Tư Vấn Của Luật Sư: Luật sư Nguyễn Thanh Tùng - thanhtungrcc

75 Trang «<27282930313233>»
  • Xem thêm     

    29/08/2019, 03:52:48 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Bạn cần xem lại trong hợp đồng làm việc của bạn hoặc quyết định phân công gần đây nhất chức danh công việc của bạn là gì? Nếu chức danh công việc của bạn là phụ trách Công nghệ thông tin và bằng cấp chuyên môn của bạn cũng là công nghệ thông tin thì việc điều bạn làm công việc phân công giữ Thư viện và phụ trách Thông tin dữ liệu là không đúng với chuyên môn của bạn, không đúng với hợp đồng làm việc đã ký kết hay quyết định đã bổ nhiệm bạn làm công tác về Công nghệ thông tin. Việc đơn vị chuyển bạn sang làm công tác Thư viện và phụ trách Thông tin dữ liệu cũng có thể chấp nhận được nếu đó là chuyển tạm thời trong một thời gian nhất định để đơn vị như trường sắp xếp lại công tác và nhân sự trước khi bàn giao lại công việc cho bạn nhưng nếu là điều chuyển luôn không được sự đồng ý của bạn là vi phạm thỏa thuận, hợp đồng và pháp luật nên bạn có quyền kiến nghị đơn vị quản lý cấp trên giải quyết cho bạn hoặc khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp.

  • Xem thêm     

    29/08/2019, 03:36:36 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ tại khoản 4 Điều 28 Luật viên chức 2010 về việc thay đổi nội dung, ký kết tiếp, tạm hoãn và chấm dứt hợp đồng làm việc như sau: 

    “4. Khi viên chức chuyển công tác đến cơ quan, tổ chức, đơn vị khác thì chấm dứt hợp đồng làm việc và được giải quyết các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật”.

    Ngoài ra, tại Điều 14 Thông tư 15/2012/TT-BNV quy định cụ thể về việc chấm dứt hợp đồng làm việc trong trường hợp viên chức chuyển công tác đến cơ quan, đơn vị khác:

    “1. Khi viên chức chuyển công tác đến cơ quan, đơn vị khác thì phải chấm dứt hợp đồng làm việc với đơn vị sự nghiệp công lập đang làm việc. 

    2. Việc chấm dứt hợp đồng làm việc phải được thể hiện bằng văn bản có xác nhận của viên chức và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền ký kết hợp đồng làm việc. Văn bản chấm dứt hợp đồng làm việc được lập thành hai bản, mỗi bên giữ một bản”.

    Với trường hợp bạn muốn là chuyển từ giáo viên Tiểu học sang giáo viên THCS tức là xin thuyên chuyển công tác về đơn vị mới tức thì phải chấm dứt hợp đồng làm việc với đơn vị mà bạn đang công tác(trường tiểu học cũ). Việc chấm dứt hợp đồng làm việc phải được thể hiện bằng văn bản có xác nhận của viên chức và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền ký kết hợp đồng làm việc. 

    Trường hợp của bạn bắt buộc phải có văn bản đồng ý tiếp nhận của Sở Nội vụ hoặc phòng nội vụ hoặc cơ quan, đơn vị có thẩm quyền nơi mà bạn chuyển đến.

    Xét trong trường hợp của bạn, do bạn chưa mô tả chi tiết về trường hợp của mình nên bạn có thể tham khảo những điều kiện mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn chi tiết theo từng địa phương để có thể biết mình có phù hợp với những điều kiện đó không để có thể làm hồ sơ xét duyệt về việc chuyển từ giáo viên Tiểu học sang giáo viên THCS.

  • Xem thêm     

    29/08/2019, 09:50:54 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ Điều 144, 145, 146 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, mọi công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác.

    Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác (có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận). Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản.

