Tư Vấn Của Luật Sư: Luật sư Nguyễn Thanh Tùng - thanhtungrcc

47 Trang «<36373839404142>»
  • Xem thêm     

    18/01/2018, 09:53:34 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định tại các Điều 5, Điều 14 và Điều 18 quy định ban hành kèm theo Quyết định 959/2015/QĐ-BHXH về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thể bảo hiểm y tế thì mức lương dùng làm căn cứ để đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế bắt buộc là tiền lương tháng được xác định trên cơ sở quy định tại Điều 6 Quyết định 959/2015/QĐ-BHXH:

    “Điều 6. Tiền Iương tháng đóng BHXH bắt buộc

    1. Tiền lương do Nhà nước quy định

    1.1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này tính trên mức lương cơ sở.

    Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điểm này bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu theo quy định của pháp luật về tiền lương.

    1.2. Người lao động quy định tại Điểm 1.6, Khoản 1 Điều 4 thì tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương cơ sở.

    2. Tiền lương do đơn vị quyết định

    2.1. Người lao động thực hiện chế độ tiền lương do đơn vị quyết định thì tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương ghi trong HĐLĐ.

    Từ 01/01/2016, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật lao động.

    Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động.

    2.2. Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản này không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.

    Người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp dạy nghề) thì tiền lương đóng BHXH bắt buộc phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng, nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì cộng thêm 5%.

    3. Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điều này mà cao hơn 20 tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc bằng 20 tháng lương cơ sở.”

    Theo quy định nêu trên và những thông tin bạn cung cấp thì có căn cứ rõ ràng cho việc công ty nơi bạn làm việc đã có hành vi vi phạm pháp luật khi đóng các loại bảo hiểm cho bạn không đúng quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, để bảo vệ quyền lợi của mình trước tiên bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của công đoàn công ty. Nếu chưa được đáp ứng, bạn có thể làm đơn trình báo sự việc đến cơ quan bảo hiểm xã hội để được can thiệp. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại theo số 19006280 để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    15/01/2018, 10:43:45 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo thông tin trình bày, công ty tư nhân đó đã không ký kết hợp đồnglao động với bạn cũng đồng nghĩa không tham gia bảo hiểm xã hội cho bạn là hoàn toàn vi phạm luật. Do đó, bạn có quyền khiếu nại lên cấp trên của công ty, để yêu cầu công ty thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán tiền lương cho bạn. Trường hợp, phía công ty không chi trả tiền lương cho bạn, bạn có quyền nộp đơn khiếu nại lên Sở thương binh và xã hội ở địa phương để yêu cầu giải quyết và trình bày hành vi vi phạm của công ty.

    Theo quy định tại Bộ Luật Lao động 2012, Điều 18 về Nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động:

    1. Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.

    2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản; trường hợp này hợp đồng lao động có hiệu lực như giao kết với từng người.

    Hợp đồng lao động do người được ủy quyền giao kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp và chữ ký của từng người lao động.”

    Theo nghị định 95/2013/Nđ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội,..tạiĐiều 5 quy định về việc Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động:

    1. Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc cố định có thời hạn trên 3 tháng; không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động theo quy định tại Điều 22 của Bộ luật lao động theo một trong các mức sau đây:

    a) Từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

    …”

    Theo đó, khi nhận người lao động vào làm việc, công ty phải có trách nhiệm giao kết hợp đồng lao động với người lao động, và chịu trách nhiệm hành chính cho hành vi vi phạm này của mình. Việc giữa bạn và công ty không thực hiện ký kết hợp đồng lao động nhưng nếu bạn đã làm việc với thời hạn trong công ty là trên 3 tháng, thì coi như giữa 2 bên đã xác lập quan hệ lao động theo pháp luật lao động.

