Nhập tài sản chung trong hôn nhân

Chủ đề   RSS   
  • #11902 16/09/2009

    tranvinh_61

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/08/2008
    Tổng số bài viết (29)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Nhập tài sản chung trong hôn nhân

    Tôi có 1 tình huống sau mong được cho ý kiến :

     -         Chị tôi kết hôn vào năm 1993 . Anh rể tôi đứng tên sở hữu hợp pháp một căn nhà từ năm 1992 ( trước khi kết hôn).

    -         Vào năm 2006 anh rể tôi vướng vào 1 tranh chấp có liên quan đến căn nhà. Người khởi kiện cho rằng anh rể tôi chỉ là “người đứng tên giùm” . Chị tôi được Tòa án xác định là “người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan” ( vì là vợ )

    -         Trước phiên xét xử , chị tôi trình ra một văn bản viết tay có nội dung : anh rể tôi đồng ý nhập tài sản riêng (căn nhà) vào tài sản chung của vợ chồng (cho chị tôi được đồng sở hữu). Văn bản viết tay này có chữ ký của cả hai vợ chồng , ngòai ra còn có hai người hàng xóm (bạn) làm chứng và tất cả được ký vào năm 1995 . Chị tôi có yêu cầu là :  quyền sở hữu ½ căn nhà này là của chị đã được xác lập, vậy trước tiên phải xem xét đến quyền sở hữu thực tế của chủ sở hữu . Về  ½ căn nhà còn lại là của anh rể tôi , Tòa án cứ việc giải quyết tranh chấp theo pháp luật .

    -         Văn bản viết tay này bị Tòa án bác với lý do “ không có chứng thực của chính quyền ”, như vậy, quyền sở hữu của chị tôi bị tước đọat một cách nhẹ nhàng !

     Xin cho hỏi :

    * Nhận định của Tòa án có đúng Pháp luật không ?

    * Chị tôi phải dùng căn cứ pháp luật gì để kháng cáo để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình ?

    * Theo điều 13, Nghị định 70/2001/NĐ-CP :

    Việc nhập tài sản là nhà ở, quyền sử dụng đất và các tài sản khác có giá trị lớn thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng vào tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật Hôn nhân và gia đình phải được lập thành văn bản, có chữ ký của cả vợ và chồng. Văn bản đó có thể được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.

    Câu : “Văn bản đó có thể được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.” phải được hiểu và vận dụng trong thực tế như thế nào ? Có ứng dụng được cho trường hợp nêu trên không ?

    Rất mong sự góp ý của các bạn.

     
    47177 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

9 Trang «<56789>
Thảo luận
  • #12023   07/03/2009

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    ANH CƯỜNG KÍNH MẾN

    Tối qua tôi phát hiện ở chuyên mục dân sự có bạn trẻ JECHI_8X tư vấn rất tuyệt. Tuy bạn này chỉ mới có rất ít bài nhưng với phong cách đó, đầy hứa hẹn ở ngày mai. Mấy hôm nay lại thấy lai rai đây đó bài của haivinhphuc88, tôi lật đật tìm coi thông tin cá nhân của vị này nhưng không có  gì nhiều. Giờ đọc bài này, đừng nói là thành viên ở nước ngoài mới phải khiếp vía với giới Nông dân Việt Nam trong nước mà chính tôi cũng phải khiếp đó.

    Chúng ta đã sắp có lớp hậu bối thay thế rồi, phải không Anh Cường ?

     
    Báo quản trị |  
  • #12024   07/03/2009

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần



    Chết chết, sao anh TranVoThienThu lại viết như vậy? Sao anh dám gọi ai đó là "hậu bối"? Cái "ông nông dân" này, như tôi nói trên kia, chắc gì đã là nông dân? Ông ta ít hay nhiều tuổi, tôi và anh chưa biết, đúng không? Bản thân tôi, tôi tự nhận rằng mình còn trẻ lắm, chả dám coi ai là "hậu bối" cả!!!
     
    Báo quản trị |  
  • #12025   07/03/2009

    haivinhphuc88
    haivinhphuc88

    Sơ sinh

    Vĩnh Phúc, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2009
    Tổng số bài viết (108)
    Số điểm: 350
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    KÍNH THƯA HAI BÁC TRANVOTHIENTHU VÀ PHANANHCUONG

    Em mò mẫm trên lawsof và đọc được thông tin của bác TN2008 lưu ý bác tranvothienthu ( chuyên mục Nghề Luật ) , đại khái Bác thienthu đã vào ngưỡng U60 ! Thế là em đối chiếu với thái độ rất kính trọng mà Bác tranvothienthu và Bác phananhcuong dành cho nhau trên này, em suy ra Bác phananhcuong chắc không thể nhỏ tuổi hơn bác Thienthu.
    Thế cho nên dù bác phananhcuong có tự nhận mình còn trẻ lắm, chả dám nhận ai làm "hậu bối" thì em vẫn cứ tự nhận mình là hậu bối của các bác.

     
    Báo quản trị |  
  • #12026   08/03/2009

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Thưa anh haivinhphuc88 ! Tôi e rằng nếu anh em mình nói mãi chuyện này thì sẽ khiến mọi người khó chịu vì chúng ta đi lạc đề (Anh thông cảm, ngoài cái quyền là thành viên để thảo luận cùng anh em, tôi còn có trách nhiệm làm smod - chuyên gia "chặt chém", "xoá bài"- của LawSoft!!!)

    Tôi chỉ muốn "nói lại cho rõ": Tôi và anh TranVoThienThu đã từng nhậu với nhau nên tôi biết rõ, anh ấy còn rất trẻ, phong độ và... cao ráo, đẹp rai. Cái thông tin v/v anh ấy U60 là hoàn toàn không chính xác!!!!!
     
