Tư Vấn Của Luật Sư: Luật sư Nguyễn Thanh Tùng - thanhtungrcc

75 Trang «<31323334353637>»
  • Xem thêm     

    08/06/2019, 02:56:21 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về hợp đồng vay tài sản tại Điều 463 như sau:

    Điều 463. Hợp đồng vay tài sản

    Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

    Đồng thời, bộ luật dân sự cũng quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay tại Điều 466:

    Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

    1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

    3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

    5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

    a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

    b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Như vậy, người vay tiền của nhà bạn có nghĩa vụ trả lại số tài sản vay cho gia đình bạn khi đã đến hạn. Nếu không thực hiện được theo đúng thỏa thuận thì sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, và có thể sẽ bị tính lãi do nợ quá hạn.

    Về vấn đề truy cứu trách nhiệm Hình sự khi quá hạn không thực hiện trả nợ theo hợp đồng, Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về tội danh Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tại Điều 175 hoặc tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theeo Điều 174. Tuy nhiên, nếu người đi vay vẫn giữ liên lạc, hứa hẹn sẽ trả lại tài sản trong tương lai, không hề bỏ trốn hay không có dấu hiệu muốn chiếm đoạt khối tài sản này mà không trả lại cho gia đình bạn… thì tranh chấp giữa gia đình bạn và người vay tiền vẫn chỉ mang tính chất dân sự, và không có đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo quy định tại khoàn 3, điều 25, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 t“tranh chấp về hợp đồng dân sự” thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Do đó, bạn cần nộp đơn đến tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc, cụ thể ở đây là Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

  • Xem thêm     

    08/06/2019, 02:43:50 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Điều kiện, tiêu chuẩn, nội dung, hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập được quy định tại Thông tư 20/2017/TT-BGDĐT ngày 18/8/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó có Điều 9 quy định: “Giáo viên trong các cơ sở giáo dục tham dự kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp được tổ chức trước ngày 31 tháng 12 năm 2018 chưa yêu cầu có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và chưa yêu cầu điều kiện về thời gian giữ hạng liền kề hạng dự thi gần nhất tối thiểu từ đủ 01 (một) năm trở lên

    Trong thời hạn tối đa 01 (một) năm kể từ ngày công bố kết quả thi thăng hạng, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý, sử dụng giáo viên có trách nhiệm cử giáo viên đã tham dự kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp tham dự khóa bồi dưỡng để hoàn chỉnh tiêu chuẩn của hạng chức danh nghề nghiệp dự thi.”.

    Như vậy, nếu bạn nộp hồ sơ dự thi/xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II được tổ chức năm 2019 thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II. Do bạn đã được bổ nhiệm vào hạng III đối với cấp THCS mà bạn đang giữ thì bạn vẫn phải có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp với hạng đang giữ. Do đó, bạn phải tự sắp xếp thời gian để chuẩn hóa các tiêu chuẩn còn thiếu cho đủ điều kiện chức danh đang giữ, tức tức là bắt buộc học lớp chứng chỉ bồi dưỡng của hạng đang giữ là hạng III.

  • Xem thêm     

    02/06/2019, 11:27:55 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Về điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 41 Luật BHXH 2014:

    1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Lao động nữ mang thai;

    b) Lao động nữ sinh con;

    c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

    d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

    đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

    e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

    2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

    3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

    4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.

    Mặt khác, theo quy định hiện hành của pháp luật về việc đóng bảo hiểm ngắt quãng có quy định tại khoản 5, Điều 3, Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau: “5. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.”

    Đối chiếu quy định trên, trường hợp lao động nữ sinh con mà có thời gian đóng BHXH từ đủ 6 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh thì được hưởng chế độ thai sản. Do đó, trong trường hợp bạn đóng BHXH ngắt quãng  thì thời gian đóng bảo hiểm của bạn vẫn sẽ được cộng dồn với thời gian đóng bảo hiểm sau theo quy định của pháp luật.

