Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

  • Xem thêm     

    22/08/2013, 02:42:18 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Điều 139 Bộ luật hình sự quy định:

    "

    Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

    1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    A) Có tổ chức;

    B) Có tính chất chuyên nghiệp;

    C) Tái phạm nguy hiểm;

    D) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    Đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

    E) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    G) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    A) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    B) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    A) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    B) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.".

            Như vậy, theo quy định pháp luật hiện hành thì mẹ bạn bị khởi tố về khoản 3 Điều 139 BLHS. Việc mẹ bạn trả lại 95 trđ là việc khắc phục hậu quả và là tình tiết có thể được xem xét giảm nhẹ hình phạt. Nếu mẹ bạn có ít nhất từ 2 tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 BLHS thì có thể xem xét ắp dụng Điều 47 BLHS và chuyển sang khoản 2, Điều 139 BLHS để xử lý.

  • Xem thêm     

    21/08/2013, 11:00:55 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    - Hợp đồng vay tiền là một trong các loại hợp đồng dân sự. Pháp luật quy định hợp đồng dân sự có thể văn bản, lời nói hoặc hành vi nhất định. Trong trường hợp pháp luật quy định bắt buộc hợp đồng phải tuân theo hình thức nhất định thì hợp đồng mới phải tuân theo quy định đó.

    Theo đó Hợp đồng vay tiền pháp luật không quy định bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Chỉ cần hợp đồng thể hiện bằng lời nói, văn bản hoặc hành vi nhất định (đưa tiền cho nhau mà không nói gì...) là cũng có thể có hiệu lực pháp luật. Do vậy, hợp đồng vay tiền thời hạn 3 tháng, không có công chứng của bạn không vi phạm về hình thức của hợp đồng.

    - Nếu việc vay mượn đó có thể chấp bằng quyền sử dụng đất thì việc thế chấp mới bắt buộc có công chứng, chứng thực và phải đăng ký.

  • Xem thêm     

    21/08/2013, 10:52:43 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Nếu gia đình bạn bị mất GCN QSD đất mà thửa đất đó có tranh chấp thì gia đình bạn có thể yêu cầu các cơ quan quản lý về đất đai của địa phương cung cấp trích lục bản đồ, thông tin về thửa đất và quá trình sử dụng đất làm căn cứ giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất. Nếu việc thu thập tài liệu chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc đó gặp khó khăn thì gia đình bạn có thể nhờ luật sư tham gia vụ án đó để tư vấn cho gia đình bạn và giúp gia đình bạn trong việc thu thập và cung cấp chứng cứ cho Tòa án.

    Đến khi có quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật giải quyết vụ việc tranh chấp đó thì gia đình bạn có thể căn cứ vào bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án đó để xin cấp GCN QSD đất mới.

  • Xem thêm     

    21/08/2013, 10:44:58 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Nếu sau khi bố mẹ bạn kết hôn và được nhà nước giao đất gian dân cho bố mẹ bạn thì thửa đất đó là tài sản chung của bố mẹ bạn.

    Nếu trong quyết định giao đất giãn dân ghi là giao cho hộ gia đình trong đó có cả bố mẹ bạn và bạn thì bạn mới có quyền lợi đối với thửa đất đó.

    Nếu thửa đất đó được giao cho ông bà bạn thì ông bà bạn có quyền quyết định đối với thửa đất đó. Nếu ông bà bạn qua đời, không để lại di chúc thì các thừa kế của ông bà bạn, trong đó có bố bạn mới có quyền quyết định...

    Tóm lại: Việc của gia đình bạn cần xem lại quyết định giao đất giãn dân của UBND huyện. Nếu quyết định đó giao cho hộ gia đình thì tất cả các thành viên trong hộ đều có quyền lợi. Nếu giao cho cá nhân thì cá nhân nào có tên thì cá nhân đó mới có quyền quyết định.

  • Xem thêm     

    21/08/2013, 10:37:43 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Nếu bạn chuyển nhượng toàn bộ thửa đất đó cho người khác thì cần đến phòng/Văn phòng công chứng để ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định. Sau khi hợp đồng chuyển nhượng được ký kết và công chứng thì bạn nộp hợp đồng chuyển nhượng đó cùng CMND, Hộ khẩu của hai bên, Bản chính GCN QSD đất và đăng ký kết hôn của bên chuyển nhượng vào phòng TN&MT để đăng ký sang tên cho bên nhận chuyển nhượng...

    Khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân là  2% giá trị chuyển nhượng và lệ phí trước bạ là 0,5% giá trị chuyển nhượng - trừ trường hợp được miễn giảm theo quy định pháp luật.

  • Xem thêm     

    21/08/2013, 02:39:12 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
            Vụ việc như bạn trình bày là hết sức vô lý, không đúng với quy định pháp luật (chưa xét xử đã Thi hành án)... Tuy nhiên, đó là một thực tế xảy ra không ít tại các tòa án hiện nay:

           Người bị kiện không hiểu pháp luật nên đến tòa, cán bộ tòa án bảo ký giấy gì cũng ký (thường là ký vào biên bản giao nhận, bản tự khai, biên bản hòa giải... bỏ trống không có nội dung để tòa tự điền nội dung...) vậy nên người bị kiện chỉ cần 1 lần đến tòa ký một số giấy tờ khống thì vụ việc đã kết thúc! (không còn cơ hội để trình bày, không mở phiên tòa...). Căn cứ vào các giấy tờ mà đương sự đã ký sẵn Tòa án lập biên bản hòa giải thành, ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.. hợp thức hóa hồ sơ của một vụ kiện, trong khi đó người bị kiện không được biết đến các văn bản này. Rồi quyết định công nhận sự thỏa thuận được chuyển cho cơ quan thi hành án. Đến khi cơ quan thi hành án vào cuộc yêu cầu thực hiện quyết định của tòa thì người bị kiện vẫn nghĩ là tòa chưa xử??

              Tóm lại họ bị cán bộ tòa án lừa mà không biết. Việc ký khống, ký trước vào các văn bản chưa điền nội dung của tòa án là nguyên nhân dẫn đến nhiều người oan ức mà không biết kêu ai...

             Việc của gia đình bạn cần khiếu nại quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự để Chánh án tòa án cấp trên trực tiếp xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm nhằm hủy quyết định đó và xét xử lại vụ án thì mới đảm bảo được quyền lợi cho gia đình bạn.

  • Xem thêm     

    21/08/2013, 02:23:50 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
            Theo thông tin bạn nêu thì những người cắt trộm dây cáp điện thoại để bán lấy tiền tiêu sài thì có thể bị xử lý về tội "Trộm cắp tài sản" được quy định tại Điều 138 Bộ luật hình sự.  Nếu mỗi lần cắt dây cáp đều thỏa mãn dấu hiệu phạm tội thì sẽ bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là phạm tội nhiều lần.

           Nếu mục đích cắt dây cáp điện thoại nhằm gây thiệt hại cho công ty do thù oán, mâu thuẫn chứ không nhằm mục đích vụ lợi thì sẽ bị xử lý về Tội cố ý hủy hoại hoặc làm hư hỏng tài sản của người khác theo quy định tại Điều 143 Bộ luật hình sự.

            Nếu đường dây đó liên quan tới an ninh chính trị, an toàn xã hội thì hành vi cắt dây phạm vào “tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia” theo Điều 231 Bộ luật Hình sự 1999 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009).

            Mức thiệt hại của doanh nghiệp sẽ làm căn cứ xác định hậu quả của hành vi phạm tội, làm tăng hoặc giảm tính chất của vụ án.

  • Xem thêm     

    20/08/2013, 08:53:17 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    1. Theo thông tin bạn nêu thì di chúc do ông nội bạn lập không có hiệu lực pháp luật vì không tuân thủ quy định của pháp luật. Theo quy định pháp luật thì người được hưởng di sản không được ký tên làm chứng trong di chúc...

    2. Đến nay ông bạn đã chết quá 10 năm nên nếu có tranh chấp về quyền thừa kế đối với phần di sản của ông bạn thì tòa án cũng không giải quyết. Phần di sản của ông bạn sẽ giao cho ai đang quản lý được tiếp tục quản lý. Phần di sản của bà bạn sẽ chia theo pháp luật.