    Khi đó, với tư cách là người lao động trong công ty, bạn vẫn phải có nghĩa vụ tuân thủ nội quy lao động của công ty, và tuân thủ pháp luật về lao động, khi có sự vi phạm kỷ luật của công ty, bạn vẫn phải chịu trách nhiệm kỷ luật theo quy định của nội quy công ty và theo pháp luật lao động.Phía công ty cũng phải tuân thủ các quy định của Luật Lao động đối với bạn.

    Do bạn không nói rõ thời gian làm việc bao lâu nên chúng tôi khó có thể tư vấn chính xác được cho bạn về hành vi trốn đóng bảo hiểm của công ty. Tuy nhiên, với hành vi đó công ty sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

    3. Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 của Luật này từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội”.

    Như vậy, khi công ty không đóng hoặc trốn đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 ngày trở lên thì sẽ phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng. Bên cạnh đó, tùy từng trường hợp còn bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại theo số 19006280 để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    15/01/2018, 10:39:28 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Hiện nay việc luân chuyển công tác cán bộ được dựa theo luật công chức nhà nước và các thông tư, nghị định kèm theo. Trong đó, Điều 6 thông tư số 06/2012/TT-BNV: Hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụvà tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn có quy định về chức năng nhiệm vụ của công chức này. Về các quy định về việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức được quy định tại Nghị định 158/ 2007/ NĐ- CP quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn kì chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức và Nghị định 150/ 2013/ NĐ- CP sửa đổi bổ sung Nghị định 158/ 2007/ NĐ- CP. Trong đó, Khoản 4 Điều 1 Nghị định 150/2013/NĐ- CP sửa đổi bổ sung Điều 7 Nghị định 158/2007/NĐ- CP có quy định các thời hạn định kì chuyển đổi vị trí công tác – Bạn thực hiện công tác từ năm 2012, tính đến nay là 5 năm, như vậy là trong thời hạn chuyển đổi vị trí công tác cán bộ. Ngoài ra, việc phân công công tác này còn dựa vào thẩm quyền (người ra quyết định có thẩm quyền không), vị trí chức danh (theo tôi  thấy ở đây là ngang nhau),… Đồng thời, trong quá trình công tác, người kia dù bị kỉ luật nhưng nếu trong thời gian đó người này chăm chỉ, thực hiện đúng công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ thì không có lí do để yêu cầu không luân chuyển, hơn nữa việc luân chuyển cán bộ của nhà nước cũng có những lí do nhất định, nhằm đảm bảo các cán bộ công chức có thể thực hiện chuyên, đảm nhiệm được nhiều vị trí cũng như chống những tiêu cực có thể xảy ra. Do vậy, trong trường hợp có những vấn đề trái pháp luật thì bạn cần nêu cụ thể hoặc cho tôi thêm dữ liệu để tôi có thể kiểm tra, nghiên cứu xem có thể xảy ra sai phạm hay không; và trường hợp không xảy ra sai phạm thì bạn nên chấp hành việc luân chuyển này. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại theo số 19006280 để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    31/12/2017, 06:26:32 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Bạn có thể gửi thông tin cá nhân và nguyện vọng tình nguyện đi dạy của mình cho các đơn vị là Phòng tổ chức cán bộ Sở Giáo dục - Đào tạo của các tỉnh vùng cao, biên giới, hải đảo nơi bạn sẵn sàng làm việc vào thời gian trước tháng 6,7 hàng năm tương ứng với thời gian tuyển dụng đội ngũ giáo viên của tỉnh. Nơi nào thực sự đang thiếu đội ngũ giáo viên hoặc ngành giáo dục còn gặp nhiều khó khăn họ sẽ tự động liên hệ lại và hướng dẫn bạn làm các thủ tục tuyển dụng cần thiết. Chúc bạn thành công!

  • Xem thêm     

    23/12/2017, 08:49:36 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo điều 144 và điều 145 Bộ luật lao động 2013 thì Người lao động (NLĐ) sẽ được bồi thường tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp khi bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết trừ trường hợp tai nạn lao động mà nguyên nhân xảy ra tai nạn hoàn toàn do lỗi của chính NLĐ bị nạn theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động (kể cả trường hợp NLĐ bị tai nạn khi thực hiện nhiệm vụ hoặc tuân theo sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động (NSDLĐ) ở ngoài phạm vi doanh nghiệp cho dù do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn.

