Tư Vấn Của Luật Sư: Luật sư Nguyễn Thanh Tùng - thanhtungrcc

47 Trang «<30313233343536>»
  • Xem thêm     

    31/08/2018, 04:08:02 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Với vướng mắc trên, Luật sư tư vấn cho bạn như sau:

    - Theo Khỏan 6 Điều 1 Thông tư 05/2017/TT-BNV sửa đổi, bổ sung một số quy định về bổ nhiệm ngạch và xếp lương đối với ngạch công chức chuyên ngành hành chính quy định công chức được bổ nhiệm vào các ngạch công chức chuyên ngành hành chính quy định tại Thông tư 11/2014/TT-BNV được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP. Cụ thể:

    Áp dụng Bảng 2 (Nghị định 204/2004/NĐ-CP) đối với các ngạch công chức sau:

    Ngạch chuyên viên cao cấp áp dụng ngạch công chức loại A3 (nhóm 1);

    Ngạch chuyên viên chính áp dụng ngạch công chức loại A2 (nhóm 1);

    Ngạch chuyên viên áp dụng công chức loại A1;

    Ngạch cán sự áp dụng công chức loại A0;

    Ngạch
    công chức

    Bậc
    1

    Bậc
    2

    Bậc
    3

    Bậc
    4

    Bậc
    5

    Bậc
    6

    Bậc
    7

    Bậc
    8

    Bậc
    9

    Bậc
    10

    Bậc
    11

    Bậc
    12

    Loại A3

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

              Nhóm 1

    6.20

    6.56

    6.92

    7.28

    7.64

    8.00

     

     

     

     

     

     

    Loại A2

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

              Nhóm 1

    4.40

    4.74

    5.08

    5.42

    5.76

    6.10

    6.44

    6.78

     

     

     

     

    Loại A1

    2.34

    2.67

    3.00

    3.33

    3.66

    3.99

    4.32

    4.65

    4.98

     

     

     

    Loại A0

    2.10

    2.41

    2.72

    3.03

    3.34

    3.65

    3.96

    4.27

    4.58

    4.89

     

     

    Loại B

    1.86

    2.06

    2.26

    2.46

    2.66

    2.86

    3.06

    3.26

    3.46

    3.66

    3.86

    4.06

     

     
    Công chức đang giữ các ngạch công chức chuyên ngành hành chính (cũ) theo Quyết định 414/TCCP-VC sang các ngạch công chức chuyên ngành hành chính (mới) quy định tại Thông tư 11/2014thì được chuyển ngạch và xếp lương như sau:

    Đối với ngạch chuyên viên cao cấp, ngạch chuyên viên chính và ngạch chuyên viên: Công chức đã được bổ nhiệm ở ngạch nào thì tiếp tục xếp lương theo ngạch đó.

    Đối với ngạch cán sự:

    - Công chức tốt nghiệp trình độ cao đẳng phù hợp với vị trí công việc đang làm thì được bổ nhiệm vào ngạch cán sự (mới), nếu đang xếp lương theo công chức loại A0 (Nghị định 204/2004/NĐ-CP) thì tiếp tục xếp lương theo công chức loại A0 đó;

    - Nếu đang xếp lương theo công chức loại B thì được xếp lương lại theo hướng dẫn tại Khoản 1 Mục II Thông tư 02/2007/TT-BNV.

    -Trường hợp công chức chưa có bằng tốt nghiệp cao đẳng phù hợp với vị trí công việc đang làm nhưng đã được bổ nhiệm vào ngạch cán sự (cũ) và đang xếp lương theo công chức loại B thì tiếp tục xếp lương theo công chức loại B đó trong thời hạn 06 năm (tính từ ngày 01/10/2017).

    * Đối với ngạch nhân viên:

    - Các đối tượng đảm nhiệm vị trí công chức thừa hành, phục vụ đã được tuyển dụng vào làm công chức theo quy định pháp luật, có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên và đang xếp lương theo công chức loại B thì được bổ nhiệm vào ngạch nhân viên (mới) và tiếp tục được xếp lương theo công chức loại B đó.

    - Riêng đối với nhân viên lái xe cơ quan thì phải có bằng lái xe được cơ quan có thẩm quyền cấp và tiếp tục xếp lương nhân viên lái xe của Bảng 4 (Nghị định 204/2004/NĐ-CP).

    - Trường hợp công chức chưa có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên phù hợp với vị trí công việc đang làm thì tiếp tục được xếp lương theo ngạch nhân viên hiện hưởng của Bảng 4 (Nghị định 204/2004/NĐ-CP) trong thời hạn 06 năm (tính từ ngày 01/10/2017).

    - Đối với nhân viên hợp đồng (theo quy định tại Nghị định 68/2000/NĐ-CP) thì xếp lương theo Bảng 4 (Nghị định 204/2004/NĐ-CP). 

