Tư Vấn Của Luật Sư: Luật sư Nguyễn Thanh Tùng - thanhtungrcc

47 Trang «<34353637383940>»
  • Xem thêm     

    19/04/2018, 11:15:16 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Bà của bạn đã làm việc tại trạm y tế xã 50 năm, giờ về già không được hưởng chế độ. Vấn đề này, chúng tôi xin giải đáp như sau:

    Theo Quyết định số 58/1994 quy định về một số vấn đề về tổ chức và chế độ chính sách đối với y tế cơ sở:

    - Bà của bạn có thể thuộc một trong các đối tượng sau:

    “Điều 2: Cán bộ y tế cơ sở

    Cán bộ y tế xã, phường, thị trấn, thôn, ấp, bản... sau đây gọi chung là cán bộ y tế cơ sở, ……. bố trí như sau:

    1. Y tế xã, phường, thị trấn:

    a. Khu vực đồng bằng, trung du, thành phố;…..

    b. Khu vực miền núi, tây nguyên:…..

    c. Ngoài số cán bộ y tế quy định ở trên: nếu có nhu cầu xã, phường, có thể sử dụng cán bộ y tế làm việc theo chế độ hợp đồng, do xã, phường trả thù lao theo công việc.

    2. Y tế thôn, làng, ấp, bản, buôn, liên bản buôn:…..”

    - Chế độ sau khi nghỉ việc được áp dụng theo khoản 5 điều 3 quyết định này như sau:

    “5. Chế độ bảo hiểm xã hội:

    a. Cán bộ y tế cơ sở quy định tại phần a, b điểm 1 Điều 2 của Quyết định này, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo hiểm thì được hưởng mọi quyền lợi và chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành của Nhà nước.

    b. Số cán bộ y tế xã, phường hiện đang hưởng sinh hoạt phí theo các quy định trước đây nhưng không đủ điều kiện, tiêu chuẩn để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì được hưởng chế độ nghỉ việc theo quy định tại Nghị quyết số 46/CP ngày 23/6/1993 của Chính phủ.”

    Theo thông tin bạn cung cấp, bà bạn không đóng bảo hiểm xã hội khi còn làm việc. bởi vậy sẽ được hưởng chế độ trợ cấp nghỉ việc theo điểm b khoản này: hưởng chế độ nghỉ việc theo Nghị quyết 46/1993.

    Theo Nghị quyết 46/1993 tại điều 4: “Điều 4. - Từ nay trở đi, cán bộ xã làm công tác ở xã liên tục từ 10 năm trở lên và không vi phạm kỷ luật thì khi nghỉ việc được hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp này tính theo số năm công tác, mỗi năm công tác được trợ cấp một tháng, lấy theo mức sinh hoạt phí đang hưởng trước lúc nghỉ việc để tính.Trong trường hợp này, thì khi nghỉ việc chỉ được hưởng trợ cấp một lần với mức tùy vào số năm công tác.

    Như vậy, bà của bạn sẽ được hưởng chế độ trợ cấp một lần sau khi nghỉ việc.Để giải quyết vấn đề quyền lợi của bà bạn. Bạn có thể liên hệ phòng lao động thương binh và xã hội nơi trước đây bà bạn công tác để được hướng dẫn về thủ tục.

  • Xem thêm     

    18/04/2018, 11:16:22 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo thông tin bạn cung cấp, đồng nghiệp của bạn là viên chức.

    -     Nếu đồng nghiệp của bạn bị cho thôi việc khi là do chương trình tinh giản biên chế thì việc chấm dứt hợp đồng là đúng pháp luật.

    -     Nếu không có chương trình tinh giản biên chế, phải tuân theo luật viên chức 2010

    Điều 29. Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc

    1. Đơn vị sự nghiệp công lập được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức trong các trường hợp sau:

    a) Viên chức có 02 năm liên tiếp bị phân loại đánh giá ở mức độ không hoàn thành nhiệm vụ;

    b) Viên chức bị buộc thôi việc theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 52( khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc) và khoản 1 Điều 57 của Luật này(Viên chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng thì bị buộc thôi việc, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.);

    c) Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 12 tháng liên tục, viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 06 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục. Khi sức khỏe của viên chức bình phục thì được xem xét để ký kết tiếp hợp đồng làm việc;

    d) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ làm cho đơn vị sự nghiệp công lập buộc phải thu hẹp quy mô, khiến vị trí việc làm mà viên chức đang đảm nhận không còn;

    đ) Khi đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

    Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với viên chức phải có một trong các căn cứ quy định tại điều 29 nêu trên. Nếu không có căn cứ, người bị chấm dứt hợp đồng  có thể đi khiếu nại quyết định chấm dứt hợp đồng lao động.

    b)      Nếu cứ giữ nguyên hợp đồng thế nhưng xin chủ trương lấy nguồn chi chuyên môn tiết kiệm để trả lương cho đồng nghiệp tôi được không?