    NLĐ bị bệnh nghề nghiệp theo kết luận của Hội đồng Giám định Y khoa hoặc của cơ quan pháp y có thẩm quyền, thì được bồi thường trong các trường hợp sau.

    NLĐ bị chết do bệnh nghề nghiệp khi đang làm việc hoặc trước khi chuyển làm công việc khác, trước khi thôi việc, trước khi mất việc, trước khi nghỉ hưu hoặc bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bệnh nghề nghiệp theo kết quả thực hiện khám giám định bệnh nghề nghiệp định kỳ.

    Người sử dụng lao động bồi thường từng lần đối với NLĐ bị tai nạn lao động. Tai nạn lao động lần nào thì thực hiện bồi thường lần đó. NSDLĐ không được cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó.

    NSDLĐ bồi thường đối với NLĐ bị bệnh nghề nghiệp theo từng lần và theo nguyên tắc: Lần thứ nhất thì căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động trong lần khám đầu. Từ lần thứ hai trở đi thì căn cứ vào mức suy giảm khả năng lao động tăng lên để bồi thường phần chênh lệch mức suy giảm khả năng lao động so với kết quả giám định lần trước liền kề.

    Về mức bồi thường được tính như sau:

    Đối với NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:ít nhất bằng 30 tháng tiền lương.

    Đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%: ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương.

    Đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì cứ tăng 1% sẽ được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương. NSDLĐ có thể tra bảng tính mức bồi thường hoặc tính theo công thức sau:

    Như vậy, đối với câu hỏi của bạn khi người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10% thì được bồi thường ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại theo số 19006280 để được tư vấn cụ thể hơn.


  • Xem thêm     

    23/12/2017, 03:01:23 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định tại ĐIều 37 Bộ luật lao động 2012, người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng phải có lý do và phải báo trước cho người sử dụng lao động ít nhất 30 ngày. Trong 30 ngày này bạn phải làm viêc bình thường. Nếu đơn vị không cho nghỉ không lương. Nếu bạn tự ý nghỉ những ngày cuối, công ty có thể quy vào đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật do vi phạm thời gian báo trước. Lúc này, người lao động có nghĩa vụ phải bồi thường cho người sử dụng lao đông. Về bản chất,sa thải và đơn phương chấm dứt hợp đồng vẫn nhận đươc tiền lương những ngày làm việc. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại theo số 19006280 để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    23/12/2017, 02:54:27 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Hợp đồng cung ứng lao động không quy định trong Bộ luật lao động, mà chỉ có "Tổ chức giới thiệu việc làm". "Tổ chức giới thiệu việc làm" thì lại không có chức năng ký kết HĐ dịch vụ cung ứng lao động. Trong GCN ĐKKD, tôi cũng chưa thấy có ngành nghề cung ứng lao động. Do vậy, việc cung ứng lao động là trái quy định pháp luật về lao động. Vì lẽ đó, các công ty "cho thuê lại lao động" sẽ lách luật bằng cách chuyển sang hình thức ký HĐ cung cấp dịch vụ với các doanh nghiệp, và được xem là hợp pháp, nhưng về bản chất đó cũng là cho thuê lại lao động. Rõ ràng là đối với các dạng cung ứng dịch vụ vệ sinh công nghiệp, di dời nhà xưởng, văn phòng, cung ứng bảo vệ ... thì theo tôi là có thể ký kết dạng HĐ cung cấp dịch vụ (hiện nay nhiều cty đang áp dụng). Còn cung ứng vài trăm công nhân lao động thời vụ thì có được xem là cung ứng dịch vụ nữa hay không?. Theo tôi rường hợp bạn hỏi là không thể vì trái với quy định. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại theo số 19006280 để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    22/12/2017, 03:24:45 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Bạn có trình bày bạn với trường mần non tư thục thử việc 3 tháng chỉ thỏa thuận bằng miệng và không có hợp đồng, trong đó cam kết bạn sẽ làm việc cho công ty 02 tháng, sau 2 tháng công ty sẽ ký hợp đồng chính thức. Điều này có nghĩa là thời gian 2 tháng đầu của bạn được xác định là thời gian thử việc của bạn theo quy định tại Điều 26 Bộ luật lao động 2012.

