Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

344 Trang «<82838485868788>»
  • Xem thêm     

    24/05/2014, 11:10:28 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

                 Vụ việc của bạn là giao dịch dân sự, nếu người đó không trả tiền cho bạn thì về mặt lý thuyết bạn có thể khởi kiện tới tòa án nơi người đó cư trú để được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

                Nếu có căn cứ chứng minh người đó bỏ trốn nhằm chiếm đoạt số tiền 3 trđ đó của bạn thì mới có thể xử lý hình sự.

  • Xem thêm     

    24/05/2014, 07:52:24 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định:

    "Điều 34. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ

    1. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

    2. Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên; không được xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

    Điều 36. Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng

    1. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    2. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ ốm đau, già yếu tàn tật; trong trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.

     

    Điều 37. Nghĩa vụ và quyền giáo dục con

    1. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập.

    Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường và các tổ chức xã hội trong việc giáo dục con.

    2. Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động xã hội của con.

    3. Khi gặp khó khăn không thể tự giải quyết được, cha mẹ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con."

                Như vậy, theo các quy định pháp luật nêu trên thì dù quan hệ hôn nhân của bạn có còn tồn tại hay không thì quan hẹ cha con vẫn không chấm dứt, bạn vẫn có quyền chăm sóc, giáo dục, thăm nom, nuôi dưỡng con bạn đến khi trưởng thành...

  • Xem thêm     

    24/05/2014, 07:38:59 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Theo quy định pháp luật thì mọi việc thu giữ tài sản, tài liệu gốc đều phải lập biên bản.

  • Xem thêm     

    24/05/2014, 07:21:34 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
                  Theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 104 Bộ luật hình sự thì người nào dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người mà gây thương tích cho người khác thì dù tỷ lệ thương tật dưới 11% cũng có thể bị xử lý hình sự theo quy định tại khoản 1, Điều 104 Bộ luật hình sự.

                  Nếu bạn có chứng cứ chứng minh bạn cũng bị thương tích do bà hàng xóm gây ra (có kết quả giám định), hành vi của bạn là tinh thần bị kích động mạnh hoặc tự vệ... thì bạn sẽ không bị xử lý hình sự.

                Trong vụ việc trên, tốt nhất là hai bên nên hòa giải, thỏa thuận với nhau để rút đơn thì công an mới không giải quyết nữa.

  • Xem thêm     

    24/05/2014, 07:08:49 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
                Nếu em bạn đã "bất hảo" như vậy thì gia đình nên có đơn gửi công an huyện để có biện pháp phối hợp xử lý. Nếu không thể giáo dục tại gia thì có thể đưa em bạn vào cơ sở giáo dục thanh thiếu niên "hư" hoặc xử lý hình sự về một tội nào đó mà em bạn đã gây ra...

  • Xem thêm     

    24/05/2014, 06:58:08 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
                 Nếu chồng bạn ngoại tình với người yêu cũ thì bạn nên khuyên giải chồng mình, cần thiết thì có thể liên lạc với chồng cô ta để cùng tìm biện pháp giải quyết...

                  Nếu vụ việc không dừng lại ở đó thì bạn có thể gửi đơn đến tòa án để được giải quyết theo thủ tục ly hôn.

                 Nếu chồng bạn và người yêu cũ đó nay sống công khai như vợ chồng, gây hậu quả nghiêm trọng thì mới có thể bị xử lý hình sự về tội vi phạm hôn nhân một vợ một chồng.

  • Xem thêm     

    23/05/2014, 10:06:57 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

              Nếu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của gia đình bạn đã được đăng ký, sang tên thì Phòng TNMT là nơi lưu giữ hồ sơ chuyển nhượng của gia đình bạn, trong đó có cả hợp đồng chuyển nhượng. Bạn có thể liên hệ với phòng TNMT để xin cấp bản sao hồ sơ sang tên nhà đất đó.

              Bạn cũng có thể liên hệ với phòng công chứng nơi công chứng hợp đồng đó để xin cấp bản sao hợp đồng. 

              Nếu việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất có tranh chấp và vụ việc được đưa tới tòa án để giải quyết, đồng thời bạn không thể cung cấp được hồ sơ chuyển nhượng thì có thể yêu cầu tòa án đi thu thập tài liệu đó từ cơ quan quản lý đất đai.

  • Xem thêm     

    23/05/2014, 09:58:28 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
                   Đất nông nghiệp thì không được phép xây dựng, kể cả xây dựng tạm. Do vậy, bạn không thể thực hiện được thủ tục xin cấp giấy phép...