    Theo điều 9 nghị định 204/2004

    Điều 9. Nguồn kinh phí để thực hiện chế độ tiền lương

    1. Tiết kiệm 10% chi thường xuyên (trừ tiền lương và các khoản có tính chất lương) đối với từng cơ quan hành chính, từng đơn vị sự nghiệp thuộc các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

    2. Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ của các đơn vị sự nghiệp có thu (kể cả các đơn vị đã thực hiện cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu). Riêng các đơn vị sự nghiệp thuộc ngành y tế sử dụng tối thiểu 35%.

    3. Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ của các cơ quan hành chính có thu.

    4. Ngân sách địa phương sử dụng 50% số tăng thu giữa dự toán năm kế hoạch so với dự toán năm trước liền kề do Thủ tướng Chính phủ giao và 50% số tăng thu giữa thực hiện so với dự toán năm kế hoạch do Thủ tướng Chính phủ giao.

    5. Ngân sách Trung ương bổ sung nguồn kinh phí thực hiện chế độ tiền lương cho các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong trường hợp đã thực hiện đúng các quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này mà vẫn còn thiếu.

    Như vậy, nguồn chi chuyên môn tiết kiệm không thuộc nguồn nguồn kinh phí để thực hiện chế độ tiền lương nên không thể làm như đề xuất của bạn.

    2. Có căn cư nào để đồng nghiệp tôi được lấy bảo hiểm 1 lần không ?

    Theo quy định của luật bảo hiểm xã hội 2014, các trường hợp được hưởng bảo hiểm xã hội một lần là:

    Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần

    1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

    b) Ra nước ngoài để định cư;

    c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

    d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.

    Theo đó, các trường hợp tại điểm b,c,d thì không chỉ cần người lao động có yêu cầu thì sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Nếu không thuộc các trường hợp tại điểm b,c,d  thì phải thuộc điểm a Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; tức là chỉ áp dụng cho đối tượng chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội. do vậy, nếu không có các căn cứ quy định tại các điểm b,c,d thì đồng nghiệp của bạn không được hưởng bảo hiểm xã hội một lần mà phải chờ để hưởng lương hưu.

    3 Hợp đồng bảo vệ

    -   Nếu việc chấm dứt hợp đồng lao động của cơ quan bạn là đúng pháp luật thì việc hỗ trợ đồng nghiệp bạn hợp đồng bảo vệ là đúng. Mức lương cũng là hợp pháp vì công việc bảo vệ là công việc theo hợp đồng lao động nhưng lại áp dụng cách tính lương như công chức, viên chức. Do vậy sẽ áp dụng mức lương cơ sở để tính lương (hiện tại là 1.300.000 đồng).

    Theo phụ lục tại bảng 4 ban hành kèm theo nghị định 204/2004

    Áp dụng bảng lương trên, có thể tính được mức lương thấp nhất được áp dụng đối với bảo vệ là: 1300000 * 1,5 + 1300000*1,5*8%=2106000 đồng.

    Vậy, với mức lương 2.500.000 đồng đã lớn hơn mức lương với hệ số 1,5 nên không trái pháp luật.

    - Theo luật BHXH 2014, đối tượng người lao động làm việc theo hợp đồng lao động  có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng đã là đối tượng đống bảo hiểm xã hội và không có ngoại lệ. Bởi vậy, không có cách nào không đóng bảo hiểm mà hợp pháp.

  • Xem thêm     

    16/04/2018, 10:42:03 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ vào Điều 45 Bộ luật lao động 2012 quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã như sau:

    "Điều 45. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã

    1.Trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã thì người sử dụng lao động kế tiếp phải chịu trách nhiệm tiếp tục sử dụng số lao động hiện có và tiến hành việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

    Trong trường hợp không sử dụng hết số lao động hiện có, thì người sử dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này.

    2.Trong trường hợp chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, thì người sử dụng lao động trước đó phải lập phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này.

    3.Trong trường hợp người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều này, thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này."