    Bên cạnh đó, theo khoản 2, Điều 29 Bộ luật lao động 2012 về kết thúc thời gian thử việc. Theo đó, trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận. 

    Theo Khoản 2 Điều 47 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động, cụ thể là:

    "Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày".

    Như vậy, khi chấm dứt hợp đồng nhà trường có trách nhiệm trong vòng 30 ngày kể từ ngày chấm đứt hợp đồng phải thanh toán tiền lương đầy đủ cho bạn, việc hẹn sẽ trả lương vào ngày 21/11 là không đúng quy định pháp luật.

    Trong trường hợp này, nếu bạn không được thanh toán tiền lương thì bạn có thể khiếu nại lên ban lãnh đạo nhà trường, nếu nhà trường vẫn không trả lương cho bạn thì bạn có thể gửi đơn lên phòng lao động thương binh và xã hội để hòa giải, nếu hòa giải không thành thì bạn có thể gửi đơn ra tới Tòa Án để đòi lại quyền lợi của mình. . Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại theo số 19006280 để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    13/12/2017, 04:04:07 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo thông tin bạn cung cấp, chúng tôi xác định Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh kia không được coi là chứng nhận kinh nghiệm. Thông thường, Giấy xác nhận kinh nghiệm làm việc cho người nước ngoài tại Việt Nam phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu sau:

    Thông tin Công ty đầy đủ: tên, địa chỉ, số điện thoại.

    Thông tin người cần được xác nhận đầy đủ: họ tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, số hộ chiếu.

    Thời gian làm việc cần xác nhận phải ghi rõ: từ ngày tháng năm nào đến ngày tháng năm nào.

    Ghi rõ chức vụ của người cần xác nhận đã đảm nhận tại Công ty.

    Chỉ xác nhận làm việc tại Công ty, không nêu thêm vị trí, thời gian mà người cần xác nhận đã nắm giữ hoặc làm việc tại Công ty khác.

    Người ký xác nhận phải ghi rõ chức vụ trong Công ty: giám đốc, phó giám đốc…

    Phải đóng dấu của Công ty lên bản xác nhận.

    Như vậy, nội dung phần này rất quan trọng, khi làm Giấy xác nhận kinh nghiệm làm việc. Và để làm Giấy xác nhận kinh nghiệm làm việc, cần các thông tin sau:

    - Scan hộ chiếu của người nước ngoài cần làm Xác nhận kinh nghiệm trên 03 năm làm việc.

    - Vị trí tuyển dụng của người nước ngoài tại Công ty Việt Nam.

    - Bản mô tả công việc sẽ đảm nhận tại Công ty tại Việt Nam.

    - Bản photo bằng cấp hoặc các chứng chỉ đào tạo liên quan (nếu có).

    - Thời gian làm Xác nhận kinh nghiệm là 40 ngày làm việc.

    Do đó, để xin cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam, trong bộ hồ sơ phải có Giấy chứng nhận kinh nghiệm làm việc tại nước ngoài (quy định mới là trên 03 năm, cũ là trên 05 năm). Giấy chứng nhận này phải được hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan Ngoại giao nước sở tại.

    Như vậy, giấy chứng nhận kinh doanh kia không được coi là giấy chứng nhận kinh nghiệm và bạn phải làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận kinh nghiệm và được hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan Ngoại giao của nước sở tại. Sau đó bạn mới có thể xin cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài đó làm việc tại Việt Nam.

