Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

  • Xem thêm     

    20/02/2013, 07:34:15 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

     Bộ luật hình sự quy định:

    "Điều 250. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

    1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm .

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp ;

    c) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn;

    d) Thu lợi bất chính lớn;

    đ) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:

    a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị rất lớn;

    b) Thu lợi bất chính rất lớn.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn;

    b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.".

    Như vậy, theo quy định của pháp luật thì Công an phải tìm được chứng cứ để chứng minh là bạn "biết rõ" chiếc xe đó là "xe gian" mà vẫn mua (tiêu thụ) thì mới có căn cứ xử lý bạn về tội theo Điều 250 BLHS. Nếu người bán xe cho bạn không nói nguồn gốc là xe gian, bạn không biết đó là xe gian nên đã mua thì bạn không phạm tội.

  • Xem thêm     

    20/02/2013, 04:27:07 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

             1. Theo quy định tại Điều 645 Bộ luật dân sự thì thời hiệu khởi kiện về thừa kế đối với di sản do mẹ kế bạn để lại là 10 năm, kể từ thời điểm mẹ kế bạn qua đời (2006). Do vậy, đến nay nếu anh em bạn không thống nhất được việc phân chia di sản thừa kế do mẹ kế bạn để lại thì anh em bạn có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của BLDS và Luật đất đai, nhà ở.

             2. Tòa án chỉ chấp nhận yêu cầu khởi kiện chia thừa kế nếu nguyên đơn có đủ tài liệu chứng cứ chứng minh là: Có di sản do người chết để lại và chưa chia. Nếu giao dịch chuyển quyền sử dụng đất từ mẹ kế bạn cho em gái bạn không hợp pháp thì anh em bạn mới có cơ hội được chia thừa kế.

            3. Mấu chốt của vấn đề của bạn là cần xem lại việc Nhà nước cấp GCN QSD đất cho em bạn có đúng đối tượng, đúng thủ tục hay không (nếu đúng thì anh em bạn không còn quyền lợi ở đó) và có căn cứ nào để chứng minh nhà đất đó thuộc quyền sử dụng hợp pháp của mẹ kế bạn. Ngoài ra, bạn phải chuẩn bị chứng cứ chứng minh việc mẹ kế nuôi dưỡng, chăm sóc anh em bạn như mẹ ruột thì anh em bạn mới thuộc diện thừa kế theo pháp luật.

  • Xem thêm     

    20/02/2013, 04:11:58 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
          1. Nếu gia đình bạn cần có luật sư để bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mẹ bạn trong vụ án trên thì có thể liên hệ trực tiếp với luật sư để được hướng dẫn thủ tục cụ thể và thống nhất mức thù lao, chi phí của Luật sư trong vụ việc đó.

           2. Thời hạn tạm giam được quy định tại Điều 120 Bộ luật tố tụng hình sự, cụ thể như sau:

    "Điều 120. Thời hạn tạm giam để điều tra

    1. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

    2. Trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là mười ngày trước khi hết hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.

    Việc gia hạn tạm giam được quy định nh­ư sau:

    a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá một tháng;

    b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, lần thứ nhất không quá hai tháng và lần thứ hai không quá một tháng;

    c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, lần thứ nhất không quá ba tháng, lần thứ hai không quá hai tháng;

    d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam ba lần, mỗi lần không quá bốn tháng.".

             3. Việc quyết định hình phạt, Tòa án sẽ căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự (Điều 45 BLHS). Để được hưởng án treo, người phạm tội phải thỏa mãn các điều kiện quy định tại Điều 60 BLHS và hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng thẩm phán, TAND tối cao, cụ thể như sau:

    "a) Bị xử phạt tù không quá ba năm, không phân biệt về tội gì.

    Trường hợp người bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội mà khi tổng hợp hình phạt, hình phạt chung không quá ba năm tù, thì cũng có thể cho hưởng án treo.

    b) Có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân; chưa có tiền án, tiền sự; có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú cụ thể, rõ ràng.

    c) Có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên và không có tình tiết tăng nặng, trong đó có ít nhất là một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của BLHS. Trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ vừa có tình tiết tăng nặng, thì tình tiết giảm nhẹ phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng từ hai tình tiết trở lên.

    d) Nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không gây nguy hiểm cho xã hội hoặc không gây ảnh hưởng xấu trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm'.