    Như vậy, khi công ty này sáp nhập hoặc bán lại cho một công ty khác thì:

    Thứ nhất, công ty mới phải chịu trách nhiệm tiếp tục sử dụng lao động hiện có và tiến hành sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động với người lao động. Nếu không sử dụng hết lao động hiện có thì phải lập phương án sử dụng lao động.

    Thứ hai, công ty cũ cũng phải lập phương án sử dụng lao động. Theo đó việc hạ cấp bậc của người lao động vì trong công ty dư nhiều vị trí là hoàn toàn hợp pháp người lao động không thể phản đối. Nếu người lao động không đồng ý với việc đó có thể đề nghị với công ty cho thôi việc. Khi đó người lao động sẽ được môt khoản trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 49, Bộ luật lao động.

  • Xem thêm     

    16/04/2018, 10:39:13 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Trường hợp của chị thì khichuyển ngạch và xếp lương đối với công chức đang giữ các ngạch công chức chuyên ngành hành chính (cũ) theo quy định tại Quyết định số 414/TCCP-VC ngày 29 tháng 5 năm 1993 của Bộ trưởng - Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ trưởng Bộ Nội vụ) về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành hành chính sang các ngạch công chức chuyên ngành hành chính (mới) quy định tại Thông tư 11/2014/TT-BNV như sau: Đối với ngạch chuyên viên cao cấp, ngạch chuyên viên chính và ngạch chuyên viên. Công chức đã được bổ nhiệm ở ngạch nào thì tiếp tục xếp lương theo ngạch đó.

  • Xem thêm     

    11/04/2018, 01:16:16 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Với trường hợp về bạn hỏi là Phó bí thư Đoàn xã là người hoạt động không chuyên trách cấp xã; tôi xin tư vấn như sau:

    Về người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn

    Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 1 Quyết định 31/2013/QĐ-UBND:

    “Điều 1. Quy định về số lượng, chức danh; mức phụ cấp, mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn; ở thôn, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hà Nội như sau:

    1. Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn

    b) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn có 18 chức danh:
    Trưởng ban Tổ chức Đảng; Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng; Trưởng ban Tuyên giáo; Văn phòng Đảng ủy; Trưởng Đài truyền thanh; Nhân viên Đài truyền thanh; Quản lý nhà văn hóa; Kế hoạch – Giao thông thủy lợi – Công nghiệp – Nông lâm nghiệp (ở xã) hoặc Dịch vụ – Du lịch – Thương mại – Đô thị (ở phường, thị trấn); Phó Trưởng Công an xã (nơi chưa có lực lượng công an chính quy); Phó Chỉ huy trưởng quân sự;

    Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc; Chủ tịch Hội người cao tuổi; Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ; Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh; Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ; Phó Chủ tịch Hội Nông dân; Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xã, phường, thị trấn; Công an viên thường trực tại trụ sở xã, thị trấn.

    c) Mức phụ cấp của mỗi chức danh người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn quy định tại biểu số 01/PCKCT kèm theo.”

    Như vậy, Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xã, phường, thị trấn là cán bộ không chuyên trách cấp xã. Trong trường hợp của bạn: bạn là Phó bí thư đoàn xã. Do đó bạn là cán bộ không chuyên trách cấp xã. Phụ cấp theo chức danh của bạn là 0,9 mức lương cơ bản,theo biểu số 01/PCKCT.

  • Xem thêm     

    10/04/2018, 10:17:26 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Chi phí lương phụ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp. Không cố định là bao nhiêu phần trăm. Bạn lấy chi phí trong dự toán sau khi đã nhân với các hệ số theo quy định chia lại cho tổng dự toán thì sẽ biết chiếm bao nhiêu (%). Hợp đồng thời vụ thì dưới 3 tháng, nếu ký HĐ trên 3 tháng thì phải đóng bảo hiểm xã hội...Bạn hãy xem Luật Lao Động 2012.

  • Xem thêm     

    10/04/2018, 10:09:39 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Mời bạn tham khảo hai thông tư:

    Thông tư 12/2012/TT-BNV quy định về chức danh nghề nghiệp và thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành

    Thông tư 16/2012/TT-BNV về Quy chế thi, xét tuyển viên chức; Quy chế thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức và Nội quy kỳ thi tuyển, thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành

  • Xem thêm     

    05/04/2018, 10:31:01 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo thông tin mà bạn đã cung cấp, bạn có mong muốn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Bạn đã đi thi tay nghề và đã được đỗ, đã đóng đặt cọc cho môi giới 3000 đô tiền cọc.