    Như vậy, theo quy định trên thì bạn có thể gửi đơn tố giác đến cơ quan điều tra nơi tội phạm xảy ra, tức là nơi mà người đó đã thực hiện hành vi rút trộm tiền mà không phụ thuộc vào nơi cư trú của bạn, nếu không xác định được rõ nơi xảy ra tội phạm thì bạn có thể tố giác ở cơ quan điều tra nơi người đó cư trú.

  • Xem thêm     

    27/08/2019, 09:42:11 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động 2012, trong một số trường hợp, người lao động khi làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên chấm dứt hợp đồng thì được hưởng trở cấp thôi việc.

    Tuy nhiên, quy định này lại không có trường hợp người lao động bị sa thải (khoản 8 Điều 36 Bộ luật Lao động 2012). Tương tư như vậy, theo khoản 1 Điều 49 Bộ luật Lao động 2012, chỉ người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm do thay đổi cơ cấu công nghệ, lý do kinh tế hoặc chia tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp mới được hưởng trợ cấp mất việc làm.

    Do vậy, người lao động bị sa thải không được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

    Theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm 2013, người tham gia bảo hiểm thất nghiệp sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi đáp ứng đủ điều kiện:

    - Chấm dứt hợp đồng lao động, trừ người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật và người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;

    - Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên;

    - Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm;

    - Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ trường hợp thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù; ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc chết.

    Trên cơ sở các quy định này có thể thấy, người lao động bị sa thải nếu không thuộc các trường hợp trên mà đáp ứng đủ các điều kiện thì sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

  • Xem thêm     

    27/08/2019, 09:33:29 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Tại Điều 466 Bộ luật dân sự quy định Nghĩa vụ trả nợ của bên vay: 

    1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

     2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

     3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

     4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”

     Theo quy định trên, bên vay sẽ có nghĩa vụ trả nợ trong thời hạn đã thỏa thận trong hợp đồng. Khi bên vay không có khả năng thanh toán nợ thì bên cho vay có quyền gửi đơn khởi kiện dân sự về việc đòi lại tài sản đến Tòa án nhân dân huyện nơi bị đơn cư trú để được giải quyết. Tuy nhiên, đối với trường hợp bạn không còn bất kỳ tài sản nào để có thể thanh toán khoản nợ vay thì bên cho vay sẽ phải chịu rủi ro trong trường hợp này. Nếu bạn chỉ mất khả năng chi trả, không có dấu hiệu bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản,không đưa ra thông tin gian dối để ngân hàng cho vay và chiếm đoạt số tiền đó thì không có căn cứ truy cưu trách nhiệm hình sự.

  • Xem thêm     

    25/08/2019, 08:03:01 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 05/2015/NĐ-CP thì thông báo kết quả thử việc được quy định như sau:

    “1. Trong thời hạn 03 ngày trước khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 27 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động.

    2. Khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc quy định tại Khoản 3 Điều 27 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động.“

    Theo như quy định trên, hết thời hạn thử việc thì người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc đã làm thử, nếu đạt yêu cầu thì kết thúc thời gian thử việc người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động ngay với người lao động. Không quy định chuyển giao từ hợp đồng thử việc sang hợp đồng chính thức như bạn của bạn đã nói. Do đó, khi hết hạn hợp đồng thử việc trước 3 ngày thì bên công ty của bạn phải có trách nhiệm thông báo cho bạn biết kết quả thử việc và nếu bạn đạt thì phải tiến hành ký kết hợp đồng chính thức ngay. Tuy nhiên, tại Khoản 2 Điều 29 Bộ luật Lao động 2012 quy định: "Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận". Như vậy nếu trong thời gian thử việc thì cả hai bên: người lao động và người sử dụng lao động đều có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc mà không phải thực hiện nghĩa vụ báo trước, đồng thời cũng không đặt ra nghĩa vụ bồi thường với mỗi bên.

