Tư Vấn Của Luật Sư: Luật sư Vũ Văn Toàn - toanvv

81 Trang «<54555657585960>»
  • Xem thêm     

    22/06/2018, 02:54:39 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Không vấn đề gì

  • Xem thêm     

    21/06/2018, 06:35:37 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Trong trường hợp của bạn, nếu người chủ sử dụng đất ở xa khôn về được thì bạn có thể nhờ họ làm giấy ủy quyền cho bạn để chuyển nhượng thì bạn vẫn bán được như bình thường nhé

  • Xem thêm     

    21/06/2018, 06:33:23 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Căn cứ điểm b Khoản 1 Điều 169 Luật đất đai năm 2013 quy định về nhận quyền sử dụng đất như sau:

    “b) Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, trừ trường hợp quy định tại Điều 191 của Luật này;..”

    Theo quy định trên, tổ chức kinh tế có quyền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của chủ thể khác trừ 02 trường hợp quy định tại Khoản 1, 2 Điều 191 Luật đất đai năm 2013, cụ thể:

    – Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.

    – Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

    Như vậy, công ty bạn không thuộc một trong hai trường hợp nêu trên thì có quyền được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của cá nhân để mở rộng phạm vi kinh doanh của công ty. Thủ tục nhận chuyển nhượng đất cần lưu ý đến vấn đề sau:

    Điều kiện chuyển nhượng đất theo Điều 188 Luật đất đai năm 2013:

    – Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

    – Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

    – Trong thời hạn sử dụng đất.

  • Xem thêm     

    21/06/2018, 06:29:15 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định xác định sử dụng đất ổn định như sau:

    “1. Sử dụng đất ổn định là việc sử dụng đất liên tục vào một mục đích chính nhất định kể từ thời điểm bắt đầu sử dụng đất vào mục đích đó đến thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc đến thời điểm quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp chưa cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận).”

    Như vậy, trường hợp của gia đình bạn, đất đã được sử dụng một cách liên tục, lâu dài hơn 50 năm và trong quá trình sử dụng đất không có tranh chấp phát sinh nên gia đình bạn hoàn toàn thỏa mãn các quy định để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

  • Xem thêm     

    21/06/2018, 06:13:19 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Căn cứ điều 60 Luật đất đai 2013:

    “Điều 160. Đất tín ngưỡng

    1. Đất tín ngưỡng bao gồm đất có công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ.

    2. Việc sử dụng đất tín ngưỡng phải đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

    3. Việc xây dựng, mở rộng các công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ của cộng đồng phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”

    Theo quy định trên, đất nhà thờ họ là đất tín ngưỡng cấp cho cộng đồng dân cư.

    Căn cứ điều 181 Luật đất đai 2013:

    “Điều 181. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất

    1. Cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất có quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này.

    2. Cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; không được thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.”

    Theo quy định trên, đất được cấp cho cộng đồng dân cư thì không được phép chuyển nhượng. Do đó, nếu phần đất xây dựng nhà thờ họ đó mà được cấp cho cộng đồng dân cư thì việc mua bán là vi phạm pháp luật.

  • Xem thêm     

    20/06/2018, 11:30:00 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Công ty nhận chuyển nhượng một phần dự án không được điều chỉnh giảm quy mô dự án đã được phê duyệt ban đầu từ UBND tỉnh Lâm Đồng. Theo căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 48 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014:

    2. Việc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản phải bảo đảm yêu cầu sau đây:

    a) Không làm thay đổi mục tiêu của dự án;

    b) Không làm thay đổi nội dung của dự án;

    c) Bảo đảm quyền lợi của khách hàng và các bên có liên quan.”

    Bên cạnh đó, căn cứ tại khoản 2 Điều 52 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 cũng đã quy định rõ nghĩa vụ đối với bên nhận chuyển nhượng dự án:

    “2. Bên nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

    a) Kế thừa và thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư chuyển nhượng đã chuyển giao;

    b) Tiếp tục triển khai đầu tư xây dựng, kinh doanh dự án theo đúng tiến độ, nội dung của dự án đã được phê duyệt;

    …”

    Như vậy, công ty nhận chuyển nhượng đề nghị điều chỉnh giảm quy mô dự án là không có căn cứ và cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lời là không có căn cứ để giải quyết đề nghị của nhà đầu tư là đúng theo quy định của luật.