  • Xem thêm     

    02/06/2019, 11:13:40 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Với việc vay tiền giữa bạn và người bạn của mình, mức lãi suất 5000đ/tr/ngày tương đương với 182,5%/năm đã vượt quá 5 lần mức lãi suất tối đa mà pháp luật dân sự quy định. Như vậy, việc vay tiền trên vô hiệu một phần, ngoài ra, bạn còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theoquy định tại điều 201 Bộ luật hình sự năm 2015.

  • Xem thêm     

    31/05/2019, 10:18:25 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Về nguyên tắc, khi bạn đứng tên trên giấy tờ vay nợ thì bạn phải có trách nhiệm trả nợ khi đến hạn cho bên cho vay, cho dù bạn chỉ vay tiền hộ người khác. Hợp đồng vay tài sản ở đây được xác lập giữa bên cho vay với bạn chứ không phải là người kia. 

    Cho nên nếu bạn không trả nợ đúng hạn thì phía bên cho vay có thể khởi kiện bạn. Tuy nhiên việc có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không thì còn tùy thuộc.Trong trường hợp này khả năng chịu trách nhiệm hình sự là không cao. Bởi vì trách nhiệm trả nợ thuộc về bạn, vì chưa có khả năng trả nhưng bạn phải tìm cách khắc phục, gia hạn thêm thời gian trả nợ, không có dấu hiệu trốn tránh.

    Đối với người bạn kia, nếu có đủ chứng cứ chứng minh người đó nhờ bạn đứng tên để vay tiền, bạn có thể yêu cầu người đó trả lại khoản tiền đã vay giúp. Tuy nhiên trong trường hợp này không có giấy tờ gì xác nhận thỏa thuận giữa hai bên, nên việc xác minh là rất khó.

  • Xem thêm     

    30/05/2019, 11:40:03 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014: “5. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.”

    Thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

    Theo quy định tại Điều 45 Luật việc làm 2013 quy định về thời gian đóng Bảo hiểm thất nghiệp:

    1. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.

    2. Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó của người lao động không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo được tính lại từ đầu, trừ trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều 53 của Luật này.

    3. Thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp không được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về viên chức.”

    Như vậy, theo quy định trên, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp. Do đó, bạn có thể được cộng dồn thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp ở đơn vị cũ với thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp ở công ty mới để tính tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng trợ cấp thất nghiệp.

  • Xem thêm     

    30/05/2019, 11:35:15 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Về trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 53 Luật việc làm 2013 quy định:

    “Điều 53. Tạm dừng, tiếp tục, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp

    3. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp sau đây:

    b) Tìm được việc làm;”

    Và Điều luật trên được hướng dẫn cụ thể trên tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP như sau:

    “Người lao động được xác định là có việc làm thuộc một trong các trường hợp sau:

    – Đã giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc từ đủ 03 tháng trở lên. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực theo quy định của pháp luật;

    – Có quyết định tuyển dụng đối với những trường hợp không thuộc đối tượng giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Ngày có việc làm trong trường hợp này được xác định là ngày bắt đầu làm việc của người đó ghi trong quyết định tuyển dụng”.

    Ngoài ra tại Điều 21 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP còn quy định:

    “Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các Điểm b, c, d, g và h Khoản 1 Điều này, người lao động phải thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định và kèm theo giấy tờ có liên quan đến việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp (bản chụp), trường hợp gửi theo đường bưu điện thì tính theo ngày ghi trên dấu bưu điện...

    5. Người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc các trường hợp quy định tại các Điểm b, c, h, l, m và n Khoản 1 Điều này thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với thời gian còn lại mà người lao động chưa nhận trợ cấp thất nghiệp được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.

    Thời gian bảo lưu được tính bằng tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trừ đi thời gian đóng đã được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo nguyên tắc mỗi tháng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp tương ứng 12 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp“.

