Nhập tài sản chung trong hôn nhân

Chủ đề   RSS   
  • #11902 16/09/2009

    tranvinh_61

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/08/2008
    Tổng số bài viết (29)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Nhập tài sản chung trong hôn nhân

    Tôi có 1 tình huống sau mong được cho ý kiến :

     -         Chị tôi kết hôn vào năm 1993 . Anh rể tôi đứng tên sở hữu hợp pháp một căn nhà từ năm 1992 ( trước khi kết hôn).

    -         Vào năm 2006 anh rể tôi vướng vào 1 tranh chấp có liên quan đến căn nhà. Người khởi kiện cho rằng anh rể tôi chỉ là “người đứng tên giùm” . Chị tôi được Tòa án xác định là “người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan” ( vì là vợ )

    -         Trước phiên xét xử , chị tôi trình ra một văn bản viết tay có nội dung : anh rể tôi đồng ý nhập tài sản riêng (căn nhà) vào tài sản chung của vợ chồng (cho chị tôi được đồng sở hữu). Văn bản viết tay này có chữ ký của cả hai vợ chồng , ngòai ra còn có hai người hàng xóm (bạn) làm chứng và tất cả được ký vào năm 1995 . Chị tôi có yêu cầu là :  quyền sở hữu ½ căn nhà này là của chị đã được xác lập, vậy trước tiên phải xem xét đến quyền sở hữu thực tế của chủ sở hữu . Về  ½ căn nhà còn lại là của anh rể tôi , Tòa án cứ việc giải quyết tranh chấp theo pháp luật .

    -         Văn bản viết tay này bị Tòa án bác với lý do “ không có chứng thực của chính quyền ”, như vậy, quyền sở hữu của chị tôi bị tước đọat một cách nhẹ nhàng !

     Xin cho hỏi :

    * Nhận định của Tòa án có đúng Pháp luật không ?

    * Chị tôi phải dùng căn cứ pháp luật gì để kháng cáo để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình ?

    * Theo điều 13, Nghị định 70/2001/NĐ-CP :

    Việc nhập tài sản là nhà ở, quyền sử dụng đất và các tài sản khác có giá trị lớn thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng vào tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật Hôn nhân và gia đình phải được lập thành văn bản, có chữ ký của cả vợ và chồng. Văn bản đó có thể được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.

    Câu : “Văn bản đó có thể được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.” phải được hiểu và vận dụng trong thực tế như thế nào ? Có ứng dụng được cho trường hợp nêu trên không ?

    Rất mong sự góp ý của các bạn.

     
    47193 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

9 Trang «<3456789>
Thảo luận
  • #11983   22/01/2009

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    2- Tranh luận cũng có yêu cầu riêng. Theo tôi, tranh luận đúng nghĩa là khi lập luận của người khác đúng thì mình phải thừa nhận lập luận của mình sai nếu lập luận của mình đối lập với lập luận đó. Muốn tranh luận, đương nhiên người tham gia phải có trình độ nhất định về đề tài định tranh luận, do đó việc nhận thức "đối phương" nói đúng hay sai là chuyện không khó. Đáng tiếc, vẫn có trường hợp tranh luận nhưng......... khi biết mình sai vẫn cố tình cãi tới ! Dân gian gọi là cãi chày, cãi cối hoặc " cãi ngang ba làng cãi không lại" ! Xin lổi, tôi chỉ nói chung chung chứ không ám chỉ một ai, bạn nhé.

    Trở lại trường hợp của bạn, bạn đã thừa nhận vụ việc bạn đưa ra phải áp dụng khoản 3 điều 159 BLTTDS ( ý kiến ngày 16/01 ), lần này bạn thừa nhận tiếp việc vận dụng NQ 01/2005 để xét thời hiệu là đúng. Như vậy chắc chắn bạn phải có đọc nguyên văn NQ 01/2005 qui định như sau : " b. Đối với vụ việc dân sự mà trong văn bản quy phạm pháp luật không quy định thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu, thì áp dụng quy định tại khoản 3 Điều 159 của BLTTDS về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu. Tuy nhiên, cần phân biệt như sau:
    b.1. Nếu tranh chấp phát sinh trước ngày 01-01-2005, thì thời hạn hai năm, kể từ ngày 01-01-2005" 
    biết nhưng bạn cố tình bỏ qua để khăng khăng rằng thời hạn 2 năm và chỉ duy nhất 1 cách xác định là bắt đầu từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, vậy tôi nói bạn cố gắng vận dụng pháp luật theo cách hiểu chủ quan của mình là "oan ức" sao bạn ? Hay tôi điều chỉnh lại theo cách nói của bạn nhé ? Như thế này : Bạn đã bỏ qua một căn cứ pháp luật quan trọng ( NQ 01/2005 ) để áp đặt ý kiến của mình rằng chỉ duy nhất 1 cách xác định thời điểm khởi kiện là phải bắt đầu từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.
            Tôi xin nhắc lại những gì tôi tranh luận ở đề tài này đều "nói có sách mách có chứng" bằng dẫn chứng căn cứ pháp luật, tôi không bịa ra qui định của riêng mình và buộc người khác nghe theo. Nếu ý kiến của tôi đúng, tôi bảo vệ tới cùng, và nếu được nhiều người công nhận ý kiến của tôi đúng thì đó là sự công nhận pháp luật hiển nhiên, tôi hoàn toàn không có ý phải cố gắng hướng dẫn cuộc tranh luận bình đẳng này theo ý kiến chủ quan của mình, bởi ý đó không đem lại lợi ích gì cho tôi, vả lại trên mạng có rất nhiều nguời kiến thức pháp luật uyên bác, mỗi ý kiến, mỗi dẫn chứng căn cứ pháp luật được tung lên mạng, mọi người dễ dàng kiểm chứng và có ý kiến ngay nếu ta phát biểu không đúng pháp luật, rất không dễ cho tôi hay bạn áp đặt hoặc hướng mọi người phải theo ý kiến chủ quan của mình trên Lawsoft đâu, tranvinh_61 ạ.

     
    Báo quản trị |  
  • #11984   02/02/2009

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    3- Bạn đã đồng ý phải vận dụng NQ 01/2005 để xét thời hiệu vụ việc của mình, mà nguyên văn NQ này qui định như sau : " b. Đối với vụ việc dân sự mà trong văn bản quy phạm pháp luật không quy định thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu, thì áp dụng quy định tại khoản 3 Điều 159 của BLTTDS về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu. Tuy nhiên, cần phân biệt như sau:
    b.1. Nếu tranh chấp phát sinh trước ngày 01-01-2005, thì thời hạn hai năm, kể từ ngày 01-01-2005"

            Bạn nói với tôi vụ việc của bạn phát sinh tranh chấp năm 1995 ( tức trước 01-01-2005 ) vào giao dịch này được xác lập từ 1990 ( tức thời điểm không có văn bản nào qui định thời hiệu ). Tôi vận dụng NQ 01/2005 ( đúng ý bạn ) để nêu ý kiến rằng vụ việc của bạn có thời hiệu khởi kiện là 2 năm và thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện là ngày 01-01-2005 thì bạn lại nói tôi giải thích NQ 01/2005........chưa đúng là thế nào ? Tôi gần như chỉ lập lại nguyên văn qui định của pháp luật mà bạn có nhận xét như thế thì......... bó tay thật đấy tranvinh_61 ạ ! Vậy bạn hiểu nội dung trên của NQ 01/2005 ra sao ? Để áp dụng cho trường hợp cụ thể nào ?
          

