Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

  • Xem thêm     

    01/05/2013, 12:06:38 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Nếu bạn của bạn dùng vũ khí tấn công người khác để lấy tài sản thì sẽ phạm tội cướp tài sản theo quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự và hình phạt được quy định như sau:

    "Điều 133. Tội cướp tài sản

     

    1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Tái phạm nguy hiểm;

    d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

    đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;

    e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

    a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

    b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;

    b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm"

  • Xem thêm     

    30/04/2013, 11:48:28 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
             Theo quy định tại Điều 104 BLHS thì dù thương tích có chưa đến 11% nhưng thuộc cũng có thể xử lý hình sự theo Điều này nếu tính chất, mức độ của hành vi đó nguy hiểm cho xã hội...

            Nếu không đến mức phải xử lý hình sự thì công an có thể áp dụng quy định tại Điều 7 của Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 để xử lý hành chính, cụ thể như sau:

    "Điều 7. Hành vi vi phạm trật tự công cộng

    1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

    b) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu bóng, nhà văn hoá, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, xí nghiệp, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, hợp tác xã, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên các phương tiện giao thông, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

    c) Thả rông trâu, bò, ngựa, chó hoặc động vật khác trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng.

    2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

    b) Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

    c) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

    d) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào tàu, thuyền, xe lửa hoặc các phương tiện giao thông khác, vào người, đồ vật, tài sản của người khác;

    đ) Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

    e) Để gia súc hoặc các động vật khác gây thương tích, thiệt hại tài sản cho người khác;

    g) Thả diều, bóng bay, chơi máy bay, đĩa bay có điều khiển từ xa hoặc các vật bay khác ở khu vực sân bay, khu vực cấm; đốt và thả “đèn trời” trong thành phố, thị xã hoặc ở khu vực đông dân cư, khu công nghiệp, các khu vực kho, bãi, sân bay, cảng...

    3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Cản trở, không chấp hành yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có lời nói, hành động lăng mạ, xúc phạm danh dự hoặc chống lại người thi hành công vụ mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

    b) Xúi giục người khác không chấp hành các yêu cầu của người thi hành công vụ;

    c) Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ: dao, lê, mã tấu, dây xích, côn, gậy… hoặc công cụ hỗ trợ;

    d) Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

    đ) Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau;

    e) Tụ tập để cổ vũ, kích động đua ca nô, xuồng máy, tàu thuyền trái phép mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

    g) Gây rối trật tự tại phiên toà, nơi thi hành án hoặc có hành vi khác gây trở ngại cho hoạt động xét xử, thi hành án mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

    h) Gây rối trật tự tại nơi tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

    i) Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng để lôi kéo, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;

    k) Trực tiếp xâm hại hoặc thuê người xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng của người khác;

    l) Gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức;

    m) Tập trung đông người trái pháp luật tại khu vực tại các địa điểm, khu vực cấm;

    n) Thực hiện không đúng quy định của pháp luật về việc tập trung đông người ở nơi công cộng;

    o) Tổ chức, tạo điều kiện cho người khác kết hôn với người nước ngoài trái với thuần phong mỹ tục hoặc trái với quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự (trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định số 60/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp);

    p) Viết, tán phát, lưu hành tài liệu có nội dung xuyên tạc bịa đặt, vu cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, cá nhân nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

    q) Tàng trữ, vận chuyển “đèn trời”.

    4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;

    b) Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán "đèn trời".

    5. Hình thức xử phạt bổ sung:

    Tịch thu tang vật, phương tiện đối với hành vi quy định tại điểm đ, h khoản 2; điểm c, p, q khoản 3 và khoản 4 Điều này.

    6. Người vi phạm tại điểm e khoản 2 Điều này còn phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do gia súc hoặc các động vật khác gây ra."

               Nếu không đồng ý với việc xử lý theo thủ tục hành chính thì người bị hại có thể khiếu nại tới thủ trưởng cơ quan điều tra để được xem xét, giải quyết theo quy định tại Luật tố cáo và chương XXXV của Bộ luật tố tụng hình sự.

  • Xem thêm     

    30/04/2013, 11:48:19 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
             Theo quy định tại Điều 104 BLHS thì dù thương tích có chưa đến 11% nhưng thuộc cũng có thể xử lý hình sự theo Điều này nếu tính chất, mức độ của hành vi đó nguy hiểm cho xã hội...

            Nếu không đến mức phải xử lý hình sự thì công an có thể áp dụng quy định tại Điều 7 của Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 để xử lý hành chính, cụ thể như sau:

    "Điều 7. Hành vi vi phạm trật tự công cộng

    1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

    b) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu bóng, nhà văn hoá, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, xí nghiệp, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, hợp tác xã, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên các phương tiện giao thông, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

    c) Thả rông trâu, bò, ngựa, chó hoặc động vật khác trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng.

    2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

    b) Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

    c) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

    d) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào tàu, thuyền, xe lửa hoặc các phương tiện giao thông khác, vào người, đồ vật, tài sản của người khác;

    đ) Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

    e) Để gia súc hoặc các động vật khác gây thương tích, thiệt hại tài sản cho người khác;

    g) Thả diều, bóng bay, chơi máy bay, đĩa bay có điều khiển từ xa hoặc các vật bay khác ở khu vực sân bay, khu vực cấm; đốt và thả “đèn trời” trong thành phố, thị xã hoặc ở khu vực đông dân cư, khu công nghiệp, các khu vực kho, bãi, sân bay, cảng...

    3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Cản trở, không chấp hành yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có lời nói, hành động lăng mạ, xúc phạm danh dự hoặc chống lại người thi hành công vụ mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

    b) Xúi giục người khác không chấp hành các yêu cầu của người thi hành công vụ;

    c) Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ: dao, lê, mã tấu, dây xích, côn, gậy… hoặc công cụ hỗ trợ;

    d) Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

    đ) Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau;

    e) Tụ tập để cổ vũ, kích động đua ca nô, xuồng máy, tàu thuyền trái phép mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

    g) Gây rối trật tự tại phiên toà, nơi thi hành án hoặc có hành vi khác gây trở ngại cho hoạt động xét xử, thi hành án mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

    h) Gây rối trật tự tại nơi tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

    i) Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng để lôi kéo, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;

    k) Trực tiếp xâm hại hoặc thuê người xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng của người khác;

    l) Gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức;

    m) Tập trung đông người trái pháp luật tại khu vực tại các địa điểm, khu vực cấm;

    n) Thực hiện không đúng quy định của pháp luật về việc tập trung đông người ở nơi công cộng;

    o) Tổ chức, tạo điều kiện cho người khác kết hôn với người nước ngoài trái với thuần phong mỹ tục hoặc trái với quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự (trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định số 60/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp);

    p) Viết, tán phát, lưu hành tài liệu có nội dung xuyên tạc bịa đặt, vu cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, cá nhân nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

    q) Tàng trữ, vận chuyển “đèn trời”.

    4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;

    b) Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán "đèn trời".

    5. Hình thức xử phạt bổ sung:

    Tịch thu tang vật, phương tiện đối với hành vi quy định tại điểm đ, h khoản 2; điểm c, p, q khoản 3 và khoản 4 Điều này.

    6. Người vi phạm tại điểm e khoản 2 Điều này còn phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do gia súc hoặc các động vật khác gây ra."

               Nếu không đồng ý với việc xử lý theo thủ tục hành chính thì người bị hại có thể khiếu nại tới thủ trưởng cơ quan điều tra để được xem xét, giải quyết theo quy định tại Luật tố cáo và chương XXXV của Bộ luật tố tụng hình sự.

  • Xem thêm     

    30/04/2013, 11:21:41 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    1. Nếu trong thời hạn 10 nămkhông có tranh chấp về quyền thừa kế (các thừa kế đều thừa nhận quyền thừa kế của nhau) và đã có văn bản để cùng xác nhận với nhau là đồng thừa kế thì tài sản đó mới trở thành tài sản chung, mới có thể yêu cầu Tòa án áp dụng Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 để chia tài sản chung.

    2. Nếu không thuộc trường hợp nêu trên (đã có văn bản xác nhận quyền thừa kế trong thời hiệu khởi kiện về thừa kế) thì nay tất cả các thừa kế cùng đồng thuận yêu cầu Tòa án phân chia tài sản chung (kể cả người đang quản lý di sản cũng khẳng định là di sản chưa chia và yêu cầu Tòa án chia) thi mới có thể áp dụng Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP. Trường hợp này có lẽ không thể xảy ra trên thực tế.

  • Xem thêm     

    30/04/2013, 11:14:24 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

                Bản án bạn nêu được lập luận theo quan điểm của người xét xử. Nếu thấy bản án đó chưa khách quan, chưa phản ánh đúng các tình tiết khách quan của sự việc và quyền lợi của bạn chưa được pháp luật bảo vệ thì bạn có thể kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án hoặc từ ngày bạn nhận được bản án (nếu bạn vắng mặt tại phiên tòa).

  • Xem thêm     

    29/04/2013, 04:47:13 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Chỉ áp dụng trường hợp chia tài sản chung khi thỏa mãn một trong hai điều kiện sau:

    "Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế

    a) Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết...."

  • Xem thêm     

    28/04/2013, 01:39:07 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường trả lời bạn như sau:

    1. Diện tích đất mà bạn nêu trên vẫn là tài sản chung của hai vợ chồng nhà chủ nên việc quyết định đến tài sản đó bắt buộc phải có sự nhất trí của cả hai người đó. Nếu hai vợ chồng đó không thống nhất được việc phân chia khối tài sản đó thì sẽ xuất hiện một vụ án tranh chấp tài sản chung vợ chồng sau khi ly hôn.

    2. Nếu bạn muốn nhận chuyển nhượng một phần diện tích đó thì phải thỏa thuận ba bên (Bạn + người chồng + người vợ của chủ đất). Nếu các bên thống nhất được với nhau về việc chuyển nhượng đất cho bạn thì bạn có thể ký kết hợp đồng chuyển nhượng trực tiếp từ hai vợ chồng đó cho bạn (cách này thủ tục đơn giản và đỡ tiền thuế, phí) hoặc bạn đặt cọc và họ lập văn bản thỏa thuận chia tài sản chung, sau khi sang tên ông chồng thì ông chồng sẽ ký hợp đồng để chuyển nhượng cho bạn (hai lần sang tên).

  • Xem thêm     

    27/04/2013, 09:44:43 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường trả lời bạn như sau:

              1. Trước tiên cần xem lại giá trị pháp lý của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà bạn với mẹ bạn. Nếu hợp đồng viết tay, chưa có hiệu lực pháp luật, toàn bộ thửa đất đó vẫn đứng tên bà bạn trên GCN QSD đất và bà bạ đã chuyển nhượng, sang tên toàn bộ thửa đất đó cho bà T thì hợp đồng giữa bà bạn với bà T vẫn có thể được Nhà nước thừa nhận.

               2. Nếu mẹ bạn không thể thống nhất được với bà bạn về việc giải quyết đối với phần đất mà mẹ bạn đã nhận chuyển nhượng thì mẹ bạn có thể khởi kiện để tranh chấp quyền sử dụng đất hoặc tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất để được Tòa án xem xét, giải quyết theo pháp luật.

  • Xem thêm     

    27/04/2013, 08:31:27 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    - Nếu có căn cứ xác định ông A đang làm nhiệm vụ, thi hành công vụ mà bà B có hành vi như vậy thì có đủ căn cứ để xử lý bà B về tội chống người thi hành công vụ theo quy định tại Điều 257 Bộ luật hình sự.

    - Nếu hành vi của ông A không phải là thi hành công vụ và ông A không có lỗi trong việc đó thì bà B vẫn có thể bị xử lý về tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 121 Bộ luật hình sự.

    - Nếu việc làm của ông A không phải là thi hành công vụ, ông A là người có lỗi chủ yếu trong vụ việc trên khiến bà B bức xúc và có hành vi phản kháng tiêu cực như vậy thì công an xử lý hành chính là có căn cứ.

    Tóm lại: Việc bà B có bị xử lý hình sự hay hành chính phụ thuộc vào tính chất. mức độ của hành vi, động cơ, mục đích và hậu quả để lại cho xã hội. Thủ trưởng cơ quan điều tra và Viện trưởng VKS là người quyết định đến việc có khởi tố hay không...

    Thực tiễn cùng một vụ việc nhưng thủ trưởng này thì cho rằng cần xử lý hình sự còn thủ trưởng khác lại cho rằng chỉ cần xử lý hành chính là đủ răng đe. Nếu ông A hoặc bà B không đồng ý với việc giải quyết của công an thì có thể khiếu nại đến thủ trưởng cơ quan điều tra để được giải quyết theo quy định của pháp luật.

  • Xem thêm     

    27/04/2013, 07:53:45 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

             Theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự thì tội phạm xảy ra ở địa phương nào thì công an ở địa phương đó có thẩm quyền giải quyết.. Do vậy, nếu bạn giao tiền cho người vay ở địa phương nào thì công an nơi đó có thẩm quyền giải quyết, không phụ thuộc vào nơi cư trú của bạn hay nơi cư trú của người vay.

             Nếu công an gây khó khăn, không nhận đơn thì bạn có thể gửi đơn qua đường bưu điện (chuyển phát nhanh). Nếu đã có giấy vay nợ thì không cần người làm chứng... Bạn có thể tham khảo thêm quy định pháp luật tại Điều 103 Bộ luật tố tụng hình sự để biết về thủ tục của công an.

  • Xem thêm     

    27/04/2013, 02:45:27 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

             1. Trước tiên cần xem việc đứng tên trên "Sổ đỏ" của dì 2 là thế nào? Nếu Dì 2 của bạn được ông bà bạn lập hợp đồng tặng cho nhà đất và mọi thủ tục sang tên đã hoàn tất hoặc các anh, chị em đã ký văn bản đồng ý cho dì 2 nhà đất đó (việc UBND có thẩm quyền cấp GCN QSD đất cho dì 2 bạn là hợp pháp) thì các anh, chị em không thể đòi chia tài sản được nữa.

             2. Nếu việc cấp GCN QSD đất cho dì 2 là không hợp pháp, đồng thời còn thời hiệu để khởi kiện yêu cầu chia thưa kế của bà ngoại bạn hoặc gì hai đứng tên trên GCN QSD đất với tư cách là đại diện các thừa kế thì các anh, chị em khác mới được quyền phân chia tài sản.

              3. Nếu có căn cứ xác định nhà đất đó là di sản của ông, bà bạn để lại chưa chia nhưng đã hết thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế, đồng thời không đủ điều kiện chia tài sản chung theo quy định tại Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao thì vụ việc tranh chấp đó sẽ không được Tòa án thụ lý, giải quyết. Ai đang quản lý được tiếp tục quản lý, sử dụng theo pháp luật.

  • Xem thêm     

    27/04/2013, 02:36:06 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Bạn có thể tham khảo nội dung tư vấn của Luật sư tại đây: http://danluat.thuvienphapluat.vn/v-v-mo-cua-so-mo-cua-ra-loi-di-chung-77055.aspx

  • Xem thêm     

    27/04/2013, 02:32:55 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

             Nếu ông ấy chỉ tránh mặt nhưng vẫn cư trú ở địa phương đó thì bạn có thể gửi đơn khởi kiện tới Tòa án nơi ông đó cư trú để được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Thời hạn khởi kiện vụ án tranh chấp hợp đồng dân sự là 2 năm kể từ ngày quyền và lợi ích bị xâm hại (từ này hứa trả tiền mà không trả).

            Nếu ông ấy trốn khỏi địa phương, không ai biết tung tích ở đâu thì bạn không thể khởi kiện vụ án tranh chấp dân sự được mà bạn phải gửi đơn tới công an để xem xét, xử lý ông đó theo quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự (tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản).

  • Xem thêm     

    27/04/2013, 02:23:02 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    - Vụ việc bạn nêu có dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 BLHS nên thẩm quyền giải quyết thuộc về công an nơi bạn giao hàng cho họ.

    - Để đòi lại số tiền đó và xử lý người nợ tiền theo quy định pháp luật thì bạn có thể gửi đơn tố giác tới công an để được giải quyết. Sau khi nhận được đơn thư của bạn thì công an sẽ thụ lý và tiến hành kiểm tra, xác minh nguồn tin... nếu có căn cứ xử lý hình sự thì công an sẽ khởi tố, điều tra theo quy định pháp luật. Thời gian giải quyết đơn thư của bạn không quá 2 tháng (Điều 103 BLTTHS).

     

  • Xem thêm     

    25/04/2013, 10:57:31 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường trả lời bạn như sau:

              1. Di sản của cha bạn bao gồm tài sản riêng của cha bạn và phần tài sản của cha bạn trong khối tài sản chung của cha bạn với người khác.

               2. Với người vợ đã ly hôn và người vợ trong cuộc hôn nhân không hợp pháp sẽ không được hưởng thừa kế. Pháp luật VN từ Hiến pháp đầu tiên năm 1946 đã quy định chế độ hôn nhân 1 vợ 1 chồng. Đến luật hôn nhân và gia đình năm 1959 cũng có những quy định rất cụ thể về chế độ hôn nhân 1 vợ 1 chồng. Tuy nhiên, có một số trường hơp pháp luật quy định chế độ đa thê: Cán bộ tập kết theo thông tư 78... Nếu bố bạn không thuộc trường hợp được đa thê thì chỉ có 1 vợ được hưởng thừa kế.

                3. Các con có quyền thừa kế ngang nhau theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 676 BLDS.

  • Xem thêm     

    25/04/2013, 10:49:38 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
            Bạn nên bồi thường cho nạn nhân để hai bện giải quyết dân sự. Nếu vụ việc đưa ra pháp luật thì nhiều khả năng bạn sẽ bị khởi tố theo quy định tại Điều 202 BLHS (nếu thương tích của bạn kia đến 31%).

  • Xem thêm     

    25/04/2013, 10:46:50 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
             Pháp luật không có quy định con liệt sỹ sẽ được hưởng thừa kế nhiều hơn người khác. Nếu chia thừa kế thì người nào có công duy trì, tu tạo làm gia tăng giá trị của di sản thừa kế thì người đó mới được chia phần hơn..

  • Xem thêm     

    25/04/2013, 10:40:39 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

             Pháp luật không có quy định bắt buộc là phải cấp lại GCN QSD đất. Nếu địa phương bắt buộc các hộ gia đình, cá nhân phải cấp lại GCN QSD đất để ghi tên cả vợ và chồng thì chính sách đó là trái với quy định của pháp luật (Điều 27 và Điều 32 Luật hôn nhân và gia đình).

              Anh bạn không cần xin cấp lại GCN QSD đất. Không có văn bản pháp luật nào quy định GCN QSD đất cấp theo văn bản pháp luật trước đây thì không còn giá trị pháp lý. Nếu anh bạn muốn được cấp lại GCN QSD đất theo mẫu mới quy định tại Thông tư số 17/2009/TT-BYMNT thì chị bạn cần ký văn bản xác định thửa đất đó là tài sản riêng của anh bạn là GCN QSD đất vẫn đứng tên một mình anh trai bạn.

    Bạn có thể tham khảo quy định của Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT như sau:

    "Điều 4.   Thể hiện thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất tại trang 1 của Giấy chứng nhận

    1. Ghi thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận theo quy định sau:

    a) Cá nhân trong nước thì ghi "Ông" (hoặc "Bà"), sau đó ghi họ tên, năm sinh, số giấy chứng minh nhân dân hoặc số giấy chứng minh quân đội nhân dân nếu có (sau đây gọi chung là giấy chứng minh nhân dân), địa chỉ thường trú;

    b) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì ghi "Ông" (hoặc "Bà"), sau đó ghi họ tên, năm sinh, quốc tịch, số hộ chiếu, ngày tháng năm cấp và nơi cấp hộ chiếu;

    c) Hộ gia đình thì ghi “Hộ ông” (hoặc “Hộ bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, số giấy chứng minh nhân dân (nếu có) của người đại diện hộ gia đình (là thành viên của hộ gia đình và cùng có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình) theo quy định của pháp luật dân sự;

    d) Trường hợp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của hai vợ chồng thì ghi họ tên, năm sinh và số giấy chứng minh nhân dân (nếu có), địa chỉ thường trú của cả vợ và chồng;

    đ) Tổ chức trong nước thì ghi tên tổ chức, số và ngày tháng năm quyết định thành lập hoặc số và ngày tháng năm cấp giấy đăng ký kinh doanh, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức;

    e) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam thì ghi tên tổ chức kinh tế là pháp nhân thực hiện dự án đầu tư, số và ngày tháng năm cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc số và ngày tháng năm cấp giấy đăng ký kinh doanh, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức;

    g) Cá nhân nước ngoài được mua nhà ở tại Việt Nam thì ghi "Ông" (hoặc "Bà"), sau đó ghi họ tên, năm sinh, quốc tịch, số hộ chiếu, ngày tháng năm và nơi cấp hộ chiếu;

    h) Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao thì ghi tên tổ chức, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức;

    i) Cơ sở tôn giáo thì ghi tên của cơ sở tôn giáo và địa chỉ nơi có cơ sở tôn giáo;

    k) Cộng đồng dân cư thì ghi tên của cộng đồng dân cư và địa chỉ nơi sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư.".

                  Luật hôn nhân và gia đình quy định:

    "Điều 32. Tài sản riêng của vợ, chồng

    1. Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng.

    Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30 của Luật này; đồ dùng, tư trang cá nhân.

    2. Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung."

  • Xem thêm     

    25/04/2013, 10:19:25 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường trả lời bạn như sau:

              Điều 645 Bộ luật dân sự quy định: “Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế...”.
             Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao quy định: Đối với các trường hợp chết trước ngày có hiệu lực của pháp lệnh thừa kế (ngày 10/9/1990) thì thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế được quy định tại Điều 36 Pháp lệnh thừa kế (thời hiệu đến 10/9/2000). Đối với di sản là nhà ở thì thời hạn khởi kiện tranh chấp về thừa kế kéo dài tới ngày 10/3/2003.
               Như vậy, theo các quy định pháp luật nêu trên thì đến nay đã hết thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế. Do vậy, nếu mẹ bạn có tranh chấp về thừa kế thì Tòa án cũng không giải quyết. Vụ việc của gia đình bạn cũng không đủ điều kiện yêu cầu tòa án chia tài sản chung theo quy định tại Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP nêu trên. Giải pháp duy nhất của gia đình bạn là thỏa thuận, hòa giải để điều hòa mâu thuẫn về lợi ích giữa các bên.

  • Xem thêm     

    25/04/2013, 09:56:37 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

            1. Nếu những người đó bị nhóm của bạn dùng hung khí gây thương tích thì các bạn có thể bị khởi tố về tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự. Nếu có kết luận giám định về tỷ lệ thương tật và có đơn yêu cầu của người bị hại thì Công an sẽ khởi tố vụ án theo Điều 104 BLHS.

             2. Ngoài ra, hành vi đánh nhau trên có thể bị xử lý về tội gây rối trật tự công cộng theo quy định tại Điều 245 Bộ luật hình sự. Trong vụ việc trên, tốt nhất là hai bên thương lượng để giải quyết dân sự.