    Báo quản trị |  
  • #12027   09/03/2009

    TN2008
    TN2008
    Top 500
    Female
    Sơ sinh

    Vĩnh Long, Việt Nam
    Tham gia:22/10/2008
    Tổng số bài viết (134)
    Số điểm: 385
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 1 lần


    Tôi không am hiểu pháp luật nhiều, nên bấy lâu nay chỉ dựa cột nghe các bác tranh luận, tôi cám ơn bác nông dân haivinhphuc88 đã trình bài rỏ ràng, dể hiểu. Bác thiệt là "nông dân" thời đại internet đấy.

    @bác phananhcuong à, dĩ nhiên là anh TranVoThienThu vẫn "còn rất trẻ, phong độ và... cao ráo, đẹp (t)rai" như anh nói. Nếu trên 50, mà dưới 60 thì là U60 (Under) không phải sao bác Cuong?
     
    Báo quản trị |  
  • #12028   20/03/2009

    tybuty
    tybuty

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/02/2009
    Tổng số bài viết (26)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Kg : bác haivinhphuc

    Em cũng giống như bác haivinhphuc88 , đọc các tranh luận của các bậc đàn anh ( chị ) thấy hay quá nhưng lại dừng đột ngột nên cũng tham gia tí chút , nếu có lỡ lời đưa ra những ý kiến ngu ngơ thì cũng xin các bác thông cảm . 
    Em ủng hộ các ý kiến của bác TranVinh( nhưng không hiểu sao lâu quá không thấy bác ấy có ý kiến gì cả ?)
    Mong bác giải thích giúp em : bác PhanAnhCuong cho rằng nghị quyết không phải là luật , nhưng tại sao  bác lại dùng nghi quyet 01 để giải thích , rồi lại kết luận . Hình như đây là diển đàn pháp luật , em mong bác giải thích luôn về luật cho em và các bác khác hiểu luôn một thể .
    [ còn tiếp ]

     
    Báo quản trị |  
  • #12029   21/03/2009

    tybuty
    tybuty

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/02/2009
    Tổng số bài viết (26)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    kg bác haivinhphuc88

    Em giải thích về các bài báo mà em đã đưa ra :
    + bài số 1 : ' quyền khởi kiện kẻ gật nguời lắc ">> thời hiệu khởi kiện là một chuyện phức tạp , ngay cả tòa án mà cũng có những ý kiến khác nhau >> đọc xong bài báo này bác thấy ai đúng ?
    + bài số 2 và số 3 :giải thích về 'thời hiệu khởi kiện' một cách tùy tiện và vụ án 'cướp nhà đất ' tại bình thuận >> em chắc không cần giải thích về bài báo này vì nó nói quá rõ về những trường hợp tương tự như của bác Tranvinh : giao dịch và tranh chấp xảy ra trước năm 2005 và kiện ra tòa  năm 2006 mà không thấy tác gỉa hai bài báo trên nói là phải dùng nghị quyết 01 ?
      1. Về thời hiệu khởi kiện

    1.1. Đối với họ được xác lập trước ngày Nghị định số 144 có hiệu lực thi hành thì căn cứ vào khoản 3 Điều 159 của Bộ luật tố tụng dân sự và Điều 427 của BLDS, thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết đối với các tranh chấp về họ hoặc phát sinh từ họ là hai (02) năm, kể từ ngày Nghị định số 144 có hiệu lực thi hành.

    1.2. Đối với họ được xác lập từ ngày Nghị định số 144 có hiệu lực thi hành thì thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về họ hoặc phát sinh từ họ là hai (02) năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.

    1.3. Thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện được thực hiện theo hướng dẫn tại tiểu mục 2.2 mục 2 Phần IV Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004.

    >>>> trên đây là 1 phần nội dung công văn số 40/khxx ngày 6/4/2007 của tòa án tối cao . không hiểu tinh thần pháp luật của công văn này có giống với tinh thần của nghị quyết 01/2005 mà bác đã phân tích không ? điểm 1.1 và điểm 1.3 mâu thuẩn nhau không hay là bổ sung cho nhau ?

    Em thí dụ hai trường hợp sau đây mong bác haivinhphuc88 cho ý kiến:
     1] một giao dịch (mua bán hoặc hợp đồng ) năm 1992 - tranh chấp xảy ra năm 1995 - ngày 01/02/2006 một người đâm đơn đi kiện tại tòa án . 
    câu hỏi là : tòa án có xử không ?
    câu trả lời là : không còn thời hiệu nên không xử ( theo pháp lệnh năm 1991 ) - theo bác đúng hay sai ?
     2] một giao dịch như trên nhưng xảy ra vào năm 1988 - tranh chấp năm 1995 - kiện ngày 01/02/2006.
    câu hỏi là : tòa án có xử không ?
    câu trả lời là :  phải xử vì nghị quyết 01/2005 cho phép xử - theo bác đúng hay sai ?

     
    Báo quản trị |  
  • #12030   21/03/2009

    tybuty
    tybuty

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/02/2009
    Tổng số bài viết (26)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    ôi, sao các bài viết của em lại bị gom thành một vậy ? không biết khi đọc các bác có hiểu được không ? buồn buồn  
    khi đọc bài viết , các bác chia thành 3 phần cho dể hiểu.
    Em loay hoay mãi nhưng không biết cách trích dẩn các câu chữ trong diễn đàn ( em chỉ quen đọc vả hiểu , không quen viết ) các bác có kinh nghiệm giúp em với , cám ơn trước rất rất nhiều