    Trên đây là nội dung về vấn đề của bạn, nếu còn vướng mắc để được giải đáp ngay, các bạn hãy gọi 19006280 để nghe luật sư tư vấn trực tiếp.

  • Xem thêm     

    13/12/2017, 03:59:47 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo thông tin bạn cung cấp, Công ty bạn là cơ sở sản xuất bao bì nhựa nên căn cứ Điều 37 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP quy định vể tổ chức bộ phận y tế thì Việc tổ chức bộ phận y tế quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 73 Luật An toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:

    “…

    2. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề khác với lĩnh vực, ngành nghề quy định tại Khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải tổ chức bộ phận y tế tại cơ sở bảo đảm các yêu cầu tối thiểu sau đây:

    a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng dưới 500 người lao động ít nhất phải có 01 người làm công tác y tế trình độ trung cấp;

    b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 500 đến dưới 1.000 người lao động ít nhất phải có 01 y sỹ và 01 người làm công tác y tế trình độ trung cấp;

    c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng trên 1.000 người lao động phải có 01 bác sỹ và 1 người làm công tác y tế khác.

    3. Người làm công tác y tế ở cơ sở quy định tại các Khoản 1 và 2 Điều này phải đáp ứng đủ các Điều kiện sau đây:

    a) Có trình độ chuyên môn y tế bao gồm: bác sỹ, bác sỹ y tế dự phòng, cử nhân Điều dưỡng, y sỹ, Điều dưỡng trung học, hộ sinh viên;

    b) Có chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động.”

    Như vậy, Doanh nghiệp bạn có số lao động dưới 100 người như nêu trên thì phải có 1 người làm công tác y tế trình độ trung cấp,tổ chức bộ phận y tế tại cơ sở sẽ có trách nhiệm khám chữa bệnh thông thường, quản lý sức khỏe của người lao động tại đơn vị và sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động. Nếu công ty bạn thành lập đội sơ cấp cứu dựa trên chứng nhận đã cấp và không có nhân viên có trình độ trung cấp về y tế thì sẽ vi phạm quy định an toàn, vệ sinh lao động.

    Đối với doanh nghiệp không bố trí được người làm công tác y tế hoặc không thành lập được bộ phận y tế theo quy định nêu trên thì cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện theo quy định sau: Ký hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ năng lực để cung cấp đủ số lượng người làm công tác y tế theo quy định nêu trên; có mặt kịp thời tại cơ sở sản xuất, kinh doanh khi xảy ra các trường hợp khẩn cấp trong thời hạn 30 phút đối với vùng đồng bằng, thị xã, thành phố và 60 phút đối vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Hoặc thông báo thông tin cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên theo mẫu tại Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP với Sở Y tế cấp tỉnh, nơi cơ sở có trụ sở chính.

    Trên đây là nội dung về vấn đề của bạn, nếu còn vướng mắc để được giải đáp ngay, các bạn hãy gọi 19006280 để nghe luật sư tư vấn trực tiếp.

  • Xem thêm     

    13/12/2017, 03:56:57 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Với trường hợp của bạn, việc Công ty không thông báo trước thời điểm chấm dứt hợp đồng mà đột ngột yêu cầu bạn nghỉ việc là sai quy định của pháp luật.

    Theo thông tin bạn cung cấp, hợp đồng lao động bạn làm việc là loại hợp đồng lao động có xác định thời hạn theo quy định tại Điều 22 Bộ luật Lao động năm 2012:

    Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12-36 tháng”.

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 47 Bộ luật Lao động 2012 :

    Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động”. 

    Mặt khác, Khoản 2 Điều 22 Bộ luật Lao động năm 2012 cũng quy định:

    Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm c khoản 1 điều này trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng.

    Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 1 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn”.

    Căn cứ vào bản hợp đồng lao động của bạn với công ty đã hết hạn trước đó, và bạn vẫn đang tiếp tục làm việc thì trong khoảng thời hạn 30 ngày tính từ ngày hết hạn hợp đồng lao động , công ty sẽ phải ký kết hợp đồng lao động mới với bạn. Và hợp đồng lao động mới của bạn sẽ là hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định tại Khoản 2 Điều 22 Bộ luật Lao động năm 2012.