  • Xem thêm     

    20/02/2013, 03:52:40 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

           1. Nếu thửa đất của gia đình bạn sử dụng ổn định, liên tục từ trước ngày 15/10/1993 nay không có tranh chấp và phù hợp với quy hoạch thì được cấp GCN QSD đất mà không phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định tại khoản 4, Điều 50 Luật đất đai năm 2003 và hướng dẫn tại Điều 3, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP.

           2. Nếu gia đình bạn đủ điều kiện để được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất mà UBND xã không xét duyệt thì gia đình bạn có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính theo quy định pháp luật.

           3. Theo quy định của Luật đất đai hiện hành thì UBND cấp xã không có quyền "bán đất". Do vậy, nếu UBND xã tự ý lấy đất của gia đình bạn đang sử dụng để bán thì gia đình bạn có quyền khiếu nại hoặc tố cáo đến thanh tra TNMT huyện hoặc công an để được xem xét, giải quyết theo pháp luật.

  • Xem thêm     

    20/02/2013, 03:11:24 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Chỉ khác nhau là ghi trình độ chuyên môn trong hồ sơ của từng quân nhân, còn quyền lợi, nghĩa vụ trong thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự là như nhau.

  • Xem thêm     

    20/02/2013, 03:03:05 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

          Hành vi của anh trai bạn có dấu hiệu của tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 138 BLHS (nếu hành vi lấy tài sản là lét lút, vụng trộm) hoặc từa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 139 BLHS (nếu có hành vi gian dối) hoặc Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự (nếu có hành vi gian dối hoặc bỏ trốn..). Tóm lại, việc anh bạn có bị xử lý hình sự hay không và bị xử lý về tội gì còn phụ thuộc vào hành vi cụ thể của anh bạn đối với số tiền đó.

          Nếu với số tiền phạm tội, chiếm đoạt trên 500.000.000 đồng thì đều bị xử lý theo quy định tại khoản 3 của một trong các tội nêu trên và hình phạt là từ 12 năm đến 20 năm hoặc chung thân.

         Nếu người phạm tội có một trong các tình tiết quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự thì sẽ được xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

  • Xem thêm     

    20/02/2013, 11:13:06 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Nội dung bạn hỏi được quy định tại Điều 18, Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT, cụ thể như sau:

    Điều 18. Hộ gia đình, cá nhân khi bị Nhà nước thu hồi đất ở thì được bố trí tái định cư trong các trường hợp sau:

    1. Hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở do bị thu hồi hết đất ở mà không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân không có nhu cầu tái định cư).

    2. Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất mà phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi.

    3. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở nằm trong hành lang an toàn khi xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn phải di chuyển chỗ ở mà không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi.

    4. Trường hợp trong hộ gia đình có nhiều thế hệ (nhiều cặp vợ chồng) cùng chung sống đủ điều kiện tách hộ hoặc có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một (01) thửa đất ở bị thu hồi thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện thực tế tại địa phương để quy định diện tích đất, diện tích nhà ở để bố trí tái định cư.

               Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng quy định:

    Hỗ trợ tái định cư.

    a) Khi Nhà nước thu hồi đất, hộ gia đình, cá nhân có đủ điều kiện được bố trí một suất tái định cư loại lô đất hoặc căn hộ chung cư tối thiểu (40m2 đất; 45m2 nhà chung cư) mà số tiền được bồi thường, hỗ trợ nhỏ hơn giá trị một suất tái định cư tối thiểu thì được hỗ trợ khoản chênh lệch này;

    Trường hợp sau khi được hưởng khoản hỗ trợ chênh lệch mà tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ trong phương án vẫn chưa đủ nộp tiền sử dụng đất, tiền mua nhà tái định cư, nếu có nguyện vọng và có đơn đề nghị thì được trả dần số tiền còn thiếu theo quy định hiện hành của UBND Thành phố;

    Trường hợp không nhận đất ở, nhà ở tại khu tái định cư thì được nhận tiền hỗ trợ bằng mức chênh lệch giữa giá trị suất tái định cư tối thiểu trên và tiền bồi thường, hỗ trợ.

    b) Khi Nhà nước thu hồi đất hộ gia đình, cá nhân có đủ điều kiện được bố trí tái định cư (trừ trường hợp quy định tại điểm a, khoản này), mà có nguyện vọng tự lo chỗ ở thì sẽ được hỗ trợ một khoản tiền bằng 100.000.000 đồng/hộ gia đình (Một trăm triệu đồng).