  • Xem thêm     

    23/05/2014, 09:55:43 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

                  Việc vợ bạn mang theo giấy tờ tùy thân của bạn và của người khác bỏ đi không cấu thành tội phạm. Nếu bạn có kiện hoặc người mất giấy tờ có kiện cũng không thể làm gì được. Cách tốt nhất là thông báo mất giấy tờ và xin cấp lại..

                  Nếu vợ bạn bỏ đi, không rõ địa chỉ thì bạn có thể yêu cầu tìm kiếm người vắng mặt khỏi nơi cư trú hoặc yêu cầu tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật.

  • Xem thêm     

    23/05/2014, 09:41:48 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:


    - Việc chung sống từ năm 2000 mà không có đăng ký kết hôn thì pháp luật không thừa nhận quan hệ vợ chồng (Nghị quyết số 35/2000/QH10 và Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn Nghị quyết 35/2000/QH10 về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình). Do vậy, tài sản đứng tên ai sẽ là của người đó kể cả trong trường hợp tài sản hình thành trong thời gian chung sống.

    - Nếu có tranh chấp về hôn nhân và tải sản thì tòa án sẽ không công nhận quan hệ hôn nhân đó và tài nhà đất là của bà vợ. Ông "Chồng" kia muốn đòi quyền lợi trong khối tài sản của người "vợ" đó thì phải chứng minh được phần công sức đóng góp của mình. Nếu không có chứng cứ chứng minh thì tòa án sẽ bác yêu cầu.

  • Xem thêm     

    23/05/2014, 07:30:14 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Hành vi đánh nhau, gây rối đó sẽ bị xử lý hành chính. Nếu thương tích đến mức độ theo quy định tại Điều 104 BLHS thì sẽ bị xử lý hình sự.

    Nếu quá lâu chưa thấy công an giải quyết thì người bị đánh có thẻ gửi đơn tới thủ trưởng cơ quan điều tra cấp huyện để được giải quyết.

  • Xem thêm     

    23/05/2014, 07:27:49 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

     

    1- Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc mở cửa sổ, lỗ thông hơi, lỗ thông gió:

    Theo quy định của Điều 276 Bộ luật Dân sự và Điều 7 Quy chuẩn xây dựng Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996 của Bộ trưởng Xây dựng, thì chủ sở hữu nhà chỉ được trổ cửa sổ, lỗ thông hơi, lỗ thông gió theo quy định sau:

    - Từ tầng hai (lầu một) trở lên, trên các bức tường cách ranh giới đất với công trình bên cạnh dưới 2 m không được mở cửa đi, cửa sổ, lỗ thông hơi (chỉ được mở cửa đi, cửa sổ, lỗ thông hơi trên các bức tường cách ranh giới đất với nhà bên cạnh ít nhất 2 m). Khi mở cửa cần có biện pháp tránh tia nhìn trực tiếp vào nội thất nhà bên cạnh (chắn tầm nhìn hoặc bố trí so le các cửa sổ giữa hai nhà).

    - Mép ngoài cùng của ban công trông sang nhà hàng xóm phải cách ranh giới đất giữa hai nhà ít nhất là 2 m.

    - Trong trường hợp người có quyền sử dụng lô đất liền kề có thỏa thuận thì trên bức tường xây cách ranh giới đất dưới 2 m có thể mở các lỗ cửa nhưng phải đề phòng trường hợp lửa cháy lan giữa hai nhà. Các lỗ cửa này phải là của cố định (chớp lật hoặc lắp chết kính) có mép ngoài cùng cao hơn mặt sàn ít nhất là 2 m. Khi thỏa thuận bị hủy bỏ; việc bít các lỗ cửa này là mặc nhiên, không phải thương lượng, xét xử.

    Riêng đối với các bức tường giáp khu đất công cộng (công viên, bãi đỗ xe) cơ quan quản lý xây dựng có thể cho phép mở một số cửa sổ cố định...

    Như vậy, chủ sở hữu bất động sản khi muốn mở cửa sổ, lỗ thông hơi phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật đã nêu ở trên.

    2- Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề:

    Nhằm tạo điều kiện cho chủ sở hữu bất động sản có lối đi hợp lý ra đến đường công cộng, Điều 280 Bộ luật Dân sự quy định rõ về quyền về lối đi qua bất động sản liền kề như sau:

    Các chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi thuận tiện và hợp lý ra đến đường công cộng, người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi có nghĩa vụ phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thỏa thuận khác.