    - Điều kiện để được nâng lương lên chuyên viên cao cấp:

    Mục II.3 Công văn số 2904/BNV-CCVC về việc tôt chức thi nâng ngạch công chức lên CVC, CVCC quy định về têu chuẩn dự thi của thi nâng ngạch từ chuyên viên chính lên chuyên viên cao cấp như sau:

    “Công chức đăng ký dự thi nâng ngạch từ ngạch chuyên viên chính lên ngạch chuyên viên cao cấp năm 2016 phải có đủ các Điều kiện quy định tại Khoản 2 Mục II Công văn này và phải đạt các tiêu chuẩn sau:

    a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên;

    b) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp hoặc có bằng Cao cấp lý luận chính trị - hành chính;

    c) Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc cử nhân chính trị, hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị tương đương cao cấp lý luận chính trị hoặc cử nhân chính trị của cơ quan có thẩm quyền;

    d) Có chứng chỉ ngoại ngữ ở trình độ tương đương bậc 4 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT hoặc người dự thi có cam kết sử dụng thành thạo ngoại ngữ dự thi từ trình độ tương được bậc 4 trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc) và được người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức nhận xét bằng văn bản;

    đ) Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT hoặc người dự thi có cam kết sử dụng thành thạo kỹ năng tin học văn phòng và được người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức nhận xét bằng văn bản;

    e) Chủ trì nghiên cứu, xây dựng hoặc là thành viên ban nghiên cứu, ban soạn thảo xây dựng ít nhất 02 văn bản quy phạm pháp luật hoặc 02 đề tài, chương trình, đề án cấp tỉnh trở lên mà cơ quan, đơn vị nơi công chức công tác được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng; đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.

    - Đối với trường hợp xây dựng văn bản, đề án thì phải có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban soạn thảo, Tổ biên soạn thảo văn bản, đề án và kèm theo tên của văn bản, đề án đã được cấp có thẩm quyền thông qua;

    - Đối với trường hợp xây dựng đề tài nghiên cứu khoa học hoặc xây dựng các chương trình, đề án phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì phải có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia làm thành viên ban chủ nhiệm, ban soạn thảo đề tài, chương trình, đề án và kèm theo văn bản xác nhận đề tài, chương trình, đề án đã được cấp có thẩm quyền thông qua”.

  • Xem thêm     

    31/08/2018, 04:05:31 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Với vướng mắc trên, Luật sư tư vấn cho bạn như sau:

    Điều 155 Bộ luật lao động 2012 quy định về bảo vệ thai sản đối với lao động nữ như sau:

    1. Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp sau đây:

    a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;

    b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

    2. Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.

    3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

    4. Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động.

    5. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động”.

    Cùng với đó, Điều 39 BLLĐ 2012 quy định về trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

    1. Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 của Bộ luật này.

    2. Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý.

    3. Lao động nữ quy định tại khoản 3 Điều 155 của Bộ luật này.

    4. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội”.

    Như vậy, Người SDLĐ không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi…

    Thế nhưng, các quy định trên lại không loại trừ những trường hợp tại Khoản 1 Điều 36 của Bộ luật Lao động quy định các trường hợp chấm dứt HĐLĐ khi “Hết hạn HĐLĐ”. Đồng thời, không cấm người SDLĐ lấy các lý do được quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Bộ luật Lao động để thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với lao động đang mang thai, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

    Như vậy, trong trường hợp của bạn, nếu người nhân viên kia nghỉ đúng trong thời gian hết hạn HĐLĐ thì Công ty có quyền chấm dứt HĐLĐ đối với người đó. Còn nếu người nhân viên kia nghỉ chưa đến hạn HĐLĐ thì công ty không có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với người đó.

  • Xem thêm     

    31/08/2018, 04:04:24 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Với vướng mắc trên, Luật sư tư vấn cho bạn như sau:

    - Khoản 3 Điều 22 BLLĐ 2012 quy định như sau:

    Điều 22. Loại hợp đồng lao động

    3. Không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác”.

    Theo như thông tin bạn cung cấp thì công ty bạn muốn cho người lao động trong công ty nhận thêm việc để tăng thêm thu nhập trong thời gian nghỉ ngơi (Người lao động tự nguyện) với chi phí tiền lương bằng với mức thuê khoán nhân công bên ngoài. Theo đó, người lao động đang làm 1 công việc toàn thời gian và sau khi xong công việc đó thì người đó tiếp tục làm 1 công việc bán thời gian, hai công việc này hoàn toàn khác nhau và không có mâu thuẫn về mặt thời gian. Như vậy, người đó vẫn có quyền làm việc bình thường và không trái pháp luật, hai bản hợp đồng có giá trị pháp lý như nhau. Do đó, công ty bạn được ký thêm hợp đồng lao động ngắn hạn với NLĐ.