     
    Báo quản trị |  
  • #12031   21/03/2009

    haivinhphuc88
    haivinhphuc88

    Sơ sinh

    Vĩnh Phúc, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2009
    Tổng số bài viết (108)
    Số điểm: 350
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Chấp hành chỉ thị của bác tranvothienthu, em xin có ý kiến tại topic này. Tuy nhiên, em xin tuần tự từng ý một và hơi bị chậm bởi em đã " Xếp bút lên rừng kiếm miếng cơm" khá lâu rồi các bác ạ.
    1/- Chắc bạn tybuty chưa đọc kỷ ý kiến của bác PhanAnhCuong, tôi thấy bác ý đã giải thích cực rõ, giờ bạn còn thắc mắc thì tôi xin lập lại ý của bác PhanAnhCuong. Nghị quyết của HĐTP TANDTC là văn bản dưới Luật chứ không phải và không bao giờ được xem là Luật, nó được ban hành để hướng dẫn chi tiết việc thi hành Luật. Tuy nhiên, theo khoản 6 điều 2 Luật ban hành Văn bản quy phạm pháp luật hiện hành thì Nghị quyết của HĐTP TANDTC cũng là Văn bản quy phạm pháp luật, vì thế nó có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện. Đã có hiệu lực pháp luật và được Nhà nước bảo đảm thực hiện thì không chỉ bác PhanAnhCuong mà bất kỳ ai chịu ảnh hưởng, điều chỉnh bởi Pháp luật của nước CHXHCN Việt Nam đều có quyền dẫn chiếu để bảo vệ quan điểm của mình.

     
    Báo quản trị |  
  • #12032   21/03/2009

    haivinhphuc88
    haivinhphuc88

    Sơ sinh

    Vĩnh Phúc, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2009
    Tổng số bài viết (108)
    Số điểm: 350
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    2/- Ý kiến của tôi đối với các bài báo do bạn tybuty đưa ra :
    - Bài 1 : Toà phúc thẩm công nhận bà L có quyền giao kết hợp đồng dân sự ( chuyển nhượng QSDĐ cho vợ chồng bà T ) nên vận dụng Thông thư liên Ngành 03/1996 để kết luận thời hiệu khởi kiện của Nguyên đơn đã hết. Còn cấp giám đốc thẩm nhận định bà L không có quyền giao kết hợp đồng dân sự này nên vận dụng Nghị quyết 02/2004 để kết luận thời hiệu khởi kiện của Nguyên đơn vẫn còn. Như vậy, hai cấp Toà có hai nhận định khác nhau về tư cách của bà L, đưa tới vận dụng hai căn cứ pháp luật khác nhau để giải quyết chứ không phải các căn cứ pháp luật đá nhau. Tôi chỉ có thể phát biểu như vậy chứ không thể khẳng định Toà nào đúng bởi tôi không được đọc toàn bộ hồ sơ vụ án.
    - Bài 2 : Giao dịch xác lập trong khoản từ 1986 - 1989, tức giống như trường hợp của bác tranvinh_61 là không có văn bản pháp luật qui định thời hiệu khởi kiện, cho nên căn cứ theo Nghị quyết 01/2005 thì tới ngày 01/01/2007 ( hai năm kể từ ngày 01/01/2005 ) Nguyên đơn hết thời hiệu khởi kiện. Bài báo ghi năm 2007 nguyên đơn khởi kiện vậy chắc phải sau ngày 01/01/2007. Trường hợp này, theo tôi Toà phúc thẩm quyết định phục hồi xét xử vụ án là sai pháp luật vì vụ việc đã hết thời hiệu khởi kiện. Tuy nhiên, tác giả bài báo - Nguyễn Chấn - đã không nêu được Nghị quyết 01/2005 nên sức thuyết phục bị kém. Việc Toà có sai sót vẫn hay xảy ra, đây là sai sót về áp dụng pháp luật chứ không phải Pháp luật qui định sai sót. 
    Tôi bận việc đột xuất nên đành phải tạm dừng ý kiến, sẽ tiếp tục phát biểu sau, các bác ạ.

     
    Báo quản trị |  
  • #12033   21/03/2009

    haivinhphuc88
    haivinhphuc88

    Sơ sinh

    Vĩnh Phúc, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2009
    Tổng số bài viết (108)
    Số điểm: 350
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    - Bài 3 : Giao dịch dân sự xác lập vào tháng 8/2002, tức phải chịu sự điều chỉnh của Luật dân sự 1995. Tôi cũng đồng ý giao dịch này đã hết thời hiệu yêu cầu tuyên vô hiệu nhưng không phải dẫn chiếu điều 159 BLTTDS như tác giả bài báo mà phải viện dẫn ví dụ 4, điểm a, khoản 2.1, điều 2 mục IV Nghị quyết 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005, tức phải viện dẫn điều 145 Bộ luật dân sự 1995 để chứng minh đã hết thời hạn yêu cầu Toà tuyên bố giao dịch vô hiệu ( thời hạn là 1 năm kể từ ngày xác lập quan hệ giao dịch ). Nếu có những thẩm phán vận dụng sai pháp luật thì cũng có những phóng viên phạm phải sai sót tương tự, đã không là thần thánh thì con người ai cũng có lúc sai lầm.
    Hai thí dụ mà bạn muốn tôi trả lời không có gì khó khăn, nhưng làm theo bác tranvothienthu, tôi đề nghị bạn nói rõ đó là giao dịch gì ( mua bán nhà, đất hay cho vay tài sản...v...v...) để tôi trả lời được chính xác.
    Phần trích nội dung công văn 40/KHXX của bạn là "chuyên trị" cho giao dịch dân sự HỌ ( giống như Hụi ở trong Nam ), tức nó chỉ dành riêng cho giải quyết tranh chấp về HỌ, trong khi Nghị quyết 01/2005 là áp dụng cho các giao dịch dân sự nói chung. Bạn không nên lấy căn cứ pháp luật dành riêng cho HỌ mang sang so sánh với căn cứ pháp luật dành cho trường hợp khác. Giống như bộ luật dân sự bao trùm hết mọi vấn đề về dân sự nhưng từng vấn đề quan trọng lại có Luật chuyên ngành riêng, ví dụ Luật đất đai, Luật Nhà ở và khi giải quyết vấn đề cụ thể có khi chỉ áp dụng Luật chuyên ngành.

