Hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa công ty trong nước và cá nhân nước ngoài

Chủ đề   RSS   
  • #220015 15/10/2012

    janny129

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/10/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa công ty trong nước và cá nhân nước ngoài

    Chào luật sư,

    Tôi có một số vấn đề rất cần sự tư vấn của luật su như sau:

    Hiện công ty tôi đang kinh doanh trong lĩnh vực BĐS và dịch vụ BĐS, công ty muốn ký kết một Hợp đồng Hợp tác kinh doanh với cá nhân nước ngoài, để cá nhân nước ngoài quản lý các hoạt động của công ty về các dịch vụ như môi giới BĐS, sàn GD BĐS, quản lý BĐS, quản lý khách sạn...

    Theo như vậy, thì không có một dự án cụ thể nào là đối tượng của Họp đồng hợp tác kinh doanh (theo như HĐ hợp tác kinh doanh thông thường), mà đối tượng của Hợp đồng là hoạt động quản lý, mở rộng kinh doanh.  Như vậy, việc ký kết hợp đồng này có khả thi không, khi một bên của hợp đồng là cá nhân nước ngoài.  Và căn cứ vào Hợp đồng, người nước ngoài đó có thể xin Giấy phép LĐ tại Việt Nam không? (vì thông thường nếu căn cứ vào HĐ hợp tác kinh doanh giữa cty VN và công ty nước ngoài, bên nước ngoài có thể cử người sang VN làm việc, và HĐ hợp tác kinh doanh được xem là một trong các hồ sơ cần thiết để xin GPLĐ).

    Trong trường hợp mà người nước ngoài muốn góp vốn vào công ty (bên VN vẫn giữ phần trăm góp vốn cao hơn), như vậy công ty có trở thành "tổ chức, cá nhân nước ngoài" theo quy định của pháp luật KD BĐS, theo đó, phạm vi ngành nghề kinh doanh sẽ bị hạn chế so với nhà đầu tư trong nước không; hay vẫn được giữ nguyên ngành nghề đăng ký kinh doanh như cũ?  Vì tôi không tìm thấy quy định cụ thể thế nào là "nhà đầu tư nước ngoài" theo quy định của luật KD BĐS.  Và nếu cá nhân nước ngoài mua góp vốn vào công ty, ngoài việc thực hiện thủ tục đăng ký chuyển đổi loại hình, thành viên công ty theo luật doanh nghiệp; công ty có cần thiết phải xin giấy chứng nhận đầu tư?

    Tôi rất mong nhận được ý kiến tư vấn của các luật sư và các bạn đối với những vấn đề nêu trên.

    Trân trọng và chân thành cảm ơn.

     
    15595 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #220077   15/10/2012

    LS_NguyenAnBinh
    LS_NguyenAnBinh
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/04/2008
    Tổng số bài viết (1337)
    Số điểm: 9511
    Cảm ơn: 49
    Được cảm ơn 438 lần


    Chào bạn,

    1) Theo quy định tại Nghị định 46/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2008, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thực hiện các loại hợp đồng về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hoá, thể thao, giáo dục, y tế thì được xem xét cấp giấy phép lao động. Nghị định không quy định rõ "phía nước ngoài" là cá nhân hay pháp nhân.

    Tuy vậy, nghị định lại gộp quy định về hai trường hợp người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thực hiện các loại hợp đồng về kinh tế, ... và Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng trong một điều (Điều 6); dẫn tới suy luận (một cách chủ quan):  người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thực hiện các loại hợp đồng về kinh tế, ... hoặc nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng  là là người nước ngoài làm việc trong một doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam. Những người này đã làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam được ít nhất 02 (hai) năm và phải đáp ứng các điều kiện đối với "chuyên gia".

    Bên cạnh đó, theo quy định tại Luật Thương mại, thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Nếu người nước ngoài không có đăng ký kinh doanh ở nước sở tại thì không được pháp luật Việt Nam coi là thương nhân, dẫn đến hợp đồng hợp tác kinh doanh không phải là hợp đồng thương mại.

    Gộp hai điểm trên, khả năng được cấp giấy phép lao động không cao.

    2) Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc nhận chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên hoặc của chủ sở hữu công ty theo quy định về góp vốn hoặc chuyển nhượng phần vốn góp và đăng ký thay đổi thành viên theo quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp. Vì có yếu tố nước ngoài nên các ngành nghề kinh doanh cũng sẽ bị hạn chế theo các cam kết WTO của Việt Nam.

    Trân trọng,

    Tiến sĩ, Luật sư Nguyễn Bình An - Công ty luật VCA & Cộng sự

    | Website: http://www.vcalaw.com

    | Email: an@vcalaw.com

    | Tư vấn hợp đồng, đầu tư, lao động (tiếng Anh - Việt)

    | Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ

    | Tranh tụng tại tòa các vụ án kinh tế, lao động, hành chính, dâu sự

    | Dịch vụ kế toán

    | Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp miễn phí

    E1/4, khu phố 1, phường Thống Nhất, Biên Hòa, Đồng Nai

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Tiến sĩ, Luật sư Nguyễn Bình An - Công ty luật VCA & Cộng sự

Email: an@vcalaw.com | Website: www.vcalaw.com

Điện thoại: 0902 255 896