    - Vì đây là hai công việc hoàn toàn khác nhau, cũng như người lao động làm việc theo 2 hợp đồng khác nhau, do vậy tiền công thuê khoán do 2 bên thỏa thuận (không tính theo tăng ca). Theo đó, thời gian NLĐ làm thêm công việc thuê khoán Công ty có thể tính bằng với mức tiền lương thuê khoán bên ngoài (Không được tính tăng ca 150%)  (do 2 bên thỏa thuận).

    - Điều 110 BLLĐ 2012 quy định về nghỉ hằng tuần như sau:

    “1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.

    2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày chủ nhật hoặc một ngày cố định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động”.

    Trong trường hợp của công ty bạn, người lao động làm việc với 2 hợp đồng lao động khác nhau, do vậy, thời gian làm việc của hợp đồng lao động ngắn hạn tối đa là 25 ngày/tháng.

  • Xem thêm     

    23/08/2018, 11:17:30 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Điều 128 Bộ luật Lao động 2012 quy định như sau:

    “Điều 128. Những quy định cấm khi xử lý kỷ luật lao động

    1. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động.

    2. Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.

    3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động.”

    Theo đó, hình thức phạt tiền , cắt lương thay thế việc xử lý kỷ luật lao động là một hành vi bị nghiêm cấm.

    Như vậy, việc công ty của bạn sử dụng hình thức phạt tiền đối với các vi phạm của người lao động là một hành vi vi phạm pháp luật.

     Ngoài ra, theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 15 Nghị định 95/2013/NĐ-CP, hành vi phạt tiền Người lao động là một trong những hành vi bị xử phạt, theo đó:

    “ Điều 15. Vi phạm quy định về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
    3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:

    b) Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động;”

    Trong trường hợp này, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn có thể yêu cầu tổ chức công đoàn cơ sở của công ty hoặc tổ chức công đoàn cấp trên trực tiếp nếu công ty chưa có tổ chức công đoàn can thiệp, cùng giải quyết. Hoặc bạn có thể gửi đơn đề nghị giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích để giả quyết tranh chấp thông qua Hòa giải viên lao động hoặc Hội đồng trọng tài lao động.

  • Xem thêm     

    23/08/2018, 11:14:12 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Với vướng mắc trên, Luật sư tư vấn cho bạn như sau:

    Theo quy định tại Điều 47 Luật lao động 2012 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

    1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

    2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

    3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

    4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán”.

    Như vậy, chỉ trong trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động, các bên làm thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán tất cả các quyền và nghĩa vụ liên quan đến quyền lợi của các bên. Thời gian thực hiện là trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng, trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày; công ty có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà công ty đã giữ lại của bạn. Trong trường hợp của bạn, công ty đã hẹn em 3 tháng sau, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động  mới thanh lý được và trả bằng Đại học. Như vậy, công ty của bạn đã vi phạm quy định vể chấm dứt hợp đồng lao động. Khoản 7 Điều 1 Nghị định Nghị định 88/2015/NĐ-CP quy định như sau:

    “1. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Sửa đổi quá một lần thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động hoặc khi sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động làm thay đổi loại hợp đồng lao động đã giao kết; không thực hiện đúng quy định về thời hạn thanh toán các khoản về quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền bồi thường cho người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; không hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:

    a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

    b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

    c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

    d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

    đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên…..

    3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Buộc trả đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, tiền bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật cho người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền chưa trả tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, tiền bồi thường cho người lao động quy định tại Khoản 1 Điều này;

    b) Buộc hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ cho người lao động đối với hành vi không hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều này.”.

    Theo đó, công ty bạn sẽ bị xử lý vi phạm hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

    Điều 20 Bộ Luật lao động 2012 quy định về những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động như sau:

    “1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

    2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động”.

    Theo căn cứ trên, việc công ty bạn giữ bằng Đại học bản gốc của bạn là trái với quy định của pháp luật. Vấn đề xử phạt hành chính NSDLĐ đối với hành vi này được quy định cụ thể tại Khoản 4 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP như sau:

    2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

    a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động;

    b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động;

    c) Giao kết hợp đồng lao động với người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mà không có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người lao động

    3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;

    b) Buộc trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.

    Vì thế, trước tiên, bạn nên làm đơn yêu cầu Công ty trả lại hồ sơ, giải quyết các quyền và nghĩa vụ liên quan. Sau khi đã đàm phán, thương lượng mà Công ty kiên quyết không trả lại hồ sơ gốc và không giải quyết các quyền, nghĩa vụ liên quan thì bạn có thể kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện để đảm bảo quyền lợi của mình.

