Các khoản tính đóng bảo hiểm xã hội
Các khoản tính đóng BHXH từ 1/1/2018 bao gồm: Tiền lương; phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Phụ cấp lương là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như: Phụ cấp chức vụ, chức danh;Phụ cấp trách nhiệm; Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; Phụ cấp thâm niên; Phụ cấp khu vực; Phụ cấp lưu động; Phụ cấp thu hút; Các phụ cấp có tính chất tương tự.
Các khoản bổ sung khác theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH:
“a) Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
b) Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.” Như vậy, việc đóng BHXH sẽ không phải tính trên mức lương cộng với tất cả các khoản phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Còn 14 khoản thu nhập không tính đóng BHXH từ 2018 bao gồm: Khoản chế độ và phúc lợi: Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động 2012, tiền thưởng sáng kiến. Tiền ăn giữa ca; Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác.
Như vậy, trong số các khoản bổ sung có khoản phụ cấp sinh hoạt là khoản tính đóng bảo hiểm xã hội vì đây là khoản thu mang tính chất thường xuyên.
Trách nhiệm của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
Căn cứ luật lao động:
“Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.”
Theo quy định trên, nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, bạn không được hưởng trợ cấp đồng thời phải hoàn trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày không báo trước, hoàn trả chi phí đào tạo.
- Tiền lương trong những ngày không báo trước: Hợp đồng lao động giữa bạn và công ty là hợp đồng xác định thời hạn nên khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, bạn phải thông báo trước 30 ngày, do đó bạn chỉ phải trả khoản tiền tương ứng với 30 ngày lương của mình và không bao gồm các khoản phụ cấp.
- Chi phí đào tạo: việc đào tạo phải có hợp đồng đào tạo theo quy định tại điều 60 Bộ luật lao động 2012, tron hợp đồng phải nêu rõ trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo. Trong trường hợp của bạn, không có hợp đồng đào tạo đồng thời cũng không được đào tạo may. Do đó, không có cơ sở để yêu cầu bạn hoàn trả chi phí đào tạo 3 triệu này.
- Việc yêu cầu bồi thường ½ tháng lương: việc bồi thường phải có căn cứ pháp luật: nếu việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật của bạn gây thiệt hại cho công ty.
Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658
Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;
Email: luatsuthanhtung@gmail.com;