Chào bạn!
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì Doanh nghiệp tư nhân là do 1 cá nhân làm chủ, doanh nghiệp tư nhân khi tiến hành hoạt động cũng phải có vốn và tài sản, tài sản của Doanh nghiệp tư nhân được quy định tại Điều 142 Luật Doanh nghiệp,tài sản của Doanh nghiệp tư nhân phải được ghi chép vào sổ sách kế toán và báo cáo tài chính của Doanh nghiệp và tài sản này phải độc lập với tài sản khác. Doanh nghiệp tư nhân cũng có điểm khác với các loại hình doanh nghiệp như Công ty Cổ phần và Công ty TNHH là trách nhiệm của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp, trong khi Công ty cổ phần và Công ty TNHH thì có trách nhiệm giới hạn bằng số vốn cam kết còn Doanh nghiệp tư nhân thì chịu trách nhiệm vô hạn.
Điều 144 luật dân sự bạn nói tôi hiểu là Điều 144 Bộ luật Dân sự năm 2005, điều này quy định về phạm vi đại diện trong đó tại Khoản 5 có quy định: Người đại diện không xác lập thực hiện các giao dịch dân sự đối với chính mình hoặc với người thứ 3 mà mình cũng là đại diện của người đó trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Như vậy, việc đại diện là gì? mục đích như thế nào? Điều 139 Bộ luật Dân sự có quy định: Đại diện là việc một người (sau đây gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (sau đây gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện. Do đó có thể hiểu theo các dễ nói nhất đó là việc làm hộ công việc cho người khác và vì mục đích của người khác. Chính vì vậy mà pháp luật đã hạn chế một số trường hợp để trách việc trục lợi từ việc đại diện, cụ thể:
- Người đại diện xác lập giao dịch với chính mình: A là đại diện cho B (có thể là đại diện theo ủy quyền hoặc theo pháp luật) sau đó B và A xác lập một hợp đồng mà các bên ký kết gồm: B (do A làm đại diện) và A;
- Người đại điện xác lập giao dịch với người thứ 3 mà mình cũng là đại diện, cụ thể: A là đại diện cho B (có thể là đại diện theo ủy quyền hoặc theo pháp luật) và A cũng là đại diện cho C (có thể là đại diện theo ủy quyền hoặc theo pháp luật) sau đó B và C có ký kết hợp đồng với nhau nhưng không trực tiếp tham giao giao dịch và để cho A là đại diện tham gia giao dịch, do đó A với tư cách là đại diện của cả 2 bên tham gia giao dịch.
Về vấn đề thế chấp: Theo quy định tại Điều 342 Bộ luật Dân sự thì Thế chấp tài ản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là Bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho Bên nhận thế chấp.
Trở lại câu hỏi của bạn, bạn cần xác định tài sản của Chủ Doanh nghiệp tư nhân có được kê khai vào hoạt động của Doanh nghiệp tư nhân không? có là tài sản của Doanh nghiệp tư nhân không? và mục đích thực hiện giao dịch của người đại diện có vì quyền lợi của người được đại diện hay không? khi bạn xác định được vấn đề đó bạn tự xác định được câu trả lời cho câu hỏi của mình.
Luật sư Ngô Thế Thêm