    Tại Thông tư số 21/2007/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội : Hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định:

    c) Doanh nghiệp dịch vụ phải cam kết với người lao động về thời gian chờ xuất cảnh sau khi người lao động trúng tuyển đi làm việc ở nước ngoài.
    Trong thời gian doanh nghiệp dịch vụ đã cam kết, nếu người lao động không có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài nữa thì doanh nghiệp dịch vụ phải trả lại hồ sơ cho người lao động và người lao động phải chịu các khoản chi phí mà doanh nghiệp dịch vụ đã chi (nếu có) để làm thủ tục cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài, gồm: chi phí làm hồ sơ, khám sức khỏe, học phí bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí tài liệu học tập, ăn, ở trong thời gian đào tạo bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí làm thủ tục nhập cảnh (visa).

    Do đó, nếu bạn không có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài nữa thì doanh nghiệp sẽ phải trả lại hồ sơ cho bạn và bạn sẽ phải chịu các khoản chi phí mà doanh nghiệp dịch vụ đã chi (nếu có) để làm thủ tục chobạn đi làm việc ở nước ngoài, gồm: chi phí làm hồ sơ, khám sức khỏe, học phí bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí tài liệu học tập, ăn, ở trong thời gian đào tạo bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí làm thủ tục nhập cảnh (visa).

    Và tại Thông tư này cũng quy định: “Doanh nghiệp dịch vụ chỉ được thu tiền dịch vụ và tiền môi giới của người lao động sau khi ký Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với người lao động và người lao động được phía nước ngoài chấp nhận vào làm việc hoặc cấp thị thực nhập cảnh (visa).

    Như vậy, doanh nghiệp chỉ được thu tiền môi giới của người lao động sau khi ký hợp đồng lao động… Tuy nhiên, để đảm bảo người lao động thực hiện hợp đồng, bên doanh nghiệp dịch vụ đã yêu cầu người lao động nộp 3000USD tiền đặt cọc. Theo quy định của Bộ Luật dân sự 2015 thì:

    Điều 328. Đặt cọc

    1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

    2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

    Nếu giữa bạn và công ty có thỏa thuận đặt cọc và lập thành văn bản thì khi bạn từ chối việc đi xuất khẩu lao động thì khoản tiền bạn đã đặt cọc sẽ thuộc về phía bên công ty dịch vụ.

    Nếu như việc đặt cọc giữa bạn và công ty chỉ có thỏa thuận bằng miệng mà không lập thành văn bản thì thỏa thuận về 3000USD này bị vô hiệu do vi phạm về hình thức và nội dung hợp đồng, 2 bên sẽ phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Do đó, khi bạn từ chối việc đi xuất khẩu lao động, công ty cũng sẽ có nghĩa vụ hoàn trả số tiền mà bạn đã đặt cọc.

  • Xem thêm     

    05/04/2018, 09:49:31 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định tại Điều 62 Bộ luật lao động quy định thì người lao động và người sử dụng lao động phải ký hợp đồng đào tạo nghề thoả thuận về việc người sử dụng lao động bỏ kinh phí để đào tạo người lao động thì người lao động phải có có trách nhiệm trở lại làm việc cho người sử dụng lao động trong một thời gian nhất định do hai bên thoả thuận.  

    Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài.

    Trường hợp người lao động tự ý bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải bồi thường chi phí đào tạo, trừ trường hợp hai bên không ký kết hợp đồng đào tạo hoặc việc cam kết đào tạo ký kết cùng với hợp đồng lao động thì căn cứ tại Điều 37 khoản 3 Bộ luật lao động  quy định:Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày…”.

    Như vậy, theo các quy định pháp luật nêu trên, có nghĩa rằng, người lao động có ký cam kết với người sử dụng lao động về việc phải làm việc cho người sử dụng lao động một thời gian sau khi được đào tạo và phải bồi thường chi phí đào tạo khi vi phạm cam kết này hay không cũng không có ý nghĩa gì khi người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn muốn chấm dứt hợp đồng lao động chỉ cần báo trước với người sử dụng lao động 45 ngày.

  • Xem thêm     

    04/04/2018, 10:32:02 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Thông tư Số: 28/2017/TT-BGDĐT ban hành quy định tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức xét thăng hạng chức chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập.

    Điều 2. Nguyên tắc xét thăng hạng

    1. Việc cử giáo viên dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải căn cứ vào vị trí việc làm, cơ cấu chức danh nghề nghiệp, nhu cầu của các cơ sở giáo dục công lập và tình hình thực tế của địa phương.

