Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

  • Xem thêm     

    06/05/2012, 10:38:18 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
              Tạm giam là một biện pháp ngăn chặn mà các cơ quan tiến hành tố tụng có thể áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án nếu xét thấy cần thiết. Việc các bị can khác có bị tạm giam hay không không ảnh hưởng nhiều đến quyết định tạm giam của anh trai bạn. Nhưng thông thường những người chủ mưu, cầm đầu, hung hãn, cản trở quá trình điều tra... thì sẽ bị tạm giam.
              Để đảm bảo công bằng, đúng pháp luật và tránh "mất tiền oan"... vào những chi phí không cần thiết thì gia đình bạn nên mời luật sư tham gia vụ việc để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của anh trai bạn trong vụ việc trên.
  • Xem thêm     

    06/05/2012, 10:29:37 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Vâng, chào bạn!
  • Xem thêm     

    06/05/2012, 10:28:20 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
                  Theo thông tin bạn nêu thì bạn chưa có căn cứ để yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần. Việc tranh chấp, khiếu kiện là quyền chính đáng của công dân, được pháp luật bảo vệ. Nếu họ thua kiện thì họ phải chịu án phí và họ cũng phải tốn kém không kém gì bạn!
  • Xem thêm     

    06/05/2012, 10:22:05 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
              Nếu thửa đất đó đã có sổ đỏ gốc (của người chủ đầu tiên), thửa đất ở Hà Nội, thửa đất vẫn còn nguyên thửa mà bây giờ bạn chỉ mua 23m2 đất trong thửa đất lớn đó thì về nguyên tắc sẽ không thể tách thửa đất được vì thửa đất đó không đủ điều kiện tách thửa đất theo quy định tại Quyết định số 58/2009/QĐ-UBND ngày 30/3/2009 của UBND thành phố Hà Nội. Nếu thửa đất đã hình thành trước thời điểm có hiệu lực pháp luật của quy định pháp luật trên thì bạn có thể xin cấp GCN QSD đất đối với thửa đất đó.
              Những trường hợp mua bán nhà đất như thế tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Vì vậy, bạn nên cần có sự tư vấn của Luật sư và chuẩn bị hợp đồng thật chặt chẽ để phòng bị cho mình trước những rủi ro đó.
  • Xem thêm     

    06/05/2012, 10:11:11 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
             Văn bản mà bạn trích dẫn ở trên là GIẤY BIÊN NHẬN chứ không phải là hợp đồng vay tài sản. Tuy nhiên, chỉ với nội dung của Giấy biên nhận trên là bạn có thể khởi kiện để đòi nợ được rồi. Pháp luật không quy định bắt buộc hợp đồng vay phải có công chứng. Do vậy chỉ cần thỏa thuận miệng hoặc thỏa thuận bằng văn bản giữa hai bên với nhau là Hợp đồng có hiệu lực. Nếu có thỏa thuận về lãi suất thì bạn nên ghi lãi suất theo thỏa thuận đó (không phải hợp đồng nào cuối cùng cũng mang nhau ra tòa án..).
  • Xem thêm     

    06/05/2012, 10:05:38 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
               Theo luật nghĩa vụ quân sự thì độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự là từ 18-25 tuổi. Đến thời điểm hết tuổi 25 thì bạn không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự nữa.
  • Xem thêm     

    06/05/2012, 10:03:05 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:
             1. Nếu người đó gửi đơn đến Công an kinh tế thì họ cũng có thể thụ lý đơn và tiến hành kiểm tra, xác minh nguồn tin theo quy định của pháp luật. Nếu bạn sử dụng tiền vay vào mục đích phi pháp dẫn đến mất khả năng trả nợ hoặc gian dối hoặc bỏ trốn nhằm trốn nợ thì bạn sẽ bị khởi tố về tội lạm dụng tín nhiệm tài sản theo quy định tại Điều 140 BLHS.
             2. Nếu sự việc không có dấu hiệu tội phạm thì người cho bạn vay tiền vẫn có thể khởi kiện dân sự. Sau khi có bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án mà bạn không trả nợ thì người đó có thể yêu cầu cơ quan thi hành án kê biên, phát mại tài sản của bạn (kể cả nhà đất) để trả nợ. Lãi suất cho vay có thể được tính theo lãi suất ngân hàng tại thời điểm vay.
  • Xem thêm     

