Tư Vấn Của Luật Sư: Luật sư Nguyễn Thanh Tùng - thanhtungrcc

47 Trang «<33343536373839>»
  • Xem thêm     

    31/05/2018, 06:00:55 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Bạn có giấy nghỉ ốm của bệnh viện từ ngày 16 đến ngày 23, đã nộp giấy đó cho xí nghiệp nhưng xí nghiệp chưa cho đi làm lại.
    Về nguyên tắc, sau khi người lao động đã hưởng chế độ ốm đau theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động phải cho người lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động.
    Về điều kiện để hưởng chế độ ốm đau, tại Điều 25 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định cụ thể:
    “1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
    Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.
    2. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền”.
    Để thời gian nghỉ là hợp pháp thì thời gian đó phải là thời gian mà bác sĩ yêu cầu nghỉ để khám chữa bệnh và phải có giấy tờ chứng minh điều đó.
    Nếu thời gian nghỉ ốm của bạn không phải do nhân viên y tế yêu cầu thì không được coi là thời gian nghỉ ốm.
    Nếu giấy nghỉ ốm của bạn hợp lệ thì bạn có thể khiếu nại việc xí nghiệp chưa cho bạn đi làm lại.

  • Xem thêm     

    31/05/2018, 02:35:07 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Về thời gian đóng bảo hiểm của vợ bạn trong thời gian làm việc tạo công ty cũ sẽ được tính từ khi được công ty đóng bảo hiểm xã hội cho tới khi chấm dứt hợp đồng lao động. Theo thông tin bạn cung cấp, vợ bạn đã chấm dứt hợp đồng lao động từ hết tháng 12/2017 tuy nhiên công ty đã không chốt sổ bảo hiểm cho vợ bạn. Do đó, đây là lỗi từ phía họ và họ không có quyền yêu cầu vợ bạn đóng bù khoảng thời gian trên.

    Theo điều 47 Bộ luật lao động 2012 về trách nhiệm của người sử dụng lao động:

    “2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

    3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.”

    Như vậy, sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm cho người lao động.

    Theo quy định tại Điều 119 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 về trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại:

    Điều 119. Trình tự giải quyết khiếu nại về bảo hiểm xã hội

    1. Việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi hành chính về bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại.

    2. Việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi về bảo hiểm xã hội không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì người khiếu nại có quyền lựa chọn một trong hai hình thức sau đây:

    a) Khiếu nại lần đầu đến cơ quan, người đã ra quyết định hoặc người có hành vi vi phạm. Trường hợp cơ quan, người có quyết định, hành vi về bảo hiểm xã hội bị khiếu nại không còn tồn tại thì cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện có trách nhiệm giải quyết;

    3. Trường hợp người khiếu nại được quy định tại điểm a khoản 2 Điều này không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án hoặc khiếu nại đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.

    Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án”.

     Việc công ty không trả sổ bảo hiểm cho bạn, bạn có thể khiếu nại tới công ty. Nếu công ty không giải quyết hoặc bạn không đồng ý với việc giải quyết thì có thể khiếu nại tới phòng lao động thương binh xã hội, nếu vẫn không được giải quyết thì có thể khiếu nại tới Sở lao động thương binh xã hội hoặc khởi kiện ra Tòa án.

  • Xem thêm     

    27/05/2018, 11:02:57 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo thông tin bạn cung cấp, bạn đã làm việc tại hai công ty, tại công ty cũ đã có sổ bảo hiểm xã hội nhưng hiện nay bạn không lấy được sổ do không biết sổ ở đâu. Về nguyên tắc, mỗi người chỉ có một sổ bảo hiểm xã hội, bạn đã có sổ bảo hiểm tại công ty cũ nên công ty mới không thể thực hiện cấp sổ bảo hiểm mới cho bạn. Thông thường khi người lao động nghỉ việc quá lâu nhưng không quay lại lấy sổ bảo hiểm xã hội, đơn vị sử dụng lao động sẽ trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh. Nếu sổ bảo hiểm của bạn sau khi trả cho cơ quan bảo hiểm xã hội đã bị hủy thì công ty mới hoàn toàn có thể cấp sổ mới cho bạn. Nhưng công ty thứ hai không cấp được sổ, không chốt được sổ chứng tỏ sổ bảo hiểm xã hội của bạn chưa bị hủy. Bạn có thể liên lạc với cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh nơi công ty cũ của bạn đóng trụ sở để làm thủ tục lấy sổ bảo hiểm xã hội của mình.

