Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

  • Xem thêm     

    13/05/2012, 04:05:23 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
             Bạn nộp các giấy tờ cần chứng thực tới bộ phận một cửa của phường đó. Nếu UBND phường không chứng thực văn bản của bạn thì bạn yêu cầu họ phải trả lời bằng văn bản hoặc ghi luôn vào văn bản cần chứng thực đó. Nếu nội dung từ chối chứng thực không đúng pháp luật thì gia đình bạn có thể khiếu kiện UBND phường theo quy định của pháp luật.
  • Xem thêm     

    13/05/2012, 03:58:56 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Bạn có thể tham khảo mẫu đơn sau:

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    --------o0o--------

    .................., ngày......tháng......năm .........

     

    ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÉT XỬ VẮNG MẶT

     

     

              Kính gửi :    TOÀ ÁN NHÂN DÂN ………….

     

    Tôi là: …………, sinh năm ……..

    CMND số:…………… do Công an ………….. cấp ngày …………

    Hộ khẩu: ……………

    Chỗ ở hiện tại: ………..

    Tôi là ………….. trong vụ án “Tranh chấp ……….” mà nguyên đơn là…………. bị đơn là ………….. Vụ án đang được TAND ……… thụ lý, giải quyết.

    Tôi xin trình bày với Quý Toà một việc như sau:

    ……..

    Trong quá trình Tòa án giải quyết, tôi đã trình bày toàn bộ nội dung liên quan đến vụ án và cung cấp đầy đủ tài liệu chứng cứ để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Nay tôi xin giữ nguyên những nội dung đã trình bày tại Tòa án từ trước tới nay và không cung cấp thêm tài liệu, chứng cứ nào khác. Hiện nay do sức khỏe không tốt (hoặc do công việc bận rộn hoặc…lý do khác) nên tôi không thể tiếp tục tham gia vụ án được.

    Vì vậy, tôi làm đơn này đề nghị được vắng mặt trong tất các các buổi làm việc của Tòa án và xin được vắng mặt trong tất cả các phiên xét xử của Tòa án các cấp. Đề nghị Tòa án xem xét và giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật.

    Rất mong nhận được sự giúp đỡ của Quý Toà. Tôi xin chân thành cảm ơn!

                                                                                                                                                                             Người làm đơn

  • Xem thêm     

    13/05/2012, 09:44:43 SA | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Nội dung dung bạn hỏi được Bộ luật dân sự năm 2005 quy định như sau:

    Ðiều 422. Thực hiện hợp đồng có thỏa thuận phạt vi phạm

     1. Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.

     2. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận.

     3. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại; nếu không có thỏa thuận trước về mức bồi thường thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.

     Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm.

              Ðiều 492. Hình thức hợp đồng thuê nhà ở 

     Hợp đồng thuê nhà ở phải được lập thành văn bản, nếu thời hạn thuê từ sáu tháng trở lên thì phải có công chứng hoặc chứng thực và phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 

    Ðiều 500. Thuê nhà để sử dụng vào mục đích khác 

     Trong trường hợp pháp luật không có quy định khác thì quy định tại các điều từ Ðiều 492 đến Ðiều 499 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với việc thuê nhà sử dụng vào mục đích khác không phải là thuê nhà ở.      

  • Xem thêm     

    13/05/2012, 09:35:13 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
              Gia đình bạn cần dẫn em bạn đến trình báo với chính quyền địa phương nơi em bạn cư trú trước đây và xin cấp lại hộ khẩu (nếu đã bị xóa tên) và làm lại CMND (nếu chưa có hoặc không còn CMND).
  • Xem thêm     

    13/05/2012, 09:32:22 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:
            Trường hợp sử dụng đất của gia đình bạn có thể được cấp GCN QSD đất theo quy định tại khoản 2, Điều 50 Luật đất đai. Diện tích đất được cấp GCN QSD đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất. Do vậy, nếu gia đình bạn có phần đất không phù hợp với quy hoạch sẽ không được cấp GCN hoặc cấp GCN nhưng ghi là đất lưu không. Do vậy, bạn cần xem lại cụ thể quy hoạch đó xem như thế nào....
  • Xem thêm     

    13/05/2012, 09:26:35 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình quy định:

    "Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con khi ly hôn

    Khi ly hôn, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

    Mức cấp dưỡng cho con do cha, mẹ thỏa  thuận; nếu không thỏa  thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết."
              Do vậy, nếu vợ chồng bạn không thỏa thuận được mức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn thì Tòa án sẽ quyết định căn cứ vào nhu cầu cần cấp dưỡng của con và khả năng cấp dưỡng của cha, mẹ.

