Tư Vấn Của Luật Sư: Ngô Thế Thêm - luatsungothethem

9 Trang «<6789>
  • Xem thêm     

    12/08/2013, 05:51:21 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần


    Mình vay tiền người ta thì đương nhiên mình phải có nghĩa vụ trả nợ.

    Thông thương vay như của bạn là vay với lãi suất cao, do đó bạn nên liên hệ với chủ nợ để trả nợ cho bớt phần lãi suất.

    Nghĩa vụ trả nợ là nghĩa vụ đương nhiên, trong trường hợp người vay tiền mà có ý định không trả nợ, có mục đích chiếm đoạt tài sản sẽ bị xem xét xử lý về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

     

  • Xem thêm     

    09/08/2013, 05:57:22 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần


    Tôi không hiểu vấn đề Chạy dự án của bạn là thế nào? tôi có thể hiểu như sau bạn xem có đúng ý không nhé?

    Bạn đang cần thực hiện dự án, nhưng có rất nhiều việc liên quan đến dự án mà bạn không có khả năng thực hiện, do đó bạn phải có sự kết hợp với nhiều người có khả năng hơn. về vấn đề này bạn cần:

    1. Đối với những cá nhân kinh doanh dịch vụ có điều kiện, có chứng chỉ thì bạn có thể ký kết hợp đồng thuê dịch vụ hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh dựa vào khả năng của các bên.

    2. Đối với những cá nhân mà có năng lực nhưng lại không có chứng chỉ thực hiện những dịch vụ thì bạn có thể ký hợp đồng ủy quyền để thực hiện các công việc theo thỏa thuận và có trả thù lao.

    Bạn có thể lấy Mẫu Hợp đồng ủy quyền tại www.luatdoanhgia.vn hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

    Thân chào!

  • Xem thêm     

    05/08/2013, 03:22:40 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần


    Chào bác!

    Vấn đề của bác là chia di sản thừa kế do bố mẹ để lại, di sản ở đây chính là quyền sử dụng đất, bác nên thực hiện những bước sau đây:

    Bước 1. Liên hệ với Phòng hoặc Văn phòng Công chứng trên Địa bàn thành phố Hà Nội để làm thủ tục Khai nhận và Phân chia di sản thừa kế;

    Bước 2. Nhận thông báo niêm yết khai nhận thừa kế ở Xã, Phường nơi bố, mẹ bác thường trú trước khi chết;

    Bước 3. Khai nhận và phân chia di sản thừa kế cho từng người trên cở sở thỏa thuận tại Phòng/Văn phòng Công chứng.

    Bước 4. Hoàn thành các thủ tục sang tên trước bạ nhà đất.

    Nếu nhà đất mà bố, mẹ bác để lại chưa được cấp sổ đỏ thì bác cùng các đồng thừa kế có thể xin cấp sổ đỏ, trong quá trình xin cấp đề xuất vấn đề thỏa thuận tại UBND cấp xã và Phòng Tài nguyên môi trường cấp huyện để chia tài sản và cấp cho mỗi người một quyền sổ đỏ riêng.

    Hồ sơ bác cần chuẩn bị:

    - Về nhà đất: Các giấy tờ về nhà đất, hồ sơ kỹ thuật thửa đất của từng người, hồ sơ hiện trạng nhà nếu có, các hồ sơ này phải được cơ quan đo vẽ thiết kế, đo vẽ và đóng dấu:

    - Chứng tử của bố, me bác;

    - CMND, Sổ HK và Giấy khai sinh của bác và các anh chị em bác.

    Thủ tục trình tự tương đối phức tạp, bác có thể liên hệ với Phòng công chứng để hướng dẫn thủ tục công chứng, chuẩn bị hồ sơ và có thể vào www.luatdoanhgia.vn để có những tư vấn cụ thể tại trang website nay.

  • Xem thêm     

    03/08/2013, 08:37:15 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần


    Quay lại bản chất của vấn đề vay tài sản.

    Trong dân sự việc vay tài sản hay vay tiền là rất tốt nhưng chủ yếu nhằm mục đích tương trợ, hỗ trợ cho nhau trong đời sống, mục đích đó là chính, mục đích sinh lợi nhuận là phụ nên pháp luật sẽ khống chế số tiền lãi và quy định thêm về tội cho vay lãi nặng. Còn nếu cho vay tiền nhằm mục đích sinh lời để sống thì Chính phủ đã có cả một hệ thống ngân hàng kinh doanh tiền, có điều kiện, có cơ sở vật chất, có vốn pháp định...

