Nhập tài sản chung trong hôn nhân

Chủ đề   RSS   
  • #11902 16/09/2009

    tranvinh_61

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/08/2008
    Tổng số bài viết (29)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Nhập tài sản chung trong hôn nhân

    Tôi có 1 tình huống sau mong được cho ý kiến :

     -         Chị tôi kết hôn vào năm 1993 . Anh rể tôi đứng tên sở hữu hợp pháp một căn nhà từ năm 1992 ( trước khi kết hôn).

    -         Vào năm 2006 anh rể tôi vướng vào 1 tranh chấp có liên quan đến căn nhà. Người khởi kiện cho rằng anh rể tôi chỉ là “người đứng tên giùm” . Chị tôi được Tòa án xác định là “người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan” ( vì là vợ )

    -         Trước phiên xét xử , chị tôi trình ra một văn bản viết tay có nội dung : anh rể tôi đồng ý nhập tài sản riêng (căn nhà) vào tài sản chung của vợ chồng (cho chị tôi được đồng sở hữu). Văn bản viết tay này có chữ ký của cả hai vợ chồng , ngòai ra còn có hai người hàng xóm (bạn) làm chứng và tất cả được ký vào năm 1995 . Chị tôi có yêu cầu là :  quyền sở hữu ½ căn nhà này là của chị đã được xác lập, vậy trước tiên phải xem xét đến quyền sở hữu thực tế của chủ sở hữu . Về  ½ căn nhà còn lại là của anh rể tôi , Tòa án cứ việc giải quyết tranh chấp theo pháp luật .

    -         Văn bản viết tay này bị Tòa án bác với lý do “ không có chứng thực của chính quyền ”, như vậy, quyền sở hữu của chị tôi bị tước đọat một cách nhẹ nhàng !

     Xin cho hỏi :

    * Nhận định của Tòa án có đúng Pháp luật không ?

    * Chị tôi phải dùng căn cứ pháp luật gì để kháng cáo để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình ?

    * Theo điều 13, Nghị định 70/2001/NĐ-CP :

    Việc nhập tài sản là nhà ở, quyền sử dụng đất và các tài sản khác có giá trị lớn thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng vào tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật Hôn nhân và gia đình phải được lập thành văn bản, có chữ ký của cả vợ và chồng. Văn bản đó có thể được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.

    Câu : “Văn bản đó có thể được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.” phải được hiểu và vận dụng trong thực tế như thế nào ? Có ứng dụng được cho trường hợp nêu trên không ?

    Rất mong sự góp ý của các bạn.

     
    47189 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

9 Trang 12345>»
Thảo luận
  • #11903   13/12/2008

    lawyerhien
    lawyerhien
    Top 150
    Lớp 6

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (517)
    Số điểm: 7457
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 38 lần


    Hiện nay Nghị định 70/2001/NĐ-CP vẫn còn hiệu lực. Việc nhận định của Tòa án như trên là chưa phù hợp với qui định của Nghị định này. Nghị định qui định rõ là "có thể" có nghĩa là không bắt buộc.

    Điều 46 Luật đất đai năm 2003 qui định về  Đăng ký quyền sử dụng đất

    Việc đăng ký quyền sử dụng đất được thực hiện tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:

    1. Người đang sử dụng đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

    2. Người sử dụng đất thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này;

    3. Người nhận chuyển quyền sử dụng đất;

    4. Người sử dụng đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép đổi tên, chuyển mục đích sử dụng đất, thay đổi thời hạn sử dụng đất hoặc có thay đổi đường ranh giới thửa đất;
    5. Người được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.

    Điều 38 Nghị định 181 cũng qui định:

    Điều 38. Đăng ký quyền sử dụng đất

    1. Đăng ký quyền sử dụng đất gồm đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu và đăng ký biến động về sử dụng đất.

    2. Đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu được thực hiện trong các trường hợp sau:

    a) Được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng;

    b) Người đang sử dụng đất mà thửa đất đó chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    3. Đăng ký biến động về sử dụng đất được thực hiện đối với người sử dụng thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà có thay đổi về việc sử dụng đất trong các trường hợp sau:

    a) Người sử dụng đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; 

    b) Người sử dụng đất được phép đổi tên;

    c) Có thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích thửa đất;

    d) Chuyển mục đích sử dụng đất;

    đ) Có thay đổi thời hạn sử dụng đất;

    e) Chuyển đổi từ hình thức Nhà nước cho thuê đất sang hình thức Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất;

    g) Có thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất;

    h) Nhà nước thu hồi đất.


    Chắc bạn phải liên hệ đến thẩm phán đã giải quyết vụ án trên để hỏi xem việc nhập tài sản chung của vợ chồng bắt buộc phải qua công chứng hoặc chứng thực được qui định ở đâu thôi

    Luật s­ư L­ưu Thị Thu Hiền

    Tr­ưởng VP Luật s­ư Hiền và Liên danh

    374 Phan Bội Châu - Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk.

     
    Báo quản trị |  
  • #11904   14/12/2008

    ONENIGHTSTAND
    ONENIGHTSTAND

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/11/2008
    Tổng số bài viết (33)
    Số điểm: 90
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Không nên vận dụng quy định tại Nghị định 70/2001-ND_CP

    Theo tôi xác định tính hợp pháp, hợp lệ của việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng như bạn hỏi không nên vận dụng Nghị định 70/2001/ND-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 vì các lẽ sau:

    1. Nghị định này được ban hành để quy định cụ thể thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và không có quy định hồi tố trong Nghị định này.

    2. Như bạn nói việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng xảy ra vào năm 1995,
    có nghĩa là trong thời điểm Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 đang có hiệu lực.