  • Xem thêm     

    13/05/2012, 08:39:12 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời bạn như sau:
            1. Căn cứ ly hôn: Nếu tình trạng hôn nhân của cha mẹ bạn đã trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được theo quy định tại Điều 89 Luật hôn nhân và gia đình và hướng dẫn tại Nghị quyết số02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao thì mẹ bạn có thể yêu cầu Tòa án giải quyết cho đơn phương ly hôn. Bạn tham khảo nội dung sau đây của Nghị quyết02/2000/NQ-HĐTP: />

            "Căn cứ cho ly hôn (Điều 89)
    a. Theo quy định tại khoản 1 Điều 89 thì Toà án quyết định cho ly hôn nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài được, mục đích của hôn nhân không đạt được.
    a.1. Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi:
    - Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cả quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
    - Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cả quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
    - Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cả quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;

    a.2. Để có cả sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn tại điểm a.1 mục 8 này. Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.
    a.3. Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.
    b. Theo quy định tại khoản 2 Điều 89 thì: "trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Toà án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn". Thực tiễn cho thấy có thể xảy ra hai trường hợp như sau:
    b.1. Người vợ hoặc người chồng đồng thời yêu cầu Toà án tuyên bố người chồng hoặc người vợ của mình mất tích và yêu cầu Toà án giải quyết cho ly hôn. Trong trường hợp này nếu Toà án tuyên bố người đó mất tích thì giải quyết cho ly hôn; nếu Toà án thấy chưa đủ điều kiện tuyên bố người đó mất tích thì bác các yêu cầu của người vợ hoặc người chồng.
    b.2. Người vợ hoặc người chồng đã bị Toà án tuyên bố mất tích theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan. Sau khi bản án của Toà án tuyên bố người vợ hoặc người chồng mất tích đã có hiệu lực pháp luật thì người chồng hoặc người vợ của người đó có yêu cầu xin ly hôn với người đó. Trong trường hợp này Toà án giải quyết cho ly hôn.
    b.3. Khi Toà án giải quyết cho ly hôn với người tuyên bố mất tích thì cần chú ý giải quyết việc quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích theo đúng quy định tại Điều 89 Bộ luật dân sự.

                2. Đối với việc xác định tài sản chung và tài sản riêng: Nghị quyết số02/2000/NQ-HĐTP quy định: "khoản 2 Điều 27 quy định: "Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ và chồng".
    Thực tiễn cho thấy chỉ có tài sản rất lớn, rất quan trọng đối với đời sống gia đình thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu mới ghi tên của cả vợ chồng (như: nhà ở, quyền sử dụng đất...), song cũng không phải trong mọi trường hợp. Đối với các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận thường chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng (như: xe môtô, xe ôtô, tàu, thuyền vận tải...). Mặt khác, khoản 1 Điều 32 đã quy định cụ thể về tài sản riêng của vợ chồng. Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên, trong trường hợp tài sản do vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng, nếu không có tranh chấp thì đó là tài sản chung của vợ chồng; nếu có tranh chấp là tài sản riêng thì người có tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải chứng minh được tài sản này do được thừa kế riêng, được tặng riêng trong thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản này có được từ nguồn tài sản riêng quy định tại khoản 1 Điều 32 (ví dụ: được thừa kế riêng một khoản tiền và dùng khoản tiền này mua cho bản thân một chiếc xe môtô mà không nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng). Trong trường hợp không chứng minh được tài sản đang có tranh chấp này là tài sản riêng thì theo quy định tại khoản 3 Điều 27 tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng.
    "
    Những tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân, dù đứng tên một người thì vẫn là tài sản chung vợ chồng. Do vậy, khi ly hôn, mẹ bạn vẫn được chia đôi theo quy định tại Điều  95 LNH&GĐ.
            3. Quyền lợi của anh, chị em bạn: Trong các tài sản mà cha mẹ bạn đang quản lý, nếu có tài sản chung của Hộ gia đình thì các anh, chị em bạn cũng được chia phần. Ví dụ: Quyền sử dụng đất được giao cho Hộ gia đình thì là tài sản chung của hộ gia đình, trong đó cha mẹ bạn chỉ có một phần. Khi ly hôn, phần của cha mẹ bạn sẽ chia đôi, các phần khác thuộc về các thành viên khác trong gia đình. Do vậy, bạn cần kiểm tra lại xem trong số diện tích nhà đất đó có diện tích nào là tài sản của Hộ gia đình không (được chính quyền giao, cấp cho hộ gia đình). Việc các anh, chị em bạn sống cùng mẹ bạn sau khi ly hôn cũng là một thuận lợi để tòa án xem xét chia tài sản nhiều hơn cho mẹ bạn.
  • Xem thêm     

    13/05/2012, 08:16:18 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
            Theo quy định của BLHS sửa đổi năm 2009 thì hành vi chiếm đoạt tài sản từ 2 triệu đồng trở lên mới bị xử lý hình sự (trừ trường hợp trước đó đã bị xử lý hành chính...). Tuy nhiên, bạn vẫn nên trả tiền nợ gốc cho người cho vay để mọi việc bớt căng thẳng hơn.
  • Xem thêm     

    13/05/2012, 08:05:05 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời bạn như sau:
                Hành vi của anh bạn có thể cấu thành tội giết người theo quy định tại Điều 93 BLHS hoặc tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác theo quy định tại Điều 104 BLHS (tùy thuộc vào vị trí vết thương và lời khai của anh bạn tại cơ quan điều tra - Mục đích của những phát súng đó) và tội tàng trữ, sử dụng vũ khí quân dụng trái phép theo quy định tại Điều 230 BLHS. Những đối tượng khác cũng sẽ bị xử lý về các tội này và tội gây rối trật tự công cộng.
                 Theo quy định pháp luật, thời hạn tạm giam để điều tra là 2 tháng, 3 tháng, 4 tháng đối với từng loại tội phạm (Điều 120 và Điều 121 Bộ luật tố tụng Hình sự) ngoài ra còn thời gian gia hạn tạm giam, tạm giam trong giai đoạn truy tố, tạm giam trong giai đoạt xét xử và gia hạn tạm giam trong các giai đoạn trên:
              - Tổng thời hạn để điều tra một vụ án về tội rất nghiêm trọng là 12 tháng và tổng thời hạn tạm giam điều tra một vụ án về tội rất nghiêm trọng là 9 tháng.
              - Tổng thời hạn để điều tra một vụ án về tội đặc biệt nghiêm trọng là 16 tháng và tổng thời hạn tạm giam để điều tra một vụ án về tội đặc biệt nghiêm trọng cũng là 16 tháng.
              Với tính chất, mức độ hành vi phạm tội của anh bạn thì sẽ bị tạm giam liên tục cho đến thi án có hiệu lực (không có cơ hội tại ngoại). Bạn tham khảo một số quy định sau đây của Bộ luật hình sự:

    Điều 93. Tội giết người

    1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    a) Giết nhiều người;

    b) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

    c) Giết trẻ em;

    d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

    đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

    e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;

    g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

    h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

    i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

    k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

    l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

    m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

    n) Có tính chất côn đồ;

    o) Có tổ chức;

    p) Tái phạm nguy hiểm;

    q) Vì động cơ đê hèn.

    2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

    3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

    Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

    1.                  Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

    a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

    b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

    c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

    d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

    đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

    e) Có tổ chức;

    g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

    h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

    i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

    k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

    2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

    3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

    4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

    Điều 230. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự

    1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;

    c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

    d) Gây hậu qủa nghiêm trọng;

    đ) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm:

    a) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;

    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

                Gia đình bạn có thể mời luật sư tham gia vụ án trên để đảm bảo quyền lợi tốt nhất của của anh bạn theo quy định pháp luật.
  • Xem thêm     

    13/05/2012, 07:43:20 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
            Theo thông tin bạn nêu thì sự việc của bạn chỉ là quan hệ dân sự (hoặc thương mại) chứ chưa có dấu hiệu tội phạm. Nếu vị khách đó không trả tiền thì Công ty bạn có thể khởi kiện để yêu cầu Tòa án dân sự giải quyết theo quy định pháp luật.
  • Xem thêm     

    13/05/2012, 07:36:55 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
             Nếu không thuộc trường hợp được miễn thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại Điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân thì người nhận tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất vẫn phải nộp thuế thu nhập cá nhân dựa trên giá trị tài sản được tặng cho. Ngoài ra, việc sang tên, đăng ký quyền sử dụng đất còn phải nộp tiền lệ phí trước bạ. Bạn tham khảo quy định sau đây của Luật thuế thu nhập cá nhân:

    Điều 4. Thu nhập được miễn thuế

    1. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.

    2. Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất.

    3. Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất.

    4. #ff0000;">Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.

    5. Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường.

    6. Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để sản xuất.

    7. Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.

    8. Thu nhập từ kiều hối.

    9. Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật.

    10. Tiền lương hưu do Bảo hiểm xã hội chi trả.

    11. Thu nhập từ học bổng, bao gồm:

    a) Học bổng nhận được từ ngân sách nhà nước;

    b) Học bổng nhận được từ tổ chức trong nước và ngoài nước theo chương trình hỗ trợ khuyến học của tổ chức đó.

    12. Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tiền bồi thường tai nạn lao động, khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật.

    13. Thu nhập nhận được từ quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, không nhằm mục đích lợi nhuận.

    14. Thu nhập nhận được từ nguồn viện trợ nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhân đạo dưới hình thức chính phủ và phi chính phủ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

  • Xem thêm     

    12/05/2012, 10:32:25 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
            Vụ việc bạn nêu là việc nhạy cảm, đang được công luận quan tâm theo dõi. Trong vấn đề bạn nêu, cần làm rõ việc hành nghề, tác nghiệp của các Nhà báo đó có phải là thực hiện "công vụ" hay không. Nếu hai bên đều là người thi hành công vụ thì phải thực hiện công việc theo đúng quy định pháp luật. Nếu bên nào thực hiện không đúng, gây cản trở đến việc thực hiện công vụ của bên kia hoặc chống lại bên kia thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi thực hiện không đúng công vụ đó. Thậm chí còn có thể bị xử lý về hành vi cố ý làm trái các quy định về quản lý Nhà nước.
  • Xem thêm     

    12/05/2012, 10:23:14 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
               Nếu thửa đất 23m2 đó đã hình thành một thửa riêng trước thời điểm có hiệu lực pháp luật của Quyết định số 58/2009/QĐ-UBND ngày 30/3/2009 của UBND thành phố Hà Nội thì gia đình bạn có thể được cấp GCN QSD đất với diện tích 23m2 đất đó. Nếu đến nay 23m2 đất đó vẫn nằm trong một thửa lớn đã có GCN QSD đất thì gia đình bạn không thể tách thửa được vì vi phạm Điều 3 của Quyết định 58/2009/QĐ-UBND nêu trên trừ trường hợp có Bản án, quyết định của Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng nêu trên.
  • Xem thêm     

    12/05/2012, 10:14:27 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
            Nếu để Tòa án xét xử, ra Bản án hoặc Hòa giải thành, thỏa thuận trả lại tiền đặt cọc sau khi có Quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự thì đều phải qua "khâu" thi hành án. Tuy nhiên, nếu để Tòa xét xử thì bạn có thể được phạt cọc. Do vậy, bạn cần cân nhắc trước khi quyết định Hòa giải thành. Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày lập Biên bản hòa giải thành tại Tòa án, bạn vẫn có thể đổi ý và đề nghị Tòa án mở phiên tòa để xét xử.
  • Xem thêm     

    12/05/2012, 10:00:51 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:
                Nếu thửa đất đó phù hợp với quy hoạch là đất ở thì gia đình bạn có thể chuyển mục đích sử dụng đất toàn bộ thửa đất đó sang đất ở. Tiền chuyển mục đích sử dụng đất là 50% tiền chênh lệch giữa đất vườn và đất ở. Nếu có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất thì gia đình bạn có thể nộp hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất đến phòng Tài nguyên và Môi trường để được xem xét. Hồ sơ gồm: Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy tờ về việc thực hiện nghĩa vụ về tài chính trong quá trình sử dụng đất (các khoản thuế, phí); Xác nhận của chính quyền địa phương về việc chấp hành tốt pháp luật về đất đai trong quá trình sử dụng; Sơ đồ kỹ thuật thửa đất; Văn bản cam kết trả lại Nhà nước diện tích đất lấn chiếm, không phù hợp với quy hoạch. Thủ tục cụ thể, bạn liên hệ với Phòng tài nguyên và môi trường để được hướng dẫn cụ thể với địa phương bạn.
                Nếu thửa đất của gia đình bạn đủ điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất thì gia đình bạn sẽ nhận được thông báo về nghĩa vụ tài chính khi chuyển mục đích sử dụng đất. Sau khi bạn thực hiện nghĩa vụ tài chính (nộp tiền vào kho bạc Nhà nước) thì thửa đất đó của gia đình bạn được chuyển mục đích theo đúng yêu cầu của gia đình bạn. Nếu thửa đất đó không đủ điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất thì chính quyền sẽ có văn bản trả lời bạn và nêu rõ lý do.
  • Xem thêm     

    12/05/2012, 09:46:39 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
             Nếu bạn có chứng cứ là Bưu điện đó đã thực hiện không đúng cam kết, dịch vụ chuyển hàng thì bạn có quyền khởi kiện Bưu điện đó để Tòa án giải quyết. Tuy nhiên, bạn phải kiện Tổ chức Bưu điện có tư cách pháp nhân chứ không kiện được chi nhánh hay văn phòng đại diện của bưu điện đó. Bạn có thể gửi đơn kiện đến Tòa án nơi Bưu điện đó có trụ sở chính để được giải quyết.
  • Xem thêm     

    12/05/2012, 09:42:11 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
                 Thông thường giá trị tài sản phát mại bán đấu giá thì giá khởi điểm sẽ thẩm định theo giá thị trường hoặc giá trị đã được định giá khi vay vốn. Các giá trị này thường cao hơn khung giá do Nhà nước quy định. Do vậy, giá cuối cùng trong phiên đấu giá đó không thể thấp hơn khung giá Nhà nước quy định.
  • Xem thêm     

    12/05/2012, 09:32:11 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
            Nếu bạn gian đối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt số tiền 1,5 triệu đồng của người ta thì vẫn chưa đủ căn cứ để khởi tố bạn theo quy định tại Điều 140 BLHS vì số tiền chưa đủ 2 triệu đồng. Tuy nhiên, bạn có thể bị xử phạt hành chính và nếu có lần hai thì dù số tiền chưa tới 2 triệu đồng thì bạn vẫn có thể bị khởi tố về tội lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản. Do vậy, tốt nhất là bạn nên trả lại số tiền đó cho người vay để giữ lại tình cảm và uy tín của bạn.
  • Xem thêm     

    11/05/2012, 10:34:24 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Điều 22, Pháp lệnh số 28/2005/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội : PHÁP LỆNH NGOẠI HỐI quy định:

    "Quy định hạn chế sử dụng ngoại hối

    #ff0000;">Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các giao dịch với tổ chức tín dụng, các trường hợp thanh toán thông qua trung gian gồm thu hộ, uỷ thác, đại lý và các trường hợp cần thiết khác được Thủ tướng Chính phủ cho phép.".

  • Xem thêm     

    11/05/2012, 10:29:29 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
             Nếu đã quá thời hạn trả nợ 2 năm mà gia đình bạn không lấy lại thời hiệu khởi kiện (bên vay thừa nhận nợ hoặc trả một phần nợ...) thì gia đình bạn không thể khởi kiện được do hợp đồng đó đã hết thời hiệu khởi kiện. Nếu đủ điều kiện khởi kiện mà gia đình bạn không chứng minh được việc người chồng đó biết về việc vay nhưng không phản đối hoặc tham gia vào việc nhận, sử dụng tiền, vàng... thì chỉ có mình người vợ phải trả nợ cho gia đình bạn. Người không tham gia giao dịch chỉ phải chịu trách nhiệm liên đới đối với khoản vay đó nếu việc vay mượn của người kia để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt tối thiểu, thiết yếu của gia đình.