Tư Vấn Của Luật Sư: Luật sư Nguyễn Thanh Tùng - thanhtungrcc

75 Trang «<25262728293031>»
  • Xem thêm     

    23/09/2019, 05:23:48 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp bạn phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại điều 49 Luật việc làm 2013:

    “Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

    Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

    1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

    a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

    b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;…”

    Cũng tại Điều 21 Luật Việc làm quy định về chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp  như sau:

    1. Các trường hợp người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau:

    a) Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động;

    b) Có việc làm

    Người lao động được xác định là có việc làm thuộc một trong các trường hợp sau:

    - Đã giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc từ đủ 03 tháng trở lên. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực theo quy định của pháp luật;

    - Có quyết định tuyển dụng đối với những trường hợp không thuộc đối tượng giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Ngày có việc làm trong trường hợp này được xác định là ngày bắt đầu làm việc của người đó ghi trong quyết định tuyển dụng;

    - Người lao động thông báo đã có việc làm cho trung tâm dịch vụ việc làm theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày ghi trong thông báo có việc làm của người lao động....

    Việc bạn đang tham gia BHXH ở một doanh nghiệp khác mặc dù chỉ làm việc ít ngày có thể hiểu bạn đã tìm được việc làm mới, do đó thuộc trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp và không được hưởng BHXH. Do đó, bạn có thể đề nghị Công ty báo giảm cho bạn và chấm dứt hợp đồng lao động đối với bạn.. Như vậy, việc Công ty thực hiện như trên là phù hợp với quy định đối với trường hợp của bạn.

  • Xem thêm     

    23/09/2019, 11:39:34 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định tại Điều 111 Bộ luật lao động  2012, người lao động sẽ được nghỉ phép từ 12, 14, 16 ngày/năm tùy điều kiện công việc làm việc. Điều 112 Bộ luật lao động 2012 quy định người lao động cứ 5 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1, Điều 111 của bộ luật này được tăng thêm tương ứng 1 ngày.

    Trong thời gian báo trước xin nghỉ việc, bạn vẫn là người lao động của Công ty nên vẫn hưởng quyền lợi, chịu trách nhiệm về nghĩa vụ của mình. Do đó, bạn vẫn được quyền nghỉ phép nến còn ngày phép. Trường hợp bạn không thể được nghỉ phép do nhu cầu công việc của Công ty, thì bạn sẽ được trả tiền cho những ngày phép chưa được nghỉ theo quy định tại khoản 1, Điều 114 Bộ luật lao động 2012.

    Như vậy, Công ty phải có trách nhiệm trả đủ tiền cho người lao động. Trường hợp Công ty không trả tiền phép cho bạn, bạn có quyền khiếu nại lên người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động không giải quyết thì bạn khiếu nại lên cơ quan Thanh tra lao động. nếu không giải quyết được, bạn có thể làm đơn khởi kiện ra Tòa ánh nhân dân cấp huyện nơi đóng trụ sở của công ty bạn.

  • Xem thêm     

    23/09/2019, 11:32:39 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Như bài trả lời tư vấn trước đã nói, trong thời gian báo trước xin nghỉ việc, bạn vẫn là  người lao động của Công ty nên vẫn hưởng quyền lợi, chịu trách nhiệm về nghĩa vụ của mình. Do đó, bạn vẫn được quyền nghỉ phép nến còn ngày phép. Trường hợp bạn không thể được nghỉ phép do nhu cầu công việc của Cty, thì bạn sẽ được trả tiền cho những ngày phép chưa được nghỉ theo quy định tại khoản 1, Điều 114 Bộ luật lao động 2012.

    Như vậy, Công ty phải có trách nhiệm trả đủ tiền cho người lao động. Trường hợp Công ty không trả tiền phép cho bạn, bạn có quyền khiếu nại lên người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động không giải quyết thì bạn khiếu nại lên cơ quan Thanh tra lao động. nếu không giải quyết được, bạn có thể làm đơn khởi kiện ra Tòa ánh nhân dân cấp huyện nơi đóng trụ sở của công ty bạn.