    2. Giáo viên được tham dự xét thăng hạng từ hạng thấp lên hạng cao hơn liền kề cùng chức danh nghề nghiệp đang giữ.

    3. Giáo viên dự xét thăng hạng phải có đủ hồ sơ và các minh chứng theo quy định. Đối với các tiêu chuẩn, tiêu chí không có minh chứng là các văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận, quyết định, bằng khen, giấy khen, đề tài, đề án hoặc sản phẩm được ứng dụng trong giáo dục, giảng dạy học sinh và tài liệu có liên quan thì minh chứng là xác nhận của cơ quan sử dụng giáo viên về năng lực của giáo viên đáp ứng các tiêu chuẩn, tiêu chí đó.

    4. Việc tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng quy định của pháp luật.

    Điều 3. Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp

    Giáo viên dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện sau:

    1. Cơ sở giáo dục có nhu cầu về vị trí việc làm của chức danh nghề nghiệp ở hạng đăng ký dự xét và được cấp có thẩm quyền cử tham dự kỳ xét thăng hạng.

    2. Được cấp có thẩm quyền đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong thời gian công tác 03 (ba) năm liên tục tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ dự xét; có đủ phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp; không trong thời gian bị thi hành kỷ luật hoặc đã có thông báo về việc xem xét xử lý kỷ luật của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền.

    3. Có đủ trình độ đào tạo, bồi dưỡng, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp ở hạng đăng ký dự xét theo quy định tại Thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 14/9/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non công lập;

    Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/9/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học công lập;

    Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/9/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở công lập;

    Thông tư liên tịch số 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/9/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông công lập.

    Giáo viên dự bị đại học khi áp dụng Thông tư này để dự xét thăng hạng phải có đủ trình độ đào tạo, bồi dưỡng, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp ở hạng đăng ký dự xét theo quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

    Điều 4. Nội dung và hình thức xét thăng hạng

    1. Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, tiểu học

    a) Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ giáo viên hạng IV lên giáo viên hạng III: Thông qua việc xét và chấm điểm hồ sơ theo quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng III của mỗi cấp học.

    b) Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ giáo viên hạng III lên giáo viên hạng II: Thông qua việc xét, chấm điểm hồ sơ và sát hạch theo quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng II của mỗi cấp học.

    2. Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông

    a) Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ giáo viên hạng III lên giáo viên hạng II: Thông qua việc xét và chấm điểm hồ sơ theo quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng II của mỗi cấp học.

    b) Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ giáo viên hạng II lên giáo viên hạng I: Thông qua việc xét, chấm điểm hồ sơ và sát hạch theo quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng I của mỗi cấp học.

    3. Giáo viên mầm non, tiểu học hạng III dự xét thăng hạng lên hạng II; giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông hạng II dự xét thăng hạng lên hạng I khi điểm hồ sơ đạt 100 điểm thì được tham gia sát hạch. Những giáo viên không được tham gia sát hạch được thông báo không đủ điều kiện để tiếp tục xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

    4. Việc sát hạch được thực hiện thông qua các hình thức làm bài khảo sát hoặc phỏng vấn.

    a) Bài khảo sát được thực hiện thông qua làm bài viết hoặc trắc nghiệm; thời lượng làm bài khảo sát không quá 45 phút; nội dung khảo sát liên quan đến nhiệm vụ của nhà giáo quy định tại tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp (theo từng hạng chức danh của mỗi cấp học).

    b) Phỏng vấn: Việc phỏng vấn được thực hiện trực tiếp đối với từng người; thời lượng phỏng vấn 01 (một) người không quá 15 (mười lăm) phút; nội dung phỏng vấn liên quan đến nhiệm vụ của nhà giáo quy định tại tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên ở mỗi cấp học.

    Đây là tin vui với giáo viên trong cả nước nhưng giáo viên có dễ dàng để được xét thăng hạng hay không, dựa vào những tiêu chuẩn nào.

  • Xem thêm     

    04/04/2018, 10:21:54 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Tại Điều 37 Bộ luật lao động năm 2012 có quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động như sau:
     Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
    1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

    a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
    b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

    c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;
    d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

    đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

    e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

    g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

    2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:
    a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;

    b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;

    c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

    3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
    Nếu như bạn chấm dứt hợp đồng lao động đúng với quyền được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động như Điều 37 trên thì được gọi là chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật. Còn nếu như chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định như trên thì là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
    Thứ hai, tại Điều 43 Bộ luật lao động còn quy định về nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật như sau: 
     “Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

    1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

    2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

    3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này”.