     
    Báo quản trị |  
  • #11985   22/01/2009

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    4- Tôi nghĩ 1 văn bản hướng dẫn thi hành Luật trước khi ban hành phải báo cáo, thông qua cơ quan lập pháp ( nơi đã ban hành Luật ) thì chắc ai cũng hiểu, bởi nếu không thế thì có thể tha hồ suy diễn hướng dẫn sai với Luật ( như bạn từng đề cập ). Nay bạn nói mình không hề biết gì về việc này thì tôi cũng không còn gì để trao đổi với bạn về vấn đề "râu ria", không ăn nhập vào đề tài chính. Chỉ lưu ý lại rằng, những văn bản dưới Luật hướng dẫn thi hành Luật có giá trị thi hành như phải thi hành Luật ( nếu các văn bản này còn hiệu lực pháp luật ) và nếu nó có hiệu lực pháp luật, đương nhiên phải hiểu nó đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành Luật thông qua.

     
    Báo quản trị |  
  • #11986   22/01/2009

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    5- Trước khi trả lời ý kiến thứ 5 của bạn, cho tôi hỏi : bạn nói ý kiến của tôi khiên cưỡng, không thuyết phục, vậy sao bạn lại hướng dẫn chị của bạn ( B ) đòi 1/2 căn nhà vì cho rằng đó là phần thuộc sỡ hữu của B ? Sao không là 3/4 hay một con số nào khác ?

    Đối với "người ngoài" mà tranh chấp thì căn nhà là tài sản chung hợp nhất của vợ chồng A - B, nhưng khi người trong cuộc ( tức A và B ) đòi chia tài sản này mà không tính kiểu "sỡ hữu chung theo phần" thì chia bằng cách nào đây ? Còn việc chuyển QSH từ người này sang người khác gọi là gì nếu không là Chuyển quyền sỡ hữu nhà ? Hay bạn cho rằng QSH đang từ của A trở thành QSH của A-B thì không phải là chuyển QSH ?

     
    Báo quản trị |  
  • #11987   02/02/2009

    thuongluong306
    thuongluong306
    Top 150


    Cao Bằng, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2008
    Tổng số bài viết (644)
    Số điểm: 1670
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 36 lần


    Rất hay


    Không ngờ từ một tình huống mà có cuộc tranh luận hay vậy, có nhiều lập luận, nhiều chứng cứ, nhiều văn bản pháp luật!!! Bác Tranvothienthu lập luận rất chặt chẽ, nhưng phải kiểm chứng lại về quy định của các căn cứ pháp luật xem sao. Nhiều văn bản quá.

     
    Báo quản trị |  
  • #11988   02/02/2009

    tranvinh_61
    tranvinh_61

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/08/2008
    Tổng số bài viết (29)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Gởi bạn TranVoThienThu

    #ccc" align="center">!

    Theo tôi , tranh luận là phải khách quan và nếu tự tin rằng mình đúng thì ít ra phải chứng minh cho người cùng tham gia tranh luận thấy được cái sai trong lý luận của họ , nhất là tranh luận về áp dụng Pháp luật . Đọc các bài viết của bạn tôi cảm nhận được sự nhiệt tình trong tranh luận nhưng vẫn còn một việc chưa hay  là : bạn chủ quan trong nhận định pháp luật và khi lập luận của bạn chưa được thuyết phục lại vội vàng đưa ra những kết luận “áp đặt” ( hoặc theo cách nói dân gian là ‘chụp mũ ’ !!  ).

    Bạn TranVoThienThu lý giải như thế nào khi chính bạn đang cố tình bỏ qua một căn cứ Pháp luật quan trọng là Nghị quyết số 32/QH11 của Quốc hội (mà tôi đã dẩn chứng nhiều lần) trong việc nhận định về thời hiệu khởi kiện . Nghị quyết 01/2005 của Hội Đồng Thẩm Phán là một văn bản Pháp luật vẫn còn hiệu lực áp dụng hiện nay, đây là một sự thật khách quan ai cũng phải công nhận và “trật tự” của Nghị Quyết này trong Hệ thống các văn bản Pháp luật ở vị trí như sau : 

       Nghị Quyết của Quốc Hội -> Luật ( Bộ Luật) -> Nghị Quyết của HĐTP -> . . . .

    Bạn TranVoThienThu có công nhận với tôi sự thật khách quan như trên không ? Việc bạn dựa vào các hướng dẫn của Nghị Quyết 01/2005 để viện dẫn theo tôi là không sai, nhưng,  khi viện dẫn bạn lại lẫn lộn và cố tình “làm lơ” một số quy định liên quan ! Cách suy diễn chủ quan của bạn là hoàn toàn không thuyết phục vì bạn quá máy móc , chủ quan, không đối chiếu, tham khảo với các Văn bản Pháp luật khác, nên dẫn đến hiểu sai tinh thần của Luật pháp hiện hành .

    Theo tôi , chỉ cần viện dẫn vào Nghi Quyết số 32/QH11 (Điều 5) và Điều 159 Bộ Luật TTDS là đủ để có nhận định đúng đắn về thời hiệu của trường hợp này .  Ngoài ra , theo cách nhận định của bạn thì chỉ có hướng dẫn trong NQ 01/2005 là có giá trị áp dụng ,  vậy nên tôi xin d chứng thêm : tại Mục 2.1 trong chính NQ 01/2005 cũng có quy định : “ Đối với vụ việc dân sự mà trong văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu, thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật đó.”

    Theo bạn , Nghị Quyết của Quốc hội và Bộ luật TTDS có phải là “văn bản quy phạm pháp luật” theo quy định của NQ 01/2005 không ?

    Rất mong nhận được ý kiến phản hồi.

     
    Báo quản trị |  
  • #11989   02/02/2009

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    TRANVINH_61 ƠI, TÔI ĐANG NGẠC NHIÊN..........

    Đầu năm đọc bài tranh luận của bạn, trước tiên tôi rất ngạc nhiên, tiếp theo là sự choáng váng giống như tới dự tiệc trễ, bị bạn bè phạt cùng lúc phải uống 3 ly rượu đầy !
    Bạn đọc lại thật kỷ những gì tôi lập lại dưới đây nhé ( bởi không hiểu sao dù tôi đã lập đi lập lại không biết bao nhiêu lần mà dường như......bạn không đọc nên không hiểu chăng ? ) :
    1- Điều 5 Nghị quyết 32/QH11 qui định như sau : tranh chấp dân sự phát sinh trước ngày BLTTDS có hiệu lực mà các văn bản trước đây không qui định thời hiệu thì áp dụng điều 159 BLTTDS để tính thời hiệu. Vụ việc của bạn từ đầu tôi đã khẳng định phải áp dụng điều 159 BLTTDS để tính thời hiệu theo đúng qui định của căn cứ pháp luật này, như vậy việc bạn nói tôi cố tình bỏ qua căn cứ pháp luật quan trọng ( điều 5 Nghị quyết 32/QH11 ) là hoàn toàn không có cơ sở.

     
    Báo quản trị |  
  • #11990   02/02/2009

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    VÀ TIẾP TỤC NGẠC NHIÊN........