  • Xem thêm     

    21/09/2019, 05:39:37 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Như vậy, dù số bạn có 600.000đồng nhưng số tiền bị bắt quả tang tại chỗ lớn hơn 5 triệu đồng theo quy định của pháp luật đã nêu ở trên thì người thực hiện hành vi đánh bạc vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự bạn nhé.

  • Xem thêm     

    21/09/2019, 05:13:27 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ khoản 2 Điều 22 Bộ luật Lao động 2012, khi hết hạn hợp đồng lao động, trong vòng 30 ngày, hai bên phải ký hợp đồng lao động mới.

    - Nếu không ký hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết trở thành hợp đồng không xác định thời hạn. Trong trường hợp này thì doanh nghiệp chỉ được ký hợp đồng lao động có thời hạn 01 lần.

    - Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Trong trường hợp này, hợp đồng lao động có thời hạn được ký tối đa 2 lần.

    Như vậy, trong mọi trường hợp doanh nghiệp chỉ được ký tối đa 2 lần hợp đồng lao động xác định thời hạn với mỗi người lao động. Mỗi lần chỉ được ký thêm 01 phụ lục hợp đồng lao động để thay đổi thời hạn hợp đồng nhưng không được làm thay đổi loại hợp đồng lao động đã giao kết trước đó. Nhà trường ký với bạn 5 lần hợp đồng trong 10 năm đi làm là trái với quy định ở trên.

    Theo như thông tin bạn cung cấp thì khi nghỉ việc có 1 khoản tiền là tăng thêm thu nhập vào lương của năm 2016 (khoản này trong quyết định quy chế chi tiêu nội bộ của trường) bạn đã để nghị trường trả thì trường trả lời không có số tiền đó và không trả cho bất kỳ CBVC nào và ngày 1/9/2019 nhà trường nhà thông báo không trả. Căn cứ theo điểm a, khoản 2 Điều 6 Bộ luật Lao động năm 2012, người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động, tức là có nghĩa vụ trả tiền đó cho bạn theo đúng cam kết đã ký. Trường hợp của bạn, quy chế nhà trường có quy định như vậy, trong thời gian này bạn vẫn là nhân viên của nhà trường và đã thực hiện tốt công việc được giao, không vi phạm các quy định thì theo đó bạn cũng là người được hưởng tiền đó. Việc nhà trường lấy lý do bạn như trên mà không trả g là không đúng. Bạn có thể khiếu nại với nhà trường để yêu cầu giải quyết.

    Theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012 về trợ cấp thôi việc. Cụ thể:

    Điều 48. Trợ cấp thôi việc

     1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

    2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

    3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.

    Như vậy, đối chiếu với trường hợp của bạn thì việc chấm dứt hợp đồng lao động dựa trên thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động (khoản 3 Điều 36) hoặc người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng quy định pháp luật - tức báo trước cho đơn vị 45 ngày làm việc trước khi nghỉ việc (hợp đồng không xác định thời hạn) hoặc 30 ngày làm việc nếu một trong các trường hợp quy định tại Điều 37 Bộ luật lao động và làm việc thường xuyên cho đơn vị từ 12 tháng trở lên thì đều đủ điều kiện được hưởng trợ cấp thôi việc.

    Nhà trường trả bạn tiền trợ cấp thôi việc từ thời gian 01/92008 đến 31/12/2008 là 1/4 tháng tiền lương là 917.812 đồng là đúng quy định. Ngoài ra, bạn còn được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

    Khoản 1 Điều 50 Luật việc làm 2013 quy định: “Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.”

    Theo quy định pháp luật, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp mỗi tháng người lao động được hưởng bằng 60% mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

    Khoản 2 Điều 50 Luật việc làm 2013 quy định: “Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.”

    Theo quy định pháp luật, người lao động có thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng cho đền 36 tháng thì được hưởng 03 tháng bảo hiểm thất nghiệp, từ năm thứ tư trở đi mỗi một năm đủ 12 tháng được hưởng thêm 01 tháng bảo hiểm thất nghiệp nữa nhưng tối đa không quá 12 tháng.