    06/05/2012, 09:53:45 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:
             1. Đất phần trăm có hai loại:
    -  Là đất phát triển kinh tế gia đình hay còn gọi là đất rau xanh hình thành từ khoảng những năm 1960. Đó là số % mà hộ gia đình bớt lại không đưa vào Hợp tác xã nông nghiệp;
    - Loại đất thuộc quỹ đất công ích 5% (hoặc 10%) của địa phương để dự phòng nhằm chuyển sang mục đích phi nông nghiệp.
             2. Loại đất giãn dân: Là đất giao cho hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở. Thông thường đất này có nguồn gốc là đất nông nghiệp nhưng được giao cho hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở khi tách hộ...
          Với đất % thì là đất nông nghiệp nên không được phép xây nhà ở nếu chưa được chuyển mục đích sử dụng đất. Do vậy bạn không nên mua loại đất này với mục đích xây dựng nhà ở trừ trường hợp bạn có thể thực hiện được thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất.
          Bạn có thể mua đất giãn dân để làm nhà ở với điều kiện thửa đất đó đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là loại đất ở. Nếu chỉ có quyết định giao đất của UBND cấp huyện thì bạn có thể đặt cọc để chờ bên chuyển nhượng tiến hành thủ tục xin cấp GCN rồi mới thực hiện được thủ tục chuyển nhượng. Còn nếu bên chuyển nhượng nói là đất giãn dân nhưng chỉ có trích lục bản đồ mà không có Quyết định giao đất giãn dân của UBND cấp huyện hoặc GCN QSD đất loại đất ở thì bạn không nên giao dịch (kể cả đặt cọc).
          Chúc bạn thành công!

  • Xem thêm     

    04/05/2012, 09:44:07 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn !
    Luật sư Nguyên đã tư vấn chính xác và tương đối đầy đủ cho bạn, tôi bổ sung thêm làm rõ như sau:
              1. Theo thông tin bạn nêu thì có thể xác định thửa đất đứng tên anh trai bạn do cha mẹ bạn bỏ tiền ra mua năm 1990 là tài sản riêng của anh trai bạn (có trước hôn nhân). Thửa đất đó không phải là tài sản của cha mẹ bạn nên cha mẹ bạn không có quyền quyết định. Nếu cha mẹ bạn chứng minh được là đã cho anh trai bạn "vay, mượn" tiền để mua đất thì mới có thể đòi lại được số tiền đó, nếu là "cho tiền" để mua thì không đòi lại được tiền.
              2. Trong thời gian anh trai bạn cung sống với chị dâu bạn, nếu không tiến hành thủ tục nhập tài sản riêng của anh trai bạn thành tài sản chung vợ chồng (làm lại GCN để chị dâu bạn cùng đứng tên hoặc lập văn bản thỏa thuận tài sản chung và đăng ký vào trang thứ 4 của GCN) thì thửa đất đó vẫn là tài sản riêng của anh trai bạn.
              3. Nếu trong thời gian chung sống, anh chị bạn có tôn tạo đất hoặc xây dựng nhà và các công trình, trồng cây... trên đất thì những tài sản phát sinh đó là tài sản chung của anh bạn và chị dâu. Theo pháp luật thì chị dâu bạn sẽ được sở hữu 1/2 giá trị tài sản trên đất mới phát sinh đó.
               4. Anh bạn chết không để lại di chúc nên phần di sản của anh bạn sẽ thuộc về hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 676 BLDS (cha, mẹ, vợ và con của anh trai bạn). Việc chị bạn tự ý KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ của anh trai bạn để một mình đứng tên toàn bộ nhà đất của anh trai bạn (GCN QSD đất từ tên anh trai bạn chuyển sang tên chị dâu) mà không có sự nhất trí của cha mẹ bạn là trái pháp luật. Nếu có tranh chấp, khiếu kiện thì GCN QSD đất đó sẽ bị hủy bỏ.
                5. Nội dung mà cha mẹ bạn có thể làm lúc này là yêu cầu hủy bỏ GCN QSD đất đứng tên chị dâu bạn và yêu cầu chia thừa kế đối với di sản của anh trai bạn theo pháp luật cho hàng thừa kế thứ nhất như đã nêu ở trên. Sau khi nhận 1 phần thừa kế từ anh trai bạn thì cha mẹ bạn có quyền cho bạn hoặc con bạn phần di sản đó. Việc cha mẹ bạn muốn cho bạn và con bạn toàn bộ nhà đất đang đứng tên chị dâu bạn là không thể thực hiện được, bởi
    #ff0000;">dù toàn bộ nhà đất đó là sản riêng của anh trai bạn thì theo pháp luật, vợ và con anh ta cũng là một trong các thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất, họ luôn được hưởng thừa kế theo pháp luật.
  • Xem thêm     

    04/05/2012, 09:18:41 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    Bộ luật dân sự năm 2005 quy định:
    Ðiều 675.
    #ff0000;">Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

     1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:

    #ff0000; font-size: 10pt; font-family: arial;"> a) Không có di chúc;

     b) Di chúc không hợp pháp;

     c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;

     d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản.