    2/- Tôi hoàn toàn đồng ý với sơ đồ biểu diễn hệ thống văn bản pháp luật của bạn :
    Nghị Quyết của Quốc Hội -> Luật ( Bộ Luật) -> Nghị Quyết của HĐTP -> . . . .
         Và tôi chỉ xin phép điền vào nội dung của sơ đồ biểu diễn này như sau :
    Nghị quyết của Quốc hội ( điều 5 NQ 32/QH11 ) qui định : tranh chấp dân sự phát sinh trước ngày BLTTDS có hiệu lực mà các văn bản trước đây không qui định thời hiệu thì áp dụng điều 159 BLTTDS để tính thời hiệu => Luật ( điểm a khoản 3 điều 159 BLTTDS ) qui định : Trong trường hợp pháp luật không có qui định khác về thời hiệu khởi kiện...... thì được qui định như sau : thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.......... bị xâm phạm => Nghị quyết của HĐTP ( Nghị quyết 01/2005 ) qui định : Đối với vụ việc dân sự mà trong văn bản quy phạm pháp luật không quy định thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu, thì áp dụng quy định tại khoản 3 Điều 159 của BLTTDS về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu. Tuy nhiên, cần phân biệt như sau:
    b.1. Nếu tranh chấp phát sinh trước ngày 01-01-2005, thì thời hạn hai năm, kể từ ngày 01-01-2005.
        
    Một mặt thừa nhận văn bản pháp luật phải liên hoàn theo hệ thống như trên, mặt khác bạn lại "cắt mất khúc đuôi của hệ thống do chính mình đưa ra và thừa nhận" để cho rằng chỉ cần vận dụng Nghị quyết 32/QH11 và Điều 159 Bộ Luật TTDS là đủ để có nhận định đúng đắn về thời hiệu của trường hợp này. Như vậy, trước khi bất đồng quan điểm với tôi, bạn đã tự mâu thuẩn với chính mình. Chính sự "mâu thuẩn tùm lum" như thế của bạn khiến tôi phải ngạc nhiên.

     
    Báo quản trị |  
  • #11991   02/02/2009

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    GIỜ THÌ CÓ 1 CHÚT THẤT VỌNG.........

    Nguyên văn mục 2.1 của nghị quyết 01/2005/NQ-HĐTP như sau :

    2. Về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 159 của BLTTDS

    2.1. Việc xác định thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu tòa án giải quyết vụ việc dân sự được thực hiện như sau:

    a) Đối với vụ việc dân sự mà trong văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu, thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật đó.
    Ví dụ 1: Đối với tranh chấp về hợp đồng kinh doanh bảo hiểm thì theo quy định tại Điều 30 của Luật kinh doanh bảo hiểm, thời hiệu khởi kiện về hợp đồng bảo hiểm là ba năm, kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp.
    Ví dụ 2: Đối với các tranh chấp về lao động thì thời hiệu khởi kiện các tranh chấp được quy định tương ứng tại Điều 167 của Bộ luật Lao động.
    Ví dụ 3: Đối với yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam, thì thời hiệu yêu cầu được quy định tại Điều 360 của BLTTDS.

    Ví dụ 4: Đối với các tranh chấp và yêu cầu tuyên bố hợp đồng dân sự vô hiệu, thì thời hiệu yêu cầu được quy định tại Điều 145 của BLDS.
    Nội dung người ta viết rõ như thế, kèm theo cả ví dụ cụ thể mà bạn lại hiểu Nghị quyết 32/QH11 và BLTTDS 2005 chính là những văn bản quy phạm pháp luật phải được áp dụng theo hướng dẫn tại điểm a mục 2.1 trên đây thì...................tôi chả còn biết nói gì hơn là sự thất vọng đang bắt đầu xuất hiện..........
    Bạn không phân biệt được điểm a mục 2.1 là dành cho vụ việc dân sự mà trong văn bản quy phạm pháp luật có qui định thời hiệu, còn việc của bạn giao kết từ 1990 và chính bạn cũng từng công nhận rằng giao dịch dân sự xác lập vào thời điểm đó thì không có văn bản pháp luật nào qui định thời hiệu khởi kiện kia mà ? Và, điểm b của mục 2.1 mới là hướng dẫn cho trường hợp của bạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #11992   04/02/2009

    tranvinh_61
    tranvinh_61

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/08/2008
    Tổng số bài viết (29)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    #ccc" align="center">Tôi và bạn TranVoThienThu đã có nhiều ý kiến trao đổi quanh vấn đề thời hiệu khởi kiện trong thời gian khá lâu ( từ năm ngoái đến tận năm nay ! ) nhưng đến nay vấn đề này vẫn “chưa phân thắng bại ”, chưa đến hồi kết . Cuộc tranh luận này về cơ bản đã đạt được một số đồng thuận nhất định trong áp dụng pháp luật : thời hiệu khởi kiện là 02 năm đối với các giao dịch dân sự được xác lập trước ngày 1/7/1991 . Vấn đề “mắc mứu” ở đây là thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện : thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện được tính kể từ ngày tranh chấp phát sinh hoặc kể từ ngày 1/1/2005 ?  Theo tôi, nguyên nhân của “ mắc mứu ”này chính vì cách hiểu khác nhau về tinh thần pháp luật và các nguyên tắc khi áp dụng pháp luật .

    Các văn bản quy phạm pháp luật được vận dụng ở đây ( trong trường hợp tranh luận này) không nhiều như có bạn đã viết , chỉ có 03 văn bản được vận dụng : Điểm 5 Nghị quyết số 32/2004/QH11 ngày 15.6.2004  , Điều 159 Bộ luật TTDS , Tiểu Mục 2.1 và 2.2 , Mục 2 Phần IV Nghị Quyết số 01/2005/ NQ-HĐTP. ( sau đây tôi viết tắt là NQ 32 , Điều 159 , NQ 01 )

    Để các bạn mới tham gia tiện theo dõi , tôi xin phép được hệ thống lại và tạm chia ra thành 03 nhóm có ý kiến , quan điểm khác nhau ( hoặc chưa có ý kiến ) như sau : 

    1.   Nhóm A , do bạn TranVoThienThu làm đại điện  . Nhóm A cho rằng, chỉ cần căn cứ vào Điều 159 và các hướng dẩn trong Tiểu Mục 2.1 của NQ 01  là đủ để đi đến kết luận : thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện được tính kể từ ngày 1/1/2005 . Theo nhóm A ,  NQ 01 (cụ thể là Tiểu Mục 2.1 , Mục 2 ) quy định thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện tính từ ngày 1/1/2005  (! ... ??) , do vậy, phải theo quy định của NQ 01 và nếu một ai đó không đồng ý với ý kiến này thì được xem là “cắt mất khúc đuôi”  quy định của pháp luật và được chụp lên một mỹ từ nghe rất kêu , cải chày cải cối !

    Mặc khác , tuy rằng Nhóm A chấp nhận NQ 32 và Điều 159 , nhưng lại sử dụng NQ 01 để lập luận – biên dịch  câu , chữ trong NQ 01 theo ý chủ quan để rồi lấy đó làm cơ sở dẩn dắt , áp đặt việc áp dụng Pháp luật !

    Bạn TranVoThienThu có đưa ra nhận định khá “táo bạo” : “Chỉ lưu ý lại rằng, những văn bản dưới Luật hướng dẫn thi hành Luật có giá trị thi hành như phải thi hành Luật ( nếu các văn bản này còn hiệu lực pháp luật ) và nếu nó có hiệu lực pháp luật, đương nhiên phải hiểu nó đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành Luật thông qua.”. Như vậy , qua nhận định này bạn đã “phát minh” ra “một trật tự mới”, đảo lộn trật tự “trên dưới”của hệ thống các Văn bản Pháp luật hiện hành, đặt một Văn bản pháp luật dưới Luật trở thành Luật (vì được Cơ quan Lập pháp - Quốc hội thông qua ) và hơn thế nữa . . . là “Siêu Luật” ( vì mới quá nên phải tạm gọi như thế ) ! !??