    Như vậy, các trường hợp được coi là có việc làm đó là đã giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc từ đủ 3 tháng trở lên; Hoặc là có quyết định tuyển dụng đối với những trường hợp không thuộc đối tượng giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mà có việc làm thì thuộc trường hợp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định ở trên. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với thời gian còn lại chưa được hưởng thì được bảo lưu để làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng tiếp theo khi bạn đủ điều kiện.

  • Xem thêm     

    30/05/2019, 11:23:55 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định tại Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 về hợp đồng vay tài sản như sau:“Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”

    Đồng thời, các quy định khác của pháp luật dân sự hiện hành không có quy định bắt buộc hợp đồng vay tài sản phải được lập thành văn bản. Do đó, việc bạn cho vay tiền nhưng không lập thành văn bản mà chỉ giao kết bằng lời nói thì hợp đồng này vẫn có giá trị pháp lý, 2 bên vẫn có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật và theo thỏa thuận.

    Trường hợp người bạn kia không trả đủ số tiền đã vay tức là đã vi phạm nghĩa vụ của mình, bạn có thể khởi kiện đến tòa án nhân dân quận/huyện nơi người đó đang cư trú để yêu cầu người này thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Khi nộp đơn khởi kiện bạn có thể kèm theo căn cứ chứng minh, việc có chứng minh được tồn tại hơp đồng vay tài sản hay không còn phụ thuộc vào lời khai của các bên, lời khai của người làm chứng, bạn cũng có thể thu thập thêm một số chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình

  • Xem thêm     

    28/05/2019, 09:42:30 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Sự việc đã được cơ quan công an lập biên bản ghi nhận sự việc để làm căn cứ giải quyết.

    Bạn cũng có thể làm đơn gửi công an cấp huyện để được xem xét (trường hợp công an cấp xã không chuyển hồ sơ lên cấp trên).

    Việc lấy lại tài sản hay không còn tùy thuộc cơ quan công an có tìm ra được thủ phạm hay không.

  • Xem thêm     

    27/05/2019, 04:52:32 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ Điều 12 - Nghị định 28/2015/CĐ-CP về Đóng bảo hiểm thất nghiệp

    1. Thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động và người lao động là thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

    2. Người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp là người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã đóng bảo hiểm thất nghiệp và được tổ chức bảo hiểm xã hội xác nhận. Tháng liền kề bao gồm cả thời gian sau:

    a) Người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội;

    Theo khoản 6 điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định về quản lý đối tượng đóng bảo hiểm xã hội như sau:

    “Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động”.

    Căn cứ vào hai quy định, thì thời gian đang đóng BHTN của người lao động nữ là thời gian liền kề trước thời điểm nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. trong thời gian nghỉ thai sản, doanh nghiệp cũng như người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc và Bảo hiểm thất nghiệp. Do đó, thời gian nghỉ thai sản không được tính vào thời gian để hưởng BHTN mà chỉ tính vào thời gian hương BHXH mà thôi. Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp. Như vậy cách tính trợ thất nghiệp cho người lao động nghỉ hưởng chế độ thai sản này tính mức lương thực tế 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp có làm việc.

    Về trợ cấp thôi việc theo quy định tại Khoản 3 Điều 39 Nghị định 28/2015/ND-CP hướng dẫn Luật việc làm và bảo hiểm thất nghiệp quy định:‘’ Thời gian người lao động thực tế làm việc theo các hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với người sử dụng lao động mà không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp thì được tính để xét hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của pháp luật lao động hiện hành hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về viên chức.’’. Do đó, thời gian người lao động đang hưởng chế độ thai sản thì vẫn được tính là thời gian làm việc để trả trợ cấp thôi việc theo đúng quy định của pháp luật.

    Khi nghỉ xong thai sản người lao động muốn nghỉ việc luôn thì phải thực hiện đúng theo các quy định về trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại Điều 37 Bộ luật lao động 2012.