  • Xem thêm     

    21/09/2019, 04:39:23 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Trường hợp em của bạn thực hiện hành vi đánh bạc qua internet là hành vi vi phạm pháp luật căn cứ theo Điều 321 Bộ luật hình sự năm 2015. Cụ thể Điều 321 Bộ luật hình sự 2015 quy định:“Điều 321. Tội đánh bạc
    1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

    a) Có tính chất chuyên nghiệp;

    b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
    c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

    d) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

    Bạn cần lưu ý rằng việc của bạn vi phạm quy định pháp luật về tội đánh bạc không phụ thuộc vào việc số tiền hiện có thực tế mới bỏ 600.000đồng nên việc bạn có 6tr 370 nghìn đồng cũng bị căn cứ vào số tiền đấy làm cơ sở để xử lý theo quy định pháp luật. Vậy nên số tiền mà bạn có bạn có 6tr 370 nghìn đồng sử dụng như thế nào hoàn toàn do bạn quyết định. Hơn nữa số tiền của bạn sử dụng vào việc đánh bạc này theo quy định pháp luật là không tổng hợp mà tính theo tổng số tiền 6triệu mà bạn thực hiện đánh bạc, Cơ quan tố tụng sẽ căn cứ vào số tiền của bạn sử dụng số tài sản lớn nhất để xử lý. Khi bị truy tố về tội đánh bạc cá độ qua mạng, bị bắt, bị tạm giam, tạm giữ thì người đánh bạc hoặc người thân của người đánh bạc có thể liên hệ với luật sư để được tư vấn bảo vệ hợp pháp, mời luật sư bào chữa.

  • Xem thêm     

    21/09/2019, 04:25:53 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định tại Điều 111 Bộ luật lao động  2012, người lao động sẽ được nghỉ phép từ 12, 14, 16 ngày/năm tùy điều kiện công việc làm việc. Điều 112 BLLĐ 2012 quy định NLĐ cứ 5 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1, Điều 111 của bộ luật này được tăng thêm tương ứng 1 ngày.

    Trong thời gian báo trước xin nghỉ việc, bạn vẫn là , người lao động của Cty nên vẫn hưởng quyền lợi, chịu trách nhiệm về nghĩa vụ của mình. Do đó, bạn vẫn được quyền nghỉ phép nến còn ngày phép. Trường hợp bạn không thể được nghỉ phép do nhu cầu công việc của Cty, thì bạn sẽ được trả tiền cho những ngày phép chưa được nghỉ theo quy định tại khoản 1, Điều 114 Bộ luật lao động 2012: 

    Người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ. Về việc thưởng tết của bạn có bị cắt giảm hay không thì pháp luật không quy định cụ thể mà phụ thuộc vào thỏa ước lao động tập thể lao động hay nội quy công ty. Bạn nên tham khảo các quy định này.

  • Xem thêm     

    21/09/2019, 04:24:26 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định của pháp luật, khi tham gia quan hệ lao động thì người lao động có nghĩa vụ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Trong trường hợp này, do người lao động không muốn tham gia bảo hiểm xã hội nhưng nếu công ty chấp nhận và vẫn giao kết hợp đồng lao động với người lao động đó là trái với quy định của pháp luật. Đây được coi là việc thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc không tham gia BHXH. Hành vi sẽ bị xử lý theo quy định. Cho nên dù Công ty bạn hay người lao động không muốn gia Bảo hiểm xã hội cũng bị xủ lý vi phạm. Vì vậy Công ty bạn và người lao động vẫn phải bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội.

  • Xem thêm     

    20/09/2019, 05:14:12 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định tại Điều 111 Bộ luật lao động  2012, người lao động sẽ được nghỉ phép từ 12, 14, 16 ngày/năm tùy điều kiện công việc làm việc. Điều 112 BLLĐ 2012 quy định NLĐ cứ 5 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1, Điều 111 của bộ luật này được tăng thêm tương ứng 1 ngày.