     2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

     a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

     b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

     c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế.

     Ðiều 676. Người thừa kế theo pháp luật 

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

     a) #ff0000;">Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

     b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

     c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

     2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

     3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

    Ðiều 637. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại

    1. #ff0000;">Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    2. Trong trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế.

    3. Trong trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

     4. Trong trường hợp Nhà nước, cơ quan, tổ chức hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.

                Như vậy, theo thông tin bạn nêu, đối chiếu với các quy định trên thì toàn bộ di sản do ông bạn để lại sẽ dùng để thanh toán cho khoản nợ 26 triệu đồng, số còn lại sẽ chia theo pháp luật cho hàng thừa kế thứ nhất quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 676 BLDS nêu trên.
  • Xem thêm     

    04/05/2012, 09:03:21 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:
             Điểm b, khoản 3, Nghị quyết số 35/2000/QH10 hướng dẫn luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định:

             " Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 01 năm 1987 đến ngày 01 tháng 01 năm 2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực cho đến ngày 01 tháng 01 năm 2003; trong thời hạn này mà họ không đăng ký kết hôn, nhưng có yêu cầu ly hôn thì Tòa án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.

    Từ sau ngày 01 tháng 01 năm 2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng.".

             Thông tư số 01/2001/TT-BTP hướng dẫn Nghị quyết số 35 quy định:

            "Đối với trường hợp nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 trở đi đến trước ngày 01/01/2001 (ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực) mà có đủ điều kiện kết hôn, nhưng chưa đăng ký kết hôn và đang chung sống với nhau như vợ chồng, thì theo quy định tại điểm b khoản 3 Nghị quyết số 35 của Quốc hội họ có nghĩa vụ đăng ký kết hôn kể từ ngày 01/01/2001 cho đến ngày 01/01/2003; do đó, cần phân biệt như sau:

    a. Kể từ ngày 01/01/2001 cho đến ngày 01/01/2003 nếu họ chưa đăng ký kết hôn hoặc đã đăng ký kết hôn mà họ có yêu cầu ly hôn, thì Toà án thụ lý vụ án và áp dụng quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết vụ án ly hôn theo thủ tục chung. Cần chú ý trong trường hợp họ thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định tại điểm b khoản 3 Nghị quyết số 35 của Quốc hội, thì quan hệ của họ vẫn được công nhận là đã xác lập kể từ ngày họ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng, chứ không phải kể từ ngày đăng ký kết hôn.

    Việc đăng ký kết hôn theo quy định tại điểm b khoản 3 Nghị quyết số 35 của Quốc hội do Bộ Tư pháp hướng dẫn.

    b. Kể từ sau ngày 01/01/2003 mà họ không đăng ký kết hôn, thì theo quy định tại điểm b khoản 3 Nghị quyết số 35 của Quốc hội họ không được công nhận là vợ chồng; nếu một bên hoặc cả hai bên có yêu cầu ly hôn, thì Toà án thụ lý vụ án để giải quyết và áp dụng điểm b khoản 3 Nghị quyết số 35 của Quốc hội, khoản 1 Điều 11 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, bằng bản án tuyên bố không công nhận họ là vợ chồng; nếu họ có yêu cầu về nuôi con và chia tài sản, thì Toà án áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết theo thủ tục chung.".
                Như vậy, nếu bạn hoặc cả hai vợ chồng bạn có yêu cầu ly hôn, thì Toà án thụ lý vụ án để giải quyết và áp dụng điểm b khoản 3 Nghị quyết số 35 của Quốc hội, khoản 1 Điều 11 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, bằng bản án tuyên bố không công nhận quan hệ của bạn là vợ chồng. Đối với việc tranh chấp con và tài sản (nếu có) thì Tòa án sẽ căn cứ vào Điều 17 luật HN&GĐ để giải quyết theo thủ tục chung.

  • Xem thêm     

    04/05/2012, 02:18:30 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn !
              Nếu diện tích đất của gia đình bạn thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 14 nghị định số 69/2009/NĐ-CP thì được bồi thường về quyền sử dụng đất, cụ thể như sau:

               Điều 14. Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ

    1. Nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng có đủ điều kiện quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 7, 9, 10 và 11 Điều 8 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (sau đây gọi là Nghị định số 197/2004/NĐ-CP) và các Điều 44, 45 và 46 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai (sau đây gọi là Nghị định số 84/2007/NĐ-CP) thì được bồi thường; trường hợp không đủ điều kiện được bồi thường thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét để hỗ trợ.