    Do đó, tính hợp pháp, hợp lệ của việc nhập tài sản này phải tuân theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 và các luật khác có liên quan về tài sản. Nghĩa là nếu việc nhập tài sản đó vào thời điểm năm 1995 là hợp pháp, hợp lệ thì không thể có chuyện sử dụng Nghị định 70/2001 nói trên để hoạnh hoẹ cho rằng giao dịch đó không hợp pháp/hợp lệ được.
    Do đó, điều quan trọng là phải chứng minh tại thời điểm năm 1995 việc nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung đã bảo đảm tính hợp pháp, hợp lệ hay chưa mà thôi.
     
    Báo quản trị |  
  • #11905   15/12/2008

    thuongluong306
    thuongluong306
    Top 150


    Cao Bằng, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2008
    Tổng số bài viết (644)
    Số điểm: 1670
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 36 lần


    ONENIGHTSTAND viết:
    Theo tôi xác định tính hợp pháp, hợp lệ của việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng như bạn hỏi không nên vận dụng Nghị định 70/2001/ND-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 vì các lẽ sau:

    1. Nghị định này được ban hành để quy định cụ thể thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và không có quy định hồi tố trong Nghị định này.

    2. Như bạn nói việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng xảy ra vào năm 1995,
    có nghĩa là trong thời điểm Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 đang có hiệu lực.

    Do đó, tính hợp pháp, hợp lệ của việc nhập tài sản này phải tuân theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 và các luật khác có liên quan về tài sản. Nghĩa là nếu việc nhập tài sản đó vào thời điểm năm 1995 là hợp pháp, hợp lệ thì không thể có chuyện sử dụng Nghị định 70/2001 nói trên để hoạnh hoẹ cho rằng giao dịch đó không hợp pháp/hợp lệ được.
    Do đó, điều quan trọng là phải chứng minh tại thời điểm năm 1995 việc nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung đã bảo đảm tính hợp pháp, hợp lệ hay chưa mà thôi.

    -NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI Số: 35/2000/QH10 Về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình

    4. Việc Tòa án áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình để giải quyết các vụ, việc về hôn nhân và gia đình được quy định như sau:

    a) Đối với những vụ, việc mà Tòa án đã thụ lý trước ngày 01 tháng 1 năm 2001 thì áp dụng Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 để giải quyết;

    b) Đối với những vụ, việc mà Tòa án thụ lý từ ngày 01 tháng 1 năm 2001 thì áp dụng Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết;

    c) Không áp dụng Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và Nghị quyết này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với những vụ, việc mà Tòa án đã áp dụng luật hôn nhân và gia đình năm 1986 để giải quyết
     Theo quy định trên thì trong trường hợp này việc áp dụng Nghị định 70  là đúng.

     
    Báo quản trị |  
  • #11906   15/12/2008

    ONENIGHTSTAND
    ONENIGHTSTAND

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/11/2008
    Tổng số bài viết (33)
    Số điểm: 90
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Thời điểm xác lập quyền sở hữu là năm 1995

    Như nội dung câu hỏi đã nêu là thời điểm xác lập quyền sở hữu tài sản chung của vợ chồng là vào năm 1995. Nếu việc xác lập quyền sở hữu này bảo đảm thuân thủ quy định Luật hôn hôn nhân và gia đình và các quy định của luật pháp về xác lập quyền sở hữ tài sản, thì quyền nghĩa vụ về tài sản chung của vợ chồng phát sinh từ thời điểm vợ chồng hoàn thành đầy đủ các thủ tục xác lập quyền sở hữu tài sản. Do đó, việc viện dẫn quy định của Nghị định 70/2001 là không phù hợp.
     
    Báo quản trị |  
  • #11907   15/12/2008

    ONENIGHTSTAND
    ONENIGHTSTAND

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/11/2008
    Tổng số bài viết (33)
    Số điểm: 90
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Thời điểm xác lập quyền sở hữu là năm 1995

    Như nội dung câu hỏi đã nêu là thời điểm xác lập quyền sở hữu tài sản chung của vợ chồng là vào năm 1995.

    Nếu việc xác lập quyền sở hữu này bảo đảm thuân thủ quy định Luật hôn hôn nhân và gia đình năm 1986 và các quy định của luật pháp về xác lập quyền sở hữ tài sản tại thời điểm này, thì quyền nghĩa vụ về tài sản chung của vợ chồng phát sinh từ thời điểm vợ chồng hoàn thành đầy đủ các thủ tục xác lập quyền sở hữu tài sản. Nếu đáp ứng được như vậy trong năm 1995 thì quyền sở hữu tài sản chung của vợ chồng đã phát sinh từ năm 1995 và tất nhiên quyền sở hữu tài sản chung của vợ chồng được bảo vệ từ thời gian này trở về sau.

    Do đó, việc viện dẫn quy định của Nghị định 70/2001 là không phù hợp vì không thể sử dụng quy định của Nghị định này để xem xét lại tính hợp pháp của quyền sở hữu tài sản chung của vợ chồng đã được xác lập theo đúng trình tự thủ tục do pháp luật quy định còn hiệu lực tại thời điểm xác lập.


    Khi xem xét về quyền sở hữu tài sản có hợp pháp/hợp lệ hay không thì cần căn cứ vào quy định của pháp luật về việc xác lập quyền sở hữu tài sản đang còn hiệu lực vào thời điểm xác lập quyền sở hữu đó.

    Giả định rằng theo quy định của pháp luật vào năm 1995 khi nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung của vợ chồng thì phải lập thành văn bản và hai vợ chồng phải cùng ký tên hoặc điểm chỉ vào văn bản đó. Nếu vợ chồng tuân thủ đúng quy định này thì quyền sở hữu tài sản chung sẽ được xác lập tại thời điểm hai vợ chồng hoàn thành việc ký tên hoặc điểm chỉ vào văn bản.
    Tuy nhiên, đến năm 2000 thì pháp luật lại quy định rằng văn bản phải có chữ ký của 2 vợ chồng chứ không chấp nhận việc điểm chỉ văn bản, thì quy định này cũng chỉ áp dụng từ thời điểm từ năm 2000 trở đi chứ không thể sử dụng quy định mới này để nói rằng các xác lập về quyền tài sản chung của vợ chồng được thực hiện từ những thời gian trước đó là không có hiệu lực pháp luật được.
     