  • Xem thêm     

    14/08/2018, 02:51:25 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Với vướng mắc trên, Luật sư tư vấn cho bạn như sau:

    ại Mục II Thông tư số 02/2005/TT-BNV ngày 5/1/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với cán bộ công chức, viên chức và Mục II Thông tư số 83/2005/TT-BNV ngày 10/8/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ nâng bậc lương và chế độ phụ cấp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức.

    Theo đó, tại Khoản 1; Điểm d1, Khoản 2 Mục II Thông tư số 02/2005/TT-BNV đã được bổ sung bởi Khoản 2 Mục II Thông tư số 83/2005/TT-BNV quy định:

    Về nguyên tắc, cán bộ, công chức, viên chức được bầu cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo nào thì hưởng mức phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo đó.

    Nếu cơ quan, đơn vị chưa có cấp trưởng hoặc có cấp trưởng nhưng cấp trưởng không trực tiếp điều hành (do đi học, ốm đau và các nguyên nhân khác), thì người có quyết định (bằng văn bản) của cơ quan có thẩm quyền giao phụ trách hoặc giao quyền cấp trưởng (chưa phải là quyết định phê chuẩn kết quả bầu cử hoặc quyết định bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo) được hưởng mức phụ cấp chức vụ bằng mức phụ cấp chức vụ của cấp trưởng. Khi có quyết định thôi giao phụ trách hoặc thôi giao quyền cấp trưởng thì thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo của cấp trưởng kể từ ngày quyết định có hiệu lực thi hành.

  • Xem thêm     

    09/08/2018, 10:52:56 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Với vướng mắc trên, Luật sư tư vấn cho bạn như sau:

    Điều kiện áp dụng hình thức sa thải: Điều 31 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của BLLĐ 2012 quy định như sau:

    “Điều 31. Kỷ luật sa thải đối với người lao động tự ý bỏ việc

    1. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày làm việc cộng dồn trong phạm vi 30 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc hoặc 20 ngày làm việc cộng đồn trong phạm vi 365 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

    2. Người lao động nghỉ việc có lý do chính đáng trong các trường hợp sau:

    a) Do thiên tai, hỏa hoạn;

    b) Bản thân, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố vợ, mẹ vợ, bố chồng, mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi hợp pháp bị ốm có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;

    c) Các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động”.

    Như vậy, đối với trường hợp sa thải người lao động do tự ý nghỉ việc thì phải đủ có căn cứ sau:

    - Người lao động tự ý nghỉ việc 5 ngày trong phạm vi 30 ngày kể từ ngày nghỉ đầu tiên, hoặc 20 ngày trong phạm vi 365 ngày kể từ ngày nghỉ đầu tiên.

    - Không có lý do chính đáng: theo quy định tại Khoản 2 Điều 31 Nghị định 05/2015/NĐ-CP và theo quy định của nội quy lao động.

    Thời hiệu xử lý kỷ luật sa thải: Theo quy định hiện hành, thời hiệu xử lý kỷ luật sa thải là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm, nếu vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh thì khoản thời hạn này là 12 tháng. Khi trong thời hiệu xử lý kỷ luật nhưng NSDLĐ không thể thực hiện kỷ luật được vì các lí do:  

    + NLĐ đang trong thời gian nghỉ ốm đau, điều dưỡng;

    + NLĐ nghỉ việc được sự đồng ý của NSNLĐ;

    + NLĐ đang bị tạm giữ, tạm giam;

    + NLĐ đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm;

    thì thời hiệu xử lý kỷ luật sa thải sẽ được gia hạn thêm tối đa 60 ngày kể từ ngày các sự kiện này chấm dứt.

    Trình tự, thủ tục sa thải NLĐ: Được quy định tại Điều 131 BLLĐ 2012 và Điều 30 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của BLLĐ 2012, theo đó, trình tự, thủ tục sa thải người lao động được tiến hành như sau:

    + NSDLĐ phải chứng minh được lỗi của NLĐ;

    + NSDLĐ gửi thông báo bằng văn bản ít nhất 5 ngày làm việc trước khi tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật sa thải cho những người sau để họ tham dự cuộc họp: tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở, NLĐ (trường hợp NLĐ dưới 18 tuổi phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật);

    + Cuộc họp phải có sự tham gia của các thành phần nêu trên, nếu NSDLĐ đã 03 lần thông báo bằng văn bản, mà một trong các thành phần tham dự không có mặt thì NSDLĐ được tiến hành cuộc họp vắng mặt họ trừ trường hợp NLĐ đang trong thời gian không được xử lý kỷ luật;

    + Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản, được ký bởi những người tham dự và người lập biên bản, nếu có người không ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do.

    + Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được ban hành trong thời hạn của thời hiệu xử lý kỷ luật lao động hoặc thời hạn kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động, Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được gửi đến các thành phần tham dự phiên họp xử lý kỷ luật lao động.