    2. Nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng vào mục đích nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tính theo giá đất tại thời điểm quyết định thu hồi đất; trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới hoặc giao đất ở tái định cư hoặc nhà ở tái định cư, nếu có chênh lệch về giá trị thì phần chênh lệch đó được thanh toán bằng tiền theo quy định sau:

    a) Trường hợp tiền bồi thường, hỗ trợ lớn hơn tiền sử dụng đất ở hoặc tiền mua nhà ở tại khu tái định cư thì người tái định cư được nhận phần chênh lệch;

    b) Trường hợp tiền bồi thường, hỗ trợ nhỏ hơn tiền sử dụng đất ở hoặc tiền mua nhà ở tái định cư thì người tái định cư phải nộp phần chênh lệch, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định này.

    3. Trường hợp người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật thì phải trừ đi khoản tiền phải thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được bồi thường, hỗ trợ để hoàn trả ngân sách nhà nước.

    4. Nhà nước điều tiết một phần lợi ích từ việc thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện các khoản hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi quy định tại Điều 17 Nghị định này.
                Điều 8 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất quy định như sau:

    Điều kiện để được bồi thường đất

    Người bị Nhà nước thu hồi đất, có một trong các điều kiện sau đây thì được bồi thường:

    1. Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

    2. Có quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai.

    3. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là ủy ban nhân dân cấp xã) xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau đây:

    a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

    b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính;

    c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng, cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất;

    d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

    đ) Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở, mua nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật;

    e) Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.

    4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến thời điểm có quyết định thu hồi đất chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nay được ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp.

    5. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn ở miền núi, hải đảo, nay được ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp.

    6. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này, nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước    ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất đó không có tranh chấp.

    7. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.

    8. Hộ gia đình cá nhân sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này nhưng đất đã được sử dụng từ ngày 15 tháng 10      năm 1993 đến thời điểm có quyết định thu hồi đất, mà tại thời điểm sử dụng không vi phạm quy hoạch; không vi phạm hành lang bảo vệ các công trình, được cấp có thẩm quyền phê duyệt đã công bố công khai, cắm mốc; không phải là đất lấn chiếm trái phép và được ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi xác nhận đất đó không có tranh chấp.

    9. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà trước đây Nhà nước đã có quyết định quản lý trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước, nhưng trong thực tế Nhà nước chưa quản lý, mà hộ gia đình, cá nhân đó vẫn sử dụng.

    10. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có các công trình là đình, đền, chùa, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ được ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng và không có tranh chấp.

    11. Tổ chức sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:

    a) Đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước;

    b) Đất nhận chuyển nhượng của người sử dụng đất hợp pháp mà tiền trả cho việc chuyển nhượng không có nguồn từ ngân sách nhà nước;

    c) Đất sử dụng có nguồn gốc hợp pháp từ hộ gia đình, cá nhân.

    Nếu không đủ điều kiện được bồi thường về đất thì gia đình bạn vẫn được bồi thường đối với hoa màu trên đất theo quy định của pháp luật.

  • Xem thêm     

    04/05/2012, 02:10:43 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
              Nếu có chứng cứ về hành vi đồi bại đó của người "thày" với học sinh thì anh ta có thể phạm Tội hiếp dâm trẻ em theo quy định tại Điều 112 BLHS (phạm tội chưa đạt do em bé đó chống cự hoặc do nguyên nhân khách quan khác). Nếu không đủ căn cứ để xử lý về tội hiếp dâm trẻ em thì có thể xử lý về Tội dâm ô với trẻ em theo quy định tại Điều 116 BLHS.
              Gia đình em bé đó cần làm đơn trình báo cơ quan công an nơi sự việc xảy ra để được xem xét giải quyết. Bạn có thể tham khảo các quy định sau đây của Bộ luật hình sự:

    Điều 112. Tội hiếp dâm trẻ em

    1. Người nào hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

    a) Có tính chất loạn luân;

    b) Làm nạn nhân có thai;

    c) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

    d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;

    đ) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    a) Có tổ chức;

    b) Nhiều người hiếp một người;

    c) Phạm tội nhiều lần;

    d) Đối với nhiều người;

    đ) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61%trở lên;

    e) Biết mình bị nhiễm HIVmà vẫn phạm tội;

    g) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.