    Báo quản trị |  
  • #11908   15/12/2008

    thuongluong306
    thuongluong306
    Top 150


    Cao Bằng, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2008
    Tổng số bài viết (644)
    Số điểm: 1670
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 36 lần


    Xin lối bạn ONENIGHTSTAND Theo bạn không áp dụng Nghị định 70  khi giải quyết vụ việc này tại thời điểm hiện tại thì áp dụng văn bản nào? xin bạn đưa ra hướng giải quyết vụ việc  giúp người đã đặt câu hỏi: xin anh hiểu rằng bạn tranvinh_61 đặt câu hỏi là muốn các thành viên giúp đưa ra hướng giải quyết, nếu văn bản này không phù hợp thì phải áp dụng văn bản nào để giải quyết ?  chứ không thể phán một câu "Văn bản viết tay này bị Tòa án bác với lý do “ không có chứng thực của chính quyền" như trên rồi nhì nhằng cho qua.
     Và nữa, thời điểm năm 1995, nếu 2 vợ chồng nhập tài sản phù hợp với quy định của pháp luật thời điểm đó (cụ thể là Luật HN năm 1986), nhưng đến thời điểm năm 2006 mới xảy ra phát sinh tranh chấp, đương nhiên toà án thụ lý vụ việc phải áp dụng luật HN và GĐ năm 2000 để giải quyết theo tinh thần Nghị quyết số 35 của Quốc hội, thì đương nhiên là cả các văn bản hướng dẫn thi hành.
    - Tôi nghĩ rằng trong trường hợp nào mọi vụ việc đều phải được giải quyết và phải có hướng giải quyết, chỉ có điều chúng ta phải tìm đúng các quy định để áp dụng mà thôi.
     
    Báo quản trị |  
  • #11909   16/12/2008

    ONENIGHTSTAND
    ONENIGHTSTAND

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/11/2008
    Tổng số bài viết (33)
    Số điểm: 90
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Bác bỏ cách lập luận của Toà cũng là cách giải quyết

    Theo tôi hiểu khi Toà căn cứ vào nghị định 70/2001 để cho rằng văn bản nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng không có chứng thực, nghĩa là Toà án không công nhận tài sản được nhập vào là tài sản chung, việc hai vợ chồng, người làm chứng  cùng ký vào văn bản không đảm bảo trình tự thủ tục mà pháp luật quy định để xác lập quyền sở hữu tài sản.

    Như vậy mấu chốt của vấn đề ở đây là việc xác lập quyền sở hữu tài sản chung của vợ chồng đã được hoàn thành tại thời điểm nào? Việc xác lập quyền sở hữu tài sản chung của vợ chồng theo quy định pháp luật nào?

    1. việc xác lập quyền sở hữu tài sản chung của vợ chồng đã được hoàn thành tại thời điểm nào?

    Như câu hỏi đã nêu là việc xác lập tài sản chung vào năm 1995. Để xem xét việc xác lập này đã hoàn thành chưa thì cần căn cứ các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, và các quy định khác có liên quan về trình tự thủ tục xác lập quyền sở hữu tài sản. Nếu việc xác lập tài sản chung đã đảm bảo đầy đủ trình tự thủ tục do pháp luật quy định thì quyền và nghĩa vụ về tài sản chung của hai vợ chồng được xác lập từ thời điểm hoàn thành các trình tự thủ tục đó.

    2. Việc xác lập quyền sở hữu tài sản chung của vợ chồng theo quy định pháp luật nào?

    Như câu hỏi đã nêu là việc xác lập quyền sở hữu tài sản chung của vợ chồng được tiến hành năm 1995. Do đó việc xác lập quyền sở hữu tài sản này được tiến hành trên cơ sở quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 1986, các quy định về trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu tài sản đang còn hiệu lực vào thời điểm này.

    Do đó, không thể áp dụng quy định tại nghị định 70/2001 về trình tự, thủ tục xác lập tài sản chung của vợ chồng để xem xét việc xác lập quyền sở hữu tài sản đã thực hiện đúng quy định, trình tự thủ tục xác lập quyền tài sản còn hiệu lực trước khi Nghị định này ban hành.

    3. Vấn đề phải chứng minh là việc xác lập quyền sở hữu tài sản chung của vợ chồng vào năm 1995 đã tuân thủ các quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 1986, trình tự, thủ tục về xác lập quyền sở hữu tài sản (ví dụ cần xem xét tại thời điểm năm 1995, khi Bộ luật dân sự năm 1995 chưa có hiệu lực, thì có văn bản quy phạm pháp luật nào yêu cầu phải công chứng, chứng thực..). Nếu chứng minh được rằng việc xác lập tài sản chung của vợ chồng đã hoàn thành năm 1995 theo đúng trình tự thủ tục do pháp luật quy định vào năm 1995, thì có thể phản bác lại lý do của toà án đưa ra như câu hỏi đã nêu.

    4. Khi xác định quyền sở hữu tài sản thì bao giờ cũng căn cứ vào quy định pháp luật đang có hiệu lực pháp luật vào thời điểm xác lập quyền sở hữu.


     
    Báo quản trị |  
  • #11910   16/12/2008

    thuongluong306
    thuongluong306
    Top 150


    Cao Bằng, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2008
    Tổng số bài viết (644)
    Số điểm: 1670
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 36 lần


    Tôi rất vui khi được trao đổi cùng anh và xin cảm ơn anh ONENIGHTSTAND vì sự nhiệt tình của anh. Tôi nghĩ luật pháp chưa bao giờ là tuyệt đối, mối người một quan điểm. Nhưng điểm khác nhau là có người dừng lại,bỏ ngỏ, có người đi đến tận cùng vẫn đề. Tôi nghĩ rằng anh là người có trách nhiệm với người khác và với chính mình. Thật tuyệt vời nếu anh là luật sư hay thẩm phán.
    Chúc anh vui và gặp nhiều máy mắn!!