    Trong thời gian báo trước xin nghỉ việc, bạn vẫn là , người lao động của Cty nên vẫn hưởng quyền lợi, chịu trách nhiệm về nghĩa vụ của mình. Do đó, bạn vẫn được quyền nghỉ phép nến còn ngày phép. Trường hợp bạn không thể được nghỉ phép do nhu cầu công việc của Cty, thì bạn sẽ được trả tiền cho những ngày phép chưa được nghỉ theo quy định tại khoản 1, Điều 114 Bộ luật lao động 2012: 

    Người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ. Về việc thưởng tết của bạn có bị cắt giảm hay không thì pháp luật không quy định cụ thể mà phụ thuộc vào thỏa ước lao động tập thể lao động hay nội quy công ty. Bạn nên tham khảo các quy định này.

     

  • Xem thêm     

    20/09/2019, 10:29:39 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

    Tại khoản 6 Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 quy định: Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định đã đóng BHXH bao gồm phụ cấp thâm niên nghề sau đó chuyển sang ngành nghề không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng BHXH làm căn cứ tính lương hưu không có phụ cấp thâm niên nghề thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH tại thời điểm nghỉ hưu, cộng thêm khoản phụ cấp thâm niên nghề (nếu đã được hưởng) tính theo thời gian đã đóng BHXH bao gồm phụ cấp thâm niên nghề, được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu.

    Tại khoản 3 Điều 11 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10/5/2016 của Chính phủ quy định: Người lao động chuyển ngành sang các ngành nghề không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng BHXH làm căn cứ tính lương hưu không có phụ cấp thâm niên nghề thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH tại thời điểm nghỉ hưu, cộng thêm khoản phụ cấp thâm niên nghề (nếu đã được hưởng) tính theo thời gian phục vụ tại ngũ của mức lương sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân và sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân hoặc phụ cấp thâm niên nghề tính theo thời gian làm việc trong tổ chức cơ yếu tại thời điểm liền kề trước khi chuyển ngành, được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu; Người lao động đã chuyển ngành rồi nghỉ hưu mà khi nghỉ hưu có mức lương hưu tính như trên thấp hơn mức lương hưu tính theo mức lương bình quân tại thời điểm chuyển ngành thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng tại thời điểm chuyển ngành và được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu.

    Trường hợp của bạn, đến thời điểm bạn đủ điều kiện hưởng lương hưu, cơ quan BHXH sẽ căn cứ quá trình đóng BHXH và mức thâm niên được ghi nhận trên sổ BHXH, quy định của chính sách tại thời điểm bạn nghỉ hưu để giải quyết chế độ hưu trí.

  • Xem thêm     

    20/09/2019, 10:24:36 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

    “1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:

    1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

    a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

    b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

    ......”

    Và theo điểm b Khoản 1 Điều 2 Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định: hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng trở lên bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

    Theo quy định trên thì người lao động khi đã ký kết hợp đồng lao động với công ty bạn thì thuộc trường hợp bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định. Trong trường hợp người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì hành vi này là vi phạm quy định của pháp luật. Theo đó, người lao động có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng ( theo quy định tại điều 6 Nghị định 95/2013/NĐ-CP ):

    Điều 26. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp

    1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

    Do vậy, Công ty bạn nên thuyết phục người lao động khi đã ký kết hợp đồng lao động với công ty bạn thì thuộc trường hợp bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định.

  • Xem thêm     

    20/09/2019, 10:16:26 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Đơn phương chấm dứt hợp đồng là việc người sử dụng lao động hoặc người lao động dựa trên ý chí của mình chấm dứt hợp đồng trước thời hạn theo quy định của pháp luật. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động được điều chỉnh bởi quy định tại Bộ luật lao động 2012, tuy nhiên đối với các trường hợp khác như bạn là cán bộ, công chức, viên chức muốn chấm dứt hợp đồng theo hình thức đơn phương thì điều chỉnh bởi Luật viên chức 2010.

    Căn cứ theo Điều 38  tại Nghị định 29/2012/NĐ-CP về giải quyết thôi việc cho viên chức như sau:

    “1. Viên chức được giải quyết thôi việc trong các trường hợp sau:

    a) Viên chức có đơn tự nguyện xin thôi việc được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản;

    b) Viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều 29 Luật Viên chức;

    c) Đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc vớiviên chức khi có một trong các trường hợp quy định tại Điểm c, Điểm d và Điểm đ Khoản 1 Điều 29 Luật Viên chức.”