    3. Nếu các cô, chú bạn tự ý bán nhà đất của ông bà thì việc mua bán đó trái pháp luật. Tòa án sẽ buộc những người đã mua phải trả lại nhà đất để gia đình bạn chia thừa kế đối với phần di sản của bà bạn. Thời hiệu khởi kiện để tranh chấp đối với di sản của bà bạn là 10 năm kể từ ngày bà bạn qua đời.

  • Xem thêm     

    20/08/2013, 08:17:47 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Thời gian thụ lý, giải quyết vụ việc trên của CSGT là 2 tháng. Nếu không có dấu hiệu tội phạm thì công an phải trả lời gia đình bạn và hướng dẫn hai bên ra Tòa án để giải quyết tranh chấp về dân sự.

    Bạn có quyền yêu cầu bồi thương tiền chi phí cứu chữa, tiền thu nhập bị mất, bị giảm sút và các chi phí hợp lý khác. Bạn tham khảo quy định sau đây của Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:

    "Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

    Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được bồi thường bao gồm:

    1.1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu... theo chỉ định của bác sĩ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sĩ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ... để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).

    1.2. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khỏe bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.

    a) Thu nhập thực tế của người bị thiệt hại được xác định như sau:

    - Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động, thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người đó bị xâm phạm sức khỏe nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.

    - Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có làm việc và hàng tháng có thu nhập thực tế nhưng mức thu nhập của các tháng khác nhau, thì lấy mức thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các tháng) trước khi sức khỏe bị xâm phạm nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.

    - Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng không ổn định và không thể xác định được, thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.

    - Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại chưa làm việc và chưa có thu nhập thực tế thì không được bồi thường theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 609 BLDS.

    b) Xác định thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại được thực hiện như sau:

    Bước một: Xác định thu nhập thực tế của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị có hay không. Nếu có thì tổng số thu nhập là bao nhiêu.

    Bước hai: Lấy tổng số thu nhập thực tế mà người bị thiệt hại có được trong thời gian điều trị so sánh với thu nhập thực tế tương ứng được xác định theo hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 1.2 này. Nếu không có khoản thu nhập thực tế nào của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị thì thu nhập thực tế của người bị thiệt hại bị mất; nếu thấp hơn thì khoản chênh lệch đó là thu nhập thực tế của người bị thiệt hại bị giảm sút; nếu bằng thì thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không bị mất.

    Ví dụ 1: A làm nghề sửa xe máy tự do. Thu nhập thực tế của A trước khi sức khỏe bị xâm phạm là ổn định, trung bình mỗi tháng là một triệu đồng. Do sức khỏe bị xâm phạm, A phải điều trị nên không có khoản thu nhập nào. Trong trường hợp này thu nhập thực tế của A bị mất.

    Ví dụ 2: B làm công cho một công ty trách nhiệm hữu hạn. Thu nhập thực tế của B trước khi sức khỏe bị xâm phạm là ổn định, trung bình mỗi tháng là 600 ngàn đồng. Do sức khỏe bị xâm phạm, B phải điều trị và trong thời gian điều trị công ty trả cho B 50% tiền lương là 300 ngàn đồng. Trong trường hợp này thu nhập thực tế của B mỗi tháng bị giảm sút 300 ngàn đồng.

    Ví dụ 3: C là công chức có thu nhập hàng tháng ổn định 500 ngàn đồng. Do sức khỏe bị xâm phạm, C phải điều trị và trong thời gian điều trị cơ quan vẫn trả đủ các khoản thu nhập cho C. Trong trường hợp này thu nhập thực tế của C không bị mất.

    1.3. Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

    a) Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị bao gồm: tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí (nếu có) cho một trong những người chăm sóc cho người bị thiệt hại trong thời gian điều trị do cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ sở y tế.

    b) Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị được xác định như sau:

    - Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại có thu nhập thực tế ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người đó phải đi chăm sóc người bị thiệt hại nhân với thời gian chăm sóc để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất.

    - Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại có làm việc và hàng tháng có thu nhập ổn định, nhưng có mức thu nhập khác nhau thì lấy mức thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các tháng) trước khi người đó phải đi chăm sóc người bị thiệt hại nhân với thời gian chăm sóc để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất.

    - Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại không có việc làm hoặc có tháng làm việc có tháng không và do đó không có thu nhập ổn định thì được hưởng tiền công chăm sóc bằng mức tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú.