    Vị trí giới hạn chiều dài, chiều rộng; chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, đảm bảo thuận tiện cho việc đi lại ít gây phiền hà cho các bên, nếu có tranh chấp về lối đi sẽ do UBND các cấp giải quyết hoặc do tòa án cấp huyện giải quyết.

    Lưu ý: Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau, thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho các người phía trong mà không phải đền bù.

    3- Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu bất động sản trong việc thoát nước thải, nước mưa:

    Điều 274, Điều 275 Bộ luật Dân sự quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc thoát nước thải, nước mưa như sau:

    Chủ sở hữu bất động sản là nhà ở, công trình xây dựng... phải làm cống ngầm hoặc rãnh thoát nước để đưa nước thải ra nơi quy định, sao cho nước thải không tràn sang bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề, ra đường công cộng hoặc nơi sinh hoạt công cộng làm ô nhiễm môi trường.

    Chủ sở hữu bất động sản là nhà ở, các công trình xây dựng... phải lắp đặt đường dẫn nước sao cho nước mưa từ mái nhà của mình không được chảy xuống bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề.

    Nếu cái cửa đó không đi qua đất nhà hàng xóm, tấm đan che cửa không chiếm phần không gian của nhà hàng xóm thì bạn không phải dỡ. Nếu hai bên không thể giải quyết được thì bạn có thể khởi kiện ra tòa.

  • Xem thêm     

    23/05/2014, 07:21:58 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
                 Hành vi của vợ bạn không cấu thành tội phạm. Do vậy, bạn có gửi đơn tới công an cũng sẽ không được giải quyết. Bạn chỉ có thể báo mất và làm lại các loại giấy tờ đó... Nếu đưa đơn ra tòa thì chỉ có thể là xin tuyên bố mất tích với vợ bạn hoặc ly hôn...

  • Xem thêm     

    22/05/2014, 09:03:20 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Bộ luật dân sự năm 1995 quy định về thế chấp tài sản như sau:

    "Điều 346.

    Thế chấp tài sản

    1- Thế chấp tài sản là việc bên có nghĩa vụ dùng tài sản là bất động sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền.

    Hoa lợi, lợi tức và các quyền phát sinh từ bất động sản được thế chấp thuộc tài sản thế chấp, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

    Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản có vật phụ, thì vật phụ của bất động sản cũng thuộc tài sản thế chấp.

    Trong trường hợp thế chấp một phần bất động sản có vật phụ, thì vật phụ chỉ thuộc tài sản thế chấp, nếu có thoả thuận.

    2- Bất động sản thế chấp do bên thế chấp giữ, trừ trường hợp các bên có thoả thuận giao cho bên nhận thế chấp hoặc người thứ ba giữ.

    3- Bất động sản có đăng ký quyền sở hữu có thể được thế chấp để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự, nếu có giá trị lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

    4- Việc thế chấp quyền sử dụng đất được quy định tại các điều từ Điều 727 đến Điều 737 của Bộ luật này.

     

    Điều 347.

    Hình thức thế chấp tài sản

    1- Thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính và phải có chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

    2- Việc thế chấp phải được đăng ký, nếu bất động sản có đăng ký quyền sở hữu.

     

    Điều 351.

    Nghĩa vụ của bên thế chấp tài sản

    Bên thế chấp tài sản có các nghĩa vụ sau đây:

    1- Đăng ký việc thế chấp tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều 347 của Bộ luật này; thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp;

    2- Thông báo cho từng người nhận thế chấp tiếp theo về việc tài sản đã được đem thế chấp các lần trước đó;

    3- Giao giấy tờ về tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp;

    4- Trong trường hợp bên thế chấp vẫn giữ tài sản thế chấp, thì người đó phải:

    a) Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp;

    b) Á p dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp, nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị;

    c) Không được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại Điều 358 của Bộ luật này.

     

    Điều 352.

     

    Quyền của bên thế chấp tài sản

    Bên thế chấp tài sản có các quyền sau đây:

    1- Được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng thuộc tài sản thế chấp, nếu bên thế chấp giữ tài sản thế chấp;

    2- Được cho thuê, cho mượn hoặc dùng tài sản đã thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định;

    3- Nhận lại tài sản thế chấp do bên nhận thế chấp hoặc người thứ ba giữ, khi nghĩa vụ chấm dứt hoặc nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp khác.

     

    Điều 353.

