Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

129 Trang «<85868788899091>»
  • Xem thêm     

    31/05/2012, 09:44:52 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Vâng, chào bạn!
  • Xem thêm     

    31/05/2012, 07:31:58 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
                  "Sổ hồng" mà bạn nói có tên là gì? Cơ quan nào cấp? Nội dung Sổ đó nghi nhận những gì? Theo quy định tại Thông tư số 17/2009/TT-BTN&MT thì Nhà nước thống nhất cấp một mẫu GCN QSD đất cho nhà ở, đất và công trình trên đất, bìa có màu hồng nên người dân hay gọi là Sổ hồng.
                   Hiện nay các các cơ quan quản lý đất đai sử dụng mẫu thống nhất theo quy định tại Thông tư 17/2009/TT-BTN&MT để cấp cho người sử dụng đất và không cấp Sổ đỏ (GCN QSD đất) nữa.
  • Xem thêm     

    30/05/2012, 10:39:12 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
                 Nếu gia đình bạn chưa có GCN QSD đất thì phải tiến hành thủ tục xin cấp GCN QSD đất theo quy định tại Nghị định 88/2009/NĐ-CP và thông tư số 20/2010/TT-BTNMT, cụ thể như sau:

    - Bạn nộp hồ sơ xin cấp GCN QSD đất đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện hoặc UBND xã. Hồ sơ gồm những giấy tờ sau:

    a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận;

    b) Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai (nếu có);

    c) Giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 8 của Nghị định này đối với trường hợp tài sản là nhà ở;

    d) Giấy tờ về quyền sở hữu công trình xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Nghị định này đối với trường hợp tài sản là công trình xây dựng;

    đ) Bản sao các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật (nếu có);

    e) Sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ quy định tại các điểm b, c và d khoản này đã có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng).

    - Thời hạn nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Không quá năm mươi (50) ngày làm việc.

  • Xem thêm     

    30/05/2012, 10:32:06 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Bạn phải nộp 50% giá trị chênh lệch giữa giá đất nông nghiệp và đất ở. Cụ thể bao nhiêu tiền còn phụ thuộc vào vị trí đất của thửa đất đó và giá thị trường. Việc chuyển mục đích sử dụng đất ở Hà Nội hiện nay rất phức tạp và không phải thửa đất nào cũng có thể chuyển mục đích sử dụng đất được...
  • Xem thêm     

    30/05/2012, 09:33:51 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chúc bạn thành công!
  • Xem thêm     

    30/05/2012, 09:23:30 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:
                 1. Theo thông tin bạn nêu thì nhà đất đó là tài sản của ông bà nội bạn. Ông bạn qua đời không để lại di chúc nên phần di sản của ông bạn thuộc về hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 676 BLDS năm 2005 (cụ nội, bà nội, Ba bạn và các cô, chú bác của bạn). Nếu Ba bạn muốn đứng tên toàn bộ nhà đất đó thì phải được sự đồng ý của tất cả các thừa kế của ông bạn.
                 2. Nếu một trong các cô, chú bác của bạn khởi kiện yêu cầu chia thừa kế của ông nội bạn thì 1/2 nhà đất đó sẽ được chia cho các thừa kế của ông bạn. Thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế của ông bạn là 10 năm kể từ ngày ông bạn qua đời. Nếu sau 10 năm không có ai tranh chấp thì gia đình bạn được tiếp tục sử dụng phần di sản đó.
                 3. Phần tài sản của bà bạn (1/2) nếu bà bạn đồng ý cho Ba bạn thì có thể thực hiện hai hình thức là tặng cho để sang tên luôn 1/2 đứng tên Ba bạn hoặc lập di chúc để định đoạt 1/2 nhà đất đó cho Ba bạn. \
                - Nếu Ba bạn muốn sang tên luôn 1/2 nhà đất thì phải tiến hành khai nhận di sản thừa kế đối với phần di sản của ông bạn (để xác định vị trí, diện tích, giá trị tài sản của bà bạn). Khi đó nếu các cô, chú bác của bạn yêu cầu nhận phần thừa kế của từng người thì 1/2 nhà đất đó phải đem chia đều cho các anh chị em của Ba bạn.
                - Nếu Ba bạn lựa chọn hình thức lập di chúc thì có thể gia đình bạn duy trì được việc sử dụng ổn định. Nếu bà nội bạn sống được 8 năm nữa và không thay đổi nội dung di chúc thì gia đình bạn được sang tên 1/2 nhà đất theo di chúc và được sử dụng tiếp 1/2 nhà đất còn lại do đã hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế của ông nội bạn.
    Do vậy, Ba bạn nên cân nhắc để lựa chọn cách sử sự sao cho phù hợp và đảm bảo được quyền lợi hợp pháp của mình.
                 4. Đối với việc lập di chúc, bạn có thể tham khảo các quy định sau đây của bộ luật dân sự:

    Ðiều 652. Di chúc hợp pháp

     1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

     a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;

     b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

     2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

     3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

    4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Ðiều này.