    Như vậy, công ty bạn đã thực hiện sai quy định của pháp luật nên bạn có quyền nộp đơn Khiếu nại lần lên lãnh đạo của công ty, nếu công ty không giải quyết hoặc trả lời không thỏa đáng bạn có quyền nộp đơn Khiếu nại lần 2 lên phòng Lao động thương binh và xã hội ở địa phương hoặc Toà án có thẩm quyền để được giải quyết.

    Trên đây là nội dung về vấn đề của bạn, nếu còn vướng mắc để được giải đáp ngay, các bạn hãy gọi 19006280 để nghe luật sư tư vấn trực tiếp.

  • Xem thêm     

    13/12/2017, 03:51:24 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo thông tin bạn cung cấp, căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

    5. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.”

    Thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

    Theo quy định tại Điều 45 Luật việc làm 2013 quy định về thời gian đóng Bảo hiểm thất nghiệp:

    "1. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.

    2. Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó của người lao động không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo được tính lại từ đầu, trừ trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều 53 của Luật này.

    3. Thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp không được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về viên chức.”

    Như vậy, theo quy định trên, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.

    Do đó, bạn có thể được cộng dồn thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp ở đơn vị cũ với thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp ở công ty mới để tính tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng trợ cấp thất nghiệp.

    Đồng thời theo quy định tại khoản 3, Điều 47 Bộ luật Lao động 2012 thì:

    “Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.”

    Người sử dụng lao động sẽ có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động.

    Như vậy, trước khi sang cơ quan mới làm việc bạn cần phải hoàn tất các thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội tại cơ quan cũ. Việc chốt sổ bảo hiểm xã hội sẽ do cơ quan cũ thực hiện và giao sổ đó cho bạn, để bạn nộp cho cơ quan mới. Cơ quan này sẽ tiếp tục đóng bảo hiểm thất nghiệp cho bạn, căn cứ vào hợp đồng lao động hai bên giao kết.

    Trên đây là nội dung về vấn đề của bạn, nếu còn vướng mắc để được giải đáp ngay, các bạn hãy gọi 19006280 để nghe luật sư tư vấn trực tiếp.

  • Xem thêm     

    13/12/2017, 03:49:07 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo thông tin bạn cung cấp, căn cứ theo Điều 155 bộ luật lao động năm 2012 quy định về bảo vệ thai sản đối với lao động nữ:

    “1. Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp sau đây:

    a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;

    b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi…”

    Và căn cứ theo khoản 2 Điều 18 nghị định 95/2013/ NĐ- CP Vi phạm quy định về lao động nữ:

    "2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

    a) Sử dụng lao động nữ làm thêm giờ, làm việc ban đêm và đi công tác xa thuộc một trong các trường hợp: Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;"

    Như vậy, theo quy định của pháp luật người sử dụng lao động không được sử dụng bạn để làm thêm giờ do bạn đan là người đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Và theo nghị định 95/2013/NĐ quy định xử phạt hành chính đối với người SDLĐ sử dụng lao động nữ thuộc trường hợp đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi... làm thêm giờ thì bị xử phạt hành chính từ 10 triệu đến 20 triệu đồng mà không cần phải xem xét việc làm thêm đó là do người lao động tự nguyện hay người SDLĐ bắt buộc. Điều đó khẳng định quy định tại khoản 1 Điều 115 BLLĐ là có tính chất bắt buộc, người SDLĐ phải tuân theo. Quy định này là hợp lý nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe, sức lao động của lao động nữ; tránh những ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh đẻ và nuôi con của người phụ nữ.

    Trên đây là nội dung về vấn đề của bạn, nếu còn vướng mắc để được giải đáp ngay, các bạn hãy gọi 19006280 để nghe luật sư tư vấn trực tiếp.