    2.  Nhóm B , do tôi làm đại diện . Nhóm B cho rằng, quy định của Cơ quan Lập pháp (Quốc hội) là Luật , là Văn bản pháp luật có cơ sở pháp lý cao nhất ,  như vậy, chỉ cần căn cứ vào NQ 32 và Điều 159 là đủ để kết luận : thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện được tính kể từ ngày phát sinh tranh chấp . Quy định của NQ 32 và Điều 159 là rất rõ ràng , đủ điều kiện để áp dụng , không cần phải viện dẩn thêm hướng dẩn trong trong các Văn bản dưới luật khác  . Các hướng dẩn trong Nghị Quyết của Hội đồng Thẩm phán là dùng để hướng dẩn pháp luật cho các cấp Tòa án , đương nhiên các hướng dẩn này phải phù hợp với các quy định Pháp luật . Như vậy,  nếu Luật đã có quy định và quy định rõ ràng rồi mà vẫn đưa thêm NQ 01 vào để viện dẫn là không thật sự cần thiết ( Xin chú ý  : việc không cần thiết phải vận dụng thêm một quy định pháp luật - không đồng nghĩa - với “cắt mất khúc đuôi” như bạn TranVoThienThu đã viết)

    Mặc khác, việc nhóm A (TranVoThienThu) vận dụng Tiểu Mục 2.1 Mục 2 , NQ 01 ( chỉ qui định về thời hiệu khởi kiện – thời hạn ) và “nhào nặn” nó để đi đến nhận định về thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện là cực kỳ . . . vô lý !? Chẳng khác nào “lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia” , “chứng minh một đường, kết luận một nẻo” .

    3.   Nhóm C , do các bạn có tham gia theo dõi tranh luận này làm . . . đại diện . Nhóm C chưa muốn phát biểu ? Đang bỏ “phiếu trắng” ?   hoặc . . . . .   ?   Không biết đến bao giờ thì nhóm C mới tham gia cho ý kiến ?

     
    Báo quản trị |  
  • #11993   04/02/2009

    tranvinh_61
    tranvinh_61

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/08/2008
    Tổng số bài viết (29)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    #ccc" align="left">Theo tôi , bạn TranVoThienThu lập luận dựa vào sự suy diễn các hướng dẫn tại Tiểu Mục 2.1, Mục 2, NQ 01 , bất chấp quy định rõ ràng , đầy đủ của Cơ quan Lập pháp là không đúng Pháp luật . Nhóm A không hiểu vô tình hay cố ý đã “lầm lẫn tai hại” giữa 2 khái niệm:  thời hiệu khởi kiện ( thời hạn )  và thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện ( thời điểm bắt đầu) . Xin chú ý sự khác nhau giữa 2 khái niệm : thời hạn  &  thời điểm bắt đầu thời hạn  .  

     Để tránh nói suông , tôi một lần nữa xin phân tích các Tiểu Mục 2.1 và 2.2 , Mục 2 , Phần IV, NQ 01 :

    *  Nếu đọc toàn bộ Mục 2 thì thấy rằng : Tiểu Mục 2.1 hướng dẩn cách tính thời hạn ( thời hiệu khởi kiện ) ; Tiểu Mục 2.2 hướng dẩn cách tính thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện ( thời điểm bắt đầu của thời hạn- thời hiệu ) .

    *   Theo Tiểu Mục 2.1 :

    2.1. Việc xác định thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu tòa án giải quyết vụ việc dân sự được thực hiện như sau:

    . . . .

     b) Đối với vụ việc dân sự mà trong văn bản quy phạm pháp luật không quy định thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu thì áp dụng quy định tại khoản 3 Điều 159 của BLTTDS về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu. Tuy nhiên, cần phân biệt như sau:

    b1) Nếu tranh chấp phát sinh trước ngày 01/01/2005, thì thời hạn hai năm, kể từ ngày 01/01/2005;

    b2) Nếu tranh chấp phát sinh từ ngày 01/01/2005, thì thời hạn hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm; . . . .”

    Theo trên thì rõ ràng : hướng dẩn tại tiểu mục này chỉ là hướng dẩn về thời hạn ( thời hiệu khởi kiện ) , không có từ ngữ nào hoặc ý nào có thể “liên tưởng” đến thời điểm bắt đầu thời hiệu . Ngay cả cách dùng từ ngữ trong NQ 01 cũng đã nhấn mạnh và nói rõ điều này  :  dùng từ “thời hạn” để diển đạt ý "một khoản thời gian" như định nghĩa về thời hiệu trong Luật  . Như vậy , với câu “Nếu tranh chấp phát sinh trước ngày 01/01/2005, thì thời hạn hai năm, kể từ ngày 01/01/2005;”  phải được hiểu đúng như sau : với tranh chấp phát sinh trước ngày 1/1/2005 , nếu từ ngày 1/1/2005 trở đi mà đương sự trong vụ việc có yêu cầu khởi kiện thì thời hiệu khởi kiện sẽ được tính là 02 năm ( vì BLTTDS có hiệu lực ngày 1/1/2005 nên nếu có yêu cầu khởi kiện trước 1/1/2005 thì không được áp dụng quy định cùa Điều 159 ). Xin chú ý  : thời hiệu khởi kiện (thời hạn) là 02 năm kể từ ngày 1/1/2005 - không đồng nghĩa - với thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện được tính kể từ ngày 1/1/2005 .
    Như vậy, Tiểu Mục 2.1 chỉ hướng dẩn cách tính thời hạn- thời hiệu khởi kiện , nếu có ai đó thắc mắc việc phải tính thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện như thế nào để cho vấn đề được giải quyết trọn vẹn thì "xin mời ". . . xem tiếp Tiểu Mục 2.2 .

    *   Theo Tiểu Mục 2.2 :

    “  2.2. Thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện:

    a) Thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện được tính kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm và được xác định như sau:

    a1) Đối với nghĩa vụ dân sự mà các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định thời hạn thực hiện, nếu hết thời hạn đó mà bên có nghĩa vụ: không thực hiện, thì ngày hết hạn thực hiện nghĩa vụ là ngày xảy ra vi phạm;   . . .   ”

    Qua phân tích nêu trên , rõ ràng các hướng dẩn của NQ 01 là hoàn toàn phù hợp với quy định Pháp luật hiện hành , cụ thể là NQ 32 và Điều 159,  như vậy , lập luận và kết luận của nhóm A về thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện khi giải thích Tiểu Mục 2.1, Mục 2, NQ 01 là không đúng cả về mặt ngữ nghĩa và tinh thần Luật .
    Do đó, theo khách quan mà nói thì việc vận dụng thêm NQ 01 vào cho trường hợp đang tranh luận này là hoàn toàn không cần thiết !

     
    Báo quản trị |  
  • #11994   05/02/2009

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    LẠI THÊM THẤT VỌNG...... !