    Như vậy, trong trường hợp của bạn thì nếu như bạn chấm dứt hợp đồng lao động đơn phương phù hợp với quy định tại Điều 37 Bộ luật lao động thì bạn sẽ không vi phạm, không phải bồi thường nửa tháng tiền lương. Còn nếu như trái với Điều 37 thì Công ty bắt bạn bồi thường nửa tháng lương là đúng với quy định của pháp luật.

  • Xem thêm     

    02/04/2018, 10:52:01 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


     

    Trợ cấp thôi việc được tính căn cứ theo điều 48 Bộ luật lao động năm 2012 có quy định về trợ cấp thôi việc :

    1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

    2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

    3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc”.

    Dựa trên căn cứ tại khoản 2 điều 47 Bộ luật lao động 2012 quy định về thời hạn chi trả trợ cấp thôi việc:

    2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

    Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ, công ty có có nghĩa vụ thanh toán trợ cấp thôi việc và trả lại sổ Bảo hiểm xã hội cho bạn trong thời hạn 07 ngày làm việc, trong trường hợp đặc biệt khó khăn có thể kéo dài nhưng  không quá 30 ngày.

    Sau khi bạn chấm dứt HĐLĐ với công ty cũ, điều kiện để được hưởng trợ cấp thất nghiệp căn cứ tại Điều 49 Luật việc làm 2013 về Điều kiện để người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

    1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

    a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

    b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

    2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

    3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;

    4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

    ….

    Do đó, để được hưởng trợ cấp thất nghiệp, bạn phải có đầy đủ các yếu tố: đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trong thời hạn 24 tháng làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động mà chưa có việc làm, đã gửi hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp. Yếu tố chưa có việc làm được xác định: Chưa tham gia ký kết bất kỳ hợp đồng lao động nào dưới bất kỳ hình thức nào, không có thu nhập, không xác lập quan hệ lao động với bất kỳ chủ thể nào và hàng tháng vẫn thông báo về tình trạng không tìm kiếm việc làm cho trung tâm dịch vụ việc làm.

    Với trường hợp của bạn, về yếu tố thời gian đóng bạn chưa cung cấp nhưng nếu bạn thỏa mãn điều kiện đóng từ đủ 12 tháng nhưng ngay sau khi bạn nghỉ việc ở nơi làm việc cũ và sau đó bạn làm luôn một công viêc mới, thì bạn sẽ không được chi trả trợ cấp thất nghiệp và thời gian đóng bảo hiểm ở nơi làm việc cũ sẽ được cộng dồn khi bạn đi làm ở cơ quan mới cùng với các chế độ Bảo hiễm khác.

  • Xem thêm     

    31/03/2018, 10:22:46 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Vấn đề đã được giải đáp thắc mắc, trường hợp của bạn vẫn được như người tham gia bảo hiểm xã hội dài hạn, bạn có thể tham khảo các quy định đã được trích dẫn ở trên.

  • Xem thêm     

    30/03/2018, 02:54:04 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Cơ chế tự chủ về nhân sự, trong đó có việc ký kết hợp đồng lao động để thực hiện nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công lập được quy định tại Điều 7 Nghị định số 16/2015/NĐ-CP và việc ký kết hợp đồng lao động để thực hiện nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác được quy định tại Điều 7 Nghị định số 141/2016/NĐ-CP: 1. Đơn vị sự nghiệp công xây dựng vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và quản lý viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật; thuê hợp đồng lao động để thực hiện nhiệm vụ.

    Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư và đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên quyết định số lượng người làm việc; đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên đề xuất số lượng người làm việc của đơn vị trình cơ quan có thẩm quyền quyết định; đơn vị sự nghiệp công do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên đề xuất số lượng người làm việc trên cơ sở định biên bình quân 05 năm trước và không cao hơn số định biên hiện có của đơn vị, trình cơ quan có thẩm quyền quyết định (đối với các đơn vị sự nghiệp công mới thành lập, thời gian hoạt động chưa đủ 05 năm thì tính bình quân cả quá trình hoạt động).

    2. Trường hợp đơn vị sự nghiệp công chưa xây dựng được vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp, số lượng người làm việc được xác định trên cơ sở định biên bình quân các năm trước theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.

    Về chế độ hợp đồng lao động (trong đó có chế độ tiền lương) đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp thực hiện theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ và hướng dẫn tại Thông tư số 15/2001/TT-BTCCBCP ngày 11/4/2001 của Ban Tổ chức Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ).