    - Nếu trong thời gian chăm sóc người bị thiệt hại, người chăm sóc vẫn được cơ quan, người sử dụng lao động trả lương, trả tiền công lao động theo quy định của pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội thì họ không bị mất thu nhập thực tế và do đó không được bồi thường.

    1.4. Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc (người bị thiệt hại không còn khả năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên) thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

    a) Chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại bao gồm: chi phí hợp lý hàng tháng cho việc nuôi dưỡng, điều trị người bị thiệt hại và chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại.

    b) Chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại được tính bằng mức tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú. Về nguyên tắc, chỉ tính bồi thường thiệt hại cho một người chăm sóc người bị thiệt hại do mất khả năng lao động.

    1.5. Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm.

    a) Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm được bồi thường cho chính người bị thiệt hại.

    b) Trong mọi trường hợp, khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Cần căn cứ vào hướng dẫn tại điểm b tiểu mục 1.1 mục 1 Phần I Nghị quyết này để xác định mức độ tổn thất về tinh thần của người bị thiệt hại. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần cần căn cứ vào sự ảnh hưởng đến nghề nghiệp, thẩm mỹ, giao tiếp xã hội, sinh hoạt gia đình và cá nhân...

    c) Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại trước hết do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy đinh tại thời điểm giải quyết bồi thường."

    "

  • Xem thêm     

    20/08/2013, 07:56:17 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Hợp đồng thế chấp bằng bất động sản có hiệu lực từ thời điểm đăng ký. Tài sản đảm bảo chưa được đăng ký thì rủi ro sẽ thuộc về ngân hàng. Nếu công ty đó bị thu hồi đất thì Ngân hàng chỉ còn cách là liên hệ với cơ quan nhà nước để xin nhận tiền bồi thường tài sản trên đất. Nếu có tranh chấp về hợp đồng thế chấp hoặc việc thu hồi đất không đúng quy định pháp luật thì Ngân hàng có thể gửi đơn ra Tòa án để được giải quyết.

    Nếu ngân hàng nhận tài sản trên đất là nhà xưởng để thế chấp thì cũng là một rủi ro trong tình hình hiện nay, còn lấy "tài sản hình thành trong tương lai" để nhận thế chấp thì rủi ro là không tránh khỏi.

  • Xem thêm     

    20/08/2013, 05:15:08 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Gia đình bạn có quyền khiếu nại về việc thu hồi đất đó để yêu cầu phải được bồi thường, hỗ trợ theo quy định pháp luật. Nếu gia đình bạn không có tên trong sổ địa chính thì cũng phải có tên trong sổ mục kê, sổ dã ngoại...

    Hồ sơ về quản lý đất đai không chỉ lưu giữ tại UBND xã mà còn lưu giữ tại phòng TNMT huyện. Do vậy, gia đình bạn có thể yêu cầu các cơ quan trên cung cấp trích lục bản đồ và các thông tin liên quan tới thửa đất mà gia đình bạn đang sử dụng... làm căn cứ để đòi hỏi quyền lợi. Cơ quan thu thuế sử dụng đất sẽ lưu giữ thông tin về việc nộp thuế của thửa đất đó qua các thời kỳ...

  • Xem thêm     

    20/08/2013, 05:08:37 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Nếu thuận tình ly hôn thì không cần phải "có lý do". Nếu đơn phương ly hôn với lý do một bên vô sinh thì Tòa án sẽ chấp nhận bởi "mục đích hôn nhân không đạt được".  Tuy nhiên, Tòa án vẫn phải thu thập chứng cứ về việc "tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài...." thì mới giải quyết cho ly hôn.

  • Xem thêm     

    20/08/2013, 04:44:17 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    1. Đối với việc giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu, tòa án sẽ căn cứ vào Điều 137 Bộ luật dân sự để giải quyết. Việc phát mại tài sản để thi hành án thuộc thẩm quyền của cơ quan thi hành án.

    2. Việc vay mượn bằng vàng là vi phạm quy định về quản lý ngoại hối. Tuy nhiên, việc vay mượn tiền lấy vàng hoặc USD làm giá trị quy đổi thì không vô hiệu. Với lãi suất vay do hai bên thỏa thuận nhưng không vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố.