  • Xem thêm     

    25/05/2018, 10:18:04 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo điều 119 Bộ luật lao động 2012 quy định về Nội quy lao động như sau:

    “Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải có nội quy lao động bằng văn bản.”

    Như vậy, công ty sử dụng dưới 10 lao động thì không bắt buộc phải có nội quy lao động nhưng nếu có nội quy lao động đáp ứng đủ các điều kiện pháp luật quy định thì vẫn có hiệu lực.

    Về hiệu lực của nội quy lao động, Bộ luật lao động quy định như sau:

    Điều 120. Đăng ký nội quy lao động

    1. Người sử dụng lao động phải đăng ký nội quy lao động tại cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.”

    Điều 122. Hiệu lực của nội quy lao động

    Nội quy lao động có hiệu lực sau thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nhận được hồ sơ đăng ký nội quy lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 của Bộ luật này.”

    Theo quy định này, nội quy lao động bắt buộc phải được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh thì mới có hiệu lực và hiệu lực tự phát sinh sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan này nhận được hồ sơ đăng ký nội quy lao động, trừ trường hợp nội quy cần sửa đổi.

    Do đó, nội quy lao động chưa được đăng ký thì chưa có hiệu lực và không thể sử dụng nội quy chưa có hiệu lực để làm căn cứ sa thải người lao động. Nếu việc sa thải là không có căn cứ theo quy định pháp luật thì bạn có thể khiếu nại và khởi kiện quyết định sa thải đó.

  • Xem thêm     

    23/05/2018, 03:37:44 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là một trong những quyền của người lao động được quy định cụ thể tại điều 37 Bộ luật lao động 2012 như sau:

    “Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

    1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

    a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

    b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

    c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

    d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

    đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

    e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

    g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

    2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:

    a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;

    b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;

    c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.(Thời hạn do cơ sở y tế chỉ định)

    3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.”

    Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động phải tuân thủ theo quy định trên. Đối với từng loại hợp đồng, điều kiện đơn phương chấm dứt hợp đồng là khác nhau.

    Nếu Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn khi có căn cứ tại khoản 1 điều 37 Bộ luật lao động như: không được trả lương đầy đủ, đúng hạn; bị ngược đãi, quấy rối tình dục; gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục hợp đồng….Thời hạn báo trước đối với trường hợp này tuân theo khoản 2 điều 37 có thể là ít nhất 03 ngày, 30 ngày hoặc do cơ sở y tế chỉ định tùy vào từng căn cứ xin đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

    Nếu người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì không cần điều kiện về lý do nghỉ việc mà chỉ cần tuân theo quy định báo trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo yêu cầu của cơ sở y tế.

    Thời điểm tính thời hạn báo trước là khi người lao động báo cho người sử dụng lao động yêu cầu đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của mình. Người lao động có thể nộp đơn trực tiếp cho người sử dụng lao động- người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc gián tiếp thông qua bộ phận nhân sự

    Như vậy, ngày bắt đầu tính thời điểm báo trước là ngày người lao động nộp đơn cho Người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc cho bộ phận nhân sự. Nếu nộp đơn cho cá nhân cơ quan khác mà người đó không chuyển đơn cho người sử dụng lao động thì không được tính là thời điểm báo trước. Do đó, khi người lao động chỉ nộp đơn xin nghỉ việc cho quản đốc và có làm việc đủ khoảng thời gian báo trước thì vẫn coi là trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vi phạm quy định về thời gian báo trước.