  • Xem thêm     

    26/05/2019, 04:40:40 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


     

    Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

    Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

    Nếu Hợp đồng lao động giữa bạn và những người lao động khác với công ty đã thực hiện đúng theo quy định thì việc giảm lương và tăng phụ cấp phải do sự thỏa thuận của hai bên. Nếu hai bên đồng ý thì ký phụ lục điều chỉnh giảm mức lương. Nếu người ký HĐLĐ là người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền của công ty đã thực hiện ký đúng thẩm quyền thì không có căn cứ để tự ý giảm lương. Khi đó, Công ty lấy lý do HĐLĐ anh/chị được ký không thông qua giám đốc nhân sự nên phải giảm xuống là không phù hợp.

    Theo đó, công ty không được phép tự ý thay đổi mức lương của bạn trong khi chưa được sự nhất trí của bạn. Nên việc công ty tự ý cắt lương xuống và tăng các phụ cấp không phải đóng BHXH khi bạn không đồng ý là trái với quy định pháp luật và bạn cùng những người lao động có quyền làm đơn khiếu nại công ty hoặc Phòng lao động thương binh và xã hội hoặc khởi kiện ra Tòa án để giải quyết theo quy định.

  • Xem thêm     

    24/05/2019, 03:28:38 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Thông tư liên tịch 29/2015/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 54/2011/NĐ-CP về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo do Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành có quy định về đối tượng hưởng phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo tại khoản 1 và 2 Điều 1 như sau:

    “1. Nhà giáo thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các trường, trung tâm, học viện thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi tắt là cơ sở giáo dục công lập) được nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật)”.

    2. Nhà giáo thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang làm nhiệm vụ giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thí nghiệm tại các xưởng trường, trạm, trại, trung tâm thực hành, phòng thí nghiệm, phòng bộ môn, tàu huấn luyện của cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học công lập”.

    Như vậy, theo quy định trên thì nếu bạn là giáo viên hợp đồng nhưng có tên trong danh sách trả lương của cấp có thẩm quyền thì vẫn được hưởng thâm niên nghề giáo, còn nếu không có trong danh sách trả lương của cấp có thẩm quyền thì không được nhận.

  • Xem thêm     

    24/05/2019, 10:59:19 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Khoản 5 điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:“ Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội”.

    Điều 45 Luật Việc làm quy định:

    1. Thời gian đóng BHTN để xét hưởng BHTN là tổng các khoảng thời gian đã đóng BHTN liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng BHTN cho đến khi người lao động (NLĐ) chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.

    2. Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng BHTN trước đó của NLĐ không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo. Thời gian đóng BHTN cho lần hưởng BHTN tiếp theo được tính lại từ đầu, trừ trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều 53 của Luật này.

    3. Thời gian NLĐ đóng BHTN không được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về viên chức.

    Như vậy, trong trường hợp người lao động đóng bảo hiểm ngắt quãng, không liên tục thì sẽ được cộng dồn thời gian đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở hưởng chế độ hưu trí và các chế độ bảo hiểm xã hội khác. Nếu làm công việc mới sau này bạn có thể đóng BHXH vào số sổ cũ. Thời gian đã tham gia BHTN của bạn sẽ được bảo lưu và cộng dồn. Hiện nay, vấn đề hủy sổ BHXH chỉ có trường hợp người lao động chuyển công tác sang công ty mới và không muốn thừa nhận quá trình đã tham gia BHXH, BHTN tại công ty cũ thì người lao động có thể hủy sổ bảo hiểm theo quy định tại Mục 5 Công văn số: 3663/BHXH-THU quy định:“Trường hợp NLĐ cam kết không thừa nhận quá trình tham gia BHXH, BHTN thì phải trình bày rõ trong Đơn đề nghị (mẫu D01-TS). Cán bộ xử lý nghiệp vụ khóa dữ liệu quá trình đóng BHXH, BHTN bằng phương án KB, KT và lập biên bản hủy sổ tại mục “Hủy có nhiều sổ”. Đơn đề nghị của NLĐ có phê duyệt của Ban Giám đốc BHXH quận, huyện hoặc Lãnh đạo phòng Thu BHXH Thành phố để thay thế cho sổ thu hồi. Trường hợp đặc biệt phải phục hồi lại quá trình đã khóa phương án KB, KT, thì chỉ được thực hiện khi có sự phê duyệt (nơi đã khóa dữ liệu trước đây) của Ban Giám đốc BHXH quận, huyện hoặc lãnh đạo phòng chức năng của Thành phố và đúng theo quy trình phục hồi số sổ đã hủy”.