     

    Nghĩa vụ của bên nhận thế chấp tài sản

    Bên nhận thế chấp tài sản có các nghĩa vụ sau đây:

    1- Trong trường hợp bên nhận thế chấp chỉ giữ giấy tờ về tài sản thế chấp mà không giữ tài sản thế chấp, thì khi chấm dứt thế chấp phải hoàn trả cho bên thế chấp giấy tờ về tài sản thế chấp;

    2- Trong trường hợp bên nhận thế chấp giữ tài sản thế chấp và giấy tờ về tài sản thế chấp, thì phải:

    a) Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp như tài sản của chính mình; nếu làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị tài sản thế chấp,thì phải bồi thường;

    b) Chịu các hạn chế đối với bất động sản theo quy định tại các điều từ Điều 270 đến Điều 284 của Bộ luật này;

    c) Không được tiếp tục khai thác công dụng tài sản thế chấp theo yêu cầu của bên thế chấp, nếu việc tiếp tục khai thác có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị tài sản;

    d) Giao lại tài sản thế chấp và giấy tờ về tài sản thế chấp khi bên thế chấp hoàn thành nghĩa vụ hoặc nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp khác.

    Điều 358.

    Thay đổi thế chấp bằng bảo lãnh

    Trong trường hợp tài sản thế chấp được bán, trao đổi, tặng cho, thì người mua, trao đổi, được tặng cho trở thành người bảo lãnh, nếu được bên nhận thế chấp và người mua, trao đổi, được tặng cho đồng ý."

     

                     Như vậy, theo các quy định pháp luật trên thì bố mẹ bạn không được phép tặng cho một phần tài sản thế chấp nếu không có sự đồng ý của ngân hàng. Nếu ngân hàng đồng ý để bố mẹ bạn tặng cho chị bạn một phần tài sản thế chấp thì chỉ thay đổi chủ sở hữu tài sản, tài sản đó lại chuyển thành tài sản bảo lãnh - vẫn đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ. Nếu bố mẹ bạn không trả được nợ thì ngân hàng vẫn xử lý tài sản đó để thu hồi nợ.

                      Ngoài ra, cũng cần xem lại giá trị pháp lý của hợp đồng thế chấp. Nếu việc thế chấp bằng bất động sản mà không có giấy chứng nhận quyền sở hữu và không đăng ký thế chấp theo quy định thì việc thế chấp đó là không hợp pháp. Việc tặng cho bằng giấy viết tay, không có công chứng, chứng thực của cơ quan có thẩm quyền thì cũng không phù hợp với quy định pháp luật.

  • Xem thêm     

    21/05/2014, 05:23:44 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Nếu không tàng trữ, không mua bán thì chỉ bị xử lý hành chính và có thể bị bắt buộc cai nghiện... 

  • Xem thêm     

    21/05/2014, 03:00:43 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:


    - Nếu bố bạn cho bạn số tiền đó thì có thể làm hợp đồng tặng cho hoặc lập di chúc.

    - Nếu bố bạn chỉ muốn ủy quyền cho bạn giữ hộ, rút tiền hộ (không cho) thì hai bố con có thể lập hợp đồng ủy quyền có công chứng hoặc có xác nhận của chính ngân hàng có tài khoản đó.

  • Xem thêm     

    21/05/2014, 02:58:04 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
                 Bạn có thể làm đơn trình báo và gửi kèm theo các tài liệu chứng cứ tới công an huyện để được xem xét giải quyết. Nếu trong quá trình xác minh nguồn tin mà công an có căn cứ xác định kẻ đó đã có hành vi, thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của bạn hoặc của người khác thì sẽ xử lý đối tượng đó về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nếu không chứng minh được hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản thì đó chỉ là giao dịch dân sự. Khi đó bạn có thể khởi kiện tới Tòa án nơi người đó cư trú để đòi tiền theo thủ tục tố tụng dân sự. 

                  Đối với hành vi "lừa tình" nếu có thì pháp luật hiện nay không có chế tài để xử lý. Nếu người phụ nữ bị lừa tình dẫn đến mang thai thì chỉ có thể kiện đối tượng đó để yêu cầu nhận con và có trách nhiệm cấp dưỡng cho con theo quy định...

  • Xem thêm     

    21/05/2014, 02:49:39 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

              1. Theo thông tin bạn nêu thì thửa đất bạn chuyển nhượng năm 2005 nhưng chưa thực hiện thủ tục đăng ký sang tên nên hợp đồng đó chưa có hiệu lực pháp luật. Nếu bên chuyển nhượng cho bạn đứng ra làm chứng và vẫn thừa nhận nội dung giao dịch đó thì bạn mới thuận lợi để đòi lại đất. 