  • Xem thêm     

    22/05/2018, 03:32:42 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được quy định tại điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

    “2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:……

    b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

    c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

    3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.”

    Ngoài ra: nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ từ 1 tháng đến 6 tháng tính là nửa năm, từ trên 6 tháng đến 12 tháng tính tròn 1 năm.

    Toàn  bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội của bạn đều từ sau năm 2014, áp dụng điểm b khoản 2 điều 60, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được hưởng hai tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Bạn đóng bảo hiểm xã hội được ba đợt với tổng thời gian là 02 năm 03, làm tròn thành 2,5 năm nên bạn được hưởng 05 tháng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội.

    Thủ tục rút bảo hiểm xã hội một lần

    Theo điều 109 Luật bảo hiểm xã hội, bạn cần nộp hồ sơ bao gồm:

    “1. Sổ bảo hiểm xã hội.

    2. Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động.”

    Vê thời gian giải quyết yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần

    Theo điều 110 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

    “4. …..trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp hưởng bảo hiểm xã hội một lần, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

    Như vậy, bạn cần nộp hồ sơ bao gồm sổ bảo hiểm xã hội và đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Trong thời hạn 10 kể từ ngày bạn nộp đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm sẽ giải quyết yêu cầu của bạn.

  • Xem thêm     

    19/05/2018, 10:45:56 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Việc công ty ký hợp đồng lao động và trong đó có điều khoản và bắt buộc người lao động phải cam kết là đồng ý cho kế toán trưởng cty sao kê tài khoản cá nhân là đúng luật không?

    Việc thay đổi tài khoản trả lương đã thông báo cho nhân sự và được chấp nhận thì không bị coi là vi phạm pháp luật. Trong quá trình xác nhận tài khoản mới, nếu không yêu cầu nêu rõ lý do thì không cần phải thông báo về lý do thay đổi. Trường hợp của bạn, khi nhân sự đã đồng ý thay đổi tài khoản trả lương có nghĩa là việc thay đổi đã được chấp nhận. Do đó, công ty không được phép gây khó khăn cho người lao động sau khi đã chấp nhận việc thay đổi tài khoản trả lương.

    Việc công ty yêu cầu người lao động đồng ý cho kế toán công ty sao kê tài khoản trả lương là trái quy định của pháp luật. Mặc dù tài khoản trả lương do công ty lập nhưng người lao động là chủ tài khoản. Do đó, chỉ có chủ tài khoản mới được phép sao kê tài khoản; không một cá nhân, cơ quan, tổ chức nào được ép buộc chủ tài khoản cam kết cho người khác sao kê tài khoản của mình.

    Việc công ty ký hợp đồng lao động và trong đó có điều khoản và bắt buộc người lao động phải cam kết là đồng ý cho kế toán trưởng cty sao kê tài khoản cá nhân là đúng luật không?

    Việc thay đổi tài khoản trả lương đã thông báo cho nhân sự và được chấp nhận thì không bị coi là vi phạm pháp luật. Trong quá trình xác nhận tài khoản mới, nếu không yêu cầu nêu rõ lý do thì không cần phải thông báo về lý do thay đổi. Trường hợp của bạn, khi nhân sự đã đồng ý thay đổi tài khoản trả lương có nghĩa là việc thay đổi đã được chấp nhận. Do đó, công ty không được phép gây khó khăn cho người lao động sau khi đã chấp nhận việc thay đổi tài khoản trả lương.

    Việc công ty yêu cầu người lao động đồng ý cho kế toán công ty sao kê tài khoản trả lương là trái quy định của pháp luật. Mặc dù tài khoản trả lương do công ty lập nhưng người lao động là chủ tài khoản. Do đó, chỉ có chủ tài khoản mới được phép sao kê tài khoản; không một cá nhân, cơ quan, tổ chức nào được ép buộc chủ tài khoản cam kết cho người khác sao kê tài khoản của mình.