    Nhưng vẫn đề vẫn chưa ngã ngũ, và có giải pháp cụ thể, mong mọi người tiếp tục đưa ra ý kiến.
     
    Báo quản trị |  
  • #11911   16/12/2008

    ONENIGHTSTAND
    ONENIGHTSTAND

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/11/2008
    Tổng số bài viết (33)
    Số điểm: 90
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Làm Luật sư là mơ ước của tui


    Cảm ơn bạn đã có ý tốt nhân tiện đây (tui bít cái nhân tiện này không được đúng chỗ lém)cũng có vài lời thổ lộ.
    Hồi còn học phổ thông đọc sách của Sidney Sheldon tui mê nghề Luật sư lắm. Nhưng bây giờ tui thấy đào tạo nghề Luật sư còn hạn chế quá, rồi luật sư đi thực tập cũng rất vất vả mà kiến thức, kỹ năng hành nghề cũng không tích luỹ được nhiều vì Luật sư hướng dẫn không nhiệt tình chỉ bảo, nếu không nói là mặc kệ. Do đó, tôi phải tha phương cầu thực ra nước ngoài học luật và làm luật sư.
     
    Báo quản trị |  
  • #11912   17/12/2008

    thuongluong306
    thuongluong306
    Top 150


    Cao Bằng, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2008
    Tổng số bài viết (644)
    Số điểm: 1670
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 36 lần


    "ra nước ngoài học luật và làm luật sư" anh học luật ở nước ngoài và hành nghề ở nước ngoài sao. Thật tuyệt vời, nếu anh mà về nước hành nghề thì thật tuyệt. Tôi hy vọng anh sẽ sắp thời gian để tham gia diễn đàn giải quyết thắc mắc của các thành viên về pháp luật, rất vui được học hỏi và trao đổi cùng anh.

     
    Báo quản trị |  
  • #11913   22/12/2008

    tranvinh_61
    tranvinh_61

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/08/2008
    Tổng số bài viết (29)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cám ơn sự góp ý của các bạn , qua đó tôi hiểu thêm được một số nguyên tắc chung trong áp dụng pháp luật dân sự.

    Tôi xin bổ sung thêm một chi tiết còn thiếu , chưa rõ : anh rể tôi vẫn còn sống và vẫn tiếp tục công nhận văn bản viết tay thể hiện đúng ý chí của mình trong việc nhập chung tài sản trong hôn nhân .

    Tôi xin tạm chia làm 2 trường hợp sau :

    1. Vào thời điểm năm 1995 , có quy định pháp luật cụ thể nào trong việc nhập chung tài sản trong hôn nhân  ?  Văn bản viết tay này có được xem như là bằng chứng thể hiện ý chí, quyền định đoạt về tài sản của chủ sở hữu không ?  Giả định , nếu ngày nay (trước khi anh rể tôi bị kiện ) anh chị tôi ly hôn thì pháp luật nhận định về tài sản    ( căn nhà ) như thế nào ? Đủ cơ sở để chấp thuận căn nhà là tài sản chung trong hôn nhân hay không và tại sao ?
    2. Văn bản viết tay này chưa đáp ứng đủ các quy định pháp luật ( vào năm 1995 ) trong việc xác lập tài sản chung trong hôn nhân. Ngày nay , nếu hai bên đương sự ( vợ chồng ) đều tái khẳng định ý chí của mình trong việc xác lập tài sản chung : Năm 1995 chỉ là thời điểm bắt đầu và sau năm 2001 thì thỏa thuận này vẫn tiếp tục còn giá trị . Trong trường hợp này thì có thể áp dụng luật pháp hiện hành ? Cụ thể  áp dụng Bộ Luật HN & GĐ năm 2000 và hướng dẫn của Nghị định 70/2001/NĐ-CP có đúng và đủ không ?

    Để phản bác lại nhận định của Thẩm phán ( không phải lúc nào cũng đúng ! ) tôi cần những căn cứ pháp luật rõ ràng và lập luận chặt chẻ. Mong các bạn tiếp tục cho ý kiến .

     
    Báo quản trị |  
  • #11914   22/12/2008

    thuongluong306
    thuongluong306
    Top 150


    Cao Bằng, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2008
    Tổng số bài viết (644)
    Số điểm: 1670
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 36 lần


    Tôi không rõ quy định việc nhập tài sản chung của vợ chồng thời điểm đó quy định ra sao (nếu bạn nào biết chỉ giúp - luật HN &GĐ năm 1986)
    Nhưng theo tôi tình huống này giải quyết như sau
    * Nếu căn nhà đó có tranh chấp trước khi luật HN & GĐ năm 2000 có hiệu lực, thì phải xem xét việc nhập tài sản đó có phù hợp pháp luật thời điểm đó không, để xử lý.
    * Nếu tranh chấp xảy ra sau khi luật HN &GĐ năm 2000 đã có hiệu lực: thì  phải áp dụng luật Năm 2000, tức là phải xác định việc nhập tài sản có phù hợp với luật năm 200o không, có thể việc nhập tài sản năm 1995 không phù hợp với luật thời điểm đó, nhưng khi luật hôn nhân năm 2000 đã có hiệu lực việc nhập tài sản đó lại phù hợp. Thì theo tôi trong trường hợp này PL phải công nhận tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng.

     ý của anh ONENIGHTSTAND ra sao? 