  • Xem thêm     

    20/06/2018, 11:22:23 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Việc khai thác đá trong thửa đất nhà mình thì không vi phạm quy định của Luật đất đai 2013. Tuy nhiên căn cứ điều 173 Bộ luật dân sự 2015:

    Điều 173. Nghĩa vụ tôn trọng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

    Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thì chủ thể phải tôn trọng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, không được lạm dụng quyền để gây mất trật tự, an toàn xã hội, làm thiệt hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.”

    Khi sử dụng đất cần tuân thủ các nguyên tắc xây dựng và tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người có thửa đất liền kề.  Nếu người hàng xóm khai thác đá mà gây sạt lở phần đất của gia đình nhà bạn mặc dù gia đình bạn đã yêu cầu nhưng người đó không dừng lại thì bạn có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền là UBND các cấp hoặc Tòa Án vào giải quyết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

  • Xem thêm     

    20/06/2018, 11:20:49 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất(sổ đỏ) là chứng thư pháp lý xác định người có quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thể hiện trong sổ. Nếu việc cấp sổ đỏ cho bạn là hợp pháp thì bạn có quyền sử dụng phần đất đó. Do đó, bạn có quyền sử dụng phần đất này hay không còn phụ thuộc vào việc cấp sổ đã hợp pháp hay chưa.

    Tranh chấp này là tranh chấp đất đai có giấy tờ về quyền sử dụng đất nên sẽ được giải quyết tại Tòa án sau khi hòa giải không thành.

    “Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

    Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

    1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;….”

    Như vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn cần đưa tranh chấp ra ủy ban nhân dân xã để giải quyết. Tại đây, ủy ban sẽ tiến hành hòa giải giữa hai bên. Nếu hòa giải không thành thì bạn có thể khởi kiện ra Tào án nhân dân. Trong quá trình giải quyết tranh chấp, bạn có thể sử dụng sổ đỏ làm căn cứ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp của mình.

  • Xem thêm     

    18/06/2018, 11:27:43 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Theo thông tin bạn cung cấp, khi nhà nước tiến hành đấu giá quyền sử dụng đất thì mỗi lô đất đều quy định là 6m như nhau nhưng gia đình nhà hàng xóm lại được cấp sổ đỏ(giấy chứng nhận quyền sử dụng đât) với diện tích lớn hơn và chồng lấn sang diện tích đất nhà bạn. Cả hai nhà đều đã được cấp sổ đỏ trên phần diện tích đang tranh chấp. Trước tiên hai bên cần thực hiện thủ tục hòa giải tại cơ sở (tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp) theo điều 202 Luật đất đai 2013. Đây là tranh chấp có giấy tờ về quyền sử dụng đất, nếu hòa giải không thành thì có thể khởi kiện ra Tòa án theo quy định tại điều 203 Luật đất đai 2013 :

    Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

    Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

    1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;…”

    Như vậy, trước tiên hai bên cần phải thực hiện thủ tục hòa giải tại cơ sở, nếu hòa giải không thành thì bạn có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp quận, huyện.

  • Xem thêm     

    15/06/2018, 04:03:44 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Việc tặng cho quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực. Do đó, trường hợp của bạn không có giấy tờ chứng minh việc tặng cho thì khi mẹ bạn mất phần quyền sử dụng đất  đó sẽ là di sản thừa kế của mẹ bạn nên bạn không thể được cấp quyền sử dụng đất đối với phần 2m nói trên.

    Nếu mẹ bạn không để lại di chúc thì di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật. Di sản thừa kế sẽ được chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại điều 651 Bộ luật dân sự 2015: “a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;”.Nếu bạn muốn được cấp quyền sử dụng đất đối với phần diện tích trên thì có thể thỏa thuận với các đồng thừa kế trên. Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế phải được lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực.

     

  • Xem thêm     

    14/06/2018, 10:27:30 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Trong các hợp đồng thế chấp, thường ngân hàng và bên thế chấp sẽ thỏa thuận, nếu bên vay vốn ngân hàng vi phạm nghĩa vụ trả nợ thì ngân hàng có quyền yêu cầu bên thế chấp chuyển giao tài sản thế chấp để phát mãi. Việc phát mãi tài sản được thực hiện như sau:

    - Nếu bên thế chấp đồng thuận về việc này thì ngân hàng có quyền tiếp quản tài sản và tiến hành thủ tục phát mãi, đấu giá tài sản theo quy định.