             2. Nếu hai bên không thương lượng được thì bạn gửi đơn tới UBND xã để được hòa giải theo quy định tại Điều 135 Luật đất đai. Nếu hòa giải không thành thì bạn có thể gửi đơn tới TAND huyện để được xem xét giải quyết. Tòa án sẽ căn cứ vào nguồn gốc và quá trình sử dụng đất và các giấy tờ về quyền sử dụng đất để giải quyết vụ việc. Bạn có thể thu thập trích lục bản đồ qua các thời kỳ và giấy tờ về quyền sử dụng đất để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

             Việc xác lập quyền sử dụng đất của gia đình bạn căn cứ vào hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất. Do vậy, nếu tòa án công nhận hợp đồng chuyển nhượng của bạn thì bạn mới thắng kiện.

  • Xem thêm     

    21/05/2014, 10:02:39 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Việc chuyển mục đích sử dụng đất được quy định tại Điều 36 Luật đất đai, cụ thể như sau:

    "Điều 36. Chuyển mục đích sử dụng đất

    Việc chuyển mục đích sử dụng đất giữa các loại đất quy định tại Điều 13 của Luật này được thực hiện như sau:

    1. Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

    a) Chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thuỷ sản;

    b) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ sang sử dụng vào mục đích khác;

    c) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;

    d) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;

    đ) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;

    2. Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này thì người sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhưng phải đăng ký với văn phòng của tổ chức có thẩm quyền đăng ký quyền sử dụng đất (sau đây gọi chung là văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất) hoặc Uỷ ban nhân dân xã nơi có đất; 

    3. Khi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng; thời hạn sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại Điều 68 của Luật này;

    4. Khi chuyển mục đích sử dụng đất trong trường hợp quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định sau đây:

    a) Nộp tiền sử dụng đất theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng đối với trường hợp chuyển đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất phi nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp có thu tiền sử dụng đất;

    b) Nộp tiền sử dụng đất theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng trừ đi giá trị quyền sử dụng đất của loại đất trước khi chuyển mục đích sử dụng tính theo giá đất do Nhà nước quy định tại thời điểm được phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với trường hợp chuyển đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối sang đất phi nông nghiệp có thu tiền sử dụng đất;

    c) Nộp tiền sử dụng đất theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng trừ đi tiền sử dụng đất theo loại đất trước khi chuyển mục đích sử dụng đối với trường hợp chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;

    d) Trả tiền thuê đất theo loại đất sau khi chuyển mục đích sử dụng đối với trường hợp người sử dụng đất lựa chọn hình thức thuê đất;

    đ) Việc tính giá trị quyền sử dụng đất được áp dụng chế độ miễn, giảm tiền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ."

    - Tiền sử dụng đất phải nộp khi chuyển mục đích sử dụng đất được quy định như sau: 

    Nghị định 198/2004/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất có qui định như sau :


    "Điều 6. Thu tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất

    2. Đối với hộ gia đình, cá nhân:

    a) Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở sang làm đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp;

    b) Chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp;

    c) Chuyển mục đích sử dụng đất có nguồn gốc từ nhận chuyển nhượng của người sử dụng đất hợp pháp sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất như sau:

    - Đất nhận chuyển nhượng có nguồn gốc là đất nông nghiệp thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp;

    - Đất nhận chuyển nhượng có nguồn gốc là đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất phi nông nghiệp.".

    Như vậy, theo quy định pháp luật trên thì gia đình bạn 100% tiền sử dụng đất là khoản tiền chênh lệch giữa đất ở và đất nông nghiệp.

  • Xem thêm     

    21/05/2014, 08:46:09 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
                 Theo quy định của Bộ luật hình sự sửa đổ năm 2009 thì việc sử dụng trái phép chất ma túy chỉ bị xử phạt hành chính, không bị xử lý hình sự. Nhưng nếu phát hiện người nghiện ma túy mua bán, tàng trữ... trái phép chất ma túy thì sẽ xử lý hình sự theo quy định tại Điều 194 Bộ luật hình sự.

               Nếu giáo viên nghiện ma túy thì không đảm bảo tiêu chuẩn về đạo đức, lối sống để làm việc trong môi trường giáo dục. Nếu người đó tiếp tục sử dụng ma túy thì có thể bị buộc thôi việc. Bạn tham khảo bài viết sau đây: http://www.tin247.com/nghien_ma_tuy_mot_loat_giao_vien_bi_duoi_viec-11-10035.html

344 Trang «<82838485868788>»