    Nếu trọng hợp đồng thử việc không có bất cứ điều khoản nào về việc nếu không hoàn thành tốt công việc trong quá trình thử việc thì sẽ không được thanh toán  lương thì hành vi của công ty là trái pháp luật cụ thể ở đây là không thực hiện đúng nghĩa vụ đã thỏa thuận trọng hợp đồng. Vì vậy, khi bạn nộp đơn yêu cầu công ty trả lương mà công ty không giải quyết thì bạn làm đơn lên phòng lao động thương binh và xã hội cấp huyện yêu cầu hòa giải viên lao động giải quyết. Nếu hòa giải không thành hoặc trong thời hạn 5 ngày làm việc hòa giải viên lao động không kết thúc việc hòa giải thì bạn làm đơn (kèm theo biên bản hòa giải không thành trong trường hợp hòa giải không thành) yêu cầu tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty có trụ sở yêu cầu giải quyết theo quy định.

  • Xem thêm     

    23/08/2019, 09:51:33 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Trong thời gian đi đào tạo bạn được đơn vị hỗ trợ và bạn phải tự nộp học phí. Khi hoàn trả chi phí đào tạo thì bạn chỉ phải trả những khoản do đơn vị hỗ trợ phục vụ cho khóa học (không bao gồm lương và các khoản phụ cấp) theo quy định tại Điều 8 Nghị định 101/2017/NĐ-CP về chi phí đền bù và cách tính chi phí đền bù.

  • Xem thêm     

    22/08/2019, 06:18:45 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ Điều 35 Luật viên chức năm 2010 quy định về trách nhiệm và quyền lợi của viên chức trong đào tạo, bồi dưỡng:

    “1. Viên chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng phải chấp hành nghiêm chỉnh quy chế đào tạo, bồi dưỡng và chịu sự quản lý của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.

    2. Viên chức được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng được hưởng tiền lương và phụ cấp theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập; thời gian đào tạo, bồi dưỡng được tính là thời gian công tác liên tục, được xét nâng lương.

    3. Viên chức được đơn vị sự nghiệp công lập cử đi đào tạo nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc tự ý bỏ việc phải đền bù chi phí đào tạo theo quy định của Chính phủ.”

    Như vậy, khi bạn muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với đơn vị đã cử mình đi học thì phải đền bù chi phí đào tạo vì trước đó đơn vị này đã thanh toán chi phí để bạn đi học và bạn chưa đáp ứng được thời gian cam kết làm việc sau khi được đào tạo tại đơn vị đó.

    Khoản 3 Điều 34 Luật viên chức năm 2010 quy định về trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng viên chức:

    “ 3. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng viên chức do viên chức, nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và các nguồn khác bảo đảm.”

    Và Điều 35 Nghị định 29/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật viên chức năm 2010 quy định:

    “Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng viên chức được chi trả từ nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập hoặc tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.”

    Theo thông tin bạn cung cấp, trong thời gian đi đào tạo bạn được đơn vị hỗ trợ 700 000 đồng/tháng và bạn phải tự nộp học phí. Khi hoàn trả chi phí đào tạo thì bạn chỉ phải trả những khoản do đơn vị hỗ trợ phục vụ cho khóa học (không bao gồm lương và các khoản phụ cấp) theo quy định tại Điều 8 Nghị định 101/2017/NĐ-CP về chi phí đền bù và cách tính chi phí đền bù.

  • Xem thêm     

    22/08/2019, 06:09:48 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Tại Khoản 1 Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

    “Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

    Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản”.

    Vì vậy, việc trả tiền hoa hồng hoàn toàn có hiệu lực về pháp lý không nhất thiết phải bằng văn bản. Việc trả hoa hồng có thể bằng lời nói, hành vi vẫn được coi như giao dịch được xác lập. Thế nhưng, nếu xảy ra tranh chấp, khi tòa án thụ lý, nguyên tắc “trọng chứng hơn trọng cung” vẫn được ưu tiên.

    Bởi vậy, người bạn phải bằng mọi cách chứng minh được việc trả hoa hồng cho bạn như ghi âm lại lời nói hay có sự xác nhận từ người đi vay qua email, tin nhắn điện thoại, phương tiện điện tử khác

  • Xem thêm     

    22/08/2019, 06:06:41 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ theo Điều 24. Phụ lục hợp đồng lao động - Bộ luật lao động 2012 quy định:

    1. Phụ lục hợp đồng lao động là một bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.

    2. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều khoản hoặc để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

    Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.

    Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động dùng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung những điều khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.

    Theo quy định trên, khi các bên muốn thay đổi mức lương trên HĐLĐ hoặc các vấn đề khác trong hợp đồng thì có thể ký phụ lục hợp đồng để sửa đổi, bổ sung nội dung đó. Trong trường hợp này, không nên ký lại hợp đồng lao động mới vì có thể sẽ làm thay đổi loại HĐLĐ và các quyền, nghĩa vụ của các bên.

  • Xem thêm     

    22/08/2019, 06:03:55 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Điều 10 Thông tư 15/2012/TT-BNV hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức quy định như sau:

    1. Người trúng tuyển viên chức được miễn thực hiện chế độ tập sự khi có đủ các điều kiện sau:

    a. Đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong ngành, lĩnh vực cần tuyển từ đủ 12 tháng trở lên;

    b. Trong thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này đã làm những công việc chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng.

    2. Người được tuyển dụng đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, nếu không có đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này thì phải thực hiện chế độ tập sự.

    3. Thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người được tuyển dụng đã làm những công việc chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng (nếu có) tính vào thời gian xét nâng lương lần sau khi bổ nhiệm và xếp lương vào chức danh nghề nghiệp”.

    Với quy định trên, đối tượng được miễn chế độ tập sự khi trúng tuyển viên chức phải đáp ứng các điều kiện sau:

    + Đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong ngành, lĩnh vực cần tuyển từ đủ 12 tháng trở lên.

    + Trong thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 10 Thông tư 15/2012/TT-BNV đã làm những công việc chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng.

    Xét trường hợp trên của bạn, nếu bạn đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trong 3 năm có đóng BHXH bắt buộc đồng thời với thời gian này bạn đã làm những công việc chuyên môn, nghiệp cụ phù hợp với vị trí việc làm được tuyển. Bạn đã đáp ứng đẩy đủ các điều kiện về miễn chế độ tập sự. Như vậy, bạn được miễn chế độ tập sự trong trường hợp này. Nếu trong trường hợp bạn được tuyển dụng đã có thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc, nếu không có đủ các điều kiện quy định nêu trên thì phải thực hiện chế độ tập sự.

    Thời gian nâng lương lần đầu được tính bắt đầu từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch. Tuy nhiên, pháp luật có sự ưu tiên cho những người đã từng làm việc, có đóng bảo hiểm tại cong việc được bố trí đúng ngành, lĩnh vực cần tuyển dụng. Cụ thể, theo quy định tại khoản 2 Điều 5 nghị định 24/2010/NĐ-CP tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức quy định về trường hợp đặc biêt trong tuyển dụng:
    2. Trường hợp người được tuyển dụng vào công chức theo quy định tại Nghị định này, đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, được bố trí làm việc theo đúng ngành, nghề đào tạo hoặc theo đúng chuyên môn nghiệp vụ trước đây đã đảm nhiệm thì thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính để làm căn cứ xếp ngạch, bậc lương phù hợp với vị trí việc làm được tuyển dụng, thời gian công tác có đóng bảo hiểm bắt buộc đứt quãng thì được cộng dồn.

    Như vậy, thời gian công tác có đóng bảo hiểm tại công việc phù hợp với vị trí được tuyển dụng sẽ được tính làm căn cứ để xếp ngạch, bậc lương phù hợp khi bạn được tuyển dụng.

  • Xem thêm     

    22/08/2019, 05:53:34 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Việc làm thẻ ATM mà khi thông tin cá nhân đã được đưa cho người khác, người mở thẻ còn ký vào các cam kết mở tài khoản thì rõ ràng họ đã có xác lập giao dịch với ngân hàng và phải gánh chịu các nghĩa vụ phát sinh nếu có với ngân hàng.