    - Trường hợp bên thế chấp không tự nguyện bàn giao tài sản là vi phạm hợp đồng thế chấp thì ngân hàng phải khởi kiện ra tòa án yêu cầu bên vay vốn phải trả nợ và bên thế chấp phải chuyển giao tài sản thế chấp để ngân hàng xử lý.

    Như vậy, ngân hàng không đương nhiên được phát mãi tài sản trong khi tài sản người thế chấp không đồng ý. Trong trường hợp này, tài sản thế chấp là tài sản chung của vợ chồng mà chỉ có người vợ đồng ý cho ngân hàng xử lý tài sản, ngân hàng cũng không được xử lý tài sản mà không được sự đồng ý của người chồng. Do đó, để có thể xử lý tài sản thế chấp thì ngân hàng phải kiện ra Tòa đối với việc vi phạm hợp đồng.

     

  • Xem thêm     

    13/06/2018, 10:47:45 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Đối tượng áp cho vay ưu đãi

    Căn cứ điều 1 Quyết định 370 của Thủ tướng Chính phủ về đối tượng áp dụng lãi suất cho vay ưu đãi:

    “Điều 1. Lãi suất cho vay ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội đối với các đối tượng mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ:….”

    Căn cứ điều 14 Nghị định 100/2015 về đối tượng tượng mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở được vay vốn ưu đãi:

    “Điều 14. Vay vốn ưu đãi theo các chương trình mục tiêu về nhà ở

    1. Các đối tượng quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều 49 của Luật Nhà ở được vay vốn ưu đãi hỗ trợ nhà ở để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở theo quy định cụ thể của từng chương trình mục tiêu do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định.”

    Theo quy định trên các đối tượng quy định tại khoản 1,2,3 điều 49 Luật Nhà ở 2014 sẽ được vay vốn ưu đãi:

    “1. Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;

    2. Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn;

    3. Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu;”

    Nếu bạn thuộc một trong các đối tượng: Người có công với cách mạng; hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại nông thôn; hộ gia đình tại nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu thì sẽ được hưởng chính sách vay vốn ưu đãi.

    Về phương thức cho vay: Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay trực tiếp tại trụ sở chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội cấp tỉnh hoặc Phòng giao dịch cấp huyện.

    Điều kiện cho vay:

    Thứ nhất, phải thực hiện gửi tiền tiết kiệm hàng tháng tại Ngân hàng Chính sách xã hội với thời gian gửi tối thiểu 12 tháng kể từ ngày ký Hợp đồng tín dụng với Ngân hàng Chính sách xã hội. Mức gửi hàng tháng tối thiểu bằng mức trả nợ hàng tháng của người vay vốn.

    Thứ hai, có đủ vốn tự có tối thiểu 30% giá trị dự toán hoặc phương án tính toán giá thành đối với vay vốn để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở.

    Thứ ba, có đủ hồ sơ chứng minh về đối tượng, thực trạng nhà ở, điều kiện cư trú, thu nhập để được hưởng chính sách nhà ở xã hội theo quy định.

    Thứ tư, có nguồn thu nhập và khả năng trả nợ theo cam kết với Ngân hàng Chính sách xã hội.

    Thứ năm, có giấy đề nghị vay vốn để xây dựng mới/ cải tạo, sửa chữa nhà để ở, trong đó có cam kết của cá nhân và các thành viên trong hộ gia đình chưa được vay vốn hỗ trợ ưu đãi nhà ở xã hội tại ngân hàng khác hoặc các tổ chức tín dụng khác.

    Ngoài ra đối với trường hợp vay vốn để xây mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở thì phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất nơi đăng ký thường trú do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật về đất đai; Có thiết kế, dự toán hoặc phương án tính toán giá thành theo quy định của pháp luật về xây dựng;

    Các bước thực hiện:

    Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

    Hồ sơ vay vốn mua/thuê mua nhà ở xã hội tại Ngân hàng Chính sách xã hội, người vay chuẩn bị các giấy tờ, bao gồm:

    - Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu số 01/nhà ở xã hội;

    - Giấy xác nhận về đối tượng và thực trạng nhà ở;

    - Giấy chứng minh về điều kiện thu nhập;

    - Giấy tờ chứng minh về điều kiện cư trú;

    Bước 2: Hoàn thiện thủ tục cho vay

    Tại Tổ tiết kiệm và vay vốn, người vay vốn gửi hồ sơ cho Tổ tiết kiệm và vay vốn nơi cư trú hợp pháp. Các hồ sơ sẽ được họp bình xét công khai dưới sự giám sát, chứng kiến của Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố và người đại diện tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác xã, phường, thị trấn. Sau đó, danh sách người vay đủ điều kiện được trình UBND cấp xã/phường xác nhận và chuyển về Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay.