  • Xem thêm     

    20/02/2013, 09:18:23 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường trả lời bạn như sau:

    - Dồn điền, đổi thửa là một chính sách về sử dụng đất nông nghiệp áp dụng trên phạm vi cả nước. Nguyên tắc cơ bản của việc dồn điền, đổi thửa là vận động, thuyết phục người dân tự nguyện thực hiện để đảm bảo thuận lợi cho việc sản xuất, canh tác.

    - Dồn điền đổi thửa không phải là chia lại đất nông nghiệp nên chính quyền địa phương không thể dùng mệnh lệnh hành chính (Quyết định thu hồi đất, quyết định giao đất, quyết định cưỡng chế...).

    - Nếu gia đình bạn không đồng ý thực hiện việc dồn điền đổi thửa mà gia đình khác tự ý đến sử dụng đất nông nghiệp của gia đình bạn thì gia đình bạn có quyền yêu cầu UBND xã can thiệp, hòa giải hoặc khởi kiện tới Tòa án để được giải quyết theo pháp luật.

  • Xem thêm     

    20/02/2013, 09:04:05 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

               1. ĐỐI VỚI TÀI SẢN ĐỨNG TÊN CHA BẠN CÓ TRƯỚC KHI KẾT HÔN

             - Theo quy định tại Điều 27 và Điều 32 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì những tài sản có trước thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng. Tuy nhiên, theo thông tin bạn nêu thì quan hệ hôn nhân (bao gồm cả quan hệ về tài sản) của cha mẹ bạn được xác lập được 40 năm (1973), đó là thời điểm có hiệu lực của Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 (13/01/1960 - 03/01/1987). Trong đó Điều 15 Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 quy định:

    "Điều 15. Vợ và chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới.".

             Như vậy, theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 thì tài sản có trước thời kỳ hôn nhân cũng là tài sản chung. Sự kiện pháp lý (kết hôn) của cha mẹ bạn năm 1973 đã làm phát sinh quyền sở hữu chung về tài sản đối với nhà đất đứng tên cha bạn. Do vậy, khi ly hôn mẹ bạn có quyền yêu cầu Tòa án xác định nhà đất đó là tài sản chung vợ chồng và phân chia theo quy định pháp luật.

            - Ngoài ra, bạn cũng cần xem xét thời điểm "đứng tên" bố bạn đối với nhà đất đó (xác lập quyền sử dụng đất hợp pháp) là thời điểm nào? Nếu nhà đất đó được bà nội bạn tặng cho và sang tên cho cha bạn sau ngày  03/01/1987 (tặng cho riêng) thì tài sản đó là tài sản riêng của cha bạn (Điều 16 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986).

                2. ĐỐI VỚI NHÀ ĐẤT ĐANG ĐỨNG TÊN BẠN

             - Về nguyên tắc, tài sản đăng ký quyền sở hữu đứng tên ai thì người đó có quyền định đoạt. Nếu cha mẹ bạn đã ký giấy tờ tặng cho nhà đất đó để sang tên cho bạn và đã đứng tên bạn thì nay nhà đất đó là tài sản của bạn. Nếu bạn không đồng ý trả lại nhà đất thì cha mẹ bạn không thể lấy lại được tài sản đó.

           - Nếu cha mẹ bạn chỉ "nhờ" bạn đứng tên và bạn thừa nhận điều đó hoặc cha mẹ bạn có chứng cứ để chứng minh điều đó thì nhà đất đó là tài sản chung của cha mẹ bạn và sẽ chia đôi khi ly hôn.

            - Nếu trong tài sản chung của cha mẹ bạn mà bạn có chứng cứ chứng minh công sức đóng góp để tạo lập hoặc làm tăng giá trị tài sản thì bạn có thể yêu cầu tòa án xác định phần quyền sở hữu tài sản của bạn trong khối tài sản chung đó.

  • Xem thêm     

    19/02/2013, 08:18:30 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

             Bạn có thể gửi đơn trình báo hoặc đơn tố cáo tới công an cấp xã hoặc công an cấp huyện để được giải quyết theo pháp luật. Nếu người đó là cán bộ, công chức Nhà nước thì bạn có thể gửi đơn thư tới thủ trưởng cơ quan đó.

  • Xem thêm     

    16/02/2013, 05:47:08 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

          Trong các vụ án xâm hại sức khỏe, tính mạng, việc xác định: động cơ, mục đích của hành vi phạm tội rất quan trọng. Ngoài ra, khoảng cách, cự ly, tư thế giữa các bên; thời gian, không gian, công cụ phương tiện phạm tội; các vết thương, vết tích để lại... cũng rất quan trọng để đánh giá sự việc.