     
    Báo quản trị |  
  • #11915   22/12/2008

    ONENIGHTSTAND
    ONENIGHTSTAND

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/11/2008
    Tổng số bài viết (33)
    Số điểm: 90
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Tôi đã tìm nhưng không thấy

    Nói thật tôi cũng đã tìm kiếm nhưng không thấy văn bản quy phạm pháp luật nào hay hướng dẫn của Toà án về việc bắt buộc phải công chứng, chứng thực khi nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung của vợ chồng khi thực hiện việc này theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 . Luật này năm 1986 thì quy định chung về việc nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung của vợ chồng. Tuy nhiên, không có hướng dẫn nào về trình tự, thủ tục tiến hành như thế nào mới được coi là có hiệu lực pháp luật.
    Có lẽ có nhưng hiện tại tôi chưa tìm ra, nhưng tôi hy vọng là không có hướng dẫn bắt buộc phải công chứng trong trường hợp này vì luật pháp tại thời điểm này còn rất hạn chế. Bộ luật dân sự năm 1995 thì sang năm 1996 mới có hiệu lực pháp luật nên quy định về thời điểm chuyển quyền sở hữu trong trường hợp tài sản là bất động sản phải đăng ký không áp dụng được cho trường hợp của bạn.
    Nếu năm 1995 và đến tận bi giờ vẫn không huỷ bỏ sự cam kết nhập vào tài sản chung của vợ chồng và cho dù không có công chứng văn bản đó thì lý do toà án đưa ra là không thuyết phục:
    - Lẽ ra Toà nên xem xét khía cạnh thực tế là việc cam kết đó đã xảy ra từ lâu và trong thời gian từ khi cam kết đến nay, không có việc huỷ bỏ cam kết đó. Do đó, cứ cho là tại thời điểm năm 1995 có quy định về việc công chứng, chứng thực đi nhưng hai vợ chồng không thực hiện thì cũng là vi phạm về hình thức. Và sự vi phạm này cũng không phải là căn cứ để cho rằng cam kết đó không có hiệu lực pháp luật.
    - Toà cho rằng vi phạm nghị định 70/2001 nên cam kết không có hiệu lực pháp luật. Nhưng cần hiểu rằng đoạn văn .. có thể được công chứng, chứng thực theo quy định pháp luật cần được hiểu là việc cong chứng này đã được quy định trong một văn bản quy phạm pháp luật nào đó. Căn cứ vào văn bản này thì mới thực hiện việc công chứng chứng thực. Đáng lẽ Toà phải nêu lên là  văn bản nào đang có hiệu lực quy định cụ thể về việc công chứng, hướng dẫn quy định nói trên của nghị định 70/2001.
    Tuy nhiên, không có quy định nào nói rằng không thực hiện việc công chứng đó lại vô hiệu hoá hiệu lực pháp luật của cam kết của hai vợ chồng cả.
    Việc không thực hiện công chứng năm 1995, mà bây giờ vẫn giữ cam kết đó thì cũng có thể tiến hành việc công chứng cam kết đó là cam kết sẽ hợp lệ và không ai bắt bẻ gì được. Thực ra khi viện dân x nghị định 70 để đi công chứng là không không chính xác cho lắm vì quy định trong nghị định 70 chỉ là quy định chung tạo điều kiện cho việc ban hành hướng dẫn (thông tư) ra đời để hướng dẫn quy định này.

    Nói tóm lại là cam kết về nhập vào tài sản chung vẫn có thể tiến hành công chứng tại thời điểm này cho dù cam kết đó lập từ năm 1995 để tránh bắt bẻ của toà án.
     
    Báo quản trị |  
  • #11916   23/12/2008

    thuongluong306
    thuongluong306
    Top 150


    Cao Bằng, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2008
    Tổng số bài viết (644)
    Số điểm: 1670
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 36 lần


    chào anh tranvinh_61

    Anh có thể cho biết lý do tranh chấp ngôi nhà đó được không, biết đâu các thành viên có hướng giải quyết đúng nhất

     
    Báo quản trị |  
  • #11917   23/12/2008

    tranvinh_61
    tranvinh_61

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/08/2008
    Tổng số bài viết (29)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    chào bạn thuongluong306

    Chào bạn thuongluong306 và các thành viên của diển đàn có quan tâm đến tình huốn pháp lý này . Lý do quá trình tranh chấp ngôi nhà này như sau :

    -  Tạm gọi anh rể tôi là A , chị tôi là B và người đang tranh chấp hiện nay là C .

    -  A đã mua 1 căn nhà và đã có giấy tờ hợp pháp về chủ quyền vào năm 1991 (từ 1991 đến nay 2006 căn nhà này không có ai tranh chấp gì ! )

    - Năm 1994 , A kết hôn với B .

    -  Năm 1995 , A tự nguyện nhập tài sản riêng là căn nhà vào khối tài sản chung với B . Thể hiện ý chí tự nguyện này là một văn bản viết tay có chử ký các bên A,B và có cả người làm chứng .

    -  Từ năm 1995 đến thời điểm hiện nay A,B đã nhiều lần ( 3 lần) cải tạo lại căn nhà mục đích để cho thuê . Nguồn tiền chủ yếu cho việc sửa chửa ( sửa chửa toàn bộ , cải tạo lớn ) là bằng tiền riêng của B ( tiền thừa kế ) góp vào .

    -  Vào năm 2006 , C khởi kiện A . Lý do khởi kiện : Căn nhà này là của C và chỉ nhờ A đứng tên giùm  (C không phải là Việt kiều và hiện đang sinh sống cùng địa phương có căn nhà ) . Ở đây,  lý do, chứng cứ khởi kiện mơ hồ và thậm chí thời hiệu khởi kiện cũng không còn nhưng không hiểu sao Tòa án lại ‘kiên quyết’ thụ lý !