  • Xem thêm     

    13/12/2017, 03:40:14 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo thông tin bạn cung cấp, bạn muốn chúng tôi tư vấn về cách tính lương làm thêm giờ. Căn cứ theo quy định của Bộ Luật Lao động 2013 quy định tại khoản 1 Điều 97 Bộ Luật Lao động năm 2012 quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm:

    1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:

    a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

    b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

    c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.”

    Bộ luật lao động 2012 quy định đơn giá tiền lương khi làm thêm giờ căn cứ vào ngày thường, ngày nghỉ hằng tuần, ngày nghỉ lễ và ngày nghỉ có hưởng lương. Không căn cứ tínhdựa trên số giờ làm thêm ngoài giờ.

    Như vậy, sẽ căn cứ vào ngày làm thêm giờ đó là vào ngày gì để làm căn cứ tính tiền lương. Ngoài ra, căn cứ tính giá tiền lương vào số giờ làm cũng có thể được quy định trong bản Hợp đồng lao động, Thỏa ước lao động tập thể hoặc theo thỏa thuận của các bên.

    Trên đây là nội dung về vấn đề của bạn, nếu còn vướng mắc để được giải đáp ngay, các bạn hãy gọi 19006280 để nghe luật sư tư vấn trực tiếp.

  • Xem thêm     

    13/12/2017, 03:37:02 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo thông tin bạn cung cấp, với trường hợp của nhân viên bên công ty bạn, căn cứ theo khoản 1 điều 142 Bộ Luật Lao động 2013:

    1. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

    Quy định này được áp dụng đối với cả người học nghề, tập nghề và thử việc.”

    Căn cứ vào điều luật, trường hợp bạn nhân viêc đó được xác định là tai nạn lao động nhưng khi tai nạn lao động xảy ra, nhân viên đó vẫn đang trong giai đoạn thử việc, chưa ký hợp đồng lao động và chưa tham gia BHXH theo quy định.Nên bạn đó chưa được hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động từ cơ quan BHXH mà chỉ mới được hưởng chế độ từ công ty về chi trả mọi chi phí sơ cấp cứu và điều trị cho bạn nhân viên đó.

    Theo pháp luật lao động, người lao động thử việc được bồi thường tai nạn lao động như người lao động chính thức. Nên công ty bạn sẽ phải thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ lúc sơ cứu cho đến khi điều trị ổn định ra viện, đồng thời phải trả đủ lương và bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 144 về Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

    1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

    2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.

    3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.”

    Về thời gian thử việc theo Hợp đồng, thì bạn nhân viên đó sẽ được sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc. Còn đối với trường hợp, hết hợp đồng thử việc, luật lao động không quy định cụ thể đối với trường hợp này. Vì vậy, công ty bạn có thể tự thương lượng, giúp đỡ bạn nhân viên đó cho thỏa đáng và hợp tình, hợp lý.

    Trên đây là nội dung về vấn đề của bạn, nếu còn vướng mắc để được giải đáp ngay, các bạn hãy gọi 19006280 để nghe luật sư tư vấn trực tiếp.

  • Xem thêm     

    18/11/2017, 09:00:50 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 23 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014 người tham gia bảo hiểm y tế khi khám, chữa bệnh không đúng tuyến sẽ được hưởng bảo hiểm y tế như sau:

    3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:

    a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;

    b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;

    c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016″.

    Trong trường hợp của bạn, bạn chuyển viện đúng tuyến từ tuyến huyện lên tuyến tỉnh do đáp ứng điều kiện chuyển tuyến theo hướng dẫn tại điểm a khoản 1 điều 5 Thông tư số 14/2014/TT-BYT. Tuy nhiên, khi được chuyển lên tuyến Tỉnh, mặc dù cơ sở khám, chữa bệnh tuyến tỉnh đủ điều kiện và có khả năng chữa trị nhưng do bản thân bạnn muốn chuyển lên khám chữa bệnh tại tuyến Trung ương, bạn đã thuộc đối tượng khám chữa bệnh vượt tuyến, trái tuyến. Việc Công ty trả lời như vậy là không đúng với quy định như trên và bạn phải yêu cầu Công ty trả thẻ BHYT và các quyền lợi khác nếu có.