    5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.

     Ðiều 653. Nội dung của di chúc bằng văn bản

     1. Di chúc phải ghi rõ:

     a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;

     b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

     c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

     d) Di sản để lại và nơi có di sản;

    đ) Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.

     2. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

     Ðiều 654. Người làm chứng cho việc lập di chúc

    Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:

    1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;

    2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;

    3. Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự.

    Ðiều 655. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng

    Người lập di chúc phải tự tay viết và ký vào bản di chúc.

    Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Ðiều 653 của Bộ luật này.

    Ðiều 656. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng

    Trong trường hợp người lập di chúc không thể tự mình viết bản di chúc thì có thể nhờ người khác viết, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.

     Việc lập di chúc phải tuân theo quy định tại Ðiều 653 và Ðiều 654 của Bộ luật này.

     Ðiều 657. Di chúc có công chứng hoặc chứng thực

     Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc.

     Ðiều 658. Thủ tục lập di chúc tại cơ quan công chứng hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn

     Việc lập di chúc tại cơ quan công chứng hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải tuân theo thủ tục sau đây:

     1. Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn ký vào bản di chúc;

     2. Trong trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.

  • Xem thêm     

    29/05/2012, 04:57:08 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
           Nếu là nhà đất được giao, phân theo chính sách đất đai thì không hạn chế về tuổi. Nếu công nhân nhận chuyển quyền sử dụng đất thì chỉ cần đủ tuổi làm CMND là được (phải có CMND và Hộ khẩu thì mới thực hiện được thủ tục nhận chuyển quyền SHN và SDĐ).
  • Xem thêm     

    29/05/2012, 03:59:32 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
            Theo quy định của pháp luật thì không thể mang GCN QSD đất đi cầm cố ở tiệm cầm đồ được. Bạn chỉ có thể sử dụng "bìa" đó để đăng ký thế thấp cho hợp đồng thế chấp QSD đất. Nếu bạn mang GCN QSD đất đi cầm cố thì việc cầm cố đó không có giá trị pháp lý (GCN QSD đất không phải là tài sản) và nếu có tranh chấp thì pháp luật không bảo vệ bên nhận cầm cố. Tuy nhiên với những tiệm cầm đồ thì đôi khi bạn không cần có GCN QSD đất họ vẫn cho bạn vay tiền...
  • Xem thêm     

    29/05/2012, 03:51:51 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
              Lần đầu ở đây là một lần sang tên, một lần được công nhận quyền sở hữu, không quan trọng là đất đã có GCN QSD đất hay chưa: Đáng lẽ các trường hợp khác thì phải nộp lệ phí trước bạ nhưng do có quan hệ huyết thống như trên nên được miễn một lần. Nếu lần sau lại có một giao dịch (chuyển quyền sử dụng đất) giữa những người đó thì phải nộp lệ phí trước bạ.
  • Xem thêm     

    29/05/2012, 03:33:02 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
               Không có văn bản nào quy định về thời gian thực hiện hợp đồng đặt cọc. Thời gian thực hiện do hai bên thỏa thuận. Nêu bên nào vi phạm về thời gian thực hiện các thỏa thuận theo hợp đồng đặt cọc làm cho hợp đồng không thể thực hiện được thì Tòa án sẽ tuyên bố bên đó vi phạm và chịu phạt cọc. Nếu hợp đồng vô hiệu về hình thức thì Tòa án mới dành thời gian cho hai bên thực hiện thủ tục (công chứng, đăng ký trong thời hạn 1 tháng, nếu không thực hiện tòa án sẽ tuyên bố vô hiệu).
               Bạn có thể tham khảo một số nội dung quy định tại Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP, ngày 16/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình.
  • Xem thêm     