    Ngân hàng nhà nước sẽ phê duyệt hồ sơ. Thời gian phê duyệt hồ sơ vay kể từ khi thẩm định tối đa là 5 ngày làm việc và trả lời kết quả phê duyệt cho người vay.

    Bước 3: Ký hợp đồng tín dụng

    Khi đi ký hợp đồng tín dụng hợp đồng thế chấp tài sản, lưu ý người vay vốn phải xuất trình bản gốc các giấy tờ: Giấy chứng minh đã đóng tiền cho chủ đầu tư để mua/thuê mua nhà ở xã hội; Hợp đồng mua bán nhà ở xã hội để đối chiếu.

    Căn cứ hợp đồng tín dụng đã được ký kết giữa người vay vốn với Ngân hàng Chính sách xã hội, người vay vốn mở tài khoản tiền gửi để gửi tiền tiết kiệm hàng tháng theo quy định và thực hiện gửi ngay từ tháng ký hợp đồng tín dụng (số tiền gửi vẫn được hưởng lãi suất tiền gửi là 4,8%/năm).

  • Xem thêm     

    13/06/2018, 11:38:57 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Trong thông tin bạn cung cấp thì bạn đã mua bất động sản này nhưng chưa có sang tên sổ đỏ. Về nguyên tắc theo quy định  tại Điều 188 Luật Đất đai 2013 đất phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu thì mới được phép mua bán, chuyển nhượng  tiếp.

    "Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất

    1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

    a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

    b) Đất không có tranh chấp;

    c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

    d) Trong thời hạn sử dụng đất

    2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.

    3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính”.

    Như vậy, để bạn bán mảnh đất này hợp pháp thì bạn phải làm một thỏa thuận về việc làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất trực tiếp từ người chủ đang đứng tên quyền sử dụng đất phải thực hiện thủ tục chuyển nhượng mảnh đất trực tiếp cho người mua mới và các bên sẽ phải có một bản hợp đồng mua bán bất động sản phù hợp với quy định cả pháp luật để tránh tình trạng xảy ra tranh chấp sau này. Nếu các bên không thỏa thuận được với nhau thì bạn sẽ phải đợi cho các bên thực hiện lần lượt việc thực hiện chuyển quyền sử dụng đất cho nhau.

  • Xem thêm     

    13/06/2018, 11:29:41 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Các trường hợp cấp lại giấy phép xây dựng bị mất, rách, nát

    Theo quy định Giấy phép xây dựng được cấp lại trong trường hợp bị rách, nát hoặc mất.  Như vậy, khi giấy phép xây dựng bị mất, rách, nát thì chủ đầu tư có thể xin cấp lại giấy phép xây dựng.

    Tại  Điểm b Khoản 3 Điều 16 Thông tư 15/2016/TT-BXD quy định: Giấy phép xây dựng được cấp lại dưới hình thức bản sao.

    Thẩm quyền cấp lại giấy phép xây dựng bị mất, rách, nát

    Khoản 4 Điều 103 Luật xây dựng 2014 quy định: “ Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng là cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng do mình cấp.”

    Căn cứ quy định trên của pháp luật, thẩm quyền cấp lại giấy phép xây dựng thuộc về: Ủy ban nhân dân cấp huyện: đối với các công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong đô thị, trung tâm cụm xã, trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa thuộc địa bàn do mình quản lý; trừ các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ xây dựng và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

     Hồ sơ xin cấp lại giấy phép xây dựng bị mất, rách, nát

    Được quy định tại Khoản 2 Điều 100 và hướng dẫn chi tiết tại Điểm c Khoản 3 Điều 16 Thông tư 15/2016/TT-BXD, hồ sơ gồm có:

    - Đơn đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng, trong đó giải trình rõ lý do đề nghị cấp lại theo mẫu

    - Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp (đối với trường hợp bị rách, nát)

    4. Quy trình cấp lại giấy phép xây dựng bị mất, rách, nát

    Được thực hiện căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 102 Luật xây dựng 2014, cụ thể như sau:

    - Chủ đầu tư nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng cho cơ quan có thẩm quyền.

    - Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm xem xét cấp lại giấy phép xây dựng.