    Theo thông tin bạn đã cung cấp, NLĐ nước ngoài hay tự ý bỏ việc trong thời gian làm việc ở công ty. Nếu thời gian tự ý nghỉ việc đáp ứng đủ 2 điều kiện trên thì bạn có thể áp dụng hình thức sa thải. Nếu không đủ điều kiện để sa thải thì có thể áp dụng biện pháp kỷ luật lao động khác.

  • Xem thêm     

    08/08/2018, 05:38:48 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Với vướng mắc trên, Luật sư tư vấn cho bạn như sau:

    Điều 48 BLLĐ 2012 quy định về trợ cấp thôi việc như sau:

    Điều 48. Trợ cấp thôi việc

    1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

    2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

    3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc”.

    Như vậy, khi hợp đồng lao động chấm dứt thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động.

    Theo Điều 14 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số của Bộ luật lao động quy định như sau:

    Điều 14. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm

    3. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. Trong đó:

    a) Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian thử việc, học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 110, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo các Điều 111, Điều 112, Điều 115 và Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật Lao động; thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn; thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội;

    b) Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: Thời gian người sử dụng lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian người sử dụng lao động đã chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật;

    c) Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc”.

    Ngày 08 tháng 9 năm 2008 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Công văn số 3168/LĐTBXH-LĐTL về việc chế độ thôi việc đối với người lao động khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 01/01/2009.

    Theo đó: sau ngày 01/01/2009, người lao động bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động thì được hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp đối với thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp và được hưởng trợ cấp thôi việc đối với thời gian đã làm việc tại doanh nghiệp trước ngày 01/01/2009 mà chưa nhận trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc. 

    Do vậy, 2 tháng thử việc của bạn không được tính vào thời gian hưởng trợ cấp thôi việc vì khoảng thời gian đó là từ 23/01/2016 đến 23/03/2016.

  • Xem thêm     

    08/08/2018, 04:07:58 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Tại Điều 6 Nghị định số 205/2004/NĐ-CP quy định về nguyên tắc chuyển xếp lương khi chuyển công tác như sau: “Việc chuyển, xếp lương phải bảo đảm theo nguyên tắc làm công việc gì xếp lương theo công việc đó, giữ chức vụ gì xếp lương theo chức vụ hoặc phụ cấp giữ chức vụ đó trên cơ sở tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân; tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ viên chức, nhân viên; tiêu chuẩn xếp hạng công ty.”

    Ngoài ra, tại Điểm b, Khoản 1, Điều 5 và Điểm d, Khoản 1 Điều 23 của Bộ luật Lao động 2012 , mức lương người lao động được hưởng phù hợp với trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động; hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

    Như vậy về nguyên tắc xếp lương và trả lương tại doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Nhà nước nói riêng phải bảo đảm nguyên tắc làm công việc gì xếp lương theo công việc đó, phù hợp với tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ; hưởng lương trên cơ sở thỏa thuận trong hợp đồng lao động, Quy chế tiền lương hay Thỏa ước lao động tập thể.

  • Xem thêm     

    08/08/2018, 02:34:10 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Khoản 1, Điều 20 Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 20/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kế toán quy định, "Đơn vị kế toán phải bố trí kế toán trưởng trừ các đơn vị quy định tại Khoản 2 điều này…", theo đó các đơn vị là đơn vị kế toán theo quy định tại Khoản 4, Điều 4 Luật Kế toán phải bố trí kế toán trưởng. Theo Khoản 1, Điều 18 Nghị định số 174/2016/NĐ-CP, "Đơn vị kế toán có thể bố trí người làm kế toán kiêm nhiệm các công việc khác mà pháp luật kế toán không nghiêm cấm". Vì vậy, có thể bố trí cán bộ làm kiêm nhiệm kế toán trưởng ở nhiều đơn vị khác nhau, đơn vị nào trả lương và đóng BHXH cho người làm kế toán trưởng thì đơn vị đó phải trả phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 163/2013/TTLT-BTC-BNV. Việc hưởng phụ cấp kiêm nhiệm công việc kế toán ở nhiều đơn vị khác nhau do cấp nào quyết định phân công công việc kiêm nhiệm thì cấp đó căn cứ quy mô hoạt động, yêu cầu quản lý, tình hình ngân sách của địa phương mình quyết định.

  • Xem thêm     

    08/08/2018, 02:31:41 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Tại Nghị định số 44/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ không quy định về các trường hợp không áp dụng HĐLĐ. Do đó, thành viên ban kiểm sát doanh nghiệp nếu có liên quan về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động thì vẫn thuộc đối tượng phải ký HĐLĐ. Nếu Nghị Quyết được Cổ đông thông qua thì đó là trách nhiệm của thành viên ban Kiểm sát không được tính bằng lương mà là thù lao nên không cần phải có hợp đồng lao động.