    29/05/2012, 02:55:51 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bác!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời câu hỏi của bác như sau:
             1. Nếu bác bán ngôi nhà đó cho người khác thì bác phải nộp thuế thu nhập cá nhân từ việc mua bán, chuyển nhượng bất động sản, mức thuế là 2% giá trị tài sản mua bán ghi trong hợp đồng. Ngoài ra các bên phải nộp tiền lệ phí trước bạ là 0,5% giá trị tài sản mua bán. Giấy tờ để mua bán nhà gồm có: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà; Chứng minh thư nhân dân và hộ khẩu của hai bên; Giấy đăng ký kết hôn hoặc xác nhận tình trạng hôn nhân của bác.
             2. Nếu bác cho con gái ruột ngôi nhà đó thì được miễn thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ. Giấy tờ như nêu tại mục 1. Ngoài ra cần có giấy khai sinh của con gái bác để chứng minh quan hệ mẹ con, làm căn cứ miễn thuế, phí.
             3. Nếu ngôi nhà đó là tài sản riêng của bác thì không cần phải có sự đồng ý của các con. Nếu là tài sản chung của vợ chồng bà, và vợ/chồng bác không còn sống, cũng không có di chúc thì mới cần phải có sự đồng ý của các con bác trong việc mua bán, tặng cho trên. Để tránh tranh chấp trong gia đình thì bác phải điều hòa được lợi ích và điều chỉnh được tình cảm, thái độ của các con đối với sự việc đó.
  • Xem thêm     

    28/05/2012, 09:12:06 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
             Với giấy tờ về nguồn gốc như vậy thì mọi giao dịch đều tiềm ẩn rủi ro. Bạn cần đến UBND xã xem lại bản đồ địa chính xem diện tích đất đó thuộc thửa đất nào, ai đang đứng tên thì mới có thể tính tiếp là có nên mua hay không.
  • Xem thêm     

    27/05/2012, 09:50:26 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Người sử dụng nhà ở phải đóng thuế nhà đất hàng năm theo quy định pháp luật.
  • Xem thêm     

    27/05/2012, 09:49:27 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
               Bạn nói rằng giấy tờ bị mất hết, "còn lại mỗi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất". Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chính là Sổ đỏ rồi, gia đình bạn không cần phải làm lại số đỏ nữa. Nếu muốn cấp lại GCN QSD đất theo mẫu mới quy định tại Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT thì bạn nộp hồ sơ để cấp lại GCN QSD đất, QSHNƠ & TSKGLVĐƠ.
  • Xem thêm     

    27/05/2012, 09:07:18 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư không có mẫu biên bản họp gia đình cụ thể. Biên bản này cũng không bắt buộc theo mẫu, không có nội dung gì đặc biệt. Chỉ cần ghi lại ý kiến của các thừa kế hoặc các đồng sở hữu là được.
  • Xem thêm     

    27/05/2012, 04:57:49 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Đề nghị chuyển câu hỏi này sang mục Phòng sinh viên luật
  • Xem thêm     

    27/05/2012, 04:56:40 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
              Để xác định nguồn gốc đất, bạn phải xem lại Sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính hoặc Sổ mục kê, dã ngoại... lưu giữ ở UBND xã và UBND huyện để biết tên người sử dụng đất ghi ở đó là ai. Biên bản họp gia đình chỉ cần có đầy đủ các đồng sở hữu cùng thỏa thuận phân chia hoặc chuyển cho một người sở hữu là được.
  • Xem thêm     

    27/05/2012, 04:43:58 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Bạn phải giải quyết tranh chấp xong thì mới được cấp lại GCN QSD đất. Việc cầm cố GCN QSD đất như vậy là trái pháp luật.
  • Xem thêm     

    27/05/2012, 04:40:52 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:
               Nếu trong quá trình thực hiện thủ tục xin cấp lại GCN QSD đất mà có tranh chấp thì phải giải quyết tranh chấp xong thì mới được cấp GCN QSD đất. Gia đình bạn cần yêu cầu UBND xã cho biến đơn tranh chấp của người cầm GCN QSD đất để thương lượng, hòa giải. Nếu không thương lượng được thì một trong hai bên phải khởi kiện để tòa án giải quyết. Sau khi vụ việc được giải quyết dứt điểm thì gia đình bạn mới tiếp tục thủ tục cấp GCN QSD đất. Bạn lưu ý là có thể khởi kiện tranh chấp QSD đất hoặc kiện tranh chấp hợp đồng vay nợ, cầm cố chứ không thể khởi kiện để đòi GCN QSD đất được.
  • Xem thêm     

    27/05/2012, 04:18:09 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
           Nếu người dân thuộc trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất hoặc được nợ tiền sử dụng đất thì sẽ được hưởng quyền lợi theo quy định pháp luật đó. Trong hồ sơ không cần phải có bản chính hay bản sao văn bản pháp luật đó.
129 Trang «<85868788899091>»