     
    Báo quản trị |  
  • #12034   23/03/2009

    tybuty
    tybuty

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/02/2009
    Tổng số bài viết (26)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    kính gởi các bác , đồng kính gởi bác haivinhphuc88

    Em cám ơn bác có vài lời giải thích cho em . Đúng như bác đã nói ở chuyên mục khác "văn là người", theo em thì bác viết rất hay , giúp em hiểu thêm về cách áp dụng pháp luật của nước nhà .
    Vì trình độ có hạn ,, những lắc léo trong từ ngữ pháp luật em chưa hiểu hiết được . Em chỉ tìm hiểu và thắc mắc về nguyên tắc chung của pháp luật  .
    Bác cho phép em hỏi thêm điều này :
     - Bác nói rằng nghịquyết 01/2005 bây giờ là Luật  , bác phananhcuong lại nói rằng nghịquyết của hđtp nói chung không phải là luật - vậy ai đúng , ai sai , và em phải hiểu như thế nào đây ? 
    - Nếu nói nq 01/2005 là luật thì đây là luật 'cha' hay luật 'con' - vì nq 01/2005 là nq dùng để hướng dẩn luật tố tụng dân sự . Nghĩa là phải ưu tiên cái nào trước , cái nào sau ? "luật cha"và 'luật con' thì luật nào mạnh hơn ?
    - khi đưa ra các bài báo thì em cũng giải thích lý do: tìm kiếm trong thực tế để hiểu thêm về câu hỏi đang thảo luận. Không thể nào có được một trường hợp giống y chang như câu hỏi được >> Ở bài báo số 2 [bài của ông nguyễn chấn] bác nói rằng sau khi vận dụng nq của quốc hội , luật tố tụng mà thiếu vận dụng nq 01/2005 thì kém thuyết phục ? nói như bác thì tòa án chỉ xử theo nq của hđtp còn mọi quy định của luật thì chỉ để tham khảo cho vui ?  như vậy là không đúng với nguyên tắc phải không bác ?  
    - trong chủ đề này em thấy bác tranvothienthu thường lấy nq 01/2005 ra để phân tích và bây giờ lại có thêm bác cũng vận dụng nq 01/2005 . Chắc các bác là quan tòa ở một tòa án nào đó nên cho rằng chỉ cần theo luật của hđtp là đủ xài , không cần phải đối chiếu , suy nghĩ thêm cho mệt óc ? nếu đúng như vậy thì em buồn lắm lắm    
    - mà nữa , cách hiểu và xài nghịquyết 01/2005 của  bác hình như cũng chưa đúng ý với hđtp đâu . Em đưa cái công văn 40/khxx ra để  bác tham khảo thêm nhưng hình như bác vẫn chưa hiểu ý của em :
    >>> công văn 40 là 'luật con' - nghiquyết 01/2005 là 'luật cha' [em dùng hình tượng để nói một cách tương đối thôi ] nên theo em 'luật con' sẽ không trái ý với 'luật cha' trong cùng một tình huống  [ em đang nói đến tình huống thời hiệu khởi kiện]
    >>> thời điểm bắt đầu tính thời hiệu ở nq 01/2005 được qui định và giải thích rất nhiều [vì là luật cha] , trong luật con thì quy định và giải thích đơn giản hơn[ vì là luật con] . Cả "luật cha" và "luật con" đều quy định rõ thời điểm tính và cách tính thời hiệu khởi kiện và cách hành văn cũng tương tự như nhau. Hiểu ý 'con' thì hiểu được ý 'cha' . Mà nữa , chính luật tố tụng dân sự [luật ông nội] cũng có quy định tương tự . Cả ba luật này đều có cùng 'gien' với nhau [cùng một họ, cùng trực hệ]. Bác thấy có đúng không?  nếu thấy đúng thì bác đừng quên giải thích điều này nghen . - bỏ sót là phủ nhận quan hệ huyết thống - con cải cha , cháu cải ông nội là bất hiếu .
    cám ơn bác trước rất nhiều
    à quên ,  hai thí dụ của em bác muốn giả định là lọai giao dịch thế nào cũng được mà [ giông giống với trường hợp thảo luận này là tốt rồi ] em chỉ muốn hiểu ý của bác và tham khảo thêm luật thôi mà . 

     
    Báo quản trị |  
  • #12035   23/03/2009

    haivinhphuc88
    haivinhphuc88

    Sơ sinh

    Vĩnh Phúc, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2009
    Tổng số bài viết (108)
    Số điểm: 350
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    GỞI BÁC TYBUTY

    - Ý của tôi nó quá rõ ràng : Nghị quyết của HĐTP TANDTC là văn bản dưới Luật chứ không phải và không bao giờ được xem là Luật, vậy nhưng bác lại nói : " Bác nói rằng nghịquyết 01/2005 bây giờ là Luật  , bác phananhcuong lại nói rằng nghịquyết của hđtp nói chung không phải là luật - vậy ai đúng , ai sai , và em phải hiểu như thế nào đây ?", như vậy chứng tỏ hoặc bác hoàn toàn không hiểu ý của tôi, hoặc Bác cố tình hiểu sai.

    - Ý của bác trong bài viết mới nhất thú thật là tôi không hiểu gì sất !

    Với một người mà trước ý kiến cụ thể, rõ ràng của người khác nhưng không hiểu nổi hoặc cố tình hiểu sai đi để suy diễn theo ý mình thì họa may có giời xuống mà tranh luận, em chào thua bác ạ.

     
    Báo quản trị |  
  • #12036   23/03/2009

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Bác tybuty viết:

    Trích dẫn:
    Bác cho phép em hỏi thêm điều này :
     - Bác nói rằng nghịquyết 01/2005 bây giờ là Luật  , bác phananhcuong lại nói rằng nghịquyết của hđtp nói chung không phải là luật - vậy ai đúng , ai sai , và em phải hiểu như thế nào đây ? 
    - Nếu nói nq 01/2005 là luật thì đây là luật 'cha' hay luật 'con' - vì nq 01/2005 là nq dùng để hướng dẩn luật tố tụng dân sự . Nghĩa là phải ưu tiên cái nào trước , cái nào sau ? "luật cha"và 'luật con' thì luật nào mạnh hơn ?