  • Xem thêm     

    08/08/2018, 02:25:02 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Khoản 1, Điều 20 Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 20/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kế toán quy định, "Đơn vị kế toán phải bố trí kế toán trưởng trừ các đơn vị quy định tại Khoản 2 điều này…", theo đó các đơn vị là đơn vị kế toán theo quy định tại Khoản 4, Điều 4 Luật Kế toán phải bố trí kế toán trưởng.

    Theo Khoản 1, Điều 18 Nghị định số 174/2016/NĐ-CP, "Đơn vị kế toán có thể bố trí người làm kế toán kiêm nhiệm các công việc khác mà pháp luật kế toán không nghiêm cấm".

    Vì vậy, có thể bố trí cán bộ làm kiêm nhiệm kế toán trưởng ở nhiều đơn vị khác nhau, đơn vị nào trả lương và đóng BHXH cho người làm kế toán trưởng thì đơn vị đó phải trả phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 163/2013/TTLT-BTC-BNV.

    Việc hưởng phụ cấp kiêm nhiệm công việc kế toán ở nhiều đơn vị khác nhau do cấp nào quyết định phân công công việc kiêm nhiệm thì cấp đó căn cứ quy mô hoạt động, yêu cầu quản lý, tình hình ngân sách của địa phương mình quyết định.

  • Xem thêm     

    08/08/2018, 01:49:53 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Với vướng mắc trên, Luật sư giải đáp thắc mắc như sau:

    Điều 61 BLLĐ 2012 quy định về học nghê,f tap nghề để làm việc cho người sử dunjng lao động như sau:

    “Điều 61. Học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động

    1. Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình, thì không phải đăng ký hoạt động dạy nghề và không được thu học phí.

    Người học nghề, tập nghề trong trường hợp này phải đủ 14 tuổi và phải có đủ sức khoẻ phù hợp với yêu cầu của nghề, trừ một số nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

    Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề. Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

    2. Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách, thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thoả thuận.

    3. Hết thời hạn học nghề, tập nghề, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật này.

    4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm tạo điều kiện để người lao động tham gia đánh giá kỹ năng nghề để được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia”.

    Theo thông tin bạn cung cấp thì công ty bạn và trường Cao đẳng kia đã ký hợp đồng đào tạo nghề. Trong quá trình thực tập sinh viên có tham gia vào quá trình sản xuất và làm ra sản phẩm, do đó công ty có thể trả lương cho sinh viên đó theo mức mà hai bên thỏa thuận.

    Khoản 1 Điều 2 Luật BHXH 2014 quy định về đối tượng áp dụng như sau:

    “Điều 2. Đối tượng áp dụng

    1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

    a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

    b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;…”

    Như vậy, thực tâp sinh làm việc theo hợp đồng đào tại nghề không phải là đối tượng đóng BHXH bắt buộc.

  • Xem thêm     

    08/08/2018, 01:45:11 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Với vướng mắc trên, Luật sư tư vấn nhau sau:

    Điều 111 Bộ luật lao động năm 2012 quy định:

    “1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

    a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

    b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;

    c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

    2. Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động.

    3. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

    4. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

    Điều 112. Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc

    Cứ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 111 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.”

    Theo Điều 112 thì Cứ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 111 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.

    Như vậy, thì ngoài việc được nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều 111 thì người lao động còn được nghỉ theo chế độ thâm niên, tức cứ 5 năm lại được cộng thêm 1 ngày nghỉ nữa.

     Trong trường hợp bạn hỏi người lao động làm việc liên tục tại một công ty từ tháng 10 năm 2013 đến tháng 10 năm 2018 là có thâm niên làm việc được 5 năm thì theo luật sẽ tính thêm 1 ngày phép, tức 13 ngày phép vào năm 2018.

  • Xem thêm     

    08/08/2018, 01:44:02 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Với vướng mắc trên, Luật sư tư vấn như sau:

    Theo quy định tại Điều 22, Bộ luật lao động 2012, hợp đồng lao động có 03 loại:

    + Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

    + Hợp đồng lao động xác định thời hạn: Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

    + Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

    Điều 513 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về hợp đồng dịch vụ:

     “Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ”.

    Như vậy theo các quy định trên, hợp đồng cộng tác viên  hoặc hợp đồng dịch vụ hoặc hợp đồng công việc được gọi chung là hợp đồng dịch vụ, trong đó, bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc thực hiện dịch vụ của mình, đồng thời phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ này. Nếu doanh nghiệp tuyển dụng người lao động dưới hình thức cung cấp dịch vụ thì hợp đồng này được xem là hợp đồng lao động nếu có phát sinh quan hệ lao động, công việc tính chất làm công ăn lương, người lao động chịu sự ràng buộc nhất định theo các quy định, quy chế làm việc của công ty (như buộc phải tuân thủ về thời gian làm việc trong một ngày, số ngày trong một tuần, thời gian nghỉ ngơi, nghỉ lễ, tết…) thì người được tuyển dụng xem như đang làm việc theo chế độ hợp đồng lao động và tùy theo thời hạn ký kết hợp đồng mà xác định đó là hợp đồng lao động nào.

