Gởi
các cô, bác có quan tâm hoặc từng tham gia tranh luận tại topic , đồng gởi bác
Tranvinh_61, ‘chủ’ topic này ,
1/ Em có ý kiến tham gia về “vấn đề” còn lại mà topic này đã đặt ra .
Trước tiên, xin nói rằng ý kiến của em dựa hoàn toàn vào các căn cứ, dữ kiện ban
đầu ( và những dữ kiện bổ sung ) do bác tranvinh_61 cung cấp (trong topic này)
và ngoài ra có tham khảo, chọn lọc (học hỏi) thêm ý kiến của một số thành viên
khác. Em phải nói trước như vậy để tránh ‘điều tiếng’ không hay. Tuy nhiên vì
trình độ còn hạn chế , nếu có gì chưa đúng , xin hoan nghênh các cô, các bác
góp ý xây dựng thêm .
Theo em , vấn đề sẽ trở nên
rõ ràng hơn nếu tách từng chủ thể ra để phân tích , tuần tự từ ‘gốc’ đến ‘ngọn’
:
++ A ( chồng ) : căn nhà là tài sản riêng
hợp pháp của cá nhân A (có trước hôn nhân) , như vậy A có toàn quyền định đoạt
tài sản về tài sản của mình , điều này là hợp pháp, không ai ‘thắc mắc’ . Trong
thời kỳ hôn nhân , A quyết định nhập phần tài sản riêng vào khối tài sản chung
của vợ chồng , điều này cũng hợp pháp , nói theo ngôn từ của pháp luật thì : đó là ý chí ,
quyền tự định đoạt của người có tài sản , được pháp luật tôn trọng và bảo vệ .
Có quan điểm cho rằng : vì
ngày nay đang có người kiện A về phần tài sản này nên phải “quay về quá khứ” để
xem lại tính hợp pháp trong quyết định trước đây của A ?! (có ý xem đây là "hợp
đồng vô hiệu" chăng?). Đây là một quan
điểm hoàn toàn sai , vì xem xét về quyền sở hữu tài sản phải căn cứ vào quy định của pháp luật chứ không phải vào ý kiến chủ
quan của cá nhân . Dữ kiện của ‘đề bài’ cho thấy: A không bị vướng
vào tình huống pháp lý nào ( tranh chấp, kiện tụng, khiếu nại, . . . ) trước, trong và sau thời điểm thể hiện quyền tự định đoạt tài sản
hợp pháp của mình . Vậy, quyết định của A nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung của
vợ chồng là hợp pháp ( theo phân tích trên ) và có cơ sở (vào lúc ấy , A có
tài sản hợp pháp và đang có . . . vợ ).
++ B (vợ) : B và A kết hôn vào năm 1993 và
năm 1995 quyết định nhập chung tài sản, như vậy, quan hệ về tài sản của vợ
chồng A,B bị điều chỉnh theo Luật Hôn nhân & Gia đình năm 1986 và các quy
định có liên quan trong Pháp lệnh Hợp đồng dân sự năm 1991 .
* Luật HNGĐ năm 1986 quy định :
Điều 14
Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ hoặc
chồng tạo ra, thu nhập về nghề nghiệp và những thu nhập hợp pháp khác của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được
cho chung.
Điều 16
Đối với tài sản mà vợ hoặc chồng có trước khi kết
hôn, tài sản được thừa kế riêng hoặc được cho riêng trong thời kỳ hôn nhân thì người có tài sản đó có quyền nhập hoặc không
nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng.
*
Pháp lệnh HĐDS năm1991 quy định :
Điều 10. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên hợp đồng dân sự
Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các
bên hợp đồng.
Điều 13. Hình thức của hợp đồng
1- Các bên có thể giao kết hợp đồng bằng miệng
hoặc bằng văn bản.
2- Đối với các loại hợp đồng mà pháp luật quy định phải lập thành văn
bản, đăng ký, hoặc có chứng thực của cơ quan công chứng Nhà nước, thì các bên
phải tuân theo các quy định đó.
Điều 14. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng
1- Hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm giao kết, nếu các bên không có thoả
thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác.
2- Thời điểm giao kết hợp đồng miệng là thời điểm
các bên thoả thuận về nội dung chủ yếu của hợp đồng.
Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời
điểm các bên ký vào văn bản.
Nếu hợp đồng phải có chứng thực của cơ quan công
chứng Nhà nước, thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cơ quan công chứng
Nhà nước chứng thực.
Tại
thời điểm đó (1995), ngoài các quy định trên của pháp luật , không có Văn bản quy
phạm pháp luật nào quy định việc
thỏa thuận nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung của vợ chồng phải tuân
theo một hình thức nhất định hoặc phải công chứng, chứng thực, . . . Pháp lệnh HĐDS qui định về điều kiện và hình thức của hợp đồng (giao kết) , đồng thời LHN&GĐ là 'luật chuyên ngành' , điều chỉnh mọi quan hệ về tài sản trong hôn nhân - phải ưu tiên áp dụng .Vậy, kết hợp ý chí của A với các quy định pháp
luật tại thời kỳ này thì căn nhà (tài sản riêng của A) trở thành tài sản chung
của vợ chồng AB, hay nói cách khác : quyền sở hữu tài sản của B đã được xác lập
hợp pháp (quyền sở hữu chung đ/v căn nhà là tài sản riêng của A ) theo đúng quy
định của pháp luật vào thời điểm năm 1995 .