  • Xem thêm     

    29/03/2018, 11:41:35 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ khoản 3 Điều 47 Bộ luật lao động 2012 thì khi chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng có nghĩa vụ như sau:

    “Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.”

    Như vậy, khi nghỉ việc thì công ty phải có trách nhiệm chốt và trả sổ bảo hiểm xã hội cho bạn. Trường hợp này bạn phải nghỉ việc đúng quy định của pháp luật. Mặt khác, khi bạn chuyển sang làm tại công ty mới, bạn phải chốt sổ ở công ty cũ để tiếp tục đóng BHXH ở công ty mới nhằm đảm bảo quyền lợi của bạn. Nếu chưa lấy được sổ thì công ty mới vẫn có thể đóng bảo hiểm xã hội cho bạn nếu bạn đọc số sổ cho công ty, nhưng sau đó vẫn phải nộp sổ cho công ty. Vì vậy, bạn phải thục hiện đúng thủ tục nghỉ việc tại công ty cũ và yêu cầu chốt sổ để chuyển sang công ty mới và tiếp tục đóng BHXH.

  • Xem thêm     

    29/03/2018, 04:23:36 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn đã thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Theo đó, khi hết thời hạn báo trước bạn sẽ có quyền nghỉ việc. Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 37. Bộ luật lao động 2012 thì:

    3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

    45 ngày ở đây được hiểu là 45 ngày thường theo lịch không phải là 45 ngày làm việc, khác với thời hạn báo trước đối với người lao động làm việc theo hợp đồng mùa vụ là 3 ngày làm việc (đã được nêu rõ tại điểm b khoản 2 Điều 37

    Trước đây theo quy định tại Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP thì: Số ngày báo trước là ngày làm việc.

    Tuy nhiên kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2013 Thông tư này đã hết hiệu lực thi hành và Thông tư mới được ban hành Thông tư số 21/2013/TT-BLĐTBXH cũng không còn quy định số ngày báo trước là ngày làm việc.

    Như vậy ta chỉ hiểu đơn thuần nếu luật chỉ quy định là 45 ngày thì đó là 45 ngày thường khác với ngày làm việc.

    Theo đó, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật bạn sẽ được hưởng chế độ về trợ cấp thôi việc do công ty chi trả và trợ cấp thất nghiệp do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả. 

    Quyền lợi về bảo hiểm thất nghiệp gồm: Trợ cấp thất nghiệp; Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm; Hỗ trợ Học nghề

    Điều 49. Điều kiện hưởng - Luật việc làm 2013 quy định như sau:

    "Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
    1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

    a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

    b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
    2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

    3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;

    ..."

    - Về thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp: Trong thời hạn 3 tháng kể từ thời điểm chấm dứt HĐLĐ , bạn nộp 1 bộ hồ sơ gồm: đơn xin hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định thôi việc, sổ bảo hiểm đã chốt đến Trung tâm giới thiệu việc làm nơi bạn cư trú. Nếu quá thời hạn này bạn sẽ không đáp ứng được điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp.

    - Về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp:  Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng là 60% trung bình tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng gần nhất trước khi nghỉ việc. 

    - Về thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp: Bạn tham gia bảo hiểm thất nghiệp được 5 năm 7 tháng theo đó thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp là 5 tháng.

  • Xem thêm     

    28/03/2018, 03:33:16 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Pháp luật lao động hiện nay chưa có quy định cụ thể về việc này. Tuy nhiên việc Công ty yêu cầu bạn trước khi nghỉ việc trả lại đồng phục cần có thỏa thuận từ ban đầu khi giao kết hợp đồng hoặc trong Nội quy lao động hoặc Thỏa ước sử dụng. Trong trường hợp không thông báo mà thực hiện được xem là trái với nguyên tắc cơ bản trong quan hệ lao động tại Bộ luật lao động 2012.

  • Xem thêm     

    21/03/2018, 02:51:16 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Về tiền lương thực lãnh để tính tiền lương làm thêm giờ cần xác định trên cơ sở HĐLĐ, bao gồm mức lương theo công việc hoặc theo chức danh trong thang lương, bảng lương do đơn vị bạn quy định cộng với phụ cấp lương (nếu có). Vì theo quy định của luật, không quy định rõ khoản tiền lương thực lãnh để tính tiền thêm giờ. Vậy tiền lương làm thêm giờ có thể sẽ bao gồm cả mức lương theo công việc hoặc theo chức danh (lương chính) cộng với phụ cấp (nếu có), còn riêng tiền trợ cấp (ăn trưa, xăng xe, …) sẽ được tính riêng.