  • Xem thêm     

    19/05/2018, 10:45:11 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo khoản 1, 2 điều 7 Nghị định 65/2016:

    1. Điều kiện chung

    a) Có đội ngũ giáo viên đáp ứng tiêu chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp quy định tại khoản 4 Điều 53 Luật giáo dục nghề nghiệp;

    b) Đáp ứng tiêu chuẩn nghiệp vụ sư phạm theo quy định;

    c) Số lượng giáo viên cơ hữu phải đảm bảo 50% trên tổng số giáo viên của cơ sở đào tạo.

    2. Điều kiện giáo viên dạy lý thuyết

    a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành luật, công nghệ ô tô, công nghệ kỹ thuật ô tô, lắp ráp ô tô hoặc các ngành nghề khác có nội dung đào tạo chuyên ngành ô tô chiếm 30% trở lên;

    b) Trình độ A về tin học trở lên;

    c) Giáo viên dạy môn Kỹ thuật lái xe phải có giấy phép lái xe tương ứng hạng xe đào tạo trở lên.

    Điều kiện đối với giáo viên dạy lý thuyết môn Pháp luật giao thông đường bộ là phải đáp ứng được các điều kiện chung tại khoản 1 và các điểm a, b khoản 2 điều 7 Nghị định 65/2016.

    Bạn đã đáp ứng được các điều kiện chung tại khoản 1 điều 7 Nghị định này, đồng thời có bằng tốt nghiệp Cao đẳng công nghệ ô tô theo điểm a khoản 2 điều 7. Điều kiện về bằng lái xe tương ứng chỉ yêu cầu đối với giáo viên dạy môn kĩ thuật lái xe.

    Như vậy, bạn còn thiếu điều kiện tại điểm b khoản 2 đó là có trình độ A tin học trở lên. Nếu đáp ứng thêm điều kiện về trình độ tin học thì bạn sẽ có đủ điều kiện để tham gia giảng dạy môn Pháp luật giao thông đường bộ.

  • Xem thêm     

    12/05/2018, 05:57:21 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ khoản 1 điều 45 Luật việc làm 2013 về thời gian đóng bảo hiểm xã hội:

    “1. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.”

    Theo quy định này, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được tính là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm liên tục hoặc không liên tục từ thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp cho tới khi hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Do đó, bạn đã đã đóng bảo hiểm từ tháng 11/2012 đến tháng4/2017, sau đó bạn nghỉ việc ở nhà đến tháng 4/2018 thì em bắt đầu đi làm lại thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được tính là cả hai khoảng thời gian từ 11/2012 đến 04/2017 và khoảng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ tháng 04/2018 với điều kiện từ tháng 11/2012 tới nay bạn chưa hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

    Thời gian tính đóng bảo hiểm thất nghiệp được cộng dồn theo luật việc làm không yêu cầu người lao đồng phải làm giấy tờ trước khi nghỉ việc nên bạn vẫn được cộng dồn thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp như trên.

  • Xem thêm     

    10/05/2018, 06:33:57 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Bạn giao hàng cho công ty và nhận số tiền hàng là 25 triệu đồng, vì sơ suất nên đã làm mất, đồng thời hiện tại bạn chưa có đủ khả năng để hoàn trả số tiền này cho công ty.

    Nếu như việc làm mất tiền hàng ở đây là đúng sự thật thì trách nhiệm của bạn là trách nhiệm dân sự, bạn phải hoàn trả số tiền bị mất cho công ty. Trường hợp bạn chưa có đủ điều kiện để trả lại thì có thể thỏa thuận với công ty xin gia hạn trả nợ cho bạn.