    Theo quy định trên thì bạn có thể hủy sổ bảo hiểm xã hội khi cam kết không thừa nhận quá trình tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp.

  • Xem thêm     

    23/05/2019, 03:56:43 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định tại Điều 35, Nghị định số 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức thì việc điều động công chức được thực hiện trong các trường hợp sau:

    - Theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể; 

    - Chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của pháp luật;

    - Theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. 
    Do vậy, không thực hiện việc điều động đối với công chức đang trong thời gian tập sự và công chức đang trong thời gian tập sự tại huyện A không được chuyển sang đơn vị khác cũng thuộc huyện A để tiếp tục tập sự.

  • Xem thêm     

    23/05/2019, 03:34:09 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo pháp luật lao động, trường hợp nghỉ bù ngày lễ được quy định tại Điều 115 Bộ luật lao động 2012: “Nếu những ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều 115 trùng vào ngày nghỉ hằng tuần, thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp”.

    Như vậy, trong trường hợp này, theo quy định thì công ty bạn phải cho người lao động nghỉ bù vào ngày kế tiếp của ngày chủ nhật là ngày thứ hai (ngày 15/4/2019). Tuy nhiên, trong trường hợp công ty bạn muốn hoán đổi ngày nghỉ bù vào ngày thứ bảy (ngày 13/4/2019) thì công ty phải thỏa thuận với người lao động về việc hoán đổi ngày nghỉ, nếu họ đồng ý thì công ty mới được phép nghỉ bù vào thứ bảy, nếu không thì phải nghỉ vào thứ hai (ngày 15/4/2019) theo đúng quy định.

    Việc tính lương cho người lao động trong trường hợp người lao động đi làm vào ngày nghỉ bù được xác định như sau:

    Theo quy định tại khoản 5 Điều 25 Nghị định 05/2015/NĐ- CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động năm 2012 quy định như sau:
    “…
    5. Người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần quy định tại Điều 110 Bộ luật Lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết. Người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần theo quy định tại khoản 3 Điều 115 của Bộ luật Lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần.”

    Theo quy định này, bạn làm việc vào ngày thứ 2 (ngày nghỉ bù ngày lễ) thì sẽ được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần.

    Điều 97 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm quy định như sau:
     “1.Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:

    a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

    b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

    c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
    Theo quy định này, thì người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần được trả lương theo quy định ở trên.

  • Xem thêm     

    23/05/2019, 03:12:30 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Các căn cứ để người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động được quy định tại khoản 1 Điều 38 BLLĐ 2012:

    “1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

    a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

    b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

    Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

    c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

    d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.

    Khi có một trong các căn cứ trên thì người sử dụng lao động (tức Công ty) mới có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với bạn. Ngoài ra, người sử dụng lao động có quyền sa thải nếu người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng. Bạn đã đưa ra ý kiến là sẽ chấp nhận nghỉ không lương và nộp đơn lên ban giám đốc, nếu đơn đã được ban giám đốc chấp nhận thì việc nghỉ làm của bạn không bị coi là tự ý bỏ việc theo quy định của pháp luật lao động, công ty không có quyền sa thải bạn.

