Chào bạn,
1) Theo quy định tại Nghị định 46/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2008, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thực hiện các loại hợp đồng về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hoá, thể thao, giáo dục, y tế thì được xem xét cấp giấy phép lao động. Nghị định không quy định rõ "phía nước ngoài" là cá nhân hay pháp nhân.
Tuy vậy, nghị định lại gộp quy định về hai trường hợp người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thực hiện các loại hợp đồng về kinh tế, ... và Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng trong một điều (Điều 6); dẫn tới suy luận (một cách chủ quan): người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thực hiện các loại hợp đồng về kinh tế, ... hoặc nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng là là người nước ngoài làm việc trong một doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam. Những người này đã làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam được ít nhất 02 (hai) năm và phải đáp ứng các điều kiện đối với "chuyên gia".
Bên cạnh đó, theo quy định tại Luật Thương mại, thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Nếu người nước ngoài không có đăng ký kinh doanh ở nước sở tại thì không được pháp luật Việt Nam coi là thương nhân, dẫn đến hợp đồng hợp tác kinh doanh không phải là hợp đồng thương mại.
Gộp hai điểm trên, khả năng được cấp giấy phép lao động không cao.
2) Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc nhận chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên hoặc của chủ sở hữu công ty theo quy định về góp vốn hoặc chuyển nhượng phần vốn góp và đăng ký thay đổi thành viên theo quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp. Vì có yếu tố nước ngoài nên các ngành nghề kinh doanh cũng sẽ bị hạn chế theo các cam kết WTO của Việt Nam.
Trân trọng,