    Do đó biện pháp thế chấp luật không cấm giữa cá nhân với cá nhân, nhưng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất mặc dù có được công chứng xác nhận nhưng nếu chưa được đăng ký giao dịch bảo đảm thì không có giá trị, do đó cá nhân và cá nhân không thực hiện được việc đăng ký, vì pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm không quy định về vấn đề này. Đã là không đăng ký được và không có hiệu lực thì tài sản đó không bị xử lý để bảo đảm nên sẽ không có chuyện ưu tiên thanh toán, chí vì thế mà có thế chấp giữa cá nhân với cá nhân cũng không có ý nghĩa.

    Giữa các nhân với cá nhân có thể ký những hợp đồng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ như: Hợp đồng đặt cọc, Hợp đồng cầm cố, Hợp đồng bảo lãnh... . Nhưng có lẽ quan trọng nhất là việc kiểm soát và đánh giá kế hoạch sử dụng tiền vay là quan trọng nhất đối với hoạt động cho vay kể cả là vay giữa cá nhân với cá nhân.

    Thân ái!

    Luật sư Ngô Thế Thêm

  • Xem thêm     

    02/08/2013, 09:46:33 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần


    Chào bạn!

    Ở góc độ luật pháp chúng tôi không hiểu được bạn thế chấp như thế nào, tôi đưa ra quy định về thế chấp ở Ngân hàng để bạn tham khảo.

    Về thế chấp:

    Bản chất là việc một người vay tiền của tổ chức ngân hàng với số tiền, lãi suất và việc trả tiền gốc, lãi theo thỏa thuận tại Hợp đồng tín dụng giữa các bên.

    Để bảo đảm cho người vay tiền có nghĩa vụ phải trả tiền Ngân hàng sẽ ký với người vay tiền một hợp đồng thế chấp tài sản nhà đất để bảo đảm rằng người vay sẽ phải thực hiện trọn vẹn nghĩa vụ, nếu không thực hiện thì ngân hàng có quyền xử lý tài sản để bù vào phần nghĩa vụ mà người vay đã không thực hiện.

    Thông thường thì tài sản thế chấp có thể có giá trị lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm, nhưng về mặt pháp luật thì tài sản thế chấp có thể bằng hoặc thấp hơn nghĩa vụ được bảo đảm.

    Khi xảy ra tranh chấp các bản án của tòa án tuyên theo dạng:

    Buộc người vay phải trả Ngân hàng số tiền là X, trong thời hạn hoặc kể từ khi có yêu cầu thi hành án của Ngân hàng nếu người vay không trả thì Ngân hàng được xử lý tài sản thế chấp để bảo bảo nghĩa vụ.

    Như vậy, tài sản thế chấp khi xử lý có thể thấp hơn nghĩa vụ phải trả tiền, trường hợp này phần tiền chênh lệch còn lại coi như người vay tiền vẫn nợ ngân hàng, nếu tiền chênh lệch nhiêu hơn nghĩa vụ trả ngân hàng thì người vay tiền được nhận phần này về.

    Từ phân tích này, bạn cũng hình dung được nội dung vu việc của bạn

    Những phân tích trên đặt trong điều kiện là hợp đồng tín dụng, hợp đồng vay và hợp đồng thế chấp phải đúng quy định của pháp luật.

  • Xem thêm     

    02/08/2013, 03:34:15 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần


    Theo bạn trình bày thì bạn đã cho họ vay tiền, đương nhiên bạn phải biết họ như thế nào? bằng mối quan hệ gì mà cho vay? cho vay có lấy lãi hay không? các điều kiện khác nữa....

    Bây giờ bạn không có chứng cứ xác định việc đã cho vay? bạn chỉ có chứng cứ đã chuyển tiền cho họ nhưng có lý do chuyển tiền không?

    Chứng cứ trong Dân sự là sự thừa nhận của bên kia, do đó họ không thừa nhận thì bạn cũng rất khó.

    Tuy nhiên bạn vẫn có cơ hội để đòi lại số tiền này, cụ thể:

    1. Bạn phải củng cố chứng cứ bằng việc gọi điện, nhắn tin, gặp gỡ để ghi âm, ghi chép hoặc có biên bản thừa nhận khoản nợ này của họ.