    4. Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạm tội hiếp dâm trẻ em và người phạm tội bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

    5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

     

    Điều 116. Tội dâm ô đối với trẻ em

    1. Người nào đã thành niên mà có hành vi dâm ô đối với trẻ em, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:

    a) Phạm tội nhiều lần;

    b) Đối với nhiều trẻ em;

    c) Đối với trẻ em mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;

    d) Gây hậu quả nghiêm trọng;

    đ) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm.

    4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

  • Xem thêm     

    04/05/2012, 01:58:06 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời câu hỏi của bạn như sau:
           Bạn chưa mô tả rõ hành vi em bạn chiếm đoạt tài sản như thế nào nên chưa thể xác định chính xác được tội phạm của em bạn là tội gì. Có thể là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 139 BLHS hoặc tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 226b BLHS sửa đổi năm 2009, cụ thể quy định trách nhiệm pháp lý như sau:

    “Điều 226b. Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản

    1. Người nào sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện một trong những hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm:

    a) Sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ quan, tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt hoặc làm giả thẻ ngân hàng nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hoá, dịch vụ;

    b) Truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản;

    c) Lừa đảo trong thương mại điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn tín dụng, mua bán và thanh toán cổ phiếu qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

    d) Hành vi khác nhằm chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Phạm tội nhiều lần;

    c) Có tính chất chuyên nghiệp;

    d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    đ) Gây hậu quả nghiêm trọng;

    e) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

               Nếu luật sư tham gia vụ án, được tiếp xúc với bị can, đọc hồ sơ vụ án thì mới có thể xác định được cụ thể trách nhiệm pháp lý của em bạn trong vụ việc trên. Ngoài ra việc quyết định hình phạt, Tòa án còn căn cứ vào "tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự" (Điều 45 BLHS).
  • Xem thêm     

    04/05/2012, 01:40:03 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
             Theo thông tin bạn mới cung cấp thì căn nhà của gia đình bạn là nhà mua của Nhà nước. Do vậy, cần kiểm tra lại hồ sơ kê khai để làm thủ tục mua nhà và các hợp đồng thuê nhà trước đây xem những ai có tên trong hợp đồng thuê nhà. Nếu ngoài cha mẹ bạn còn có tên các con thì khi hóa giá nhà, các con cũng có quyền mua. Nếu trong hồ sơ không có văn bản thể hiện việc nhường quyền mua nhà hoặc từ chối quyền mua nhà thì có thể ngôi nhà đó sẽ được xác định là tài sản chung của hộ gia đình chứ không chỉ là tài sản riêng của cha mẹ bạn.
             Còn việc mẹ bạn vay tiền để mua nhà, sau đó đã trả hết nợ (trả nợ trong thời kỳ hôn nhân) nay những người vay tiền không có tranh chấp gì thì ngôi nhà đó dù đứng tên mình mẹ bạn cũng vẫn được xác định là tài sản chung vợ chồng vì nguồn gốc số tiền mua nhà không phải là tài sản riêng. Hơn nữa việc mua nhà thuộc sở hữu nhà nước của người đang thuê có những quy định đặc thù, không giống như giao dịch mua bán nhà tư nhân.
  • Xem thêm     

    04/05/2012, 12:18:57 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời câu hỏi của bạn như sau:
          1. Xác định ngôi nhà mà mẹ bạn đang ở là tài sản chung của cha mẹ bạn hay là tài sản riêng của mẹ bạn căn cứ vào các quy định của Luật hôn nhân và gia đình sau đây:
    "Điều 32. Tài sản riêng của vợ, chồng

    1. Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng.

    Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; #ff0000;">tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30 của Luật này; đồ dùng, tư trang cá nhân.

    2. Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung.

    Điều 29. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

    1. Khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thỏa thuận chia tài sản chung; #ff0000;">việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

