@LSNGOCTHANH: Theo em, điều “hứng
thú” của topic này là : áp dụng pháp luật cho một tình huống rõ ràng nhưng lại có
quá nhiều quan điểm phát sinh, nhiều cách hiểu khác nhau khi nhận định , biện
luận – Có lẽ xuất phát từ cách hiểu máy
móc (hoặc hiểu . . . sai ?) các quy định, tinh thần của pháp luật >> suy diễn
, gò ép dữ kiện để “gọt chân cho vừa giầy” (!?)
- Nếu chỉ đứng riêng một mình thì thí dụ của
bác không sai , nhưng sẽ không phù hợp “ngữ cảnh” khi đem nó để làm ví dụ minh
họa trong topic này : một khi “sở hữu không hợp pháp” thì đã không bàn đến ( hoặc
nếu có , thì sẽ bàn theo một hướng khác ) ! Ở đây, dữ kiện đề bài nói rằng nó là
“sở hữu hợp pháp” , vậy thì phải giải quyết các tình huống tiếp theo như thế
nào mới đúng Luật , đó là vấn đề chính cần bàn, cần trao đổi ! Nên bám vào
dữ kiện của đề bài, tránh sa đà vào việc suy diễn không cần thiết .
- Em chỉ nhận định sự
việc theo căn cứ pháp luật , dựa trên các dữ kiện của đề bài, không có chuyện ‘nhất bên trọng ,nhất bên
khinh’ . Phải chăng ,vì thấy có 3 đối tượng , nhưng em lại chỉ nhắc đến B , A
nên bác LSNGOCTHANH nghĩ rằng “ tập
trung bảo vệ cho B và đôi chút cho A” , và như vậy ‘ngầm ám chỉ’ đang . . .
chống lại C (?!) . Điều này cũng dể lý giải thôi : ‘đề bài’ không yêu cầu phải
nhận định cho trường hợp này, nên em không tiện vượt qua phạm vi giới hạn – đơn
giản là như thế .
Bác có sự lẫn lộn
trong việc xác định dữ kiện theo đề bài với kết quả của vụ việc : tài sản hợp
pháp của A là “dữ kiện” , trong khi đó, tình
huống tòa án “truất” quyền sở hữu của A chỉ
là “kết quả” . Đến đây, chắc hẳn bác đã hiểu em muốn nói gì rồi phải không
? Em xin phép không lặp lại điều này thêm lần nữa vì đã có nói nhiều ở phần trước .
-Nhân tiện việc bác chủ động gợi ý thêm về tình
huống “ngay – gian” trong vụ việc của topic này , “Ví dụ dông dài như thế để quay lại với đề tài chính, không hẳn bạn
tranvinh_61 "lơ mơ" để đưa ra cái topic "huề vốn" hay
"ngớ ngẩn" như bạn tybuty đã đề cập mà có thể tác giả tranvinh_61
muốn đưa ra 1 tình huống gian nhưng thắng kiện như tôi vừa ví dụ thì sao ?” , nên xin
nói tiếp : em cũng ‘háo hức’ muốn tìm hiểu các căn cứ pháp luật khi xem xét về
tình huống ‘ngay-gian’ của việc “đứng tên giùm” này lắm lắm , nhưng chưa dám , vì
như vậy là ngoài phạm vi của topic (lạc
đề) . Bác nghĩ sao nếu nay chúng ta “nhất trí” bàn thêm về tình huống phụ này (
tất nhiên cũng chỉ dựa trên các dữ kiện bổ
sung mà bác Tranvinh_61 đã cung cấp)? Bác cứ mạnh dạn đặt vấn đề và “phát pháo” đi
, em xin tham gia, tình huống pháp lý này cũng có giá trị thực tiễn lắm đây !
-Xin nhấn mạnh rằng
chỉ trao đổi thêm về tình huống phụ này sau khi giải quyết thỏa đáng ‘nhiệm vụ
chính’ của topic , và nếu ‘vui chơi không quên nhiệm vụ’ , chắc hẳn bác
Tranvinh_61 và các @ khác không phản đối đâu nhỉ ?
@Trantuoanh : Topic này có nhiều đều thú vị có thể ‘khai thác’ lắm,
bác không thấy vậy sao ? Càng bàn, càng trao đổi thì càng thấy “lớn” thêm một
tý. Xin bác đừng vì cảm xúc cá nhân hoặc vì “điều gì đó” mà kêu gọi đến “quyền
phủ quyết” để đóng cửa nó ! Thiết nghĩ , bản thân topic này có tội tình gì đâu
?
@mostlaw2020 : Bác chỉ em phải nghiên cứu lại ‘quyền sở hữu’ trong Luật dân sự ư ? Như vậy là phạm vi quá rộng (!), bác có thể nêu cụ thể chi tiết
, gọn gọn hơn được không ? Hơn nữa , dẫu có xem nhưng thử hỏi “mấy ai” có thể
“tiêu hóa” trọn vẹn những điều đã xem (hoặc
đã học) nhỉ ? Chi bằng , để đơn giản hơn , bác bớt chút thời gian hướng dẩn
trực tiếp trên topic này cho em thì tốt quá ! (cũng để các @ khác có điều kiện tham khảo thêm – cám ơn trước )
Trân trọng