    -  Trong quá trình tố tụng , B được xác định là người có “nghĩa vụ và quyền lợi liên quan” nhưng thực tế Thẩm phán lại muốn gạt B ra khỏi vụ tranh chấp này để ‘dể bề xử lý ’ : ép A phải nói rằng đây là tài sản riêng không liên quan đến B ; khi A phản đối lại chuyển sang B ‘họanh họe ‘ về tài sản được thừa kế riêng , về giấy thỏa thuận không có chứng thực , về việc sửa nhà tại sao không có giấy phép , không lưu hóa đơn , . . . . Nói chung là rất khó hiểu , rất tinh vi !!  Tất nhiên, B cũng thực hiện nghĩa vụ chứng minh theo pháp luật nhưng thật vô ích , mọi chứng cứ  và trình bày đều bị rơi vào ’sự im lặng đáng sợ ’ .

    -  Tôi diển tả như vậy thì chắc hẳn các bạn đều biết kết quả là như thế nào rồi . Bây giờ , cơ sở pháp lý duy nhất và rõ ràng mà B còn dựa vào được chỉ là các quy định về “nhập tài sản chung trong hôn nhân “

       Rất mong các bạn góp ý ( càng nhiều ý kiến cụ thể càng tốt ) . Nếu có dữ kiện nào còn thiếu tôi sẽ trình bày tiếp .

     
    Báo quản trị |  
  • #11918   23/12/2008

    thuongluong306
    thuongluong306
    Top 150


    Cao Bằng, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2008
    Tổng số bài viết (644)
    Số điểm: 1670
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 36 lần


    Theo trình bày của anh, vấn đề đã chuyển sang một hướng khác, không còn là vấn đề nhập tài sản chung của vợ chồng đó có hợp pháp không nữa. Bởi vì vẫn đề đang tranh chấp cần giải quyết là căn nhà đó thuộc quyền sở hữu hợp pháp ngôi nhà đó là của anh rể anh hay là của người khởi kiện? Nếu anh rể anh chứng minh được căn nhà đó thuộc quyền sở hữu của mình (thì không còn nhất thiết phải bàn đến vẫn đề tài nhập tài sản chung nữa), còn nếu toà xử căn nhà đó là thuộc quyền sử hữu của C (người khởi kiện) thì việc chứng minh nhập tài sản chung có đúng pháp luật hay không đâu còn có ý nghĩa gì? đúng không anh. Vấn đề ở đây phải tập chung tìm các chứng cứ, các quy định của pháp luật để khẳng định rằng căn nhà đó thuộc quyền sở hữu của anh rể anh, Tìm hiểu các quy định việc khởi kiện của C và thụ lý vụ kiện của TA có hợp pháp hay không mà thôi?
     Xin anh ONENIGHTSTAND, chị lawyerhien và các thành viên góp ý kiến!! 

     
    Báo quản trị |  
  • #11919   24/12/2008

    ONENIGHTSTAND
    ONENIGHTSTAND

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/11/2008
    Tổng số bài viết (33)
    Số điểm: 90
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Vậy là tranh chấp quyền sở hữu nhà chứ có phải tranh chấp tài sản chung của vợ chồng đâu?

    Như vậy là tranh chấp quyền sở hữu nhà giữa A và C. Vấn đề quan tâm mà bạn chưa nêu rõ là thời hiệu khởi kiện đã hết. Bạn có thể nêu lý do không? Việc kiện giữa A và C tất nhiên có liên quan đến B nhưng việc chứng minh tài sản đó đã được nhập vào khối tài sản chung của A và B sẽ không có ý nghĩa nếu C chứng minh được là C nhờ A đứng tên quyền sở hữu-nhập tài sản không phải của mình sở hữu vào khối tài sản chung của Avà B. Tuy nhiên, Toà cũng sẽ tính đến chuyện A và B đã bỏ tiền ra cải tạo nhà để buộc C thanh toán nếu như C chứng minh được nhà do A đứng tên là của C. Việc không lưu lại giấy tờ như hoá đơn các loại về việc cải tạo nhà cũng là bình thường nếu không có nộp thì toà lại xác minh lại giá vào thời điểm xây dựng (vật liệu, nhân công...) để tính thành tiền. Còn việc cải tạo lại nhà thì tất nhiên sẽ có nhiều người biết và việc cải tạo nhà không giấy phép không liên quan gì đến việc kiện tụng vì đây là một quan hệ hành chính khác.
    Tôi cảm giác là chứng cứ mà A đưa ra không vững chắc lắm về việc chứng minh quyền sở hữu ngôi nhà. Do đó nên mới xuất hiện vai trò của B với yêu cầu đòi 1/2 quyền sở hữu ngôi nhà. Như trên đã nói việc B có yêu cầu 1/2 quyền sở hữu ngôi nhà sẽ không có ý nghĩa nếu C chứng minh được nhà đó là của C. Nếu nhà của C thì Toà sẽ không bao giờ giải quyết yêu cầu của B về quyền sở hữu 1/2 ngôi nhà cả. Toà chỉ giải quyết khoản tiền mà A và B đã chi cải tạo nhà mà thôi.
    Như vậy, phân tích yêu cầu của B thấy rằng B không khẳng định mạnh mẽ ngôi nhà là thuộc quyền sở hữu chung của vợ chồng (A và B) vì chỉ yêu cầu chia 1/2 giá trị ngôi nhà, còn lại thì giải quyết theo pháp luật. Nếu yêu cầu 1/2 giá trị ngôi nhà cần được giải quyết theo pháp luật thì có thể suy luận rằng B không cần quan tâm đến việc giải quyết 1/2 ngôi nhà đó như thế nào, miễn là được Toà chia 1/2 giá trị ngôi nhà. Suy luận của B có vấn đề ở chỗ là Toà có thể chỉ giải quyết 1/2 giá trị ngôi nhà giữa A và C, nếu Toà cho C được quyền sở hữu 1/2 ngôi nhà đó, hoặc A và C chia nhau quyền sở hữu 1/2 ngôi nhà thì cũng không anh r hưởng gì đến B (B vẫn được sở hữu 1/2 ngôi nhà).
    Như vậy chấp nhận khả năng của C trong việc đòi lại quyền sở hữu 1/2 ngôi nhà chứng tỏ A và B có vấn đề trong việc chứng minh ngôi nhà là thuộc quyền sở hữu chung của A và B.
    Nên nhớ là C đòi toàn bộ quyền sở hữu ngôi nhà, trong khi yêu cầu của B lại là xác nhận B có quyền sở hữu 1/2 ngôi nhà, phần còn lại không quan tâm, mà để cho Toà giải quyết theo pháp luật. Đây là điểm yếu của B. Đáng lẽ phải khẳng định là nhà đó là nhà của A và B mà không cần yêu cầu toà xác nhận quyền sở hữu 1/2 ngôi nhà.
     