    Tới thời điểm này tôi đã biết chính xác "yếu điểm" của tranvinh_61. Tuy nhiên, trước khi đề cập tới "yếu điểm" đó, cho phép tôi có ý kiến về vài vấn đề "râu ria" nhưng từng được hai bên đưa ra trong tranh luận. Đồng thời, qua đó tôi cũng thoả mãn luôn yêu cầu của tranvinh_61 rằng nếu tôi tự tin mình tranh luận đúng thì phải chỉ ra cho được cái sai trong lý luận của người đối thoại. Dưới đây là những cái sai "râu ria" của bạn khi tranh luận với tôi :
    1- Không đọc kỷ nên không hiểu nội dung trình bày của người đối thoại, dẫn tới tình trạng suy diễn lung tung. Chứng minh : nguyên văn phát biểu ngày 21/12/2008 của tôi như sau :"Đáng tiếc, vẫn có trường hợp tranh luận nhưng......... khi biết mình sai vẫn cố tình cãi tới ! Dân gian gọi là cãi chày, cãi cối hoặc " cãi ngang ba làng cãi không lại" !", nghĩa là tôi muốn nói cãi chày, cãi cối hoặc cãi ngang ba làng cãi không lại là dành cho người có đủ trình độ, đủ kiến thức để nhận biết mình sai nhưng vẫn cố tình cãi tới. Như vậy những trường hợp không đủ kiến thức, trình độ để nhận biết mình sai thì không được gắn cho các "mỹ từ" nghe rất kêu kia. Bạn đã không hiểu ý nghĩa câu nói của tôi nên tự suy diễn rằng bất cứ ai trái ý tôi sẽ bị tôi "chụp" cho "mỹ từ" nghe rất kêu là cãi chày, cãi cối ! Với tôi, người cãi chày, cãi cối, cãi ngang ba làng cãi không lại đáng được trân trọng ở trình độ, kiến thức nhưng cần phê phán ở chổ đạo đức, chỉ vì tự ái, sĩ diện mà biết mình sai vẫn không thừa nhận mình sai lại còn cãi tới, họ khác với người hoàn toàn mù về đề tài tranh luận nhưng lại thích "thưa, thốt" chứ không chịu "dựa cột mà nghe", trường hợp này tôi "chụp" cho "mỹ từ" khác là ĂN ỐC NÓI MÒ chứ không phải cãi chày, cãi cối, tranvinh_61 ạ.

     
    Báo quản trị |  
  • #11995   05/02/2009

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Thưa các anh, tuy tôi không trực tiếp tham gia thảo luận tại chủ đề này (vì không biết nên đang "dựa cột mà nghe"!) nhưng tôi vẫn chăm chú theo dõi các ý kiến của các anh. Tôi rất mừng khi thấy trên LawSoft hiếm có chủ đề nào thảo luận, tranh luận sôi nổi như chủ đề này. Đó là điều rất đáng quý.

    Tôi biết, các anh đã đều lớn tuổi. Tôi kính mong các anh bình tĩnh trong tranh luận để tiếp cận chân lý chứ không phải để thắng thua, do vậy, cần hết sức tránh những từ ngữ làm tổn thương lòng tự trọng của người đối thoại!
    Xin cảm ơn!
     
    Báo quản trị |  
  • #11996   05/02/2009

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    2- Bạn hay hô hoán bị người đối thoại "chụp" này nọ trong khi chính bạn mới là "vua chụp" người đối thoại. Chứng minh : tôi nói :"...............đương nhiên phải hiểu nó đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành Luật thông qua.”. Việc này tôi nghĩ không có gì khó hiểu, đã gọi là văn bản dưới Luật hướng dẫn thi hành Luật thì nội dung phải cụ thể, chi tiết hơn để dễ thi hành những điều Luật nhưng không được phép vượt ra ngoài khuôn khổ qui định của Luật. Muốn đảm bảo điều đó thì phải kiểm tra trước khi nó được ban hành mà người kiểm tra chính xác nhất xem nó có vượt ra ngoài khuôn khổ của Luật qui định hay không là ai ngoài chính cơ quan ban hành Luật ?
    Chắc ai cũng phải thừa nhận thực chất văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành Luật chính là Luật nhưng được hướng dẫn thực hiện một cách cụ thể, chi tiết và đã được báo cáo thông qua cơ quan ban hành Luật và một khi đã được ban hành thì nó phải có hiệu lực pháp luật buộc mọi công dân phải tuân theo. Như vậy việc tôi nói Văn bản dưới Luật hướng dẫn thi hành Luật có giá trị thi hành NHƯ phải thi hành Luật thì có gì sai ?
    Nội dung trình bày của tôi chỉ bấy nhiêu, hoàn toàn tôi không bảo Văn bản dưới luật có giá trị pháp lý cao hơn Luật nhưng tranvinh_61 đã "chụp" cho tôi đủ thứ : " bạn đã “phát minh” ra “một trật tự mới”, đảo lộn trật tự “trên dưới”của hệ thống các Văn bản Pháp luật hiện hành, đặt một Văn bản pháp luật dưới Luật trở thành Luật (vì được Cơ quan Lập pháp - Quốc hội thông qua ) và hơn thế nữa . . . là “Siêu Luật” ( vì mới quá nên phải tạm gọi như thế ) ! !?? "

     
    Báo quản trị |  
  • #11997   05/02/2009

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    CÁM ƠN ANH PHANANHCUONG ĐÃ NHẮC NHỞ

    Không ngờ giờ này ngoài tôi ra còn có Anh PhanAnhCuong trên Lawsoft. Xin cảm ơn sự nhắc nhở của anh. Tôi hứa và mong anh hãy yên tâm rằng tôi luôn biết kềm chế để lựa chọn từ ngữ thích hợp nhất và tôi tin bạn tranvinh_61 cũng vậy, với tôi, ngoài lúc tranh luận ra, bao giờ tôi cũng xem tranvinh_61 là bạn ( tất nhiên nếu bạn tranvinh_61 đồng ý ). Chúng ta tranh luận chứ nào phải...........phải không tranvinh_61 ? Và từ phần đầu của đề tài này tôi đã từng nói tranh luận để thống nhất công nhận chân lý chứ không phải thắng, thua.
    Khuya rồi, tôi phải đi nghĩ. Ngày mai tôi sẽ lại tiếp tục trình bày cho hết ý. Anh Cường cũng nên nghĩ đi để mai có sức mà làm việc chứ. Riêng chị TN2008 giờ này bên Đức có lẻ là ban ngày nên cứ thoải mái trên mạng nhé. Thân chào.

     
    Báo quản trị |  
  • #11998   05/02/2009

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    TranVoThienThu viết:

    2- Bạn hay hô hoán bị người đối thoại "chụp" này nọ trong khi chính bạn mới là "vua chụp" người đối thoại. Chứng minh : tôi nói :"...............đương nhiên phải hiểu nó đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành Luật thông qua.”. Việc này tôi nghĩ không có gì khó hiểu, đã gọi là văn bản dưới Luật hướng dẫn thi hành Luật thì nội dung phải cụ thể, chi tiết hơn để dễ thi hành những điều Luật nhưng không được phép vượt ra ngoài khuôn khổ qui định của Luật. Muốn đảm bảo điều đó thì phải kiểm tra trước khi nó được ban hành mà người kiểm tra chính xác nhất xem nó có vượt ra ngoài khuôn khổ của Luật qui định hay không là ai ngoài chính cơ quan ban hành Luật ?
    Chắc ai cũng phải thừa nhận thực chất văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành Luật chính là Luật nhưng được hướng dẫn thực hiện một cách cụ thể, chi tiết và đã được báo cáo thông qua cơ quan ban hành Luật và một khi đã được ban hành thì nó phải có hiệu lực pháp luật buộc mọi công dân phải tuân theo. Như vậy việc tôi nói Văn bản dưới Luật hướng dẫn thi hành Luật có giá trị thi hành NHƯ phải thi hành Luật thì có gì sai ?
    Nội dung trình bày của tôi chỉ bấy nhiêu, hoàn toàn tôi không bảo Văn bản dưới luật có giá trị pháp lý cao hơn Luật nhưng tranvinh_61 đã "chụp" cho tôi đủ thứ : " bạn đã “phát minh” ra “một trật tự mới”, đảo lộn trật tự “trên dưới”của hệ thống các Văn bản Pháp luật hiện hành, đặt một Văn bản pháp luật dưới Luật trở thành Luật (vì được Cơ quan Lập pháp - Quốc hội thông qua ) và hơn thế nữa . . . là “Siêu Luật” ( vì mới quá nên phải tạm gọi như thế ) ! !?? "