    2. Bạn có thể khởi kiện đến tòa án nơi người đó cư trú để đòi khoản tiên này vì:

    Tuy khó xác định được họ vay nhưng người đó vẫn phải trả tiền bạn vì không có căn cứ chứng mình nguồn sở hữu tài sản. Giả sử đây là trường hợp bạn chuyển tiền nhầm thì rõ ràng người nhận được phải trả lại cho bạn. Còn họ có thể lý luận là tặng cho thì họ phải chứng minh về hợp đồng tặng cho.

    Chúc bạn đòi được tiền.

  • Xem thêm     

    02/08/2013, 03:27:42 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần


    Chào bạn!

    Chúc mừng bạn đã sắp có oto để đi.

    Về vấn đề Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về các quyền và nghĩa vụ cũng nhưng đối tượng, tiền và những thỏa thuận khác. Vì Đại lý không có xe để bán cho bạn nên họ mới yêu cầu phải đặt cọc để bảo đảm việc mua bán sau này,  chính vì thế theo tôi bạn nên làm như sau:

    Phương án 1: Tìm Đại lý nào có xe ô tô thì mua luôn không cần đặt cọc.

    Phương án 2: Phải đặt cọc thì ký hợp đồng đặt cọc với những điều khoản cơ bản sau:

    - Giá bán là bao nhiêu và giá này là không đổi, đã có các loại thuế chưa? ai chịu thuế?

    - Thời hạn thực hiện việc mua bán?

    - Loại xe, chủng loại, mẫu mã, moden, màu săc và các chi tiết khác.

    - Các điều kiện cơ bản khác về hợp đồng mua bán.

    - Số tiền đặt cọc

    - Phương án xử lý tiền đặt cọc: Nếu không bán đúng thỏa thuận nêu trên sẽ bị phạt tối thiểu bằng 1 lần số tiền đặt cọc. Nếu không mua sẽ mất tiền đặt cọc.

    Trở lại câu hỏi của bạn, họ đưa ra những điều kiện là không sai, nhưng nó chung chung khó giải quyết và đang bất lợi với bạn.

    Bạn vào www.luatdoanhgia.vn để lấy mẫu hợp đồng đặt cọc.

    Chúc mừng bạn.

  • Xem thêm     

    31/07/2013, 12:22:33 SA | Trong chuyên mục Hợp đồng

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần


    Chào bạn!

    Chỉ có Bất động sản khi tiến hành các giao dịch công chứng liên quan đến định đoạt (Trừ Di chúc và ủy quyền định đoạt) thì phải căn cứ vào địa hạt nơi có tài ản. Còn động sản là ô tô thì không bắt buộc nên bạn có thể công chứng ở đâu cũng được. Về phương diện hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng không thể có giới hạn về địa giới hành chính, do đó không hạn chế và không thể hạn chế việc Ngân hàng nhận tài sản bảo đảm là ô tô ở nơi khác. Ngay cả Bất động sản ở nơi khác thì ngân hàng ở một nơi rất khác cũng có thể tiếp nhận Bất động sản này làm tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

  • Xem thêm     

    27/07/2013, 07:17:58 SA | Trong chuyên mục Hợp đồng

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần


    Chào bạn!

    Công ty mẹ và Công ty con được quy định rất cụ thể ở trong Luật Doanh nghiệp, cụ thể:

    Khoản 15 Điều 4 Luật Doanh nghiệp thì: Một công ty được coi là Công ty mẹ của một công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

    - Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông đã phát hành của công ty;

    - Có quyền Quyết định trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặt tất cả các thành viên của HĐQT, Giám đốc hoặc tổng giám đốc đối với Công ty con;

    - Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của Công ty đó.

    Do đó, có thể thấy rằng đây là 2 công ty hoàn toàn độc lập với nhau và đều tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Hợp đồng giao dịch giữa 2 Công ty là hoàn toàn hợp lý, người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền có thể xác lập, thực hiện các hợp đồng giao dịch này nhưng chú ý là đừng vi phạm các quy định về đại diện, cụ thể:

    Điều 144 Bộ Luật Dân sự về Phạm vi đại diện:

    Người đại diện không được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ 3 mà mình cũng là người đại diện của người đó trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    Chúc bạn thành công.

    Luật sư Ngô Thế Thêm

  • Xem thêm     

    25/07/2013, 11:09:20 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần


    Chào bạn!