    - Chủ đầu tư nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế trình xin cấp giấy phép xây dựng có đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng tại nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời hạn ghi trong giấy biên nhận;

    Chủ đầu tư có trách nhiệm nộp lệ phí theo quy định khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng. Lệ phí do HĐND cấp tỉnh của từng địa phương quy định.

  • Xem thêm     

    12/06/2018, 11:19:26 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Theo điều 2 Nghị định 39/2007 về cá nhân hoạt động thương mại:

    “Cá nhân hoạt động th­ương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh (sau đây gọi tắt là cá nhân hoạt động th­ương mại).

    Như vậy, chỉ có cá nhân hoạt động thương mại trong một số lĩnh vực, ngành nghề sẽ không phải đăng ký kinh doanh

    Căn cứ điều 3 Nghị định 39/2007 về các trường hợp cá nhân hoạt động thương mại mà không phải đăng ký kinh doanh :

    “1. Cá nhân hoạt động th­ương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động đ­ược pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác như­ng không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “th­ương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại sau đây:

    a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

    b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

    c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

    d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;

    đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

    e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

    Theo quy định trên, hoạt động cho người nước ngoài thuê nhà ở không nằm trong danh mục các hoạt động không phải đăng ký kinh doanh. Do đó, nếu cho người nước ngoài thuê nhà, bạn phải đi đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật. Nếu không, bạn sẽ bị xử phạt vì kinh doanh không có đăng ký theo khoản 2 điều 6 Nghị định 124/2015:“2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.”

  • Xem thêm     

    11/06/2018, 11:26:22 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Hình thức của hợp đồng mua bán nhà được quy định tại điều 443 Bộ luật dân sự 1995 như sau :

    Điều 443. Hình thức hợp đồng mua bán nhà ở

    Hợp đồng mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản, có chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền.”

    Theo quy định trên, hợp đồng mua bán nhà phải được lập thành văn bản có công chứng hoạc chứng thực.

    Về hiệu lực của giao dịch dân sự khi vi phạm quy định về hình thức tại điều 139 Bộ luật dân sự 1995 như sau:

    Điều 139. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

    Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự vô hiệu, nếu không được thể hiện bằng văn bản, không được Công chứng nhà nước chứng nhận, không được chứng thực, đăng ký hoặc cho phép, thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện, thì giao dịch vô hiệu. Bên có lỗi làm cho giao dịch vô hiệu phải bồi thường thiệt hại.”

    Theo quy định trên, hợp đồng không tuân thủ về mặt hình thức thì sẽ bị vô hiệu, trường hợp các bên muốn hợp đồng được công nhận thì phải yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các cơ quan này sẽ cho hai bên một thời hạn nhất định để thực hiện quy định về hình thức của hợp đồng, nếu không thực hiện quy định về hình thức hợp đồng trong thời hạn đã ấn định thì hợp đồng sẽ vô hiệu.

    Thời điểm hiện tại, hợp đồng mua bán nhà giữa bố mẹ bạn và ông bà bạn vẫn chưa được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật. Ngoài ra việc ông bà bạn là một bên trong hợp đồng đã mất nên không thể thực hiện việc công chứng chứng thực nữa. Do đó, hợp đồng mua bán này sẽ bị vô hiệu.

    Hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại điều 146 Bộ luật dân sự 1995:

    Điều 146. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

    1- Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên từ thời điểm xác lập.

    2- Khi giao dịch dân sự vô hiệu, thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật, thì phải hoàn trả bằng tiền. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.”

    Hợp đồng mua bán giữa bố mẹ bạn và ông bà bạn bị vô hiệu, hai bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Sau đó, ngôi nhà sẽ là di sản thừa kế của ông bà bạn và được chia theo quy định của pháp luật.

  • Xem thêm     

    31/05/2018, 02:36:47 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Bạn có thắc nào thì liên hệ với luật sư để được giải đáp cụ thể nhé!

  • Xem thêm     

    28/05/2018, 08:08:32 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Khi bạn nhận thừa kế ngôi nhà thì lối đi đã hình thành từ trước, nếu không có tranh chấp khiếu kiện gì và nếu lối đi chung này đã được thể hiện trên bản đồ địa chính và được UBND cấp cơ sở xác nhận thì lối đi đó gia đình bạn có quyền sử dụng.

    Quyền sử dụng bất động sản liền kề được quy định tại điều 254 - Bộ luật Dân sự 2015:

    “2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

    3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.”.