    Báo quản trị |  
  • #11920   24/12/2008

    thuongluong306
    thuongluong306
    Top 150


    Cao Bằng, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2008
    Tổng số bài viết (644)
    Số điểm: 1670
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 36 lần


    Tôi đồng tình với ý kiến của anh ONENIGHTSTAND, anh đã phân tích rất rõ ràng, chờ đợi phản hồi của anh tranvinh_61

     
    Báo quản trị |  
  • #11921   24/12/2008

    tranvinh_61
    tranvinh_61

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/08/2008
    Tổng số bài viết (29)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Rất cám ơn các bạn đã quan tâm nêu ý kiến góp ý và phản biện . Có thể cách diển đạt về vụ việc của tôi còn thiếu sót , thiếu chi tiết . Vậy , tôi xin trình bày tiếp ( hơi dài mong các bạn thông cảm ) :

    - Về thời hiệu khởi kiện : Theo đơn khởi kiện , C cho rằng vào năm 1989 nhờ A đứng tên giùm căn nhà vì chưa có hộ khẩu tại thành phố nên không được quyền đứng tên sở hữu. Vào khoảng năm 1995-1996 thì A được nhập hô khẩu vào Thành phố . Ngay sau đó , C có yêu cầu A trao lại quyền sở hữu nhưng A từ chối . Từ thời điểm đó đến năm 2006, C không tiến hành bất cứ hành vi pháp lý nào để bảo vệ cho quyền lợi của mình . Sau khi bị A từ chối thì C im lặng , không có hành động gì và cũng không giải thích lý do khách quan cho việc im lặng quá lâu này . Hành vi pháp lý duy nhất của C là khởi kiện vào năm 2006, sau hơn 10 năm im lặng . Trong đơn khởi kiện tất nhiên còn nhiều tình tiết lòng vòng còn cần phải phân tích , nhưng nếu chỉ xét riêng về thời hiệu khởi kiện thì vụ việc này có đủ các tình tiết sau : thời điểm giao dịch là năm 1989 ; thời điểm bắt đầu có tranh chấp là 1995-1996 ; thời điểm khởi kiện là 2006 và hơn nữa tình tiết để tính lại thời hiệu cũng không có .

    Thật tình mà nói tôi phải nghiên cứu , trao đổi , tham khảo rất rất lâu mới phát hiện ra điều này . Không hiểu tại sao với các dữ kiện và chi tiết rõ ràng trong đơn khởi kiện mà Thẩm phán lại không thấy ? Hoặc thấy rõ nhưng để ‘dể xử lý ’ họ lại làm lơ ?

     Tôi xin nêu ra đây các văn bản pháp lý mà tôi đã tham khảo về thời hiệu: Pháp lệnh Hợp đồng dân sự 1991 ; Luật dân sự 1996, 2006 ; Luật tố tụng dân sự 2005; các Nghị quyết của Quốc hội ; các Nghị quyết hướng dẩn của HĐTP Tòa án nhân dân tối cao ; hướng dẩn về kỹ năng xét xử của Tòa án Nhân dân Thành phố , … Qua đó tôi rút ra kết luận : theo quy định của pháp luật dân sự , thời hiệu khởi kiện cho vụ việc cụ thể  này là 2 năm và thời điểm để bắt đầu thời hiệu là năm 1995-1996 . Nhân đây , nếu các bạn có ý kiến bổ sung về nhận định này của tôi thì xin cho tôi biết , rất cám ơn .

     - Về sự hợp lý trong yêu cầu của B :  đây là vụ án mà trong đó có 2 quan hệ pháp luật khác nhau , nhưng về bản chất thì chỉ 2 là yêu cầu xác lập quyền sở hữu . Như vậy , nếu xem xét khách quan thì không được bỏ qua bất cứ yêu cầu nào của các đương sự mà không có lý do chính đáng . C có quyền yêu cầu pháp luật bảo vệ , tương tự như vậy, B cho rằng có khả năng bị Tòa án ‘quên’ thì cũng có quyền yêu cầu Tòa án ‘nhớ’   . Theo tôi , quyền yêu cầu của B và C là ngang nhau . Pháp luật tố tụng không cho phép chủ quan xét ai là người có quyền “ưu tiên” và tất nhiên , khi muốn công nhận hoặc bác bỏ yêu cầu của các bên đương sự thì phải có căn cứ pháp luật rõ ràng , cụ thể .

      Ở đây, Chị B có hành vi yêu cầu Tòa án phải xem xét đến quyền lợi của mình là hợp lý và hợp pháp . Căn nhà là tài sản chung của hai vợ chồng ( tài sản chung hợp nhất ) , như vậy nói nôm na mỗi người chỉ có ½ căn nhà . B chỉ có quyền yêu cầu Pháp luật bảo vệ cho quyền lợi hợp pháp của chính mình ( quyền lợi của A thì chính A phải phải yêu cầu – B không được yêu cầu dùm cho A) nên việc khởi kiện của C và các nhận định đúng - sai về việc này thuộc thẩm quyền của Tòa án (vì C có kiện B đâu ? cụ thể ở đây B chỉ là “ người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan ) . Nếu Tòa án bác yêu cầu của C thì không có chuyện gì phải bàn . Nếu ngược lại thì Tòa án phải 'nhớ'  rằng căn nhà (tài sản ) đó không phải của chỉ một mình A !