++ C
(nguyên đơn) : mục đích khởi kiện của C là “khá rõ” rồi không phải bàn thêm
(có muốn thì thực tế cũng không có thêm dữ kiện gì để bàn !) . Vấn đề là
xem yêu cầu khởi kiện của C có phù hợp về nội dung , về tố tụng hay không ? Nhưng
đây lại là chuyện của Tòa án , của Cơ quan tư pháp , chỉ các cơ quan này mới
thẩm quyền để xem xét toàn diện, nên em xin được miễn bàn ! À mà không , em cũng có tham
gia bàn tý chút dưới góc độ “học thuật” về thời hiệu của vụ việc này đó chứ !
++ Nếu
cứ theo đúng pháp luật , theo chứng lý của các bên đưa ra (theo đề bài - hình
như là vụ án qua cấp phúc thẩm rồi >>
vậy không có tình tiết gì mới để ‘khai thác’ nữa ) thì cách giải quyết thật dễ dàng , nhưng
thực tế thì sự việc lại được phán xử không như em đã phân tích thì phải ( bác Tranvinh_61 có vẻ ‘bức xúc’ ! ? )
2/ Trong topic này, em đọc được một vài ý kiến phản biện và gợi mở cho
trường hợp này khá lý thú , thí dụ như là : tại sao không dùng Luật HNGĐ năm
2000 để xem xét ? Nhập chung tài sản (nhà, quyền sử dụng đất theo nhà ) nên phải
áp dụng theo Luật đất đai , Luật nhà ở, . . . . ? Phải đưa tờ ‘giấy cam kết’ ( giấy xác nhận ,
hoặc giấy …. ) nhập
chung tài sản của A (do A lập) đi chứng thực , công chứng cho phù hợp với quy
định pháp luật hiện nay , . . . Vậy
nên , để đi đến cùng của vấn đề , em xin tiếp :
-
Pháp luật không phải là ‘dầu gội đầu’ hay những gì ‘lỏng bỏng’ đại loại như thế
, nên khi bác tranvinh_61 nói vui rằng ‘đây là vụ án 2 trong 1’ thì em thấy
rằng có gì đó chưa phù hợp , thiếu tách bạch và rõ ràng trong khi xem xét vụ việc
theo ‘đề bài’.
- Đây
là vụ án C kiện
A , tuy bác tranvinh_61 không nói rõ, nhưng em chắc rằng án phí mà B ( vợ ) phải
đóng là 0,00 VNĐ bất chấp kết quả vụ kiện tụng này. Nói như vậy
để thấy rằng : B
bị ‘ lôi’ vào vụ án với tư cách là người có nghĩa vụ & quyền lợi liên quan, do vậy , lẽ ra theo nguyên tắc tố tụng dân sự (Luật
tố tụng dân sự), Cơ quan tư pháp phải có biện pháp thích hợp
để xem xét thỏa đáng quyền lợi hợp pháp của của các bên đương sự trong đó
có B , nếu không như vậy, do vô tình (
hoặc cố ý ) bỏ sót quyền lợi của một hoặc các đương sự trong vụ án thì rõ . . sai
‘bét nhè’ ra rồi ! (Hệ quả của việc này là : đối tượng tranh chấp của vụ án
(căn nhà ) chưa được xác định rõ về tình trạng pháp lý – điều tối kỵ trong xét
xử tranh chấp – dễ bị hủy ).
- Hơn nữa , quan hệ tài sản của vợ chồng A,B
đã được xác lập hợp pháp theo đúng quy định của pháp luật trong quá khứ ( theo
phân tích trên ) và hiện nay cả hai đương sự không
tranh chấp về quan hệ tài sản đó, không
yêu cầu Tòa án can thiệp (không đơn , không án phí, . .
. ) thì Cơ quan tư pháp, Tòa án căn cứ vào cơ sở tố
tụng dân sự nào để đưa ra xét xử , phán xét về tính hợp pháp ( hoặc không hợp
pháp ) của quan hệ pháp luật này ?. Vấn đề phải dùng Luật định hiện hành nào
để xem xét cho trường hợp của B đặt ra ở đây là không cần thiết ( đặt ra vấn đề
này chẳng khác nào ‘cầm đèn chạy trước ôtô’ ).
- Tóm lại , ngay từ đầu, quan niệm : vì A bị C kiện nên phải ‘xét xử’ , ‘xem xét
lại’ quan hệ tài sản giữa vợ chồng A,B là không có ‘chổ đứng’ hợp pháp trong vụ
việc này. Nói cách khác, Quyền sở hữu của B trong khối tài sản chung hợp nhất của vợ
chồng đã được xác lập , được pháp luật tôn trọng và bảo vệ . Đây là điều kiện tiên quyết mà pháp luật dân sự buộc các cơ quan tư pháp phải xem xét trong việc giải quyết mọi tranh chấp về sau (nếu có).
3/ Về tờ giấy ‘cam kết’ nhập chung tài sản của A,B
: đây là một “vũ khí tự vệ” của B, một căn cứ pháp lý nhằm sử dụng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình
trong trường hợp có phát sinh tranh chấp, thí dụ như trường
hợp sau : vợ chồng A,B có tranh chấp về tài sản và A lại phủ nhận có quan hệ
tài sản với B , lúc đó , lúc đó “giấy cam kết” sẽ trở thành ‘vũ khí nguyên tử’
chống lại sự 'xâm lấn' của A . Như vậy,
xét về bản chất , bằng chứng này có giá trị pháp lý tương tự như giấy "xác nhận
nợ" .
Theo em
, B đã ‘cẩn thận’ quá mức cần thiết theo quy định pháp luật vào thời điểm đó ( hình như trong tờ ‘xác nhận’ này còn có cả
người thứ ba, thứ tư làm chứng ! - phải chăng vì pháp luật thời điểm đó không
qui định nên nếu A hoặc B có yêu cầu thì chính quyền ‘chưa chắc’ đã chịu chứng
? >> B phải nhờ thêm người ngoài làm
chứng cho ‘chắc ăn’! ) , nhưng ngẫm lại thì đây là một việc làm
đúng và thực tế ( ‘đi trước . . . thời đại’ chăng ? ) . B (vợ) hiện có một bằng
chứng rất ‘mạnh’ để tránh việc ‘lời nói gió bay’ của A (chồng) . “giấy cam kết”
này tạo điều kiện thuận lợi cho đương sự khi buộc phải thực hiện nghĩa vụ chứng
minh , làm giảm bớt gánh nặng cho Tòa án, Cơ quan tư pháp trong trường hợp giữa
vợ chồng A,B có tranh chấp hoặc có yêu cầu liên quan đến khối tài sản chung của
vợ chồng. Pháp luật HN&GĐ đã tiên liệu
trước cho trường hợp này, theo hướng dẩn
của Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 20/01/1988 , tại điểm b khoản 3 (chia tài sản trong hôn nhân ) , “ . . . Tài sản riêng của ai thì người đó được lấy về, nhưng người có
tài sản riêng phải chứng minh tài sản đó là tài sản riêng của mình. Việc chứng minh có thể
thực hiện bằng sự công nhận của bên kia, bằng các giấy tờ (văn tự, di chúc...)
và bằng các chứng cứ khác. Nếu không chứng minh được là tài sản riêng thì tài sản đó là tài
sản chung.”
Theo quy định pháp luật vào năm 1995, B đã làm một điều ‘hơi’ thừa , nhưng ‘thừa’ dẫu
sao vẫn hơn là thiếu ( trong tranh chấp
dân sự nói chung , em chỉ thấy đương sự thiếu chứng cứ để chứng minh mới bị ‘thua’
– chưa từng có ai bị tuyên ‘vì thừa căn cứ để chứng minh , bảo vệ quyền lợi của
mình nên đương sự phải thua.a.a’ ). Hơn nữa , có làm ‘thừa’ đi chăng thì
điều này chắc chắn là không vi phạm vào điều cấm của pháp luật phải không các
cô, các bác (nếu không nói là nên . . . hoan nghênh ! ). Tờ giấy ‘xác nhận’ này rõ là một căn cứ của B
nhằm minh chứng cho một tình huốn pháp lý đã được xác lập hợp lệ trong quá khứ , không phải
là loại thỏa thuận, hợp đồng nói chung , vậy, không cần đặt ra vấn đề phải đem đi ‘gia hạn’,
‘công chứng lại’, ‘chứng thực lại’ cho phù hợp với pháp luật hiện nay :
>>
Gia hạn lại ‘giấy xác nhận’ ? . . . vô lý – có thời hạn đâu để gia hạn!
>> Chứng thực ‘chữ ký’ của A ? .
. . vô lý hơn - A có ‘chối’ đâu mà phải chứng thực! Mà dẫu có muốn chối đi nữa
thì cũng không được – những người làm chứng sẽ bị ‘lôi’ vào cuộc ngay, vả lại,
văn bản giấy tờ còn sờ sờ ra đó , ‘bút sa gà chết’ rồi mà chối thì ai tin !
( nói vui : giả sử nếu có người ‘muốn’ tin vào ‘lời nói’ của A , thì dẫu cho có
đóng 9 -10 con dấu xác nhận vào tờ giấy này thì người ta vẫn ‘vô tình’ cho vào.
. . “lãng quên” )
>> Pháp luật không ‘buộc’ mà vẫn
đem đi công chứng ? . . . quá vô lý, nếu không nói là ‘hơi bị’ . . . thừa!