    Khi không có các căn cứ theo quy định của pháp luật ở trên thì người sử dụng lao động là Công ty không thể chấm dứt hợp đồng lao động. Việc cho bạn nghỉ việc thuộc trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật và sẽ chịu những hậu quả pháp lý sau:

    - Người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc và bồi thường các khoản tiền tương ứng với thiệt hại phát sinh.

    - Trường hợp người lao động đồng ý tiếp tục công việc, người sử dụng lao động phải trả tiền lương, tiền bảo hiểm xã hội và tiền bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc (sau đây gọi tắt là tiền lương và tiền bảo hiểm) cùng với ít nhất 2 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

    - Nếu công việc hoặc vị trí được giao kết trong hợp đồng lao động đã không còn, người sử dụng lao động sẽ phải bồi thường tiền lương và tiền bảo hiểm cho người lao động. Đồng thời, người sử dụng lao động phải thương lượng với người lao động để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

    - Trường hợp người lao động không đồng ý tiếp tục công việc, ngoài khoản tiền người sử dụng lao động phải bồi thường tiền lương, tiền bảo hiểm và trả trợ cấp thôi việc cho người lao động. người sử dụng lao động còn phải trả trợ cấp thôi việc cho người lao động theo đúng quy định.

    - Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và được sự đồng ý của người lao động (bắt buộc), người sử dụng lao động sẽ bồi thường số tiền tương tự như trường hợp người lao động không đồng ý tiếp tục công việc nêu trên.

    - Đồng thời, người sử dụng lao động phải bồi thường thêm một khoản tiền do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất bằng 2 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động bị vi phạm.

    - Trường hợp người sử dụng lao động vi phạm thời hạn báo trước việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải bồi thường cho người lao động khoản tiền lương tương ứng với những ngày không được báo trước.

    Nếu bạn thuộc trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật bạn có thể làm đơn nhờ sự can thiệp của tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp để bảo vệ quyền lợi của mình trong trường hợp này. Khi đó, tổ chức công đoàn sẽ phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp để cùng với tổ chức đại diện của người sử dụng lao động (nếu có) để thương thảo, đối thoại, hợp tác với NSDLĐ hỗ trợ giải quyết vấn đề vì Công đoàn có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của NLĐ theo quy định tại Điều 188 Bộ luật Lao động 2012. Nếu như sự tham gia của công đoàn không có hiệu quả thì bạn có thể làm đơn khởi kiện NSDLĐ ra toà án nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp hoạt động để toà án bảo vệ quyền lợi cho bạn.

  • Xem thêm     

    21/05/2019, 01:53:06 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định tại Khoản 3 Điều 85 của Luật Bảo hiểm xã hội quy định: “Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.”

    Theo quy định Khoản 4 Điều 42 của Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định: “Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.”

    Theo quy định tại Điều 34 Bộ luật Lao động năm 2012 thì người lao động làm việc không trọn thời gian được hưởng lương, các quyền và nghĩa vụ như người lao động trọn thời gian.

    Như vậy,  người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 12 tháng, người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Việc người làm động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên được áp dụng theo tháng chứ không phụ thuộc vào quy định của Công ty áp dụng 22 ngày công/tháng vì quy định các quyền và nghĩa vụ làm ít hay nhiều hoặc không trọn thời gian được hưởng lương như người lao động trọn thời gian.

  • Xem thêm     

    21/05/2019, 10:43:52 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Tình trạng sử dụng hình ảnh trái phép, nói xấu người khác trên mạng xã hội hiện đang khá phổ biến. Theo như thông tin bạn cung cấp, gia đình bạn bị người khác xâm phạm đời tư cá nhân và bị bôi nhọ danh dự, nhân phẩm. Theo quy định của pháp luật hình sự thì người đó có thể sẽ bị truy tố về tội danh như sau:

    Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội làm nhục người khác như sau: 

    “1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

    a) Phạm tội 02 lần trở lên;

    b) Đối với 02 người trở lên;

    c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    d) Đối với người đang thi hành công vụ;

    đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

    …”

    Theo quy định tại Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 03/ 11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi pham hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện. Theo đó, hành vi: “cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác” sẽ bị xử phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; (Điểm g Khoản 3 Điều 66); hành vi “giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác” sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng (Điểm đ Khoản 3 Điều 64).

