Hiện nay việc luân chuyển công tác cán bộ được dựa theo luật công chức nhà nước và các thông tư, nghị định kèm theo. Trong đó, Điều 6 thông tư số 06/2012/TT-BNV: Hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụvà tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn có quy định về chức năng nhiệm vụ của công chức này. Về các quy định về việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức được quy định tại Nghị định 158/ 2007/ NĐ- CP quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn kì chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức và Nghị định 150/ 2013/ NĐ- CP sửa đổi bổ sung Nghị định 158/ 2007/ NĐ- CP. Trong đó, Khoản 4 Điều 1 Nghị định 150/2013/NĐ- CP sửa đổi bổ sung Điều 7 Nghị định 158/2007/NĐ- CP có quy định các thời hạn định kì chuyển đổi vị trí công tác – Bạn thực hiện công tác từ năm 2012, tính đến nay là 5 năm, như vậy là trong thời hạn chuyển đổi vị trí công tác cán bộ. Ngoài ra, việc phân công công tác này còn dựa vào thẩm quyền (người ra quyết định có thẩm quyền không), vị trí chức danh (theo tôi thấy ở đây là ngang nhau),… Đồng thời, trong quá trình công tác, người kia dù bị kỉ luật nhưng nếu trong thời gian đó người này chăm chỉ, thực hiện đúng công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ thì không có lí do để yêu cầu không luân chuyển, hơn nữa việc luân chuyển cán bộ của nhà nước cũng có những lí do nhất định, nhằm đảm bảo các cán bộ công chức có thể thực hiện chuyên, đảm nhiệm được nhiều vị trí cũng như chống những tiêu cực có thể xảy ra. Do vậy, trong trường hợp có những vấn đề trái pháp luật thì bạn cần nêu cụ thể hoặc cho tôi thêm dữ liệu để tôi có thể kiểm tra, nghiên cứu xem có thể xảy ra sai phạm hay không; và trường hợp không xảy ra sai phạm thì bạn nên chấp hành việc luân chuyển này. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại theo số 19006280 để được tư vấn cụ thể hơn.
Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658
Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;
Email: luatsuthanhtung@gmail.com;