    Bạn đang làm đơn vị sự nghiệp công lập, hưởng lương 100% từ ngân sách nhà nước nên bạn có thể là công chức hoặc viên chức. Vậy, bạn có thể căn cứ tại tại khoản 1,2 Mục IV Thông tư liên tịch 08/2005 có quy định về chế độ trả lương làm thêm giờ của cán bộ công chức:

    1. Điều kiện hưởng:

    Các đối tượng quy định tại điểm 1 mục I Thông tư này đã có chế độ quy định số giờ làm việc tiêu chuẩn trong một ngày và số giờ làm việc tiêu chuẩn trong một tháng của cơ quan có thẩm quyền mà phải làm thêm giờ sau khi đã hoàn thành đủ số giờ tiêu chuẩn trong ngày theo quy định.

    2. Cách tính trả lương làm thêm giờ:

    a) Trường hợp làm thêm giờ vào ban ngày, tiền lương làm thêm giờ được tính theo công thức sau:

    Tiền lương làm thêm giờ vào ban ngày = Tiền lương giờ x 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ thực tế làm thêm

    Trong đó:

    Mức 150% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường;

    Mức 200% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần;

    Mức 300% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày lễ hoặc ngày được nghỉ bù nếu ngày lễ trùng vào ngày nghỉ hàng tuần, ngày nghỉ có hưởng lương (trong mức 300% này đã bao gồm cả tiền lương trả cho thời gian nghỉ được hưởng nguyên lương theo quy định tại các Điều 73, 74, 75 và 78 của Bộ luật Lao động).

    Dựa trên quy định của điều luật bạn sẽ có cách tính phù hợp với trường hợp của bạn.

  • Xem thêm     

    21/03/2018, 02:46:27 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo thông tin bạn cung cấp, trường hợp của bạn không thuộc trường hợp kiêm nhiệm.Vì thuật ngữ kiêm nhiệm có ý là làm thêm việc và kiêm nhiệm thêm chức vụ. Ví dụ: bạn hiện đang làm kế toán và nhà trường tiếp tục để bạn kiêm nhiệm thêm vị trí thủ thư, như vậy mới được tính là kiêm nhiệm. Còn đối với trường hợp của bạn, là bạn đang tiếp tục thực hiện công việc, ví trí mà thời gian trước khi nghỉ thai sản bạn đang làm. Do đó, không thể tính là hưởng thêm lương kiêm nhiệm.

    Pháp luật không quy định rõ ràng về việc người đang hưởng chế độ thai sản nếu như tự nguyện làm công việc của mình trong thời gian nghỉ thai sản có được hay không. Pháp luật hoàn toàn không điều chỉnh về việc này. Về việc này, bạn cần biết được trong thời gian nghỉ thai sản vị trí này có được người khác thay thế hay không. Nếu như không có người thay thế thì bạn vẫn có thể tiếp tục tham gia công việc của mình. Ngoài ra, theo quy định của pháp luật về lao động, thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản vẫn tính là thời gian làm việc thực tế của người lao động tại đơn vị và trường hợp bạn vẫn làm việc thì vẫn được tính lương thực tế được hưởng tại công ty thời gian trước khi nghỉ thai sản.

  • Xem thêm     

    20/03/2018, 01:15:44 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ vào quy định về hợp đồng đào tạo nghề tại điều 62 Bộ luật Lao động năm 2012 theo đó:

     1. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.

    Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

    2. Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

    a) Nghề đào tạo;

    b) Địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo;

    c) Chi phí đào tạo;

    d) Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo;

    đ) Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;

    e) Trách nhiệm của người sử dụng lao động.

     Như vậy hợp đồng học nghề của bạn đã đáp ứng điều kiện tức là đã có ngành nghề đào tạo,chi phí đào tạo và thời hạn làm việc cho người sử dụng lao động là hai năm ,….do vậy mà hợp đồng này phù hợp với quy định của pháp luật.

    Tuy nhiên hiện tại để bạn được chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề thì phải xem xét trong hợp đồng này hai bên có thỏa thuận nội dung được đơn phương chấm dứt hợp đồng hay không. Trường hợp của bạn trong hợp đồng có nội dung hai bên thỏa thuận được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng  thì bạn sẽ thực hiện chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề và bồi thường thiệt hại theo nội dung hợp đồng.

47 Trang «<34353637383940>»