    Nếu cơ quan điều tra chứng minh được việc bạn không hoàn trả được tiền không phải do bị mất thì bạn có thể bị khỏi tố theo điều 174 BLHS sửa đổi bổ sung 2017 về tội lừa đảo chiếm đoạt tìa sản:

    “ Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:”

    Trong vụ việc này, theo như bạn trình bày thì do sơ xuất mà làm mất, nghĩa là bạn không cố ý. Vì vậy bạn cần trình bầy với công ty để xin trả chậm lại. Nếu bị mất, bị cưỡng đọat phải trình báo cơ quan Công an. Nếu bạn không nói sớm mà công ty phát hiện ra bạn gian dối nđể chiếm đọat số tiền trên thì bạn sẽ phải chịu TNHS về tội Lừa đâỏ chiếm đọat tài sản hoặc tội danh khác tương ứng với hành vi trái pháp luật của bạn.

    Chào bạn, chúc bạn sớm giải quyết được vụ việc trên!
     
  • Xem thêm     

    03/05/2018, 06:18:17 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Với trường hợp của bạn không muốn đóng bảo hiểm xã hội chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:

    Căn cứ theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

    “Điều 2. Đối tượng áp dụng

    1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

    a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

    b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

    c) Cán bộ, công chức, viên chức;

    d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

    ….

    Như vậy, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội. Trường hợp người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội thì sẽ bị xử phạt hành chính.

  • Xem thêm     

    03/05/2018, 06:13:08 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ khoản 3 điều 8 thông tư 28/2016:

    a) Lợi nhuận kế hoạch tăng so với thực hiện của năm trước liền kề thì mức tiền lương bình quân kế hoạch được xác định theo công thức sau:

    TLbqkh = TLbqthnt - TLns + TLln                          (1)

    Trong đó:

    - TLbqkh: Mức tiền lương bình quân kế hoạch.

    - TLbqthnt: Mức tiền lương bình quân thực hiện của năm trước liền kề.

    - TLns: Khoản tiền lương giảm theo năng suất lao động bình quân, được xác định theo công thức:

    TLns = TLbqthnt x  x 0,8                      (2)

    Wkh : Năng suất lao động bình quân kế hoạch; Wthnt : năng suất lao động bình quân thực hiện năm trước liền kề.

    - TLln: Khoản tiền lương tăng thêm theo lợi nhuận, được xác định theo công thức sau:

    TLln = TLbqthnt   x 0,2                      (3)

    Trong đó:

    - TLbqthnt: Mức tiền lương bình quân thực hiện của năm trước liền kề.

    - Pkh: Lợi nhuận kế hoạch; Pthnt: lợi nhuận thực hiện năm trước liền kề.

    Như vậy, việc tính lương phải áp dụng công thức như trên, căn cứ vào số liệu thực tế mà không được áp dụng các % cụ thể.

  • Xem thêm     

    03/05/2018, 06:10:14 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Bạn thắc mắc về đơn vị thời gian dùng để tính tiền dạy thêm giờ đối với giáo viên tiểu học, tôi xin giải đáp như sau:

    Văn bản hợp nhất 03/2017 quy định về định mức thời gian làm việc của giáo viên. Đối với thời gian gian giảng dạy trong định mức thì sẽ tính theo tiết học(định mức đối với giáo viên tiểu học là 23 tiết/tuần).

    Thông tư liên tịch 07/2013 quy định về việc tính lương dạy thêm giờ đối với giáo viên trong các đơn vị công lập. Theo đó, đối với thời gian dạy thêm giờ thì đơn vị thời gian tính là giờ(1 giờ = 60 phút).

    Như vậy, tùy vào tiết dạy trong định mức hay không sẽ áp dụng đơn vị thời gian khác nhau, trong định mức thì đơn vị là tiết học còn những tiết dạy thêm phải quy ra giờ để tính lương.

  • Xem thêm     

    01/05/2018, 03:13:52 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Hợp đồng là một giao dịch mà trong đó các bên tự trao đổi ý chí với nhau nhằm đi đến sự thỏa thuận cùng nhau làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ nhất định. Dưới góc độ pháp lý thì hợp đồng được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự 

    Tại Điều 119 Bộ luật dân sự 2015 quy định Hình thức giao dịch dân sự

    “1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

    Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

    2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.”