  • Xem thêm     

    20/08/2013, 04:07:13 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Điều 654 chỉ quy định người hưởng thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật không được làm chứng cho di chúc chứ không quy định thuộc hàng thừa kế nào theo pháp luật thì không được làm chứng....

    Về mặt nội dung: Di chúc trên vô hiệu một phần và phần di chúc đó ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại nên di chúc toàn bộ. Di sản của ông A, bà B chưa chia nên chưa thể xác định được phần của mỗi ông bà ở đâu, bao nhiêu...

    Thực tiễn giải quyết của Tòa án cho thấy những di chúc do người dân tự lập... như trường hợp trên đều bị tòa án tuyên bố vô hiệu do không đáp ứng các điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của bộ luật dân sự.

  • Xem thêm     

    20/08/2013, 03:17:51 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Vụ việc của gia đình bạn, công an đang kiểm tra, xác minh nguồn tin theo quy định tại Điều 103 Bộ luật tố tụng hình sự. Trong thời hạn 20 ngày, thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 2 tháng, công an sẽ thông báo kết quả xác minh cho gia đình bạn. Nếu có dấu hiệu tội phạm thì công an xã sẽ chuyển hồ sơ tới công an huyện để khởi tố và xử lý theo pháp luật.

    Nếu còn thông tin, tài liệu, vật chứng gì về vụ việc thì gia đình bạn có thể cung cấp bổ sung để công an sớm có kết luận về vụ việc. Bố bạn cũng có thể làm đơn xin được giám định tỷ lệ thương tật để làm văn cứ giải quyết...

  • Xem thêm     

    20/08/2013, 03:06:51 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

            Nếu diện tích đất tại Hà Nội từ một thửa tách ra hoặc phần còn lại của thửa nhỏ hơn 30m2 thì không được phép tách thửa đất. Nếu bạn mua ngôi nhà đó thì chỉ có cách là lập hợp đồng ở dạng ủy quyền, đặt cọc.. hoặc thỏa thuận đồng sở hữu chứ không thể được cấp Giấy chứng nhận riêng cho bạn.

         Bạn tham khảo quy định sau đây của UBND thành phố Hà Nội, ban hành kèm theo Quyết định số 19/2012/QĐ-UBND ngày 08/8/2012 của UBND thành phố Hà Nội

    "Điều 3. Kích thước, diện tích đất ở tối thiểu được phép tách thửa theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ và việc xử lý đối với thửa đất ở có kích thước, diện tích nhỏ hơn mức tối thiểu

    1. Các thửa đất được hình thành từ việc tách thửa phải đảm bảo đủ các điều kiện sau:

    a) Có chiều rộng mặt tiền và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng (đường giới hạn cho phép xây dựng công trình trên thửa đất) từ 3 mét trở lên;

    d) Có diện tích không nhỏ hơn 30 m2.

    2. Đối với đất khu dân cư nông thôn khi chia tách thửa đất theo các điều kiện của khoản 1 điều này mà có hình thành đường giao thông sử dụng chung thì đường giao thông đó phải có mặt cắt ngang ≥ 2mét.

    3. Không cho phép tách thửa đối với các trường hợp:

    a) Thửa đất nằm trong các dự án phát triển nhà ở theo quy hoạch, các dự án đấu giá quyền sử dụng đất để xây dựng nhà ở đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

    b) Đất gắn liền với nhà đang thuê theo Nghị định số 61/CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ.

    c) Các thửa đất thuộc khu vực đã có thông báo thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

    d) Các thửa đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật.

    đ) Các thửa đất ở giao cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Quy định này.

    4. Quy định tại khoản 3 Điều này không áp dụng cho các trường hợp sau:

    a) Các trường hợp tách thửa do Nhà nước thu hồi một phần thửa đất.

    b) Đất hiến tặng cho Nhà nước, đất tặng cho hộ gia đình, cá nhân để xây dựng nhà tình thương, nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết.

    c) Thửa đất đã giao cho các hộ gia đình, cá nhân làm nhà ở tái định cư, làm nhà ở nông thôn tại điểm dân cư nông thôn trước ngày 10/4/2009 (ngày Quyết định số 58/2009/QĐ-UBND của UBND Thành phố có hiệu lực thi hành).