    Riêng ý kiến trên của anh TranVoThienThu trên đây thì tôi xin mạn phép trao đổi, đặc biệt là những dòng tôi kích to tô màu xanh:

    Ai cũng biết, Luật do Quốc hội thông qua. Các văn bản dưới luật do các cơ quan có thẩm quyền khác trong bộ máy Nhà nước ban hành căn cứ vào chức năng, thẩm quyền của mình. Không bao giờ các cơ quan ban hành văn bản dưới luật phải "báo cáo" Quốc hội trước khi muốn ban hành văn bản nào đó; không bao giờ Quốc hội phải "thông qua" một văn bản dưới luật nào đó. Bởi vì điều này không thuộc thẩm quyền của Quốc hội và trong thực tiễn, nếu có quy định như vậy cũng không thể khả thi. Quốc hội họp mỗi năm chỉ có 2 lần, mỗi lần chỉ có hơn 30 ngày. Trong hơn 30 ngày đó luôn có hàng núi công việc; các phần việc trong từng phiên họp đã được lên kế hoạch trước cả tháng và thông thường khi thực hiện thì thời gian luôn luôn không đủ nên nhiều kỳ họp đã phải quyết định làm thêm cả ngày nghỉ! 

    Các văn bản dưới luật không bao giờ được coi là luật. Luật và các văn bản dưới luật đều là các văn bản quy phạm pháp luật, do vậy nó đều có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện. Tuy vậy, nếu xét về tương quan giữa các loại văn bản quy phạm pháp luật với nhau thì cần phân biệt thứ bậc hiệu lực pháp lý của chúng. Để nói rõ thêm vấn đề này, tôi xin trích Điều 2 Luật Ban hành VBQPPL hiện hành:
     

    Điều 2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

    1. Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.

    2. Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

    3. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

    4. Nghị định của Chính phủ.

    5. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

    6. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao.

    7. Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

    8. Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

    9. Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước.

    10. Nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội.

    11. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Toà án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

    12. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân.


     
    Báo quản trị |  
  • #11999   05/02/2009

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần



     

    tranvinh_61 viết:

    Theo tôi , bạn TranVoThienThu lập luận dựa vào sự suy diễn các hướng dẫn tại Tiểu Mục 2.1, Mục 2, NQ 01 , bất chấp quy định rõ ràng , đầy đủ của Cơ quan Lập pháp là không đúng Pháp luật . Nhóm A không hiểu vô tình hay cố ý đã “lầm lẫn tai hại” giữa 2 khái niệm:  thời hiệu khởi kiện ( thời hạn )  và thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện ( thời điểm bắt đầu) . Xin chú ý sự khác nhau giữa 2 khái niệm : thời hạn  &  thời điểm bắt đầu thời hạn  .  

     Để tránh nói suông , tôi một lần nữa xin phân tích các Tiểu Mục 2.1 và 2.2 , Mục 2 , Phần IV, NQ 01 :

    *  Nếu đọc toàn bộ Mục 2 thì thấy rằng : Tiểu Mục 2.1 hướng dẩn cách tính thời hạn ( thời hiệu khởi kiện ) ; Tiểu Mục 2.2 hướng dẩn cách tính thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện ( thời điểm bắt đầu của thời hạn- thời hiệu ) .

    *   Theo Tiểu Mục 2.1 :

    2.1. Việc xác định thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu tòa án giải quyết vụ việc dân sự được thực hiện như sau:

    . . . .

     b) Đối với vụ việc dân sự mà trong văn bản quy phạm pháp luật không quy định thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu thì áp dụng quy định tại khoản 3 Điều 159 của BLTTDS về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu. Tuy nhiên, cần phân biệt như sau:

    b1) Nếu tranh chấp phát sinh trước ngày 01/01/2005, thì thời hạn hai năm, kể từ ngày 01/01/2005;

    b2) Nếu tranh chấp phát sinh từ ngày 01/01/2005, thì thời hạn hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm; . . . .”

    Theo trên thì rõ ràng : hướng dẩn tại tiểu mục này chỉ là hướng dẩn về thời hạn ( thời hiệu khởi kiện ) , không có từ ngữ nào hoặc ý nào có thể “liên tưởng” đến thời điểm bắt đầu thời hiệu . Ngay cả cách dùng từ ngữ trong NQ 01 cũng đã nhấn mạnh và nói rõ điều này  :  dùng từ “thời hạn” để diển đạt ý "một khoản thời gian" như định nghĩa về thời hiệu trong Luật  . Như vậy , với câu “Nếu tranh chấp phát sinh trước ngày 01/01/2005, thì thời hạn hai năm, kể từ ngày 01/01/2005;”  phải được hiểu đúng như sau : với tranh chấp phát sinh trước ngày 1/1/2005 , nếu từ ngày 1/1/2005 trở đi mà đương sự trong vụ việc có yêu cầu khởi kiện thì thời hiệu khởi kiện sẽ được tính là 02 năm ( vì BLTTDS có hiệu lực ngày 1/1/2005 nên nếu có yêu cầu khởi kiện trước 1/1/2005 thì không được áp dụng quy định cùa Điều 159 ). Xin chú ý  : thời hiệu khởi kiện (thời hạn) là 02 năm kể từ ngày 1/1/2005 - không đồng nghĩa - với thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện được tính kể từ ngày 1/1/2005 .
    Như vậy, Tiểu Mục 2.1 chỉ hướng dẩn cách tính thời hạn- thời hiệu khởi kiện , nếu có ai đó thắc mắc việc phải tính thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện như thế nào để cho vấn đề được giải quyết trọn vẹn thì "xin mời ". . . xem tiếp Tiểu Mục 2.2 .

    *   Theo Tiểu Mục 2.2 :

    “  2.2. Thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện:

    a) Thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện được tính kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm và được xác định như sau:

    a1) Đối với nghĩa vụ dân sự mà các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định thời hạn thực hiện, nếu hết thời hạn đó mà bên có nghĩa vụ: không thực hiện, thì ngày hết hạn thực hiện nghĩa vụ là ngày xảy ra vi phạm;   . . .   ”

    Qua phân tích nêu trên , rõ ràng các hướng dẩn của NQ 01 là hoàn toàn phù hợp với quy định Pháp luật hiện hành , cụ thể là NQ 32 và Điều 159,  như vậy , lập luận và kết luận của nhóm A về thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện khi giải thích Tiểu Mục 2.1, Mục 2, NQ 01 là không đúng cả về mặt ngữ nghĩa và tinh thần Luật .
    Do đó, theo khách quan mà nói thì việc vận dụng thêm NQ 01 vào cho trường hợp đang tranh luận này là hoàn toàn không cần thiết !



    Riêng ý kiến trên đây của anh tranvinh_61 thì tôi xin phép phát biểu rằng tôi không thể đồng tình! 

    Tôi xin đưa nguyên văn đoạn trích trong Nghị quyết số 01/2005 của HĐTP rồi chúng ta bàn tiếp:

    NGHỊ QUYẾT CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN

    TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
    (Số: 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31 tháng 03 năm 2005)

    Hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất "Những quy định chung"

    của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004

    ......

    2. Về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 159 của BLTTDS

    2.1. Việc xác định thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu tòa án giải quyết vụ việc dân sự được thực hiện như sau:

    a) Đối với vụ việc dân sự mà trong văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu, thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật đó.