    1. Bạn nên ký Hợp đồng ủy quyền để thực hiện Công việc và có trả thù lao, có nghĩa vụ bồi thường, có nghĩa vụ bảo mật thông tin vì cá nhân này không có chức năng kinh doanh việc gì? không phải là người lao động của công ty nên chỉ ký Hợp đồng Ủy quyền có trả thù lao là hợp lý nhất.

    2. Nội dung hợp đồng ủy quyền bạn có thể vào www.luatdoanhgia.vn để lấy mẫu.

    Luật sư Ngô Thế Thêm

  • Xem thêm     

    25/07/2013, 11:24:46 SA | Trong chuyên mục Hợp đồng

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần


    Về vấn đề này, Luật sư tư vấn như sau:

    Đây là hợp đồng được ký giữa 2 pháp nhân để thực hiện các hoạt động kinh doanh, theo nội dụng bạn trình bày thì người đại diện cho Công ty B ký kết hợp đồng không phải là người đại diện đương nhiên theo pháp luật của Công ty, không có các văn bản ủy quyền hay điều lệ công ty không có quy định người này được ủy quyền ký kết văn bản này.

    Theo quy định tại Điều 86 Bộ luật Dân sự thì Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền và nghĩa vụ dân sự phù hợp với mục đích kinh doanh của mình. Người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền nhân danh pháp nhân trong quan hệ dân sự.

    Theo quy định tại Điều 91 Bộ luật Dân sự về Đại diện của pháp nhân thì: Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân được quy định trong điều lệ hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.

    Do đó, Chủ tịch hội đồng quản trị của Công ty B không phải là người đại diện theo pháp luật và cũng không phải là người đại diện theo ủy quyền nên không thể nhân danh pháp nhân (Công ty B) trong quan hệ pháp luật (là hợp đồng mua bán) với Công ty A được.

    Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty B ký kết hợp đồng với Công ty A mà không có sự ủy quyền của Người đại diện theo pháp luật của Công ty B là giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện. Theo quy định tại Điều 145 Bộ luật Dân sự thì hậu quả của việc này như sau:

    1. Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh các quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện (Người địa diện theo pháp luật của Công ty B) trừ trường hợp người đại diện hoặc người được đại diện đồng ý. Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện (Công ty A) phải thông báo cho người được đại diện hoặc người đại diện của người đó (Công ty B) để trả lời trong một thời hạn nhất định, nếu hết thời hạn này mà không trả lời thì giao dịch đó không phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện (Công ty B) nhưng người không có quyền đại diện (cá nhân ông Chủ tịch HĐQT Công ty B) vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch đối với mình, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện.
    2. Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đã xác lập và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch.

    Từ những phân tích trên thì bạn có thể phân tích và tự trả lời câu hỏi của mình được. Nếu là vụ việc phức tạp bạn có thể gửi tài liệu hoặc liên hệ trực tiếp với Luật sư của Luật Doanh Gia tại địa chỉ www.luatdoanhgia.vn để được tư vấn chi tiết hơn.

    Luật sư Ngô Thế Thêm

  • Xem thêm     

    24/07/2013, 10:40:36 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần


    Chào bạn!

    Bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cũng phải đăng ký kinh doanh, có thể với hoạt động kinh doanh của bạn bạn không muốn mở Doanh nghiệp (Công ty Cổ phần, Công ty TNHH, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân) thì bạn có thể mở Hộ kinh doanh cá thể.

    Hộ kinh doanh cá thể theo quy định của pháp luật không được phép Khắc con dấu tròn, không được cấp Giấy chứng nhận sử dụng mẫu dấu do Công an có thẩm quyền cấp.

    Bạn khắc dấu mà không phải dấu tròn cho hộ kinh doanh là hoàn toàn được, pháp luật không cấm và bạn cũng lưu ý thêm các công ty khắc dấu là công ty kinh doanh có điều kiện, nên bạn khắc con dấu không hợp lý thì họ cũng không làm cho bạn đâu.

  • Xem thêm     

    24/07/2013, 10:17:32 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần


    Chào bạn!

    Tranh chấp của bạn khá phức tạp và liên quan đến nhiều lĩnh vực, bạn có thể gửi các tài liệu đính kèm để các luật sư tư vấn giúp hoặc có thể gửi đến địa chỉ của các luật sư hay gọi điện, gặp gỡ trao đổi để luật sư nắm được nôi dung của vụ việc và tư vấn cho bạn cách giải quyết tốt nhất.