    2. Việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản không được pháp luật công nhận."
           Như vậy, nếu trước đây cha mẹ bạn lập văn bản chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Mẹ bạn chứng minh được là số tiền chia đó dùng vào mua ngôi nhà hiện nay thì Tòa án sẽ xác định ngôi nhà này là tài sản riêng của mẹ bạn.
           Nếu việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không được lập thành văn bản, đến nay cha bạn không thừa nhận việc chia tài sản chung đó thì có thể ngôi nhà đó vẫn được xác định là tài sản chung vợ chồng của cha mẹ bạn.
           2. Nếu nhà đất đừng tên người khác mà cha bạn không chứng minh được việc tẩu tán tài sản trước khi ly hôn của mẹ bạn thì ngôi nhà đó sẽ không được chia khi ly hôn. Tuy nhiên, nếu sợ chia tài sản chung mà nhờ người khác đứng tên thì có thể sau này mẹ bạn sẽ làm một vụ kiện nữa để đòi nhà và cơ hội đòi lại sẽ không cao!
           3. Gia đình bạn đã có hộ khẩu nên việc cấp GCN QSD đất đứng tên người khác cũng không ảnh hưởng đến hộ khẩu của gia đình bạn.
           4. Nếu gia đình bạn có tranh chấp mốc giới đất với gia đình hàng xóm thì thửa đất đó phải giải quyết xong tranh chấp thì mới được cấp GCN QSD đất. Nếu đất của gia đình bạn đã có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 50 Luật đất đai thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai thuộc về tòa án., Nếu không có giấy tờ về QSD đất theo Điều 50 LĐĐ thì thẩm quyền thuộc về UBND cấp huyện theo quy định tại  Điều 136 Luật đất đai. Trước khi yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì gia đình bạn cần làm đơn đề nghị hòa giải gửi UBND cấp xã để được hòa giải theo quy định của pháp luật.

  • Xem thêm     

    04/05/2012, 11:43:23 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
             Trong trường hợp người vợ muốn "chắc ăn" bằng cách cùng chồng đứng tên trên GCN QSD đất thì tiến hành thủ tục xin cấp lại GCN QSD đất theo mẫu mới quy định tại Thông tư 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đồng thời kê khai tên hai vợ chồng để đính chính thông tin trong GCN QSD đất cấp mới. Bạn tham khảo các quy định sau đây của Thông tư 17/2009/TT-BTNMT:

    Điều 19.  Các trường hợp cấp Giấy chứng nhận hoặc xác nhận thay đổi sau khi đã cấp Giấy chứng nhận

    1. Các trường hợp biến động về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận:

    a) Hợp nhiều thửa đất thành một thửa đất mới; hợp nhiều tài sản gắn liền với đất của nhiều chủ sở hữu thành tài sản của một chủ sở hữu;

    b) Hình thành thửa đất mới trong trường hợp chuyển mục đích sử dụng một phần thửa đất, Nhà nước thu hồi một phần thửa đất, người sử dụng đất đề nghị tách thửa đất thành nhiều thửa mà pháp luật cho phép;

    c) Người thuê, thuê lại quyền sử dụng đất của nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao;

    d) Những biến động đối với toàn bộ hoặc một phần thửa đất, tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp giải quyết tranh chấp đất đai, tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật; chia tách hoặc sáp nhập các tổ chức có sử dụng đất; thực hiện việc xử lý nợ theo thoả thuận trong hợp đồng thế chấp; thực hiện quyết định hành chính giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án; thực hiện văn bản công nhận kết quả đấu giá đất, tài sản phù hợp pháp luật; thực hiện việc chia tách quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất chung của hộ gia đình hoặc của nhóm người cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất;

    đ) Nhận chuyển quyền sử dụng toàn bộ hoặc một phần thửa đất, tài sản gắn liền với đất bằng các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho hoặc góp vốn hình thành pháp nhân mới;

    e) Thay đổi thông tin thửa đất do đo đạc lập bản đồ địa chính;

    g) Giấy chứng nhận đã cấp bị hư hỏng hoặc bị mất;

    h) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có nhu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận đã cấp trước ngày 10 tháng 12 năm 2009;

    i) Các trường hợp thay đổi theo quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, l, m, n và o khoản 2 Điều này mà người được cấp Giấy chứng nhận đề nghị cấp Giấy chứng nhận mới.

    2. Các trường hợp xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp:

    a) Khi người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện  thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất mà không hình thành pháp nhân mới đối với cả thửa đất, tài sản gắn liền với đất hoặc một phần thửa đất, tài sản gắn liền với đất;

    b) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản được phép đổi tên;

    c) Giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên;

    d) Người sử dụng đất đề nghị chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất vào Giấy chứng nhận đã cấp;