    Bác tybuty kính mến!
    Như bác haivinhphuc88  đã giải thích trên kia, rằng quan điểm của bác ấy với quan điểm của tôi là không hề khác nhau. Chỉ có điều là bác đã hiểu sai ý bác  haivinhphuc88 mà thôi!
    Vâng, cả tôi và bác haivinhphuc88 đều khẳng định Nghị quyết của HĐTP chỉ là văn bản DƯỚI LUẬT chứ không phải là LUẬT. 
    Cái sự ví von của bác về văn bản "ông nội", văn bản "cha", văn bản "con" trên đây theo ngôn ngữ nôm na, dân dã cũng rất đúng đấy bác ạ. Chỉ có điều là cái "Công văn 40" thì lại không cùng "GEN" vì loại văn bản này không phải là văn bản quy phạm pháp luật. Do vậy, theo luật pháp, cái Công văn 40 đó chỉ có ý nghĩa tham khảo chứ không có hiệu lực bắt buộc. Và, nếu giải thích theo cách hiểu nôm na, dân dã như của bác thì cũng rất khó vì Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật còn rất nhiều tầng lớp, khi đó phải gán cho loại văn bản có thứ bậc pháp lý cao nhất là Hiến pháp một thứ bậc cụ tổ bao nhiêu đời so với 1 quyết định của ông Chủ tịch xã?
    Các văn bản DƯỚI LUẬT không bao giờ được coi là LUẬT. Luật và các văn bản dưới luật đều là các văn bản quy phạm pháp luật, do vậy nó đều có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện. Tuy vậy, nếu xét về tương quan giữa các loại văn bản quy phạm pháp luật với nhau thì cần phân biệt thứ bậc hiệu lực pháp lý của chúng.  
    Bác hãy cố gắng hiểu theo quy định của pháp luật. Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành thì Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước ta bao gồm các loại văn bản sau đây: 
      

    "Điều 2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

    1. Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.

    2. Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

    3. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

    4. Nghị định của Chính phủ.

    5. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

    6. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao.

    7. Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

    8. Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

    9. Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước.

    10. Nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội.

    11. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Toà án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

    12. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân."

    Trong Hệ thống trên, cái nào đứng trên thì, thông thường, có thứ bậc pháp lý cao hơn. Tất cả các loại văn bản không có tên trong Hệ thống trên thì đều KHÔNG PHẢI là văn bản quy phạm pháp luật. 

    Trích dẫn:
    Nghĩa là phải ưu tiên cái nào trước , cái nào sau ? "luật cha"và 'luật con' thì luật nào mạnh hơn?

    Điều băn khoăn của bác cũng rất chính đáng. Về băn khoăn này trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật cũng đã có câu trả lời:

    Điều 83. Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật
    ......

    2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.

    Bác còn băn khoăn gì nữa không?   

     
    Báo quản trị |  
  • #12037   24/03/2009

    tybuty
    tybuty

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/02/2009
    Tổng số bài viết (26)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    #ccc" align="left">Kính gởi bác phananhcuong

    Cám ơn bác đã giải thích rất rõ ràng và điềm đạm về một khái niệm mà em chưa hiểu rõ , còn lẫn lộn . Trước đây đọc trong chuyên mục này em hiểu như vầy : luật và văn bản duới luật là khác nhau - luật đứng trên văn bản dưới luật – nhưng vì cùng đứng chung trong một hệ thống các văn bản pháp luật , và cùng được nhà nước bảo đảm tính hiệu lực nên nói chung luật và văn bản dưới luật đều được xem là , được gọi là luật mà không có một sự phân biệt nào cả !  Em thật ngây ngô phải không bác ? Một lần nữa cám ơn bác đã giải thích rõ .

    Khái niệm này khi hiểu ra thì thấy đơn giản nhưng em nghĩ rằng còn nhiều người dân bình thường chưa phân biệt được – suy bụng ta ra bụng người mà !

     
    Báo quản trị |  
  • #12038   16/04/2009

    tybuty
    tybuty

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/02/2009
    Tổng số bài viết (26)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    #ccc" align="left">

    Kính gởi các bác,

    Topic này có nhiều ý kiến hay nhưng đến nay vẫn chưa có một kết luận cuối cùng của các Thành Viên có tham gia ! Chờ đợi mãi nhưng không thấy ai có ý kiến gì thêm nên em mạn phép đưa ra một số ý kiến, tạm gọi là kết luận cho trường hợp ‘thời hiệu khởi kiện’ trong topic này.

      1. Căn cứ pháp luật em viện dẫn là :

    - Điểm 5 , Nghị quyết 32/2004/QH11, quy định cách áp dụng Luật cho các quan hệ pháp luật  , trước ngày 1/1/2005 .

    - Khoản 3, Điều 159, Bộ Luật TTDS. , quy định thời hiệu khởi kiện cho vụ án dân sự .

    - Điều 1 , Điều 80 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 1997 và  Luật số 02/2002/QH11 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHVBQPPL ( tương tự Đ1 và Đ83 trong Luật BHVBQPPL 2008 )

                 (  có thể tham khảo toàn văn Luật BHVBQPPL 1997 theo link sau : http://xaydungphapluat.chinhphu.vn/portal/page?_pageid=34,1639635&_dad=portal&_schema=PORTAL 

    http://xaydungphapluat.chinhphu.vn/portal/page?_pageid=34,1639628&_dad=portal&_schema=PORTAL    )

       Với các quy định của pháp luật dân sự nêu trên đủ cơ sở pháp lý để kết luận :  thời hiệu khởi kiện cho trường hợp của topic này là 2 năm , thời điểm bắt đầu tính thời hiệu là từ ngày tranh chấp phát sinh (năm 1995).