     Theo tôi, đây là một vụ án ‘ 2 trong 1’ nên nếu khách quan phải tuần tự xét đến quyền sở hữu của B và qua đó đánh giá xem yêu cầu của C có hợp lý hoặc ‘quá lố ’ không rồi mới xem xét tiếp  (Giả thiết rằng A đã bán ½ căn nhà cho một ông D nào đó , nay C khởi kiện với yêu cầu đòi cả căn nhà thì Tòa án cũng chấp thuận thụ lý? ) .

    Theo như những gì tôi đã trình bày ở phần đầu của câu hỏi thì Thẩm phán cũng nhận ra vấn đề nên cố tình ‘gây áp lực’ một cách tinh vi và khi không đuợc thì ‘làm lơ’ để dể ‘giải quyết ‘ vụ việc     ( tất nhiên  ‘làm lơ’ nên khỏi phải nêu quan điểm và các căn cứ pháp luật cần thiết ! )

       Vấn đề bây giờ là tôi phải chứng minh quyền sở hữu của B trong khối tài sản chung đã được xác lập hợp pháp , có căn cứ pháp luật cụ thể , và như vậy quyền sở hữu này không phụ thuộc vào việc tranh chấp của C , để lấy đó làm 1 trong những cơ sở đấu tranh với những nhận định sai trái, vi phạm tố tụng của Tòa án.

     Tôi cũng xin nói rỏ thêm : không phải là A và B thiếu ‘mạnh dạn’ trong việc bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp của chính mình nhưng ‘mạnh dạn’ trình bày là chuyện của các đương sự còn việc có ‘luôn luôn lắng nghe và luôn luôn thấu hiểu’ hay không là chuyện của Tòa . Đơn cử như : hành vi sửa chữa nhà , . . . là hành vi pháp lý khách quan nhằm nhấn mạnh việc thể hiện quyền của chủ sở hữu của B và cũng là của A . Hành vi khách quan này thể hiện : ai mới thật sự là chủ sở hữu vì thực tế không ai lại bỏ tiền của , công sức ra để đi sửa nhà của người khác và cũng để cho thấy vai trò ‘chủ nhà ’của C !  Tòa án “vô tư” quên tình tiết pháp lý này và cũng “vô tư” quên luôn chuyện “ buộc C thanh toán nếu như C chứng minh được nhà do A đứng tên là của C

     Có thể vấn đề tôi trình bày đã khá đầy đủ  . Mong các bạn cho thêm ý kiến .

     
    Báo quản trị |  
  • #11922   25/12/2008

    thuongluong306
    thuongluong306
    Top 150


    Cao Bằng, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2008
    Tổng số bài viết (644)
    Số điểm: 1670
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 36 lần


     Đọc lại toàn bộ những gì anh tranvinh_61 viết trên đây Tôi có cảm giác rằng việc C nhờ A đứng tên hộ căn nhà là có thực. Và C có chứng cứ để chứng minh điều đó trước toà.
    - Vì vậy vẫn đề ở đây cần xem xét lại thời hiệu khởi kiện: trong trường hợp này thời hiệu tính từ thời điểm nào? Theo quy định của bộ Luật tố tụng dân sự năm 2004 thì thời hiệu khởi kiện là 2 năm, năm 2006 C mới khởi kiện và Toà an áp dụng luật TTDS 2004 để gải quyết, vậy tranh chấp này có được tính thời hiệu theo luật mới không/ Nếu được tính từ khi luật mới có hiệu lực thì thời hiệu vẫn còn.
    - Đọc lại sự kiện thấy C đòi nhà vào 2 khoảng thời gian mà có luật mới ra đời: đó  là năm 1995 và đó là thời điểm 2 vợ chồng A và B hợp nhất tài sản căn nhà,  thời điểm bắt đầu tính thời hiệu theo luật cũ, và theo quy định của luật dân sự 2005 nếu vì lý do khách quan tác động mà C không khởi kiện được thì khoảng thời gian đó không tính vào thời hiệu khởi kiện.
    * Quyền lợi của B (vợ): Nếu căn nhà đó thực sự là do C nhờ B đứng tên hộ (nếu C có đủ chứng cứ để chứng minh) thì Căn nhà thuộc quyền sở hữu của C việc chồng đồng ý hợp nhất thành tài sản chung thuộc quyền sở hữư của người khác trong mọi trường hợp đều trái luật. (Vì giả sử: nếu người khác gửi nhờ tài sản, hoặc cho sử dụng đất tạm thời nhà họ và vợ chồng lấy tài sản đó hợp nhất thành tài sản chung rồi sảy ra tranh chấp cứ thế vợ được quyền sở hữu 1/2 tài sản sao???)
      - vì vậy tôi nghĩ toà mới tạm thời "gạt" B sang một bên ( vì chuyện này là do C nhờ B đứng tên hộ) để giải quyết dứt điểm tranh chấp giữa C và A,
    + Nếu C thắng kiện: thì mới tính đến chuyện tu  sửa nhà và các khoản khác của 2 vợ chồng
    + Nếu  A thắng kiện: thì B muốn đòi chồng mình chia 1/2 căn nhà cũng chẳng sao (lúc đó 2 vợ chồng lại khởi kiện chuyện nhập tài sản chung hợp pháp hay không, còn nếu không thì B và C cùng ấm êm trong một ngôi nhà hạnh phúc)
    - Còn chuyện B muốn mình hưởng riêng 1/2 căn nhà rồi "toạ sơn quan hổ đấu" thì không bao giờ toà chấp nhận.
     Xin anh ONENIGHTSTAND và các thành viên cho ý kiến tiếp về tình huống này, đợi phạn biện của anh tranvinh_61

     
    Báo quản trị |