    đ) Thay đổi thông tin về số hiệu thửa, tên đơn vị hành chính nơi có thửa đất, tài sản gắn liền với đất;

    e) Chuyển mục đích sử dụng đất; chuyển công năng sử dụng của nhà ở, công trình xây dựng;

    g) Thay đổi thời hạn sử dụng đất, thời hạn sở hữu tài sản;

    h) Chuyển từ hình thức được Nhà nước cho thuê đất sang hình thức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất;

    i) Thay đổi về hạn chế quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất;

    k) Thay đổi về nghĩa vụ tài chính mà người sử dụng đất phải thực hiện;

    l) Thay đổi diện tích xây dựng, diện tích sử dụng, tầng cao, kết cấu, cấp (hạng) nhà, công trình;

    m) Thay đổi diện tích, nguồn gốc tạo lập, hồ sơ giao rừng sản xuất là rừng trồng;

    n) Đính chính nội dung ghi trên Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót do việc in hoặc viết Giấy chứng nhận;

    o) Giấy chứng nhận đã cấp có nhiều thửa đất mà người sử dụng đất chuyển quyền sử dụng một hoặc một số thửa đất.

    Điều 20.  Nơi nộp hồ sơ và nhận kết quả đăng ký biến động sau khi cấp Giấy chứng nhận

    1. Nơi nộp hồ sơ và nhận kết quả thực hiện các thủ tục về đăng ký biến động sau khi cấp Giấy chứng nhận được thực hiện theo quy định tại Điều 11 của Nghị định số 88/2009/NĐ-CP.

    Trường hợp hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã, thị trấn nơi có đất, tài sản gắn liền với đất thì trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn có trách nhiệm chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện).

    2. Trường hợp chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài cho hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.

    Trường hợp chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam cho tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư thì nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh).

    3. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn khi nhận hồ sơ có trách nhiệm viết giấy biên nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ; kiểm tra hồ sơ và trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ biết nếu cần phải bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

    Điều 21.  Thời gian thực hiện các thủ tục về đăng ký biến động sau khi cấp Giấy chứng nhận

    Thời gian thực hiện các thủ tục về đăng ký biến động sau khi cấp Giấy chứng nhận do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không quá mười lăm (15) ngày làm việc, không kể thời gian người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện nghĩa vụ tài chính.

    Trường hợp thực hiện thủ tục đăng ký biến động mà phải trích đo địa chính thửa đất thì thời gian thực hiện thủ tục hành chính được tăng thêm không quá hai mươi (20) ngày làm việc; trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận thì thời gian thực hiện thủ tục hành chính được tăng thêm không quá năm (05) ngày làm việc; trường hợp hồ sơ đăng ký biến động chưa có Giấy chứng nhận mà có một trong các giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai, các Điều 8, 9 và 10 của Nghị định số 88/2009/NĐ-CP thì thời gian thực hiện thủ tục hành chính được tăng thêm không quá ba lăm (35) ngày làm việc.

    Điều 29.  Trình tự, thủ tục đăng ký biến động về sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất do đổi tên; giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên; thay đổi về hạn chế quyền; thay đổi về nghĩa vụ tài chính; thay đổi diện tích xây dựng, diện tích sử dụng, tầng cao, kết cấu chính, cấp (hạng) nhà, công trình; thay đổi thông tin về quyền sở hữu rừng cây

    1. Người đề nghị đăng ký biến động nộp một bộ hồ sơ gồm có:

    a) Đơn đề nghị đăng ký biến động;

    b) Các giấy tờ theo quy định của pháp luật đối với trường hợp nội dung biến động phải được phép của cơ quan có thẩm quyền;

    c) Một trong các loại giấy chứng nhận đã cấp có nội dung liên quan đến việc đăng ký biến động.

    2. Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu phù hợp quy định của pháp luật thì thực hiện các công việc sau đây:

    a) Trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp có thay đổi về diện tích thửa đất, tài sản gắn liền với đất hoặc trường hợp chưa có bản đồ địa chính, chưa trích đo địa chính thửa đất;

    b) Trường hợp thay đổi diện tích xây dựng, diện tích sử dụng, tầng cao, kết cấu chính, cấp (hạng) nhà hoặc công trình xây dựng phải xin phép xây dựng nhưng trong hồ sơ đăng ký biến động không có giấy phép xây dựng thì gửi phiếu lấy ý kiến của cơ quan có thẩm quyền quản lý về nhà ở, công trình xây dựng. Trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được phiếu lấy ý kiến, cơ quan quản lý về nhà ở, công trình xây dựng có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất;

    c) Xác nhận thay đổi vào giấy chứng nhận đã cấp hoặc thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đối với trường hợp phải cấp mới Giấy chứng nhận; cập nhật biến động vào cơ sở dữ liệu địa chính; trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại xã, thị trấn sau khi người được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành nghĩa vụ tài chính (nếu có).
  • Xem thêm     