    Ngoài ra, việc mở thẻ ATM giữa ngân hàng và người mở thẻ là một loại giao dịch dân sự, giữa hai bên có các quyền và nghĩa vụ với nhau. “Tùy từng trường hợp, nếu ngân hàng bị thiệt hại thì người dân sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường. Nếu người dân biết rõ người thuê tên mở thẻ để thực hiện hành vi phạm tội thì tùy từng trường hợp có thể bị xử lý về hành vi đồng phạm giúp sức”.

    Chỉ cần sơ ý, người mở thẻ có thể phải gánh nợ thay bởi có thể thẻ được mở là các loại thẻ tín dụng và được cấp hạn mức dư nợ khác nhau. Nhiều trường hợp tội phạm thường sử dụng các tài khoản này để luân chuyển tiền bạc bất minh, tài sản do phạm tội, tài sản tham nhũng…

    Theo đó, trường hợp bạn đã cho bán/thuê/mượn thông tin để mở thẻ thì cần liên hệ các ngân hàng để yêu cầu đóng tài khoản ATM và nói thật với các ngân hàng việc người khác đang sử dụng thẻ ATM do mình đứng tên để phòng tránh các rủi ro có thể phát sinh.

  • Xem thêm     

    11/08/2019, 04:31:11 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định tại Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

    1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.

    Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

    2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

    a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;

    b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

    c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

    3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

    Như vậy, ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì người lao động được nghỉ từ 05 đến 10 ngày và được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản. Do đó, cần lưu ý, khoản tiền dưỡng sức này chỉ được cấp cho người lao động có thời gian nghỉ dưỡng sức nối liền với thời gian nghỉ thai sản.

    Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH, để được nhận tiền dưỡng sức sau sinh, người lao động phải có tên trong Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập (Danh sách 01B-HSB).

    Dù pháp luật không quy định cụ thể các giấy tờ người lao động cần chuẩn bị, tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho mình, người lao động nên cung cấp đầy đủ, kịp thời các giấy tờ theo yêu cầu của người sử dụng lao động khi lập danh sách này.

    Trong vòng 10 ngày kể từ ngày người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp dưỡng sức sau sinh, người sử dụng lao động lập danh sách và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH). Có thể thấy, pháp luật hiện hành hết sức tạo điều kiện cho người lao động được nghỉ dưỡng sức và nhận tiền dưỡng sức sau sinh. Chính vì vậy, bạn là người lao động nên biết để đảm bảo quyền lợi cho mình.

  • Xem thêm     

    08/08/2019, 10:11:36 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


     

    Bạn và những người lao động khác có thể thương lượng trực tiếp và tự dàn xếp giữa hai bên. Xuất phát từ đặc điểm đặc thù của quan hệ lao động, pháp luật lao động quy định việc giải quyết tranh chấp lao động phải tuân thủ nguyên tắc thương lượng trực tiếp và tự dàn xếp giữa hai bên tranh chấp tại nơi phát sinh tranh chấp. Việc tự thương lượng, dàn xếp trực tiếp giữa hai bên không chỉ diễn ra trước khi các bên có đơn yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết mà còn được chấp nhận cả sau khi các bên đã gửi yêu cầu các cơ quan, tổ chức giải quyết. Thông qua hoà giải, Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc Hòa giải viên của cơ quan lao động cấp huyện. Hội đồng hoà giải lao động cơ sở được thành lập trong các doanh nghiệp có CĐCS hoặc Ban Chấp hành công đoàn lâm thời, gồm số đại diện ngang nhau của bên người lao động và bên người sử dụng lao độngtrên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên, tôn trọng lợi ích của hai bên, tôn trọng ích chung của xã hội.

    Hoặc bạn gửi đơn khiếu nại đến thanh tra lao động thuộc Sở Lao động –Thương binh và Xã hội tỉnh hoặc khởi kiện lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty có trụ sở để yêu cầu của người lao động.