    “Điều 187. Tuổi nghỉ hưu

    1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi…

    Điều 167. Sử dụng người lao động cao tuổi

    1. Khi có nhu cầu, người sử dụng lao động có thể thoả thuận với người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe kéo dài thời hạn hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới theo quy định tại Chương III của Bộ luật này.

    2. Khi đã nghỉ hưu, nếu làm việc theo hợp đồng lao động mới, thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi vẫn được hưởng quyền lợi đã thoả thuận theo hợp đồng lao động.

    3. Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người lao động cao tuổi, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ.

    4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khoẻ của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc”.

    Theo thông tin bạn cung cấp thì nhân viên nữa này 57 tuổi, đã nghỉ hưu hoặc hưởng chế độ hưu trí chưa nên chưa thể khẳng định được. Nếu đã nghỉ hưu thì có thể ký HĐLĐ và không phải đóng BHXH, còn nếu chưa nghỉ hưu thì vẫn phải ký HĐLĐ và đóng BHXH bắt buộc với người này.

  • Xem thêm     

    08/08/2018, 01:40:36 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Với vướng mắc trên, Luật sư tư vấn như sau:

    Khoản 1,2  Điều 22 BLLĐ 2012 quy định về loại hợp đồng lao động như sau:

    “Điều 22. Loại hợp đồng lao động

    1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:

    a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

    Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

    b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn;

    Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

    c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

    2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng.

    Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.…”

    Theo thông tin bạn đã cung cấp, bạn làm kế toán trưởng cho một công ty tư nhân từ tháng 10/2009, và tính đến tháng 01/2017 thì bạn đã làm việc hơn 8 năm. Do vậy, bạn đang làm việc với hợp đồng không xác định thời hạn.

    Căn cứ vào Điều 37 BLLĐ 2012 về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động, ta có:

    “Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

    1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

    a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

    b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

    c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

    d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

    đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

    e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

    g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

    2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:

    a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;

    b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;

    c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

    3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này”.

    Trong trường hợp này xem đây như là thông báo chấm dứt HDLD của công ty gửi cho bạn và yêu cầu công ty giải quyết các chế độ và quyền lợi khi bị đơn phương chấm dứt HĐLĐ của bạn. Việc chuyển sang làm Ban kiểm sát thì bạn chỉ hưởng thù lao chứ không theo chế độ HĐLĐ

  • Xem thêm     

    08/08/2018, 01:39:31 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Như nội dung bạn đã trình bày, thì chúng tôi hiểu rằng bạn đang là cán bộ hoặc viên chức trong cơ quan nhà nước.

    Theo quy định tại điểm a, khoản 4, chương III Thông tư số 79/2005/TT-BNV ngày 10/08/2005 Hướng dẫn chuyển xếp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức khi thay đổi công việc và các trường hợp được chuyển công tác từ lực lượng vũ trang, cơ yếu và công ty nhà nước vào làm việc trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp nhà nước thì:

    Cán bộ, công chức, viên chức nâng ngạch.

    a) Trường hợp khi nâng ngạch mà chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ (ngạch đang giữ trước khi nâng ngạch), thì căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ chuyển xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch được bổ nhiệm (khi nâng ngạch).

    Thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch được bổ nhiệm được tính như sau: Nếu chênh lệch giữa hệ số lương được xếp ở ngạch được bổ nhiệm so với hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ bằng hoặc lớn hơn chênh lệch giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch; nếu nhỏ hơn chênh lệch giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày xếp hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ (riêng trường hợp có ngày xếp hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ trước ngày 01 tháng 10 năm 2004 mà tại thời điểm ngày 01 tháng 10 năm 2004 có hệ số lương cũ ở ngạch cũ thấp hơn hệ số lương cũ ở ngạch được bổ nhiệm, khi tính chuyển xếp sang lương mới có hệ số lương mới ở ngạch cũ cao hơn hệ số lương mới ở ngạch được bổ nhiệm, thì thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch được bổ nhiệm được tính kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2004)”.

    Và tại khoản 10, Mục III thông tu nêu trên hướng dẫn chuyển tiếp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức khi thay đổi công việc và các trường hợp được chuyển công tác vào làm việc trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của nhà nước thì trường hợp của bạn hưởng lương hệ trung cấp sau đó nâng lên. Về thời hạn nâng lương: Do chênh lệch giữa hệ số lương mới và lương cũ của bạn là 0,08 < chênh lệch giữa hai hệ số lương liền kề trong ngạch cũ là 0,20. Do đó, thời gian tính lần nâng lương tiếp theo cho bạn sẽ tính từ ngày bạn hưởng lương theo hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ.