    04/05/2012, 11:26:29 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:
               1. Theo thông tin bạn nêu thì GCN QSD đất đứng tên bác của bạn (sống ở ngoài Bắc), trong khi đó nguồn gốc đất là do gia đình bạn (bố mẹ và các anh chị em bạn) được giao từ năm 1989. Do vậy, gia đình bạn cần kiểm tra lại giá trị pháp lý của GCN QSD đất đó. Nếu bố mẹ bạn vào Đak Lak từ năm 1989 và được chính quyền địa phương giao đất để làm nhà thì thửa đất đó phải được cấp GCN QSD đất cho hộ gia đình bao gồm bố mẹ bạn và những người con di cư năm 1989 chứ không thể cấp GCN QSD đất cho ông bà bạn (ông bà bạn vào sau và sinh sống cùng với bố mẹ bạn?) hay cấp GCN QSD đất cho bác bạn ở ngoài Bắc được trừ trường hợp  gia đình bạn đã thực hiện một giao dịch để chuyển quyền sử dụng đất đó cho bác của bạn. Gia đình bạn cần thu thập các thông tin về nguồn gốc đất trong hồ sơ địa chính và tìm hiểu kỹ căn cứ để cấp GCN QSD đất của bác bạn là gì (tặng cho, mua bán, chuyển nhượng...).
               2. Nếu nguồn gốc đất là của chính quyền giao cho ông bà bạn, ông bà bạn được cấp GCN QSD đất, sau đó làm thủ tục tặng cho nhà đất đó cho bác của bạn. Đến khi ông bà bạn chết thì di sản không còn nên sẽ không đặt ra vấn đề thừa kế nữa. Hơn nữa, mẹ bạn dù có rất nhiều công sức chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nhưng theo pháp luật vẫn không thuộc hàng thừa kế nào của ông bà nên không được hưởng thừa kế của ông bà nội bạn.
               3. Trong vụ việc của gia đình bạn cũng cần làm rõ đâu là tài sản chung của cha mẹ bạn, đâu là tài sản của ông bà để giải quyết cho thỏa đáng. Ví dụ: Nhà đất là của ông bà bạn nhưng bố mẹ bạn có công sức duy tu, sửa chữa thì khi giải quyết tranh chấp, tòa án vẫn phải xác định một phần giá trị tài sản là của cha mẹ bạn do có công duy tu, bảo quản, sửa chữa tài sản...
               Bạn có thể xác minh thêm thông tin và nêu ra những thắc mắc để được luật sư trả lời.
  • Xem thêm     

    03/05/2012, 10:22:30 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
               Ba bạn đứng tên trên GCN QSD đất là tên với tư cách là đại diện HỘ gia đình hay tên với tư cách cá nhân. Nếu ba bạn đứng tên với tư cách cá nhân thì đó là tài sản chung của ba mẹ bạn. Thời điểm chuyển nhượng mặc dù chưa tuân thủ về hình thức (chưa công chứng, sang tên) nhưng các bên đã ký kết hợp đồng nhận tiền, nhận đất (đã thực tế thực hiện việc chuyển nhượng) thì nay có tranh chấp, tòa án sẽ công nhận hợp đồng đó.
               Nếu đất đứng tên hộ gia đình của ba bạn thì tất cả những thành viên của Hộ gia đình cùng thống nhất chuyển nhượng thì hợp đồng mới có hiệu lực. Nếu thiếu chữ ký nhưng có căn cứ xác định các thành viên khác cũng biết nhưng không phản đối hoặc cũng tham gia vào việc chuyển nhượng đó thì cũng có thể công nhận hiệu lực của hợp đồng.
               Nếu khi có tranh chấp mà vợ chồng bạn không chứng minh được việc đã thanh toán tiền chuyển nhượng thì hợp đồng cũng sẽ bị hủy bỏ.
     
  • Xem thêm     

    03/05/2012, 10:03:28 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
               Nếu chưa hết lượt hốt hụi mà chủ hụi và những người đã hốt hụi không góp tiếp tiền để cho những người tiếp theo hốt hụi hoặc không trả lại tiền hụi cho nhau mà không do lý do khách quan thì có thể bị xử lý về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 BLHS. Cụ thể vụ việc có cấu thành tội phạm hay không còn phụ thuộc vào những thông tin mà cơ quan công an tiến hành xác minh, kiểm tra nguồn tin theo quy định pháp luật. Nếu sau khi công an xác minh là quyết định không khởi tố vụ án do chưa đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì gia đình bạn vẫn có thể khởi kiện dân sự để yêu cầu Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.