của người lao động hay lỗi về phía người sử dụng lao động.
    Trong trường hợp bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy gọi điện cho tôi để được tư vấn cụ thể hơn.
     
  • Xem thêm     

    25/11/2016, 10:10:05 CH | Trong chuyên mục Lao động

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Trường hợp của bạn phải làm Đơn đề nghị không đóng Bảo hiểm y tế gửi cho trường, trong đơn phải nêu rõ lý do đã thực hiện đóng BHYT tại một doanh nghiệp đang lao động. Kèm theo đơn là Hợp đồng lao động, Sổ BHXH, Xác nhận của cơ quan BHXH là đang thực hiện đóng BHXH, BHTT.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    25/11/2016, 09:47:59 CH | Trong chuyên mục Lao động

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Đề nghị bạn đọc kỹ và nghiên cứu Quyết định 1111/QĐ-BHXH về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế quy định về truy thu BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN. Vì đây là thuộc về nghiệp vụ làm BH nên tôi không thể tư vấn cụ thể cho bạn
    Trân trọng.
     
  • Xem thêm     

    25/11/2016, 09:16:29 SA | Trong chuyên mục Lao động

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Căn cứ Điều 159 Bộ luật lao động 2012 thì Trợ cấp khi nghỉ để chăm sóc con ốm, khám thai, thực hiện các biện pháp tránh thai thì “Thời gian nghỉ việc khi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý, thực hiện các biện pháp tránh thai, chăm sóc con dưới 07 tuổi ốm đau, nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, lao động nữ được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.”

    Do đó, bạn được nghỉ dưỡng sức 20 ngày, vì công việc bận nên bạn phải đi làm sớm, thực ra bạn nghỉ 5 ngày(việc đi làm sớm này nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của bạn và được người sử dụng lao động đồng ý). Bạn vẫn có được bảo hiểm chi trả đủ 20 ngày nghỉ theo đúng luật định.

    Trong trường hợp bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy gọi điện cho tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    25/11/2016, 09:13:29 SA | Trong chuyên mục Lao động

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Khi người lao động thôi việc tại doanh nghiệp, ngoài các khoản được hưởng như bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp… thì người lao động còn được hưởng thêm trợ cấp thôi việc từ doanh nghiệp.

    Các trường hợp được hưởng trợ cấp lao động quy định tại Điều 48 Bộ luật lao động 2012 như sau: người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên trong các trường hợp sau:

    - Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật lao động 2012

    + Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

    + Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

    + Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.

    + Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.

    + Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

    + Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật lao động 2012

    + Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật lao động 2012; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.

    Trong trường hợp bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy gọi điện cho tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

5 Trang <12345>