    Như vậy, khi có nguyện vọng xin nghỉ việc bạn cần có đơn tự nguyện xin thôi việc và được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản.

    Do đó, việc yêu cầu vợ bạn ký vào Đơn xin nghỉ chính sách thôi việc  ngay để chấm dứt hợp đồng làm việc với bạn là hành vi trái pháp luật, bởi trường hợp của bạn không thuộc các trường hợp mà người sử dụng lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc, hơn nữa hành vi bắt ép bạn tự viết đơn xin thôi việc là hành vi trái pháp luật, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bạn.

    Bạn có thể áp dụng các biện pháp sau để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình:

    1) Không ký đơn xin thôi việc hoặc Đề nghị công đoàn cơ sở  đứng ra giải quyết.

    2) Khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cơ quan bạn làm việc đặt trụ sở nếu họ cố tình cho bạn nghỉ việc.

  • Xem thêm     

    20/09/2019, 09:57:40 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Hiện nay các đối tượng tự xưng giả danh là cán bộ các cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án để trình báo... các đối tượng tiếp tục thông báo cho người bị hại là họ đang liên quan đến các vụ án, chuyên án của cơ quan công an đang điều tra như buôn bán ma túy, rửa tiền xuyên quốc gia... và đã có lệnh bắt của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, yêu cầu kê khai tài sản, tiền mặt hiện có, tiền trong các tài khoản ngân hàng.

    Các đối tượng yêu cầu người bị hại phải luôn nghe điện thoại, liên tục nói chuyện với nhiều người tự xưng là điều tra viên, cán bộ điều tra, viện kiểm sát, tòa án và không được kể cho người khác việc đang làm việc với cơ quan pháp luật.

    Tiếp đó, các đối tượng yêu cầu người bị hại chuyến tiền vào tài khoản chỉ định để xác minh nguồn tiền, phục vụ điều tra khiến người bị hại sợ bị bắt tạm giam, mất danh dự, uy tín nên phải chuyển tiền theo yêu cầu của các đối tượng.

    Với loại đối tượng lừa đảo sử dụng công nghệ cao đang diễn biến phức tạp như hiện nay, Bạn nên nâng cao kiến thức về loại tội phạm này, tuyệt đối không cung cấp thông tin về thẻ ngân hàng, số tài khoản, thông tin internet banking với các đối tượng trên mạng. Ngoài ra, không có việc điều tra viên, lực lượng công an gọi điện thoại thông báo như hình thức trên.

    Nếu gặp phải các đối tượng này, bạn cần bình tĩnh, báo cho người thân trong gia đình và cơ quan công an. Nếu bình tĩnh hơn, bạn có thể ghi lại thông tin của các đối tượng như số điện thoại, số tài khoản ngân hàng... để cung cấp cho lực lượng chức năng, tiện cho việc điều tra truy bắt các đối tượng lừa đảo./.

  • Xem thêm     

    18/09/2019, 10:59:58 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Về điều kiện hưởng bảo hiểm xã hôi một lần. Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 nghị định 115/2015/NĐ-CP có quy định về điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần:
    1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

    b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;

    c) Ra nước ngoài để định cư; 

    d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế; 

     Bên cạnh đó, theo quy định tại điều 1 Nghị quyết 93/2015 thì:“Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần”

    Như vậy, nếu bạn thuộc một trong các trường hợp sau bạn có thể được rút bảo hiểm xã hội một lần. Theo quan điểm của chúng tôi khuyên bạn rằng nếu bạn có bị bệnh tật, ốm đau, hay có nhu cầu sử dụng tiền gấp thì bạn có thể làm thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Nếu không thì bạn có thể đóng tiếp bảo hiểm xã hội để có thể được hưởng lương hưu hàng tháng. Khi đó, ngoài lương hưu hàng tháng bạn còn nhận, còn được cấp thẻ BHYT miễn phí.