    Với dạng hợp đồng du học nghề mà bạn nêu trên không bắt buộc phải công chứng. Do giao dịch trong trường hợp của bạn không phải đăng ký thì không cần công chứng, chứng thực mà các bên chỉ cần thỏa thuận với nhau bằng hình thức Văn bản, thư điện tử, bằng miệng, hoặc bằng những hành vi nhất định về những nội dung cơ bản của hợp đồng. Hoặc được thực hiện trên cơ sở với điều kiện các bên có tư cách pháp nhân. Nếu bạn muốn công chứng dạng hợp đồng này hoặc tư vấn soản thảo nhằm đảm bảo các quyền lợi ích của mình cụ thể hơn thì có thể liên hệ trực tiếp với luật sư tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    29/04/2018, 04:44:14 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định tại điều 1 Nghị quyết 93/2015 thì:“Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần”

    Về cách tính bảo hiểm một lần mới nhất được áp dụng theo Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, cụ thể như sau:

    - Hệ số 1,5 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trong những năm đóng trước năm 2014;

    - Hệ số 2 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trong những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

    - Nếu chưa đóng đủ 1 năm thì Mức hưởng = Số tiền đã đóng, tối đa bằng 2 tháng mức bình quân tiền lương.

    Để được hưởng chế độ BHXH một lần, bạn phải thực hiện thủ tục sau:

    1. Bạn phải trực tiếp nộp hồ sơ cho tổ chức BHXH nơi bạn đóng BHXH, hồ sơ bao gồm: sổ BHXH, quyết định nghỉ việc, đơn đề nghị hưởng BHXH một lần.

    2. Tổ chức BHXH sẽ giải quyết chế độ BHXH một lần cho bạn trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ của bạn.
    Theo quy định tại Điều 56 Luật BHXH, mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tiền công tháng đóng BHXH. Hệ số 2 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trong những năm đóng từ năm 2014 trở đi, nếu thời gian đóng BHXH có tháng lẻ dưới 3 tháng thì không tính; từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng tính là nửa năm; từ trên 6 tháng đến 12 tháng tính tròn là một năm.

    Trường hợp của bạn, nếu chọn hưởng bảo hiểm xã hội một lần phải hết sức cân nhắc, bạn có thể tham gia chế độ BHXH tự nguyện tại địa phương( cơ quan BHXH nơi bạn cư trú) hoặc tiếp tục đóng nối BHXH tại một doanh nghiệp mới mà bạn làm việc để được hưởng chế độ hưu trí.

  • Xem thêm     

    29/04/2018, 03:50:29 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Bạn hãy căn cứ vào các cahs xác định như sau:

    1. Cách xác định quỹ lương thực hiện

    Theo quy định tại điểm 2.25, Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC, quy định về quỹ lương thực hiện như sau:

    ” Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).”

    Ví dụ 1: Khi nộp hồ sơ quyết toán thuế năm 2014, DN A có trích quỹ dự phòng tiền lương là 10 tỷ đồng. Trong năm 2015, DN A có trích thêm quỹ lương là 70 tỷ, trong đó, 60 tỷ chi trong năm 2015, 5 tỷ là tiền lương của tháng 13 được chi trong tháng 3/2016. Còn lại 5 tỷ, được chi sau tháng 3 năm 2016

    Vậy quỹ lương thực hiện của ND A trong năm 2015 là : 70 tỷ – 5 tỷ = 65 tỷ

    Ví dụ 2 : Tiền lương năm 2015 của Doanh nghiệp A phải trả cho người lao động là 1 tỷ đồng:

    – Trong năm 2015, doanh nghiệp đã trả tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp cho người lao động là 900 triệu đồng.