     

  • Xem thêm     

    24/07/2013, 09:51:42 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần


    Chào bạn!

    Theo quy định của Pháp lệnh về Ngoại hối thì hợp đồng đó đã vi phạm pháp luật, cụ thể:

    Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối 2005 quy định: “Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các giao dịch với tổ chức tín dụng, các trường hợp thanh toán thông qua trung gian gồm thu hộ, uỷ thác, đại lý và các trường hợp cần thiết khác được Thủ tướng Chính phủ cho phép”.

    Theo Điều 29 – Quy định hạn chế s dụng ngoại hối tại Nghị định 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh ngoại hối 2005:
    Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối trừ các trường hợp sau:
    1. Các giao dịch với tổ chức tín dụng và tổ chức khác được phép cung ứng dịch vụ ngoại hối;
    2. Người cư trú là tổ chức được điều chuyển vốn nội bộ bằng ngoại tệ chuyển khoản (giữa đơn vị có tư cách pháp nhân với đơn vị hạch toán phụ thuộc và ngược lại);
    3. Người cư trú được góp vốn bằng ngoại tệ để thực hiện dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
    4. Người cư trú được nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản theo hợp đồng uỷ thác xuất, nhập khẩu;
    5. Người cư trú là nhà thầu trong nước, nhà thầu nước ngoài được nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản từ chủ đầu tư, nhà thầu chính để thanh toán, chi trả và chuyển ra nước ngoài;
    6. Người cư trú là tổ chức kinh doanh dịch vụ bảo hiểm được nhận ngoại tệ chuyển khoản của người mua bảo hiểm đối với các loại hàng hoá và dịch vụ phải mua tái bảo hiểm ở nước ngoài;
    7. Người cư trú là tổ chức kinh doanh hàng miễn thuế, tổ chức cung ứng dịch vụ ở khu cách ly tại các cửa khẩu quốc tế, tổ chức kinh doanh kho ngoại quan được nhận thanh toán bằng ngoại tệ và đồng Việt Nam từ việc cung cấp hàng hoá và cung ứng dịch vụ;
    8. Người cư trú là cơ quan hải quan, công an cửa khẩu tại các cửa khẩu quốc tế và kho ngoại quan được nhận ngoại tệ từ người không cư trú đối với các loại thuế, phí thị thực xuất nhập cảnh hoặc phí cung ứng dịch vụ;
    9. Người không cư trú là cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự được thu phí thị thực xuất nhập cảnh và các loại phí, lệ phí khác bằng ngoại tệ;
    10. Người không cư trú và người cư trú là người nước ngoài được nhận lương, thưởng và phụ cấp bằng ngoại tệ từ người cư trú, người không cư trú là tổ chức;
    11. Người không cư trú được chuyển khoản bằng ngoại tệ cho người không cư trú khác hoặc thanh toán cho người cư trú tiền xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ;
    12. Các trường hợp khác được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, chấp thuận”.
    Luật sư Ngô Thế Thêm
  • Xem thêm     

    19/07/2013, 03:27:09 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần


    Chào bạn!

    Theo Quy định của Thông tư 21/2012 như bạn đã viện dẫn thì các con dấu này chỉ có thời hạn sự dụng là 5 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận mẫu dấu, do đó trong thời hạn này bạn phải thay đổi con dấu và được cấp Giấy chứng nhận sử dụng mẫu dấu mới. Nếu không thay đổi con dấu sẽ hết giá trị sử dụng do dó những giao dịch liên quan đến pháp nhân đó sẽ không được thừa nhận.

    Vi phạm thời hạn sử dụng con dấu nêu trên sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 73/2010.

    Luật sư Ngô Thế Thêm

     

  • Xem thêm     

    18/07/2013, 03:05:12 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần


    Chào bạn!

    Về nguyên tắc hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên trong đó thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên, trách nhiệm của các bên khi vi phạm những thỏa thuận.

    Thỏa thuận có hiệu lực phải đáp ứng các điều kiện có hiệu hiệu lực của một giao dịch dân sự theo quy định tại Điều 122 Bộ luật Dân sự năm 2005.