  • Xem thêm     

    18/11/2017, 03:16:56 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Tại Khoản 1, Điều 9, Chương 5 Quyết định số 01/2003/QĐ-BGDĐT ngày 02/1/2003 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành quy định tiêu chuẩn giáo viên thư viện phổ thông như sau:

    Mỗi trường đều phải bố trí cán bộ, giáo viên làm công tác thư viện. Nếu là giáo viên kiêm nhiệm làm công tác thư viện thì phải được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về thư viện trường học, được hưởng lương và các tiêu chuẩn khác như giáo viên đứng lớp.

    Cán bộ thư viện trường học không phải là giáo viên, nhưng được đào tạo nghiệp vụ thư viện thì được hưởng lương và các chế độ phụ cấp như ngành văn hóa - thông tin quy định.

  • Xem thêm     

    17/11/2017, 09:56:24 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 

    “Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

    1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:

    a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động)”

    Bên cạnh đó căn cứ tại điều 30 Quyết định 595/QĐ- BHXH ngày 14 tháng 04 năm 2017 quy định:

    “Điều 30. Cấp thẻ BHYT

    1. Cấp mới: không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Riêng đối với người hưởng trợ cấp thất nghiệp: không quá 02 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

    2. Cấp lại, đổi thẻ BHYT:

    2.1. Trường hợp không thay đổi thông tin: trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định;

    2.2. Trường hợp thay đổi thông tin: không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định”.

    Như vậy theo quy định trên thì người lao động là một trong những đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc. Thời gian cấp thẻ BHYT cho người lao động sẽ không quá 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định và người sử dungj lao động có nghĩa vụ trả thẻ BHYT cho người lao động. Nếu công ty không thực hiện đúng thì bạn có thể yêu cầu lãnh đạo công ty hoặc nhờ công đoàn can thiệp, nếu công ty vẫn cố tình vi phạm thì bạn có thể tố cáo việc này tới cơ quan quản lý lao động xử lý theo quy định của pháp luật. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại theo số 19006280 để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    14/11/2017, 09:30:36 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Pháp luật lao động hiện nay không quy định loại hợp đồng trong  biên chế. Mặc dù không được định nghĩa chính thức, nhưng xin tạm phân biệt giúp bạn rằng: Trong biên chế là các cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước, hưởng lương từ ngân sách nhà nước và thuộc đối tượng không áp dụng hợp đồng lao động.

    Như vậy có thể hiểu vấn đề bạn thắc mắc rằng hợp đồng lao động trong biên chế là những lao động làm việc trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị, xã hội... không phải là công chức, viên chức Nhà nước nhưng được Các Cơ Quan này ký kết hợp đồng lao động để làm việc. Theo đó, mặc dù cùng làm chung trong một cơ quan, nhưng những người là cán bộ, công chức nhà nước thì được hiểu là trong biên chế, và những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động và không phải công chức, viên chức thì được hiểu là ngoài biên chế được điều chỉnh theo pháp luật lao động. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại theo số 19006280 để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    14/11/2017, 09:12:17 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP thì: Khi biết tin xảy ra tai nạn lao động chết người hoặc làm bị thương nặng từ 02 người lao động trở lên, người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn phải khai báo theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 34 Luật An toàn, vệ sinh lao động như sau:a) Khai báo bằng cách nhanh nhất (trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử) với Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi xảy ra tai nạn; trường hợp tai nạn làm chết người đồng thời báo ngay cho cơ quan Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Công an cấp huyện);

    Như vậy, Công ty bạn không phải là người sử dụng lao động nên không phải khai báo mà nghĩa vụ khai báo là người sử dụng lao động(nhà thầu khai thác) có nghĩa vụ khai báo tai nạn lao động này. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại theo số 19006280 để được tư vấn cụ thể hơn.

47 Trang «<36373839404142>»