           Nếu em bạn chỉ dùng dao để tự vệ, triệt tiêu vũ lực của đối phương thì có thể cho là phòng vệ chính đáng và không phải là tội phạm, không bị xử lý hình sự. Nếu việc sử dụng vũ lực vượt quá giới hạn pháp luật cho phép gây thương tích cho người khác thì cũng phạm tội.

           Nếu em bạn bị tấn công, tính mạng, sức khỏe của em bạn hoặc của người khác bị đe dọa mà em bạn nhặt được con dao hoặc các vũ khí khác dưới chân hoặc xung quanh để ngăn cản, triệt tiêu vũ lực đó nhằm cứu bản thân hoặc người khác khỏi việc xâm phạm tính mạng, sức khỏe...và sự việc chỉ dừng lại ở đó (chống trả một cách cần thiết) thì mới được cho là phòng vệ chính đáng.

           Các tình tiết bạn nêu trên có xu hướng về hành vi phòng vệ chính đáng. Tuy nhiên, con dao là do em bạn chuẩn bị từ trước và có mang theo người nên rất khó để biện minh cho hành vi gây thương tích của em bạn. Hơn nữa nguyên nhân mâu thuẫn là do em bạn và người kia gây nên...        

            Nếu những đối tượng trên dùng ghế, chén, cốc, gạch đá... để tấn công người nhà của bạn gây thương tích thì cũng có thể bị xử lý theo Điều 104 HBLS hoặc xử lý về tội gây rối trật tự công cộng. Nếu cha mẹ bạn đã 60 tuổi thì là "người già" và người gây thương tích cho người già dù chưa đủ 11% cũng bị xử lý hình sự.

  • Xem thêm     

    16/02/2013, 09:09:25 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

           1. Anh bạn đã thành niên nên theo quy định pháp luật, anh bạn phải chịu tự chịu mọi trách nhiệm cá nhân đối với các giao dịch do anh trai bạn xác lập, bố mẹ bạn và những người khác trong gia đình bạn không phải liên đới đối với khoản nợ đó. Nếu anh bạn vay tiền sử dụng vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến mất khả năng thanh toán hoặc gian dối, bỏ trốn nhằm chiếm đoạt số tiền đó thì mới bị xử lý hình sự.

             Nếu anh bạn vay tiền để kinh doanh nhưng thua lỗ, không có khả năng trả nợ thì chỉ là giao dịch dân sự và anh bạn sẽ không bị xử lý hình sự. Bản chất của việc vay mượn tiền chỉ là giao dịch dân sự, trong một số trường hợp nhất định mới chuyển hóa thành tội phạm hình sự.

           2. Giả sử anh bạn có bị xử lý hình sự từ sự việc trên thì cũng không ảnh hưởng gì đến công việc của bạn.

     

  • Xem thêm     

    16/02/2013, 08:53:37 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

            Nếu gia đình bạn đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất đó và chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất cho gia đình Dượng bạn thì thửa đất đó vẫn thuộc quyền sử dụng hợp pháp của gia đình bạn. Có điều phức tạp là trong quá trình sử dụng đất gia đình Dượng bạn đã "xây nhà khá khang trang" nên gia đình bạn cần thỏa thuận về giá trị căn nhà đó và thanh toán giá trị cho gia đình Dượng bạn. Nếu hai bên không thỏa thuận được thì có thể khởi kiện để Tòa án giải quyết theo pháp luật.

  • Xem thêm     

    16/02/2013, 08:42:17 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

           1. Tranh chấp quyền nuôi con: Khoản 2, Điều 92 Luật hôn nhân và gia đình quy định: Khi ly hôn, về nguyên tắc con dưới 36 tháng tuổi sẽ do mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Do vậy, thời điểm này vợ chồng bạn ly hôn thì bạn sẽ được trực tiếp nuôi con.

           2. Tranh chấp tài sản chung: Khi ly hôn, vợ chồng có thể thỏa thuận với nhau về việc chia tài sản. Nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ giải quyết trên nguyên tắc quy định tại Điều 27, Điều 32 và Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình, hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao.

    - Đối với diện tích nhà đất do cha mẹ chồng bạn để lại: nếu Giấy chứng nhận đứng tên một mình chồng bạn thì là tài sản riêng của chồng bạn. Nếu Giấy chứng nhận có tên cả hai vợ chồng thì nhà đất đó là tài sản chung của hai vợ chồng bạn.