  • Xem thêm     

    18/09/2019, 10:32:44 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ vào thông tin của bạn, công ty bạn có một số lao động đã đến tuổi nghĩ hưu nhưng chưa đủ năm công tác (năm đống bảo hiểm). Công ty bạn muốn cho họ nghỉ hưu đúng tuổi mà thiếu năm công tác thì Công ty bạn phải chấm dứt hợp đồng với người lao động khi có các lý do được quy định tại Điều 38 Bộ luật lao động 2012 thì mới được coi là trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật.

    Khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động 2012 quy định: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

    Do đó, Công ty đó có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian đã làm việc thực tế cho công ty trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được công ty chi trả trợ cấp thôi việc.

  • Xem thêm     

    16/09/2019, 05:08:38 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ vào quy định của Bộ luật lao động 2012 về vấn đề chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động (Công ty bạn) có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động trong một số trường hợp nhất định, đồng thời cũng quy định một số trường hợp, người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động. Cụ thể:

    Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động.

    1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

    a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
    b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

    Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

    c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

    d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.

    2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:

    a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

    b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;
    c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

    Nếu người lao động rơi vào một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 38 BLLĐ thì NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và phải tuân thủ về thời gian báo trươc quy định tại khoản 2 Điều 38. Nếu không thuộc các trường hợp trên mà công ty bạn chấm dứt HĐLĐ với NLĐ thì được xem là trường hợp NSDLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

    Như vây, bạn có thể đối chiếu với những quy định nêu trên của pháp luật về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động. Trường hợp của bạn khi công ty cho nghỉ mà với lý do bạn đã nêu ở trên là lí do không chính đáng, là không đúng với quy định của pháp luật.

  • Xem thêm     

    15/09/2019, 10:00:09 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo khoản 2 Điều 1 Thông tư 190/2014/TT-BTC các hộ gia đình được hỗ trợ tiền điện gồm:

    - Hộ có thành viên đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng không thuộc diện hộ nghèo theo quy định của pháp luật và có lượng điện sử dụng cho mục đích sinh hoạt trong tháng không quá 50 KWh ở vùng có điện lưới;

    - Hộ có thành viên đang hưởng trợ cấp xã hội theo quy định của pháp luật sống ở vùng chưa có điện lưới;

    - Hộ đồng bào dân tộc thiểu số sống ở vùng chưa có điện lưới;

    - Hộ nghèo được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    Trường hợp hộ có nhiều thành viên hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng hoặc thuộc diện được hỗ trợ tiền điện theo các chính sách khác nhau thì chỉ được hưởng một mức hỗ trợ tiền điện cao nhất.

    Mức hỗ trợ tiền điện cho mục đích sinh hoạt hàng tháng tương đương tiền điện sử dụng 30 kWh tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 hiện hành là 46.000 đồng/hộ/tháng.

  • Xem thêm     

    15/09/2019, 09:54:05 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác như sau:

    “Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

    b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

    c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

    d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

    đ) Có tổ chức;

    e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

    h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

    i) Có tính chất côn đồ;

    k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

    ...”

    Như vậy, để xác định có phạm tội hay không cần phải giám định thương tật cho người bị chém. Nếu tỷ lệ thương tật của người bị chém nhỏ hơn 11% và không thuộc một trong các trường hợp được quy định từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì người hành hung sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ thương tích trong trường hợp này từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng bên gây thiệt hại thuộc vào các trường hợp quy định tại Khoản 1 ĐIều 134 đã nêu trên thì có căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bạn. Nếu tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc nhỏ hơn 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp được quy định từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 134 nêu trên thì người hành hung có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt là phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    Nếu tỷ lệ thương tật của người bị chém từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 134 thì người hành hung cha anh có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù từ hai năm đến sáu năm.