  • Xem thêm     

    07/08/2019, 10:22:20 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Khoản 1 Điều 68 Bộ luật lao động (BLLĐ) quy định rõ thời gian làm việc không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 48 giờ trong một tuần. Ngoài ra, người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận làm thêm giờ, nhưng không quá 4 giờ trong một ngày, 200 giờ trong một năm, trừ một số trường hợp đặc biệt được làm thêm không được quá 300 giờ trong một năm do Chính phủ quy định, sau khi tham khảo ý kiến của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và đại diện của người sử dụng lao động (Điều 69 BLLĐ). Vì vậy việc quy định thời gian làm việc 24/24 giờ đối với bạn của bạn là vi phạm pháp luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. 

    Theo quy định tại Điều 72 BLLĐ, mỗi tuần người lao động được nghỉ ít nhất một ngày (24 giờ liên tục); Người sử dụng lao động có thể sắp xếp ngày nghỉ hàng tuần vào chủ nhật hoặc vào một ngày cố định khác trong tuần; Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hàng tuần thì người sử dụng lao động phải bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân một tháng ít nhất là bốn ngày.

    Như vậy, theo các quy định nêu trên thì bạn có quyền được hưởng chế độ làm thêm giờ nếu làm việc vào ngày lễ hoặc ngày nghỉ quy định hàng tuần nhưng phải đảm bảo nguyên tắc làm thêm giờ quy định tại Điều 69 BLLĐ.

    Ngoài ra, pháp luật cũng quy định trường hợp làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và làm thêm không quá 12 giờ/ngày, không quá 30 giờ/tháng và không quá 200 giờ trong 1 năm (trừ một số trường hợp đặc biệt không được quá 300 giờ trong 1 năm). Căn cứ quy định trên, việc Công ty yêu cầu bạn làm việc 24/24 giờ trong ngày là trái quy định.

  • Xem thêm     

    07/08/2019, 10:15:18 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Khi bạn đã đến hạn thanh toán tiền mà bạn không thể thanh toán được thì tài sản thế chấp là chiếc xe máy sẽ được xử lý như sau căn cứ theo điều 303 Bộ luật dân sự 2015:

    “Điều 303. Phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp

    1. Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây:

    a) Bán đấu giá tài sản;

    b) Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;

    c) Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;

    d) Phương thức khác.

    2. Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.

    “Điều 307. Thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp

    1. Số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên quy định tại Điều 308 của Bộ luật này.

    2. Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì số tiền chênh lệch phải được trả cho bên bảo đảm.

    3. Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán được xác định là nghĩa vụ không có bảo đảm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bổ sung tài sản bảo đảm. Bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ được bảo đảm phải thực hiện phần nghĩa vụ chưa được thanh toán.”

    Như vậy nếu bạn không trả được nợ thì tài sản được thế chấp sẽ xử lý theo phương thức mà hai bên đã thỏa thuận, theo thông tin của bạn thì tài sản này sẽ được bán đi để trả nợ. Trường hợp bạn không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì bên cho vay hoàn toàn có thể khởi kiện lên cơ quan có thẩm quyền. Khi đó, gia đình bạn buộc phải chịu chế tài theo quy định của pháp luật.

  • Xem thêm     

    07/08/2019, 09:54:53 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ theo quy định tại Điều 155 về Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại của Bộ luật hình sự năm 2015 như sau:

    1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

    2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

    3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.

    Theo đó, đối với những tội như: cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác, tội cưỡng dâm, tội làm nhục người khác, tội xâm phạm quyền tác giả,… thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có yêu cầu bãi nại của người bị hại. Mà như nội dung bạn cung cấp, người lừa đảo bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 174 về  Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015. Đối với rút đơn tố cáo của bạn có thể được xem xét để làm tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự mà thôi.