       2. NQ 02/2004/NQ-HĐTP  ngày 10/8/2004   có quy định ,

      “   1.2. Đối với giao dịch dân sự được xác lập từ ngày 01-7-1996 đến trước ngày 01-01-2005 mà Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật khác không có quy định thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu, thì kể từ ngày 01-01-2005 (ngày Bộ luật tố tụng dân sự được Quốc hội thông qua ngày 15-6-2004 có hiệu lực) việc xác định thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu được thực hiện theo quy định tại Điều 159 của Bộ luật tố tụng dân sự; cụ thể như sau:
    a. Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày 01-01-2005, nếu tranh chấp phát sinh trước ngày 01-01-2005 hoặc kể từ ngày phát sinh tranh chấp, nếu tranh chấp phát sinh từ ngày 01-01-2005.     . . .       ”

       >>  Tinh thần , lời văn rõ ràng và dứt khoát :  “ với điều kiện như thế này . . .  thì phải hiểu và làm như thế này  . . . ”

        - Vài tháng sau , khi Bộ luật TTDS có hiệu lực thi hành thì NQ 01/2005/NQ-HĐTP ra đời và có quy định ,

       “ 2.1. Việc xác định thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu tòa án giải quyết vụ việc dân sự được thực hiện như sau:

    a) Đối với vụ việc dân sự mà trong văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu, thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật đó.

    . . . .

    b) Đối với vụ việc dân sự mà trong văn bản quy phạm pháp luật không quy định thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu thì áp dụng quy định tại khoản 3 Điều 159 của BLTTDS về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu. Tuy nhiên, cần phân biệt như sau :

    b1) Nếu tranh chấp phát sinh trước ngày 01/01/2005, thì thời hạn hai năm, kể từ ngày 01/01/2005;

    b2) Nếu tranh chấp phát sinh từ ngày 01/01/2005, thì thời hạn hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm;

    . . .

    2.2. Thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện:

    a) Thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện được tính kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm và được xác định như sau:

    . . . .

    b) Theo quy định tại Điều 160 của BLTTDS thì các quy định của Bộ luật Dân sự về thời hiệu được áp dụng trong tố tụng dân sự; do đó, việc không áp dụng thời hiệu khởi kiện, thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện, bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện... được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự. "

    >> Cấu trúc các câu văn chưa được rõ ràng , dứt khoát , nhất là quy định tại Tiều mục 2.1, so sánh với NQ 02/2004 thì thấy tinh thần , cấu trúc câu  khá giống nhau ( trong khi quy định  pháp luật đã có thay đổi ) .   Như vậy ngầm hiểu (?) có 2 trường hợp áp dụng pháp luật ở đây :

                      A1/ Giao dịch xác lập trong khoàng thời gian 1/7/1996 đến 1/1/2005 , có các điều kiện . . . . .  thì lấy ngày 1/1/2005 làm ngày bắt đầu tính thời hiệu . Giao dịch xác lập ngoài khoảng thời gian nêu trên thì lại lấy ngày phát sinh tranh chấp làm ngày bắt đầu tính thòi hiệu .

                      A2/  Bất kể giao dịch được xác lập vào thời gian nào thì cũng lấy thời điểm phát sinh tranh chấp làm ngày bắt đầu tính thời hiệu ( đúng theo Luật hiện hành ).

       Cốt lõi của việc áp dụng pháp luật là : Văn bản dưới Luật được ban hành nhằm hướng dẩn áp dụng pháp luật nên tất yếu phải phù hợp hoàn toàn với nội dung của Luật – Luật là văn bản pháp luật có thứ bậc pháp lý cao nhất (sau Hiến pháp ) nên phải được mọi người tuyệt đối tuân thủ trước tiên. 

      Vậy , nếu muốn đem NQ 01/2005/NQ-HĐTP ra phân tích thêm cho rõ thì cũng được thôi , nhưng phải phân tích sao cho phù hợp với Luật là văn bản pháp luật cao nhất . Phải đặc biệt chú ý đến các từ ngữ, cấu trúc hoàn chỉnh của qui định , đối chiếu với các quy định tương tự trong các văn bản pháp luật khác để qua đó rút ra một cách hiểu đúng Luật . Nếu không khéo , trong một thực thể pháp luật thống nhất lại xảy ra trường hợp ‘ông nói gà , nhưng bà cứ nói vịt’ thì nguy to !

                 (  có thể tham khảo toàn văn NQ 02 và NQ 01 theo link sau :    http://www.asianlii.org/vn/other/benchbk/reference/Nghi%20quyet%20so%2001%20nam%202005.htm

    http://www.asianlii.org/vn/other/benchbk/reference/NQ%2002%202004.htm  )
    Trân trọng , trân trọng .

    Cập nhật bởi lawyerhien vào lúc 16/04/2009 06:52:05
     
    Báo quản trị |  
  • #12039   19/04/2009

    haivinhphuc88
    haivinhphuc88

    Sơ sinh

    Vĩnh Phúc, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2009
    Tổng số bài viết (108)
    Số điểm: 350
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    GỞI ÔNG TYBUTY !

    Một số nick tên tuổi ở Lawsoft nói chung và topic này nói riêng đã ra đi nhưng ông đừng tưởng như thế là không còn ai cãi với ông.

    Tuy nhiên, vì Ông không có quan điểm gì mới, chỉ lập lại ý kiến của ông tranvinh_61- người tạo ra topic này - mà ý kiến của ông tranvinh_61 đã được hai ông TranVoThienThu và PhanAnhCuong phản bác thành công từ lâu nên tôi thấy không cần thiết phải tranh luận với những quan điểm của Ông tranvinh_61 được ông lập lại.

    Cập nhật bởi lawyerhien vào lúc 19/04/2009 11:19:09
     
    Báo quản trị |  
  • #12040   24/08/2009

    tybuty
    tybuty

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/02/2009
    Tổng số bài viết (26)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tại sao là ‘cãi’ mà không ‘tranh luận’ ?