    - Đối với diện tích đất mà vợ chồng bạn mua thêm trong thời kỳ hôn nhân và tài sản trên đất do vợ chồng bạn tạo lập (nếu có) là tài sản chung vợ chồng.

    - Ngoài ra, khoản 2, Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình cũng quy định:

    "Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:

    a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

    b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

    c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

    d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch."

  • Xem thêm     

    16/02/2013, 08:19:59 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời:

    Nội dung bạn hỏi pháp luật quy định như sau:

    - Luật hôn nhân và gia đình quy định:

    "Điều 92. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn

    1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác.".

    - Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 hướng dẫn cụ thể như sau:

    ". Trong trường hợp vợ, chồng không thoả thuận được về người trực tiếp nuôi con thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần. Nếu con từ đủ chín tuổi trở lên, thì trước khi quyết định, Toà án phải hỏi ý kiến của người con đó về nguyện vọng được sống trực tiếp với ai.

    Về nguyên tắc, con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi con, nếu các bên không có thoả thuận khác.".

               Theo quy định của luật tố tụng dân sự thì nghĩa vụ chứng minh, cung cấp chứng cứ thuộc về các bên đương sự. Nếu bạn cung cấp đầy đủ tài liệu chứng cứ chứng minh ưu thế của bạn khi nuôi con, chăm sóc con theo các quy định ở trên thì Tòa án sẽ giao con cho bạn trực tiếp chăm sóc con sau khi ly hôn.

  • Xem thêm     

    15/02/2013, 09:24:21 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Nếu không có chứng cứ bằng văn bản thì cần phải có chứng cứ khác như băng đĩa ghi âm, ghi hình, người làm chứng... thì mới có căn cứ để giải quyết vụ việc.

  • Xem thêm     

    15/02/2013, 09:13:05 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

           Để lấy lại xe, chị của bạn có thể trình báo toàn bộ sự việc đó với công an. Công an sẽ tạm giữ chiếc xe đó để điều tra. Sau khi xác định được hành vi phạm tội của người lừa đảo chiếm đoạt tài sản kia thì chị bạn sẽ được nhận lại xe.

           Người mang xe  của bạn đi cầm cố sẽ bị xử lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 139 BLHS hoặc tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 BLHS.

  • Xem thêm     

    15/02/2013, 05:04:13 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

            1. Thời hạn tam giam đối với từng loại tội (ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng) trong từng giai đoạn (điều tra, truy tố, xét xử) là khác nhau. Ngoài ra các cơ quan tiến hành tố tụng có quyền gia hạn thời hạn tạm  giam để điều tra, truy tố, xét xử. Nếu trong vụ án trên, các cơ quan tiến hành tố tụng có vi phạm thời hạn tạm giam thì gia đình bạn có thể làm đơn yêu cầu các cơ quan tiến hành tố tụng phải cho em bạn được tại ngoại (thay đổi biện pháp ngăn chặn).

           2. Nếu trong quá trình điều tra vụ án Cố ý gây thương tích mà công an phát hiện em bạn có hành vi phạm tội khác (đánh bạc, tổ chức đánh bạc...) thì vẫn có thể bị xử lý em bạn về các hành vi đó theo pháp luật. Vụ việc đánh bạc đó không bắt được quả tang nên các cơ quan tiến hành tố tụng phải có được nhân chứng, vật chứng cụ thể thì mới có căn cứ kết tội. Nếu thấy việc xét xử chưa đúng pháp luật, không đảm bảo được quyền lợi hợp pháp của em bạn thì em bạn có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày xét xử sơ thẩm.

  • Xem thêm     

    15/02/2013, 04:47:36 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

              Nếu số ma túy đó do bạn mua, vận chuyển thuê, giúp người khác... thì bạn mới phạm tội. Nếu trong người bạn hoặc nơi cư trú hoặc phương tiện giao thông của bạn có chất ma túy. Tuy nhiên, bạn có chứng cứ để chứng minh được là có "ai đó gắp lửa bỏ tay người" thì bạn mới không phạm tội tàng trữ trái phép chất ma túy.

  • Xem thêm     

    15/02/2013, 04:43:45 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    - Trong vụ việc trên bạn của bạn có lỗi khi tham gia giao thông, gây thiệt hại đến tính mạng của người khác nên dù có thỏa thuận bồi thường dân sự thì bạn của bạn vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 202 Bộ luật hình sự về tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.

    - Với án hình sự như vậy thì bạn đó sẽ bị kỷ luật và phải ra khỏi ngành công an.