  • Xem thêm     

    08/08/2018, 01:38:38 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


     Điều 26, Điều 22 BLLĐ quy định về  thử việc như sau:

    Điều 26. Thử việc

    1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc.

    Nội dung của hợp đồng thử việc gồm các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 23 của Bộ luật này.

    2. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ thì không phải thử việc.

    Điều 23. Nội dung hợp đồng lao động

    1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

    a) Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;

    b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;

    c) Công việc và địa điểm làm việc;

    d) Thời hạn của hợp đồng lao động;

    đ) Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

    e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;

    g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

    h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

    i) Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;

    k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề”.

    Tại Khoản 1 Điều 2 Luật BHXH 2014 quy định về đối tượng áp dụng đóng BHXH bắt buôc như sau:

    Điều 2. Đối tượng áp dụng

    1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

    a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

    b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;...”

    Do hợp đồng thử việc khác với hợp đồng lao động về nội dung giao kết (không có nội dung về bảo hiểm) nên các lao động thử việc ký hợp đồng thử việc theo quy định của bộ luật lao động sẽ không phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời gian thử việc.

  • Xem thêm     

    08/08/2018, 01:36:19 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Về vấn đề bồi thường thiệt hại, Điều 130 Bộ luật lao động 2012 quy định như sau:

    “Điều 130. Bồi thường thiệt hại

    1. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

    Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.

    2. Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hoả hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường”.

    Theo đó, người lao động mà có hành vi gây thiệt hại cho người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Theo thông tin bạn cung cấp, sau khi doanh nghiệp bán hàng cho khách, khách phát hiện hàng không đảm bảo chất lượng như khách yêu cầu, khách gửi trả hàng hóa và doanh nghiệp thiêt hại chi phí sản xuất và vận chuyển, do đó, người lao động đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp. 

    Thứ hai, về việc khấu trừ tiền lương. Điều 101 Bộ luật lao động 2012 quy định:

    “1. Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị của người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 130 của Bộ luật này.

    2. Người lao động có quyền được biết lý do khấu trừ tiền lương của mình.

    3. Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập”.

    Theo đó, doanh nghiệp chỉ được khấu trừ tiền lương của người  lao động khi người đó có hành vi làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị của doanh nghiệp. Trong khi đó hành vi của người lao động không hề làm hư hỏng đến dụng cụ hay thiết bị của doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp không có cơ sở để trừ tiền lương của người lao động.

    Tóm lại, từ những căn cứ pháp lý và phân tích như trên, có thể kết luận:

    - Trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp thuộc về người lao động;

    - Doanh nghiệp không có cơ sở để yêu cầu người lao động bồi thường toàn bộ thiệt hại bằng hình thức khấu trừ vào tiền lương hàng tháng.

  • Xem thêm     

    08/08/2018, 01:35:22 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Trường hợp của bạn sẽ được xử lý như sau:

    Theo Điểm 4, mục II, Hướng dẫn 12-HD/BTCTW ngày 17/5/2012 hướng dẫn cụ thể về giới thiệu sinh hoạt đảng:

    ''c,Thủ tục xoá tên đảng viên vi phạm quy định chuyển sinh hoạt đảng

    Cấp ủy cơ sở nơi có đảng viên chuyển đến, qua kiểm tra phiếu báo chuyển sinh hoạt đảng, cần liên hệ, thông báo để đảng viên đó kịp thời đến làm thủ tục chuyển sinh hoạt đảng. Nếu quá 3 tháng kể từ ngày nhận được phiếu báo chuyển sinh hoạt đảng mà đảng viên không nộp hồ sơ chuyển sinh hoạt đảng thì làm văn bản báo cáo cấp ủy có thẩm quyền.

    Cấp ủy có thẩm quyền nơi đảng viên chuyển đến xem xét, nếu đảng viên chậm nộp hồ sơ chuyển sinh hoạt đảng quá 3 tháng mà không có lý do chính đáng thì ra quyết định xoá tên đảng viên đó theo thẩm quyền với lý do “tự ý bỏ sinh hoạt Đảng”, đồng thời gửi thông báo việc xoá tên đảng viên tới chi bộ và cấp ủy cấp trên trực tiếp của chi bộ nơi đảng viên chuyển đi biết.

    Như vậy đối với trường hợp của bạn nghỉ việc  mà vẫn sinh hoạt tại cơ sở Đảng cũ mà chưa có phiếu báo chuyển sinh hoạt đảng thì vẫn không ảnh hưởng gì đến tư cách Đảng viên, còn nếu trong trường hợp mà có phiếu báo chuyển sinh hoạt đảng nộp chậm khoảng quá 3 tháng mà bạn không đưa ra được lý do chính đáng để cơ quan cáp ủy quyền nơi bạn chuyển đến xem xét thì bạn có thể sẽ bị xóa tên đảng viên.

47 Trang «<30313233343536>»