    5. Nếu người sử dụng đất xin tách thửa đất mà thửa đất được hình thành từ việc tách thửa không đảm bảo các điều kiện quy định tại khoản 1, 2 Điều này để hợp với thửa đất ở khác liền kề tạo thành thửa đất mới đảm bảo các điều kiện quy định tại khoản 1, 2 Điều này thì được phép tách thửa đồng thời với việc hợp thửa đất và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho thửa đất mới. Trường hợp thửa đất còn lại sau khi tách thửa không đảm bảo các điều kiện quy định tại khoản 1, 2 Điều này thì không được phép tách thửa.

    6. Thửa đất đang sử dụng được hình thành từ trước ngày 10/4/2009 (ngày Quyết định số 58/2009/QĐ-UBND của UBND Thành phố có hiệu lực thi hành) có diện tích, kích thước nhỏ hơn mức tối thiểu quy định tại khoản 1 Điều này, nhưng đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận thì người đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận; việc xây dựng nhà ở, công trình trên thửa đất đó phải theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.

    7. Không được cấp Giấy chứng nhận, không được làm thủ tục thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất hoặc thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất đối với trường hợp tự tách thửa đất thành hai hoặc nhiều thửa đất trong đó có một hoặc nhiều thửa đất không đảm bảo các điều kiện quy định tại khoản 1, 2 Điều này (trừ các trường hợp nêu tại khoản 4, 5 Điều này).

    8. Cơ quan công chứng, Ủy ban nhân dân cấp xã không được làm thủ tục công chứng, chứng thực việc chuyển quyền sử dụng đất đối với trường hợp tách thửa đất thành hai hoặc nhiều thửa đất trong đó có một hoặc nhiều thửa đất không đảm bảo các điều kiện quy định tại khoản 1, 2 Điều này (trừ các trường hợp nêu tại Khoản 4, 5 Điều này).".

  • Xem thêm     

    20/08/2013, 02:54:59 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    1. TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ: Theo thông tin bạn nêu thì T và Đ phạm tội giết người theo quy định tại khoản 1, Điều 93 Bộ luật hình sự hình phạt là 12 năm, 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Cụ thể mức hình phạt sẽ căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Bạn tham khảo một số quy định sau đây của Bộ luật hình sự:

    "Điều 93. Tội giết người

    1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    A) Giết nhiều người;

    B) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

    C) Giết trẻ em;

    D) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

    Đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

    E) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;

    G) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

    H) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

    I) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

    K) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

    L) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

    M) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

    N) Có tính chất côn đồ;

    O) Có tổ chức;

    P) Tái phạm nguy hiểm;

    Q) Vì động cơ đê hèn.

    2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

    3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

    Điều 45. Căn cứ quyết định hình phạt

    Khi quyết định hình phạt, Toà án căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.

    Điều 46. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

    1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

    A) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

    B) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;

    C) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

    D) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

    Đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra;

    E) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

    G) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

    H) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

    I) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;

    K) Phạm tội do lạc hậu;

    L) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

    M) Người phạm tội là người già;

    N) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

    O) Người phạm tội tự thú;

    P) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

    Q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;

    R) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

    S) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.

    2. Khi quyết định hình phạt, Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.

    3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.

    Điều 47. Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật

    Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.

    Điều 48. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

    1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:

    A) Phạm tội có tổ chức;

    B) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;

    C) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;

    D) Phạm tội có tính chất côn đồ;

    Đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn;

    E) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;

    G) Phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm;

    H) Phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ có thai, người già, người ở trong tình trạng không thể tự vệ được hoặc đối với người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;

    I) Xâm phạm tài sản của Nhà nước;

    K) Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng;

    L) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;

    M) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, tàn ác phạm tội hoặc thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

    N) Xúi giục người chưa thành niên phạm tội;

    O) Có hành động xảo quyệt, hung hãn nhằm trốn tránh, che giấu tội phạm.

    2. Những tình tiết đã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng."

     

    2. TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG DÂN SỰ:

    Ngoài trách nhiệm hình sự như đã nêu ở trên, T và Đ còn phải bồi thường thiệt hại cho gia đình P theo quy định tại Điều 610 BLDS và hướng dẫn tại Nghị quyết số 03/2006/NQ- HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng thẩm phán, TAND tối cao, cụ thể như sau:

    "Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

     

    2.1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết bao gồm: các chi phí được hướng dẫn tại các tiểu mục 1.1, 1.4 và thu nhập thực tế bị mất của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị được hướng dẫn tại tiểu mục 1.2 mục 1 Phần II này.