    Gởi bác Haivinhphuc88 ,

      -  Bác dùng từ “cãi” trong trường hợp này em e là không phù hợp . Em có cùng mục đích của phần lớn các Thành viên của diễn đàn này  : cùng nhau tham gia trao đổi , tranh luận một vấn đề pháp luật cụ thể , để ngày càng tiếp cận gần hơn đến chân lý (để học hỏi thêm, qua đó có thể giúp đỡ cho một ai đó có trường hợp tương tự hoặc có quan tâm ). Lợi dụng diễn đàn ‘mở’ để  tìm kiếm cơ hội 'cãi vả' ( để xả stress , để . . . .) là không tự trọng , nếu không nói là khá lố bịch , một hành vi không nên có của những người tự cho mình là . . . .

      -  Bác đang vận dụng ý kiến của ‘2 cây đại thụ’ trong điển đàn này để tránh né việc phải phát biểu ý kiến riêng ? Phải chăng như vậy chứng tỏ bác hoàn toàn nhất trí với ý kiến của ‘2 cây đại thụ’ ? Theo nguyên tắc ‘tự do nhận thức’ thì điều này tạm (tạm thôi nghen) chấp nhận được với một điều kiện là bác phải hiểu cho đúng ‘2 cây đại thụ’ này muốn nói đến điều gì !

       >> Bác Phananhcuong đã ‘ngứa lổ tai’ với những tranh luận ‘ngang như cua’ và ‘lạc đề’ của một số thành viên trong topic , nhưng vì tế nhị nên chỉ nhẹ nhàng đưa ra dẩn chứng để ‘giải quyết dứt điểm’ vấn đề . Bằng cách gợi ý một số điều của Luật BHVBQPPL, bác Phananhcuong đã ngầm ám chỉ, Luật đã quy định thế nào thì cứ theo đó mà thực hiện ; không nên áp đặt suy nghĩ cá nhân vào ‘thông báo’ này hoặc ‘nghị quyết’ nọ để ‘cãi cọ’ vu vơ . Ôi ! ý kiến của bác Phananhcuong thật rõ ràng , chí lý và đúng luật nên không cần phải bàn luận thêm gì nữa (nếu em không lầm thì bác Phananhcuong đã hơn 1 lần ‘nhắc khéo’ về vấn đề áp dụng pháp luật !). Bác Haivinhphuc88 có đọc, hiểu nhưng hình như thiếu ‘nghiền ngẫm’ nên lại hiểu nhầm sang một hướng khác ! Tự cho rằng mình ‘có biết’ luật nhưng bác lại không phân biệt được : "tư duy pháp luật" khác với "tư duy thông thường" ?! Thật tiếc , tiếc quá !

      -  Khi giải quyết , thảo luận một vấn đề pháp luật thì điều kiện tiên quyết là phải 'hợp lý' , đúng luật (kể cả những tình huống giả định) , ‘giải quyết’như vậy là đã khá ‘hao mòn chất xám’ rồi. Cố gắng thêm thắt , suy đoán cảm tính lăng nhăng (để mong ‘chuyên chở’ thêm tính ‘hợp tình’ ?) làm chi cho khổ thân , mà lại chẳng đâu vào đâu !

      -  Đôi điều ‘trao đổi’ cùng bác , mong rằng nói ít nhưng bác hiểu nhiều (cố gắng hiểu cho đúng, hiểu sai thì em không chịu ‘trách nhiệm’ đâu nghen !).

     -  Để cho bác Haivinhphuc88 bớt “hậm hực” và cũng để “rộng đường dư luận” em xin nêu ra một ý kiến (của một người khác) về thời hiệu khởi kiện nêu trên, theo 'chuyên gia' này :  đối với các giao dịch  xảy ra trước ngày 1/7/1991 thì phải áp dụng các qui định về thời hiệu trong PLHĐDS năm 1991 để xem xét . Cụ thể, tại khoản 3, Điều 56 của Pháp lệnh có quy định :Đối với hợp đồng bị vi phạm trước ngày Pháp lệnh này có hiệu lực mà pháp luật không quy định thời hiệu khởi kiện, thì thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày Pháp lệnh này có hiệu lực.”   Theo đó , ngoài việc điều chỉnh cho các vụ việc kể từ ngày có hiệu lực thì PLHĐDS năm 1991 còn chỉ định áp dụng thời hiệu cho các giao dịch xác lập trước ngày 1/7/1991 (tất nhiên giao dịch đó phải có nội dung phù hợp và không phạm điều cấm của pháp luật). Pháp Lệnh HĐDS năm 1991 quy định rất rõ ràng, không có lý do gì để hiểu khác, hơn nữa , giao dịch theo “đề bài” tuy xác lập trước ngày 1/7/1991 , nhưng phát sinh tranh chấp vào năm 1995, trong thời điểm PLHĐDS đang có hiệu lực, nên thuộc phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh , do đó thời hiệu khởi kiện buộc phải theo quy định tại khoản 1 Điều 56 :Trong thời hạn ba năm, kể từ thời điểm xẩy ra vi phạm hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền khởi kiện trước Toà án, nếu pháp luật không có quy định khác. Quá thời hạn này, bên bị vi phạm mất quyền khởi kiện.”  Trong trường hợp này thì pháp luật không có qui định gì khác cả, nên chúng ta cứ phải theo đó mà thực hiện thôi .

    Nói cách khác , thời hiệu khởi kiện của “đề bài” thuộc vào trường hợp   “Đối với vụ việc dân sự mà trong văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu, thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật đó.”  tại tiểu mục 2.1, phần IV, Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005.

      Hình như ý kiến này cũng có lý  . Nếu bác Haivinhphuc88 chịu bớt chút thời gian cho biết ý kiến cá nhân (hoặc gọi là 'cãi' )về những nhận định nói trên thì em vui  . . . vui lắm

      -  ‘đề bài’ của bác Tranvinh_61 nay theo em đã giải quyết được ¼   ;  ¾  còn lại (mả đây là phần chính thì phải) thì ý kiến của Bác Haivinhphuc88 như thế nào ?  Đã vài tháng trôi qua nhưng không thấy thành viên nào tham gia , ngay cả bác Tranvinh_61 là người 'ra đề' cũng không thấy xuất hiện ?? !! Có lẻ , về mặt ‘hình thức’ chỉ còn tybuty và  Haivinhphuc88 là còn hứng thú với đề tài này . Vậy, mong bác Haivinhphuc88 tiếp tục cho vài ý kiến trao đổi để em đây có dịp học hỏi thêm . Nếu có thể , xin bác lập luận dựa vào căn cứ pháp luật cụ thể để dễ 'đi vào lòng người ' , tránh nói bâng quơ theo kiểu 'nghĩ rằng' , 'cảm thấy rằng' , . . . .

      Trân trọng .

     
    Báo quản trị |  
  • #12041   25/08/2009

    haivinhphuc88
    haivinhphuc88

    Sơ sinh

    Vĩnh Phúc, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2009
    Tổng số bài viết (108)
    Số điểm: 350
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Vâng ! Tôi dùng từ cãi ở đây là rất chính xác cho cả tôi và bạn tybuty. Tôi thì chả phải Luật sư, kiến thức chưa đủ nên tôi chả dám dùng từ tranh luận, vì vậy tôi tự cho động từ nói chuyện của tôi với tybuty là cãi ! Còn tybuty ư ? Giời ạ, xem ra còn tệ hơn tôi, chí ít tôi thỉnh thoảng còn được bác này, bác nọ khen cho 1 câu, trong khi tybuty xuất hiện ở đâu là nếu không bị phê phán, cũng bị tẩy chay. Bác cố tình quên điều đó ư bác tybuty ?

    Nay nghe bác uốn lưỡi rằng :"Em có cùng mục đích của phần lớn các Thành viên của diễn đàn này  : cùng nhau tham gia trao đổi , tranh luận một vấn đề pháp luật cụ thể , để ngày càng tiếp cận gần hơn đến chân lý (để học hỏi thêm, qua đó có thể giúp đỡ cho một ai đó có trường hợp tương tự hoặc có quan tâm ). Lợi dụng diễn đàn ‘mở’ để  tìm kiếm cơ hội 'cãi vả' ( để xả stress , để . . . .) là không tự trọng , nếu không nói là khá lố bịch , một hành vi không nên có của những người tự cho mình là . . . . "  mà tôi mừng như bắt được vàng, nhận thức được điều đó là bác tiến bộ nhiều rồi đấy, hoá ra mấy tháng vắng bóng là để bác chiêm nghiệm lại đạo đức của mình rồi lột bỏ hình ảnh một tybuty cực xấu hồi mấy tháng đầu năm 2009. Xin thành thật chúc mừng bác và hy vọng Lawsoft không bị mất ổn định với việc trở lại của bác.

    Tuy nhiên, tôi nghĩ chuyện topic đã im lặng 4 tháng rồi, giờ bác khơi lại thì cũng chả quang minh chính đại, lẻ nào phải mất tới 4 tháng để bác suy nghĩ cho ra 1 ý kiến như bác vừa trình bày ? Thôi bác ạ, nếu đã hoàn thiện hơn về mặt kiến thức và đạo đức thì Bác nên mở topic khác để chúng ta cùng cãi cho vui, chứ ở đây các nhân vật chính đã ra đi từ lâu, bác bảo tôi là ăn theo, núp bóng vậy họ ra đi hết rồi mà bác thỉnh thoảng lại nổi hứng là nhảy xổm vào khơi lại topic của người ta, vậy bác chả ăn theo với núp bóng là gì ?

    Tôi nói bâng quơ hay nói có sách mách có chứng thì bác cứ việc lật lại những bài viết của tôi sẽ rõ. Túm lại, trước mắt, tuy bác tỏ ra có đạo đức và kiến thức hơn xưa, nhưng tôi vẫn tạm thời xác định nếu bác thích nói chuyện với tôi thì giữa chúng ta chỉ có cãi, bởi trình độ của tôi chỉ tới đó và trình độ của bác sợ còn tệ hơn. Nếu cùng quan điểm thì xin bác cứ lập topic nào đó, tôi hứa sẽ cãi với bác cho tới khi nào ra ngô, ra khoai, chứ topic này đã rồi, loay hoay ở đây thì cả hai đều là núp bóng ăn theo cả, nhàm chán lắm Bác ạ. Mời bác.........
     
    Báo quản trị |  
  • #12042   26/08/2009

    lawyerhien
    lawyerhien
    Top 150
    Lớp 6

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (517)
    Số điểm: 7457
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 38 lần


    Cảnh báo

    Ở đây là diễn đàn phảp luật mà cả hai bạn haivinhphuc88 và tybuty động chạm đến nhau nhiều quá. Tôi đề nghị các bạn nên đưa ra quan điểm pháp lý để thảo luận chứ không nên dùng câu chữ để công kích lẫn nhau. Các bạn muốn sử dụng câu từ với nhau thế nào cũng được kể dùng dao, mã tấu ... (nếu muốn bóc lịch) nhưng đề nghị các bạn sử dụng bên ngoài quán của tôi kẻo trong này bể ly bể chén của tôi hết .
    Có câu: "Khi phải chê bai, ỉ ôi một người không đồng quan điểm với mình đồng nghĩa với việc bạn đã thất bại trong cuộc tranh luận đó" .

    Luật s­ư L­ưu Thị Thu Hiền

    Tr­ưởng VP Luật s­ư Hiền và Liên danh

    374 Phan Bội Châu - Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk.

     
    Báo quản trị |