#ccc" align="left">Gởi bạn
TranVoThienThu,
** Không thấy bạn nhận xét cụ thể hoặc phản bác gì về ý kến ngày hôm qua (5/2/2009) của tôi , vậy , tôi có thể hiểu rằng "thất vọng" của bạn đã được giải tỏa thỏa đáng và bạn đã đồng ý với lập luận của tôi ? Xin cám ơn , tôi rất vui !
** Trước đó , bạn có viết rằng , “Bạn đã thống nhất với tôi rằng "mắc mứu" của chúng ta chỉ là cách hiểu 1 câu duy nhất Nếu tranh chấp phát sinh trước ngày 01/01/2005, thì thời hạn hai năm, kể từ ngày 01/01/2005.” . Tôi xin đính chính lại , tôi không hề viết hoặc có ý như vậy . Tôi viết rằng , “Vấn đề “mắc mứu” ở đây là thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện : thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện được tính kể từ ngày tranh chấp phát sinh hoặc kể từ ngày 1/1/2005 ?” Đọc 2 câu trên chắc hẳn ai cũng thấy rằng chúng khác hẳn nhau về mặt ngữ nghĩa !
** Bạn TranVoThienThu cũng viết tiếp rằng : “Bạn khẳng định tôi đã hiểu câu này sai cả ngữ nghĩa lẩn tinh thần Luật. Tôi đã chứng minh và được sự đồng tình của đại diện nhóm C rằng chính bạn mới là người hiểu câu trên sai tinh thần Luật, hôm nay. . .” Theo tôi , đúng là bạn hiểu sai câu “Nếu tranh chấp phát sinh trước ngày 01/01/2005, thì thời hạn hai năm, kể từ ngày 01/01/2005.” cả về mặt ngữ nghĩa lẩn tinh thần luật . Bạn chưa chứng minh mà mới chỉ đưa ra nhận định cá nhân , thậm chí tôi đã có ý kiến vào ngay trọng tâm của tranh luận ,”Nhóm A không hiểu vô tình hay cố ý đã “lầm lẫn tai hại” giữa 2 khái niệm: thời hiệu khởi kiện ( thời hạn ) và thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện ( thời điểm bắt đầu) .” nhưng không hiểu vì lý do gì mà vẫn không nhận được ý kiến phản biện ? Bạn lý giải sao về điều này ?
** Nguyên văn Điều 159 quy định :
“ Điều 159. Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu
1. Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Thời hiệu yêu cầu là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan , tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Trong trường hợp pháp luật không có quy định khác về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu thì thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu được quy định như sau:
a) Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan , tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm;
b) Thời hiệu yêu cầu để Toà án giải quyết việc dân sự là một năm, kể từ ngày phát sinh quyền yêu cầu. “
Xin bạn một lần nửa đọc kỹ lại Điều 159 mà tôi dẫn nguyên văn như trên và qua đó cũng xin bạn“viện dẫn” một câu (hoặc một cụm từ ) nào đó của điều luật này mà theo ý của bạn nói đến ” phải tính thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện kể từ ngày 1/1/2005 “ cho trường hợp đang tranh luận này .
Bạn hiểu thế nào về câu này của bạn PhanAnhCuong : “Các văn bản dưới luật không bao giờ được coi là luật.” Nếu bạn “nhất trí” thì xin bạn xem lại các lý luận của mình vì như vậy theo tôi , bạn đang tự mâu thuẩn “trầm trọng” với chính mình ; nếu bạn “không nhất trí” thì chắc rằng tôi phải . . . . . đổi mới "tư duy" . . . phương pháp tranh luận !
** Bạn rất “kiên định” khi phát biểu ý kiến nhưng khi có yêu cầu cần phải chứng minh vào trọng tâm vấn đề nhằm bảo vệ ý kiến của mình thì lại “khá lơ là“. Trái lại , khi đi vào vấn đề “râu ria” như vấn đề về “ngữ pháp” tiếng Việt thì bạn lại chứng minh rất hay !! Về mặt này , bạn xứng là “cao thủ” của môn phái “TAM ĐOẠN LUẬN”.
Tôi đồng ý việc bạn lý luận về Ngữ pháp tiếng Việt là hợp lý , dể hiểu . Nhưng , cũng chính điều này khiến tôi nhận ra rằng bạn không phân biệt được sự khác nhau giữa “Ngữ pháp” và “Ngữ nghĩa” . “Ngữ pháp” thì bạn biết rồi , còn “Ngữ nghĩa” : ngữ là từ , ngữ, . . . nói chung là . . . “từ” ; còn “nghĩa” là ý nghĩa của từ trong câu ( hoặc ý nghĩa của câu trong đoạn văn ,. . . .) nói chung là … “ý” . Có thể ví von như sau : con thuyền “ngữ pháp” chuyên chở hành khách “ngữ nghĩa” ( vì hành khách có nhiều Quốc tịch khác nhau , nên tùy vào Quốc tịch mà có ngữ nghĩa riêng !)
Như vậy, việc bạn yêu cầu “đối tác” phải công nhận một câu chữ nào đó đúng về mặt "ngữ pháp" để rồi qua đó kết luận : “đã đúng ngữ pháp rồi nên ‘tất yếu’ phải đúng luôn về ‘ngữ nghĩa' do bạn áp đặt ”. Điều này thật là . . . . vô lý “đùng đùng” !
** Bạn có nhắc đến từ "đa số" ( trên 1 lần) , hình như bạn thiếu tự tin nên phải “tranh thủ đồng minh” và qua đó áp dụng chiến thuật “lấy thịt đè người” ? Nếu quan niệm rằng đa số là tất cả thì bạn cũng nên xem lại rằng Văn bản pháp luật mà bạn đang vận dụng được ban hành theo ý chí của bao nhiêu người ( theo tôi ước đóan không quá vài ngàn người ? ), trong khi đó , Văn bản pháp luật ( Luật ) mà tôi đang vận dụng lại được ban hành theo ý chí của hơn 80 triệu người . Chắc bạn dể dàng nhận ra sự khác nhau giữa “vài ngàn” và “80 triệu” ?