    Căn cứ vào các quy định trên thì khi nhận thừa kế nhà đất từ ông bà, cả 3 gia đình bạn, chú bạn và bố mẹ bạn đã có lối đi chung từ trước. Bạn có quyền sử dụng lối đi chung này mà không cần đền bù. Do nhà bạn sửa lại lối đi nên không đi vào phần lối đi chung này nữa, nay muốn quay lại phần lối đi chung là hoàn toàn hợp pháp. Vì phần lối đi này vốn là của chung 3 nhà nên sẽ thuộc quyền sử dụng chung, gia đình chú bạn ngăn cản là trái quy định của pháp luật.

    Nếu chú bạn không chịu cho gia đình bạn sử dụng thì để được tiếp tục sử dụng lối đi này, bạn buộc phải nhờ UBND cấp cơ sở can thiệp bằng việc hòa giải giữa hai bên. Khi UBND cấp cơ sở hòa giải không thành thì việc tranh chấp lối đi sẽ do TAND nơi có bất động sản tọa lạc giải quyết.

    Về việc di dời hố ga

    Theo điều 251 Bộ luật dân sự 2015:

    “Điều 251. Nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc thoát nước thải

    Chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng khác phải làm cống ngầm hoặc rãnh thoát nước để đưa nước thải ra nơi quy định, sao cho nước thải không chảy tràn sang bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề, ra đường công cộng hoặc nơi sinh hoạt công cộng.”

    Theo đó, khi đặt hố ga, chủ sở hữu nhà, công trình phải đặt sao cho không để nước chảy tràn sang hoặc ảnh hưởng tới bất động sản liền kề. Hơn nữa, hố ga nhà chú bạn đặt trên phần đất chung, do đó phải có sự thỏa thuận của gia đình bạn. Nếu việc đặt hố ga ảnh hưởng tới gia đình nhà bạn thì bạn có quyền yêu cầu di dời.

  • Xem thêm     

    27/05/2018, 11:00:43 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Trường hợp của bạn nêu xảy ra đã lâu có liên quan đến việc bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nên rất khó để thực hiện việc khiếu nại hay khởi kiện. Đáng lẽ các sự việc bạn nêu phải được thực hiện ngay tại thời điểm đó thì mới có cơ hội đòi bồi thường. Nếu có thắc mắc hoặc còn vấn đề pháp lý nào khác cần trả lời ngay thì hãy liên lạc trực tiếp với chúng tôi để nghe luật sư tư vấn.

  • Xem thêm     

    27/05/2018, 10:36:11 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Theo thông tin bạn cung cấp, diện tích đất thực tế nhà bạn rộng hơn diện tích đất ghi trong sổ đỏ nghĩa là có sự thay đổi ranh giới thửa đất. Khoản 5 điều 98 Luật đất đai 2013 quy định: “Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 99 của Luật này.”

    Đất nhà bạn được xác định là sử dụng lâu dài và đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận nhưng diện tích ghi trong sổ đỏ lại không đúng với thực tế. Nếu phần diện tích đất tăng thêm đó không phải là đất nhà bạn lấn chiếm thì có thể chỉnh lý hồ sơ. Phần đất đó được xác định là sử dụng ổn định, lâu dài và không có tranh chấp có thể được xem xét cấp giấy chứng nhận.

    Căn cứ khoản 20 điều 2 nghị định 01/2017/NĐ-CP về cấp Giấy chứng nhận với phần diện tích đất tăng thêm trong trường hợp của bạn phải thực hiện hai thủ tục:

    Thứ nhất, xin cấp Giấy chứng nhận với phần diện tích đất tăng thêm;

    Thứ hai, xin cấp đổi Giấy chứng nhận cho thửa đất gốc.

    Sauk hi thửa đất được cấp Giấy chứng nhận mới bạn mới có thể thực hiện thủ tục xin tách thửa đất. Liên quan đến việc tách sổ đỏ và tách thửa đất, khoản 2 Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định: “Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của nhóm người sử dụng đất, nhóm chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải được tất cả các thành viên trong nhóm ký tên hoặc người có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ trường hợp các chủ sở hữu căn hộ cùng sử dụng chung thửa đất trong nhà chung cư”.

    Trên đây là nội dung trả lời cho câu hỏi của bạn, nếu còn vấn đề gì chưa rõ hoặc có trường hợp tương tự vướng mắc các bạn có thể trực tiếp gọi điện để được tư vấn giúp đỡ.

81 Trang «<54555657585960>»