    Ví dụ 1: Đối với tranh chấp về hợp đồng kinh doanh bảo hiểm thì theo quy định tại Điều 30 của Luật kinh doanh bảo hiểm, thời hiệu khởi kiện về hợp đồng bảo hiểm là ba năm, kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp.

    Ví dụ 2: Đối với các tranh chấp về lao động thì thời hiệu khởi kiện các tranh chấp được quy định tương ứng tại Điều 167 của Bộ luật Lao động.

    Ví dụ 3: Đối với yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam, thì thời hiệu yêu cầu được quy định tại Điều 360 của BLTTDS.

    Ví dụ 4: Đối với các tranh chấp và yêu cầu tuyên bố hợp đồng dân sự vô hiệu, thì thời hiệu yêu cầu được quy định tại Điều 145 của BLDS.

    b) Đối với vụ việc dân sự mà trong văn bản quy phạm pháp luật không quy định thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu thì áp dụng quy định tại khoản 3 Điều 159 của BLTTDS về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu. Tuy nhiên, cần phân biệt như sau:

    b1) Nếu tranh chấp phát sinh trước ngày 01/01/2005, thì thời hạn hai năm, kể từ ngày 01/01/2005;

    b2) Nếu tranh chấp phát sinh từ ngày 01/01/2005, thì thời hạn hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm;

    b3) Nếu quyền yêu cầu phát sinh trước ngày 01/01/2005, thì thời hạn một năm, kể từ ngày 01/01/2005;

    b4) Nếu quyền yêu cầu phát sinh từ ngày 01/01/2005, thì thời hạn một năm, kể từ ngày phát sinh quyền yêu cầu.

    2.2. Thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện:

    a) Thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện được tính kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm và được xác định như sau:

    a1) Đối với nghĩa vụ dân sự mà các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định thời hạn thực hiện, nếu hết thời hạn đó mà bên có nghĩa vụ: không thực hiện, thì ngày hết hạn thực hiện nghĩa vụ là ngày xảy ra vi phạm;

    a2) Đối với nghĩa vụ dân sự mà các bên không thỏa thuận hoặc pháp luật không quy định thời hạn thực hiện, nhưng theo quy định của pháp luật các bên có thể thực hiện nghĩa vụ hoặc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo cho nhau biết trước trong một thời gian hợp lý, nếu hết thời hạn đã được thông báo đó bên có nghĩa vụ không thực hiện, thì ngày hết thời hạn đã được thông báo là ngày xảy ra vi phạm;

    a3) Trường hợp khi hết hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự, các bên có thỏa thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ đó, thì việc xác định ngày vi phạm căn cứ vào ngày chấm dứt thỏa thuận của các bên và được thực hiện như hướng dẫn tại điểm a1 và điểm a2 tiểu mục 2.2 này;

    a4) Trong quá trình thực hiện hợp đồng mà có vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng, thì ngày vi phạm nghĩa vụ là ngày xảy ra vi phạm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Nếu một bên đơn phương đình chỉ hợp đồng thì ngày đơn phương đình chỉ hợp đồng là ngày vi phạm.

    a5) Đối với trường hợp đòi bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm tài sản, sức khỏe, tính mạng..., thì ngày xảy ra hành vi xâm phạm tài sản, sức khỏe, tính mạng... 1à ngày vi phạm.

    a6) Trong một quan hệ pháp luật hoặc trong một giao dịch dân sự, nếu hành vi xâm phạm xảy ra ở nhiều thời điểm khác nhau, thì thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện được tính kể từ thời điểm xảy ra hành vi xâm phạm cuối cùng.

    a7) Trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm a1, a2, a3, a4, a5 và a6 tiểu mục 2.2 này nếu các bên có thoả thuận khác về thời hiệu, thì thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện được tính theo thỏa thuận của các bên.

    b) Theo quy định tại Điều 160 của BLTTDS thì các quy định của Bộ luật Dân sự về thời hiệu được áp dụng trong tố tụng dân sự; do đó, việc không áp dụng thời hiệu khởi kiện, thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện, bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện... được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự.

    Nếu đọc toàn văn đoạn trích trên thì sẽ thấy cách hiểu của anh TranVinh sau đây:

    Trích dẫn:
    với câu “Nếu tranh chấp phát sinh trước ngày 01/01/2005, thì thời hạn hai năm, kể từ ngày 01/01/2005;”  phải được hiểu đúng như sau : với tranh chấp phát sinh trước ngày 1/1/2005 , nếu từ ngày 1/1/2005 trở đi mà đương sự trong vụ việc có yêu cầu khởi kiện thì thời hiệu khởi kiện sẽ được tính là 02 năm ( vì BLTTDS có hiệu lực ngày 1/1/2005 nên nếu có yêu cầu khởi kiện trước 1/1/2005 thì không được áp dụng quy định cùa Điều 159 ). Xin chú ý  : thời hiệu khởi kiện (thời hạn) là 02 năm kể từ ngày 1/1/2005 - không đồng nghĩa - với thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện được tính kể từ ngày 1/1/2005 .


    là không đúng với tinh thần của quy phạm pháp luật.

    Về câu “Nếu tranh chấp phát sinh trước ngày 01/01/2005, thì thời hạn hai năm, kể từ ngày 01/01/2005;” , theo tôi, cần phải hiểu rằng thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày 1/1/2005.

    Tuy vậy, cần lưu ý rằng quy định này chỉ áp dụng đối với vụ việc dân sự mà trong văn bản quy phạm pháp luật không quy định thời hiệu khởi kiện. Thông thường, thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện tính từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm. Tuy nhiên, riêng đối với vụ việc dân sự mà trong văn bản quy phạm pháp luật không quy định thời hiệu khởi kiện và nếu tranh chấp phát sinh trước ngày 01/01/2005 thì bắt đầu từ ngày 1/1/2005 đến ngày 1/1/2007 (hai năm)đương sự có quyền khởi kiện, dù tranh chấp phát sinh từ bất cứ ngày nào, năm nào, miễn là trước ngày 1/1/2005.  

     
    Báo quản trị |  
  • #12000   05/02/2009

    thuongluong306
    thuongluong306
    Top 150


    Cao Bằng, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2008
    Tổng số bài viết (644)
    Số điểm: 1670
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 36 lần


    Cuộc "bút chiến" này căng thẳng quá nhỉ.? Hay!!!
    Tôi nghĩ anh Tranvinh cũng là một tay luật cừ khôi ấy chứ, chỉ có điều anh là người gặp khó khăn hơn khi phải chứng minh điều "ngược lại". Còn bác Tranvothienthu thì khỏi nói rồi,  dạn dày kinh nghiệm trong tranh  luận và có kiến thức uyên thâm, may tôi không nhận chức "thẩm phán" mà anh Tran vinh có nhã ý "cân nhắc".
    Cũng như bác Phananhcuong, tôi tiếp tục " dựa cột mà nghe".

     
    Báo quản trị |  
  • #12001   06/02/2009

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    KÍNH GỞI ANH CƯỜNG

    Một lần nữa xin cám ơn anh về sự nhắc nhở việc văn bản dưới luật có được báo cáo thông qua Quốc hội hay không. Đây là một vấn đề tế nhị, đúng ra tôi không được phép phát biểu khẳng định rằng văn bản dưới luật nhất định phải có báo cáo thông qua Quốc hội bởi vì như anh nói thì không có điều luật nào qui định Quốc hội có thẩm quyền đó, hơn nữa nếu có thì cũng không khả thi do Quốc hội không có thời gian.

    Một việc khác là tôi cũng thừa biết văn bản dưới luật không bao giờ được coi là luật cho nên tôi mới sử dụng thêm hai từ "thực chất", nhưng đúng ra tôi cũng không nên phát biểu như vậy bởi không có điều luật nào qui định văn bản dưới Luật thực chất là Luật nhưng được hướng dẫn thi hành cụ thể, chi tiết hơn.