    – Đến thời điểm 31/03/2016 doanh nghiệp mới chi trả tiền lương, tiền công của năm 2014 là 50 triệu đồng

    – Vậy quỹ tiền lương thực hiện đến thời hạn nộp hồ sơ quyết toán = 900 + 50 = 950 triệu đồng.

    Ví dụ 3: Tiền lương năm 2015 của Doanh nghiệp A phải trả cho người lao động là 1 tỷ đồng:

    – Trong năm 2015, doanh nghiệp đã trả tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp cho người lao động là 900 triệu đồng.

    – Đến thời điểm 31/03/2016 doanh nghiệp đã chi trả hết số tiền lương, tiền công của năm 2014 là 100 triệu đồng

    – Vậy quỹ tiền lương thực hiện đến thời hạn nộp hồ sơ quyết toán = 900 + 100 = 1.000 triệu đồng.

    2. Cách xác định tháng lương thực hiện bình quân

    Theo Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC, sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC, quy định về việc tính tháng lương bình quân thực tế như sau:

    “Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) 12 tháng. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động không đủ 12 tháng thì: Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) số tháng thực tế hoạt động trong năm.”

    Ví dụ: Doanh nghiệp A năm 2014 có quỹ lương thực tế thực hiện là 12 tỷ đồng thì việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế 2014 của doanh nghiệp như sau: (12.000.000.000 đồng : 12 tháng) = 1.000.000.000 đồng.

  • Xem thêm     

    26/04/2018, 09:47:01 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Bạn là lao động nữ sinh con nên thuộc đối tượng được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

    ” Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

    1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    b) Lao động nữ sinh con;”

    Điều kiện để bạn được hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh được quy định tại Khoản 1, 2 Điều 41 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

    “Điều 41. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản

    1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày.

    Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

    2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

    a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;

    b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

    c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.”

    Theo đó, điều kiện để hưởng chế độ dưỡng sức sau khi nghỉ thai sản là ngay sau khi hưởng hết chế độ thai sản 6 tháng bạn quay trở lại làm việc và sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức từ 05 ngày đến 10 ngày theo quyết định của công ty và ban chấp hành công đoàn cơ sở. 

    Tuy nhiên, sau khi nghỉ thai sản, bạn không quay trở lại làm việc ngay, mà xin nghỉ ở công ty cũ và chuyển sang một công ty mới. Cho nên, ngày 12/4/2018 bạn đi làm tại công ty mới không được tính là quay trở lại làm việc ngay sau khi nghỉ hưởng chế độ thai sản tại công ty cũ nên bạn sẽ không được giải quyết chế độ dưỡng sức sau sinh.

  • Xem thêm     

    20/04/2018, 10:24:05 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Bạn nên liên hệ với trạm y tế, UBND nơi có trạm y tế để hỏi về vấn đề này, quan trọng nhất là vấn đề về chế độ trợ cấp đối với người làm công tác y tế cơ sở được hưởng những trợ cấp gì thôi.

  • Xem thêm     

    19/04/2018, 11:23:04 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Trong trường hợp xin thuyên chuyển công tác bạn phải làm việc với đơn vị mà bạn muốn chuyển đến để được tiếp nhận. Sau khi được sự đồng ý tiếp nhận của đơn vị mới bạn mới nên làm thủ tục thôi công tác ở đơn vị cũ. Bạn cần làm đúng quy trình để không bị đứt quãng trong quá trình xin thuyên chuyển công tác làm ảnh hưởng đến sự ổn định công việc

  • Xem thêm     

    19/04/2018, 11:21:48 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Trong trường hợp xin thuyên chuyển công tác bạn phải làm việc với đơn vị mà bạn muốn chuyển đến để được tiếp nhận. Sau khi được sự đồng ý tiếp nhận của đơn vị mới bạn mới nên làm thủ tục thôi công tác ở đơn vị cũ. Bạn cần làm đúng quy trình để không bị đứt quãng trong quá trình xin thuyên chuyển công tác làm ảnh hưởng đến sự ổn định công việc

47 Trang «<33343536373839>»