    Trước hết, để tránh việc người đăng ảnh trái phép, nói xấu, bôi nhọ mình xóa dấu vết trên facebook hoặc trên các trang mạng, người bị xâm hại cần đến Văn phòng Thừa phát lại để lập vi bằng. Ngoài ra, bạn cũng có thể báo cáo cho Facebook biết hình ảnh cá nhân của mình bị xâm phạm để yêu cầu xóa đi.

    Sau đó, bạn gửi thư hoặc thông báo đến cho đương sự, yêu cầu chấm dứt vi phạm, xin lỗi và bồi thường. Nếu người đó không hợp tác, bạn có thể đem tất cả những bằng chứng, những thông tin mà bạn có được đến cơ quan công an yêu cầu họ điều tra về hành vi phạm tội này. Cơ quan điều tra sẽ có nghĩa vụ xác minh làm rõ đối tượng đã thực hiện hành vi và xử lý họ trước pháp luật.

  • Xem thêm     

    21/05/2019, 10:34:44 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 của Bộ luật Lao động, Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/1/2015 của Chính phủ thì HĐLĐ phải có nội dung về công việc và địa điểm làm việc của người lao động, trong đó nội dung công việc là công việc mà người lao động phải thực hiện.

    Điều 35 Bộ luật Lao động quy định, trong quá trình thực hiện HĐLĐ, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung của HĐLĐ thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 3 ngày làm việc về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung. Trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung HĐLĐ được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục HĐLĐ hoặc giao kết HĐLĐ mới.

    Theo Điều 31 của Bộ luật Lao động, Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP thì người sử dụng lao động có quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác trong các trường hợp sau: thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; sự cố điện, nước; do nhu cầu sản xuất, kinh doanh được quy định cụ thể trong nội quy của doanh nghiệp. Thời gian tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với HĐLĐ không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý bằng văn bản của người lao động.

    Như vậy, đối chiếu quy định trên với trường hợp của bạn thì bạn làm việc ở một trường học. Do đó, bạn chỉ phải làm việc theo đúng công việc hiện tại của mình.

    Đối với yêu cầu của nhà trường phân công bạn làm thêm công việc làm thêm sửa chữa điện và vận hành hệ thống điện trong trường, về bản chất không vi phạm quy định của pháp luật. Tuy nhiên, đó không phải là công việc bắt buộc theo thỏa thuận ban đầu khi giao kết hợp đồng cũng như quyết định  nhận giữ công việc nên bạn có quyền không chấp nhận yêu cầu phân công làm thêm công việc đó.

  • Xem thêm     

    17/05/2019, 11:09:48 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ theo quy định tại Điều 49 Luật việc làm 2013 về Điều 49: Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp thì:“Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

    1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

    a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

    b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

    2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

    3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;

    4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp”.

    Theo đó, người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp mà có đầy đủ các điều kiện nêu trên thì sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

    Mặt khác, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 28/2015/NĐ-CP về đóng bảo hiểm thất nghiệp thì:

    “2. Người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp là người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã đóng bảo hiểm thất nghiệp và được tổ chức bảo hiểm xã hội xác nhận. Tháng liền kề bao gồm cả thời gian sau:

    a) Người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội;”

    Theo đó, người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên thì sẽ được coi là đang đóng bảo hiểm thất nghiệp và sẽ được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận. Do đó, thời gian này vẫn được coi là tháng liền kề người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.

    Như vậy, trường hợp nếu bạn đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên mà do bạn nghỉ ốm đau dài ngày rồi mới nghỉ việc vẫn được hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định nêu trên.

75 Trang «<31323334353637>»