    Vì những lẽ vừa nêu, tôi thành thật nhận khuyết điểm với tất cả các bạn có tham gia hoặc đọc chủ đề này nói chung và quí vị chủ tiệm càphê lawsoft nói riêng.

    Tuy nhiên, tôi cũng xin được nói thêm ngoài lề rằng giữa lý thuyết danh chánh ngôn thuận với thực tế luôn luôn có một khoảng cách, nhất là với những vấn đề nhạy cảm. Ví dụ 1 : danh chánh ngôn thuận thì không có điều luật nào qui định việc kiểm duyệt báo chí, trái lại còn đề cao tự do báo chí, tự do ngôn luận, thế nhưng thực tế trước khi đăng và phát hành, nội dung tờ báo có phải qua duyệt hay không thì chưa dám chắc, chỉ biết rằng thực tế hiện nay Nhà nước của chúng ta chưa cho phép tư nhân làm Báo !

    Ví dụ 2 : ở diễn đàn À ra thế của Báo Pháp luật TPHCM đôi khi có những đề bài mà Luật và văn bản dưới luật "đá" nhau khiến người "ôm" luật cũng đúng mà người "ôm" văn bản dưới Luật cũng không sai, cuối cùng ban tổ chức phải công nhận cả hai đều đúng và phát thưởng như nhau, như vậy Báo Pháp luật TPHCM đã "quên" thứ bậc hiệu lực pháp lý của Luật và Văn bản dưới luật chăng ?

    Ví dụ 3 : đây là ví dụ sinh động nhất vì đang diễn ra hằng ngày trong đời sống xã hội : Luật đất đai 2003 qui định người được cấp GCNQSDĐ theo khoản 4 điều 50 của Luật này thì không phải đóng tiền sử dụng đất, thế nhưng nghị định 84/2007/NĐ-CP lại hướng dẫn người được cấp GCNQSDĐ theo khoản 4 điều 50 Luật đất đai 2003 chỉ không đóng tiền SDĐ đối với phần trong hạn mức, còn phần ngoài hạn mức thì vẫn phải đóng tiền SDĐ theo qui định. Rõ ràng Luật và Văn bản dưới Luật "đá" nhau, tại sao khắp nơi trong nước các cơ quan có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ không "ôm" Luật để người được Cấp GCNQSDĐ theo diện này khỏi phải đóng tiền SDĐ mà cứ "ôm" khư khư Nghị định 84 khiến người không biết phải tốn tiền "trái Luật", còn ai biết khiếu nại thì hồ sơ bị ngâm vô thời hạn ? Đâu rồi trật tự, thứ bậc hiệu lực pháp lý của Luật và Văn bản dưới luật ? Và, trong trường hợp ở ví dụ 2 và 3, Văn bản dưới Luật có được xem thực chất như Luật, thậm chí như ở ví dụ 3 còn hơn cả Luật, là "siêu Luật" không hả các bạn ?

    Tôi đồng ý với Anh Cường thời gian của Quốc hội rất eo hẹp, nhưng đó là đại hội Quốc hội, còn thường ngày, Quốc hội vẫn có các Uỷ ban làm việc bình thường như Uỷ ban Pháp Luật, Uỷ ban Tư pháp................Nếu cần, những Uỷ ban này của Quốc hội thừa sức giám sát việc ban hành văn bản dưới Luật có đúng Luật hay không.

    Cuối cùng tôi muốn nói rằng có những nội dung trình bày sai về lý thuyết bởi không có căn cứ pháp luật nhưng chưa chắc đã sai nếu xem xét theo thực tế ngoài đời sống xã hội. Tôi là người thiên về thực tế nhiều hơn và nghĩ các bạn cũng thế nên đôi khi phát biểu "trái luật" âu cũng là thường tình, chắc các bạn sẽ dễ dàng bỏ qua cho. Nhưng tôi thà thực tế và cam chịu ( đôi khi thôi ) bị phê bình nói không căn cứ chứ nhất định không chỉ bám lý thuyết để bị rơi vào tình cảnh "lơ lửng trên mây". Từ sự góp ý của Anh Cường, tôi sẽ rút kinh nghiệm để trình bày sao cho vẫn nói lên được kinh nghiệm thực tế của mình nhưng không bị phê bình là nói không căn cứ. Đây chỉ là ý kiến ngoài lề, hoàn toàn tôi không có ý đưa nó thành đề tài mới để tranh luận cùng Anh PhanAnhCuong hay bất cứ bạn nào khác.

     
    Báo quản trị |  
  • #12002   05/02/2009

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    XIN TIẾP TỤC TRỞ LẠI VỚI TRANVINH_61

    Vậy là "nhóm C" mà đại diện là Anh PhanAnhCuong đã lên tiếng. Tuy nhiên, tôi vẫn phải nói hết ý kiến của mình về những cái sai trong tranh luận của bạn Tranvinh_61 :
    3- Nói đi, nói lại, trước sau bất nhất, tự mình mâu thuẩn với chính mình. Chứng minh : có lúc bạn khẳng định việc C kiện A phải lấy căn cứ pháp luật là điều 5 Nghị quyết 32/QH11 để tính thời hiệu, tức bạn thừa nhận vụ việc dân sự giữa A và C thuộc trường hợp pháp luật không có qui định về thời hiệu khởi kiện và xảy ra tranh chấp trước ngày BLTTDS có hiệu lực, nhưng rồi lúc khác bạn lại cho rằng vụ việc này pháp luật có qui định thời hiệu khởi kiện là 2 năm và chứng minh bằng cách viện dẫn mục 2.1 của NQ 01/2005 với lời gút đầy ấn tượng bằng câu hỏi :" Theo bạn , Nghị Quyết của Quốc hội và Bộ luật TTDS có phải là “văn bản quy phạm pháp luật” theo quy định của NQ 01/2005 không ?".
    Rất đơn giản để chứng minh việc nói đi, nói lại này của bạn là không đúng pháp luật, bởi vụ việc dân sự giữa A và C chúng ta đã thống nhất là pháp luật không có qui định thời hiệu khởi kiện và xảy ra tranh chấp từ trước 01/01/2005, trong khi mục 2.1 của NQ 01/2005 rành rành qui định cho các vụ việc dân sự mà trong các Văn bản quy phạm pháp luật có quy định thời hiệu khởi kiện. Nói cách khác, đúng NQ 32/QH11 và BLTTDS là văn bản quy phạm pháp luật qui định thời hiệu khởi kiện đối với vụ việc dân sự của A và C nhưng nó chỉ có giá trị từ ngày các văn bản quy phạm pháp luật này có hiệu lực, còn tại thời điểm xác lập giao dịch dân sự giữa A và C ( 1990 ) thì hai văn bản quy phạm pháp luật này chưa ra đời, đương nhiên không thể xem là 2 văn bản quy phạm pháp luật qui định thời hiệu khởi kiện cho vụ việc này được ( tại thời điểm giao dịch được xác lập cho tới trước ngày BLTTDS có hiệu lực ). Như vậy, ngoài việc nói đi, nói lại, tự mình mâu thuẩn với chính mình, bạn còn thể hiện việc lấy râu ông nọ ( căn cứ pháp luật dành cho vụ việc mà văn bản quy phạm pháp luật có qui định thời hiệu khởi kiện ) để cắm vào cằm bà kia ( bào chửa cho vụ việc mà văn bản pháp luật không có qui định thời hiệu khởi kiện ).

     
    Báo quản trị |