  • Xem thêm     

    13/09/2019, 10:38:11 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Vấn đề bạn hỏi việc xét tuyển viên chức được quy định tại Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng nghạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, cụ thể như sau:

    “Điều 14. Trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng viên chức

    1. Căn cứ điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức quy định tại Điều 4 Nghị định này và theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức được xem xét tiếp nhận vào viên chức đối với các trường hợp sau:

    a) Các trường hợp có ít nhất 05 năm công tác ở vị trí việc làm yêu cầu trình độ đào tạo đại học trở lên phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng và có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (không kể thời gian tập sự, thử việc, nếu có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn), gồm:

    Người ký hợp đồng lao động theo đúng quy định của pháp luật làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, chi đầu tư và đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc đơn vị sự nghiệp ngoài công lập;

    Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang (quân đội, công an) và người làm công tác cơ yếu;

    Cán bộ, công chức cấp xã;

    Người đang làm việc tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

    b) Người có tài năng, năng khiếu đặc biệt phù hợp với vị trí việc làm trong các ngành, lĩnh vực: Văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, các ngành nghề truyền thống.

    c) Trường hợp đã là cán bộ, công chức, viên chức, sau đó được cấp có thẩm quyền đồng ý chuyển đến làm việc tại lực lượng vũ trang, cơ yếu, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.”.

    Điều kiện đăng ký dự tuyển để xem xét tiếp nhận vào viên chức được quy định tại Điều 4 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ, cụ thể như sau:

    “Người đăng ký dự tuyển phải có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực theo yêu cầu của vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp, có đủ các điều kiện đăng ký dự tuyển quy định tại Điều 22 Luật viên chức.

    Điều 22. Điều kiện đăng ký dự tuyển

    1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển viên chức:

    a) Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;

    b) Từ đủ 18 tuổi trở lên. Đối với một số lĩnh vực hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, tuổi dự tuyển có thể thấp hơn theo quy định của pháp luật; đồng thời, phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật;

    c) Có đơn đăng ký dự tuyển;

    d) Có lý lịch rõ ràng;

    đ) Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm;

    e) Đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;

    g) Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự nghiệp công lập xác định nhưng không được trái với quy định của pháp luật.

    2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển viên chức:

    a) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

    b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.”

    Do vậy, nếu bạn có đủ các điều kiện đăng ký dự tuyển và nằm trong trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng viên chức nêu trên bạn phải nộp đơn xin xét tuyển viên chức sau khi đơn vị làm kế hoạch tuyển viên chức và sẽ được xem xét tiếp nhận vào viên chức.

  • Xem thêm     

    12/09/2019, 10:39:14 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Trường hợp bạn hỏi, cơ quan bạn muốn xử lý đối với 1 viên chức là phó trưởng khoa có biểu hiện tâm lý không bình thường, hoang tưởng và thù ghét đồng nghiệp… khiếu nại cơ quan bạn. Nhưng người đó đang biểu hiện tâm lý và bệnh về tâm thần

    Để có thể tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì cần phải có kết luận giám định pháp y tâm thần, nếu trong trường hợp chưa có kết luận giám định pháp y tâm thần nhưng người bị bệnh không hợp tác để giám định thì thủ tục pháp lý cho việc xem xét người bị bệnh tâm thần có bị mất năng lực hành vi dân sự hay không gặp nhiều khó khăn. Điều này làm cho việc giải quyết sự việc bị kéo dài cũng như không đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

    Tuy nhiên, vấn đề bạn hỏi cũng bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, nhất là việc xử lý khiếu nại không đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các người khiếu nại. Bởi lẽ, nếu có đơn yêu cầu giám định cơ quan không thể giám định tâm thần do có sự bất hợp tác người bị bệnh tâm thần thì sự việc sẽ bị tạm đình chỉ, thời gian giải quyết sẽ kéo dài; ngược lại nếu như giải quyết theo thủ tục chung thì không bảo vệ được quyền lợi của người bị bệnh tâm thần, do người bị bệnh tâm thần không thể tự trình bày quan điểm cũng như không thể cung cấp các chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

    Cơ quan bạn có thể giải quyết dứt điểm sự việc trên cần phải thực hiện theo thủ tục theo quy định. Trước tiên, cơ quan có thể yêu cầu người đó bằng văn bản thực hiện việc giám định, nếu họ không thực hiện giám định thì có thể tiếp tục xử lý khiếu nại của họ theo quy định thông thường.

75 Trang «<25262728293031>»