  • Xem thêm     

    05/08/2019, 04:03:47 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Việc không ký hợp đồng bằng văn bản nhưng các bên vẫn có thể giao kết hợp đồng bằng lời nói. Theo đó, khi không có hợp đồng bằng văn bản, để có thể kiện yêu cầu công ty trả số tiền tiền hoa hồng cho mình, bạn sẽ cần bằng chứng có thể chứng minh các vấn đề sau:

    (1) Chứng minh các bên đã từng có thỏa thuận về mức hoa hồng bạn sẽ được hưởng cho mỗi công việc;

    (2) Chứng minh số tiền 31,5 triệu đồng là khoản hoa hồng hợp pháp đáng ra bạn phải được nhận từ các công việc đã hoàn thành theo thỏa thuận với công ty;

    (3) Chứng minh bạn chưa từng nhận được khoản tiền trên từ phía công ty.
    Nếu có được các bằng chứng trên, bạn có thể kiện công ty ra tòa án cấp quận nơi công ty đặt trụ sở để yêu cầu công ty hoàn trả khoản tiền mà đúng ra bạn phải được nhận. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là các bằng chứng đưa ra trước tòa phải là văn bản, chứng từ hợp lệ, đoạn ghi âm, hình ảnh, quay phim, clip không qua chỉnh sửa,... chẳng hạn nếu có nhiều người làm chứng cho bạn như bạn nói thì cũng cần những người này lập lời chứng thành văn bản hoặc đồng ý đứng ra làm chứng cho bạn trước tòa.

  • Xem thêm     

    05/08/2019, 03:53:55 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định, thời gian công tác trước ngày 1-1-1995 của người lao động làm việc trong khu vực nhà nước được xem xét để tính hưởng BHXH với điều kiện quá trình công tác phải liên tục đến ngày 31-12-1994. Trường hợp thuyên chuyển công tác phải có quyết định điều động của đơn vị cũ và quyết định đồng ý tiếp nhận của đơn vị mới. Trường hợp nghỉ việc nhận trợ cấp thôi việc một lần hoặc tự ý bỏ việc trước tháng 1-1995 thì không được tính thời gian công tác trước khi nghỉ hoặc bỏ việc để hưởng BHXH. 

    Trường hợp của ông đã nghỉ việc trước tháng 1-1995 nên BHXH TPHCM không có thẩm quyền để xem xét tính thời gian công tác trước khi nghỉ việc của ông để hưởng BHXH. Nếu ông không thuộc trường hợp tự ý bỏ việc và chưa được đơn vị cũ giải quyết trợ cấp thôi việc thì cơ quan cũ trước đây có văn bản xác nhận về quá trình công tác, diễn biến tiền lương, việc chưa nhận trợ cấp thôi việc, trợ cấp một lần kèm bản sao hồ sơ gốc trình UBND tỉnh để đề nghị Bộ LĐTB-XH xem xét, quyết định việc tính thời gian công tác đã nghỉ việc trước ngày 1-1-1995 của ông theo quy định.

    Khi Bộ LĐTB-XH có văn bản chấp thuận tính thời gian công tác, thì cơ quan mới có cơ sở để cộng nối thời gian công tác trước năm 1995 của ông là thời gian công tác để hưởng BHXH.

  • Xem thêm     

    03/08/2019, 10:33:28 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ khoản 1, Điều 46 Luật Việc làm 2013, trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.

    Khi nghỉ việc, người lao động sẽ được nhận tiền trợ cấp thất nghiệp nếu đáp ứng 3 điều kiện:

    - Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong 24 tháng, trước khi nghỉ việc.

    - Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm dịch vụ việc làm;

    - Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, từ ngày nộp hồ sơ.

    Đồng thời, khoản 2, Điều 12 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định:

    Người lao động đang đóng BHTN là người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã đóng BHTN và được tổ chức BHXH xác nhận. Tháng liền kề bao gồm cả thời gian sau:

    - Người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp BHXH;

    - Người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã giao kết theo quy định của pháp luật không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị.

    Đối chiếu các quy định đã nêu, nếu bạn là người lao động nghỉ không hưởng lương trước khi nghỉ việc sẽ không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.

75 Trang «<27282930313233>»