    2.2. Chi phí hợp lý cho việc mai táng bao gồm: các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hỏa táng nạn nhân theo thông lệ chung. Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ...

    2.3. Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết.

    a) Chỉ xem xét khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng, nếu trước khi tính mạng bị xâm phạm người bị thiệt hại thực tế đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Những người đang được người bị thiệt hại cấp dưỡng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng tương ứng đó. Đối với những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng nhưng sau khi người bị thiệt hại bị xâm phạm tính mạng, thì những người này được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng hợp lý phù hợp với thu nhập và khả năng thực tế của người phải bồi thường, nhu cầu thiết yếu của người được bồi thường.

    Thời điểm cấp dưỡng được xác định kể từ thời điểm tính mạng bị xâm phạm.

    b) Đối tượng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng.

    - Vợ hoặc chồng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và được chồng hoặc vợ là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng;

    - Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà cha, mẹ là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng;

    - Cha, mẹ là người không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà con là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

    - Vợ hoặc chồng sau khi ly hôn đang được bên kia (chồng hoặc vợ trước khi ly hôn) là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

    - Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

    - Em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động không có tài sản để cấp dưỡng cho con được anh, chị đã thành niên không sống chung với em là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

    - Anh, chị không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà em đã thành niên không sống chung với anh, chị là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

    - Cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không còn người khác cấp dưỡng mà ông bà nội, ông bà ngoại không sống chung với cháu là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

    - Ông bà nội, ông bà ngoại không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người khác cấp dưỡng mà cháu đã thành niên không sống chung với ông bà nội, ông bà ngoại là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

    2.4. Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm.

    a) Người được nhận khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trong trường hợp này là những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người bị thiệt hại.

    b) Trường hợp không có những người được hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 2.4 mục 2 này, thì người được nhận khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần là người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng và người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại.

    c) Trong mọi trường hợp, khi tính mạng bị xâm phạm, những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất hoặc người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng và người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại (sau đây gọi chung là người thân thích) của người bị thiệt hại được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Cần căn cứ vào hướng dẫn tại điểm b tiểu mục 1.1 mục 1 Phần I Nghị quyết này để xác định mức độ tổn thất về tinh thần của những người thân thích của người bị thiệt hại. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào địa vị của người bị thiệt hại trong gia đình, mối quan hệ trong cuộc sống giữa người bị thiệt hại và những người thân thích của người bị thiệt hại...

    d) Mức bồi thường chung khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trước hết do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho tất cả những người thân thích của người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, số lượng người thân thích của họ, nhưng tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.".

              Do vậy, gia đình bạn có thể nhờ sự can thiệp của luật sư để bào chữa cho T và Đ đồng thời can thiệp để gia đình bị hại giảm bớt bức xúc và gây sự. Trước mắt thì gia đình bạn có thể trình báo sự việc với công an địa phương và cơ quan điều tra đang giải quyết vụ án đó (công an tỉnh) để được can thiệp kịp thời.

  • Xem thêm     

    20/08/2013, 11:38:30 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Cảm ơn bạn!
    Chúc thành công.

  • Xem thêm     

    20/08/2013, 11:37:31 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Bạn gửi đơn trình báo sự việc tới công an nơi bạn đã giao tiền để được giải quyết theo pháp luật.

  • Xem thêm     

    19/08/2013, 08:52:09 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

                 Nếu chú bạn đánh đuổi mẹ con bạn ra khỏi nhà thì mẹ con bạn làm đơn trình báo công an. Người đuổi mẹ con bạn ra khỏi nhà sẽ bị xử lý về tội xâm phạm chỗ ở của công dân theo quy định tại Điều 124 Bộ luật hình sự, cụ thể như sau:

    "Điều 124. Tội xâm phạm chỗ ở của công dân

     

    1. Người nào khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
      a) Có tổ chức;
      b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
      c) Gây hậu quả nghiêm trọng.
    3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm."