Phạt tiền đối với đơn vị trực thuộc của công ty

Chủ đề   RSS   
  • #499827 16/08/2018

    Phạt tiền đối với đơn vị trực thuộc của công ty

    Xin chào luật sư, xin cho e hỏi: công ty e có ra quy chế hoạt động cho từng phòng ban và các chi nhánh thuộc công ty, trong đó ghi là xử phạt tiền tùy theo mức độ vi phạm quy chế hoạt động của các đơn vị, phòng ban đó. Vậy em hỏi có vi phạm pháp luật không? ( không phải xử phạt cá nhân người lao động, mà là tập thể)

     
    1834 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #500323   23/08/2018

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Điều 128 Bộ luật Lao động 2012 quy định như sau:

    “Điều 128. Những quy định cấm khi xử lý kỷ luật lao động

    1. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động.

    2. Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.

    3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động.”

    Theo đó, hình thức phạt tiền , cắt lương thay thế việc xử lý kỷ luật lao động là một hành vi bị nghiêm cấm.

    Như vậy, việc công ty của bạn sử dụng hình thức phạt tiền đối với các vi phạm của người lao động là một hành vi vi phạm pháp luật.

     Ngoài ra, theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 15 Nghị định 95/2013/NĐ-CP, hành vi phạt tiền Người lao động là một trong những hành vi bị xử phạt, theo đó:

    “ Điều 15. Vi phạm quy định về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
    3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:

    b) Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động;”

    Trong trường hợp này, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn có thể yêu cầu tổ chức công đoàn cơ sở của công ty hoặc tổ chức công đoàn cấp trên trực tiếp nếu công ty chưa có tổ chức công đoàn can thiệp, cùng giải quyết. Hoặc bạn có thể gửi đơn đề nghị giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích để giả quyết tranh chấp thông qua Hòa giải viên lao động hoặc Hội đồng trọng tài lao động.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;