    Vậy, việc không hủy ngang được hiểu thế nào? đây chính là việc không được pháp vỡ hay đơn phương hủy bỏ hợp đồng đã và đang thực hiện giữa các bên, nếu các bên ràng buộc nhau về điều kiện này thì hoàn toàn không có ý nghĩa.

    Các bên luôn ràng buộc với nhau về trách nhiệm thực hiện, nếu không thực hiện đúng thì phải bồi thường, phạt vi phạm... do đó, mặc dù có quy định là không hủy ngang nhưng 1 trong các bên cứ hủy ngang đồng nghĩa với việc chấp nhận vi phạm và chấp nhận việc xử lý vi phạm theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

    Do đó việc thỏa thuận không hủy ngang này sẽ không có ý nghĩa. Đồng thời thỏa thuận này cũng trái với Nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Dân sự. Tại Điều 7 Bộ luật Dân sự năm 2005 có quy định về Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự: Các bên phải nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ dân sự và tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, nếu không thực hiện thì có thể bị cưỡng chế thực hiện.

    Trong việc thỏa thuận và thực hiện các hợp đồng giao dịch không nên sử dụng cụm từ "Không hủy ngang" mà nên quy định trách nhiệm phạt, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp hủy ngang (đơn phương chấm dứt thực hiện...)

    Luật sư Ngô Thế Thêm

  • Xem thêm     

    17/07/2013, 08:34:41 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần


    Chào bạn!

    Vấn đề của bạn là tranh chấp hợp đồng, câu chuyện giải quyết tranh chấp hợp đồng rất phức tạp, nhưng điều đầu tiên là phải có hợp đồng đề làm căn cứ tư vấn.

    Bạn nên tóm tắt toàn bộ quá trình thực hiện từ đàm phán hợp đồng đến thi công, giải quyết tranh chấp và hiện tại đồng thời gửi kèm hợp đồng để được tư vấn cụ thể.

    Về nguyên tắc sẽ ưu tiên áp dụng những thỏa thuận trong hợp đồng nếu thỏa thuận đó phù hợp với quy định của pháp luật. Những vấn đề không được đề cập trong hợp đồng sẽ được áp dụng quy định của pháp luật liên quan như Bộ luật Dân sự, Luật Xây dưng...

    Bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn

    Trân trọng!

    Luật sư Ngô Thế Thêm

  • Xem thêm     

    17/07/2013, 05:56:24 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần


    Chào bạn!

    Sự việc nhà bạn cũng thường xảy ra trong xã hội, nhất là giai đoạn hiện nay đang phát triển Tín dụng cá nhân (hay còn gọi là tín dụng đen), để có cơ sở lập luận và đưa ra những ý kiến tốt cho bạn thì bạn cần bổ sung thêm hồ sơ, đặc biệt là làm rõ thông tin và gửi cho luật sư để được tư vấn chi tiết. Với những thông tin như bạn cung cấp tôi tư vấn cho bạn như sau:

    1. Vấn đề cần làm rõ thông tin:

    - Ba bạn có biết là anh bạn mượn sổ đỏ hay không? mượn đề làm gi? tại sao anh bạn lại lấy được sổ đỏ?

    - Anh bạn có hợp đồng vay nợ với người ta hay không?

    - Công chứng đến nhà bạn công chứng như thế nào? thời gian? địa điểm?

    - Có hợp đồng ủy quyền được công chứng không? có hợp đồng mua bán không?

    - Có việc bàn giao nhà ở không? người mua nhà là người có nhu cầu mua nhà hay chỉ là cho vay?

    - Có giấy tờ gì chứng minh việc vay mượn không?

    - Mảnh đất này hiện tại ai đang quản lý? giấy tờ đứng tên ai...vvv...

    2. Xem xét các thông tin về hợp đồng:

    - Hợp đồng vay nợ quy định thế nào?

    - Hợp đồng mua bán được ký như thế nào?

    - Hợp đồng ủy quyền được ký như thế nào?...

    3. Nếu những thông tin mà bạn cung cấp là đúng và có bằng chứng (Chứng cứ, tài liệu..) thì việc mua bán là giả tạo, giao dịch chính là giao dịch vay mượn. Khi vay mượn thì lãi suất không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản của Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm vay tương ứng với từng loại vay.

    Bạn nên cung cấp đầy đủ hồ sơ để có thể vượt qua tốt nhất cho chuyện này.

    Chúc bạn may mắn!

    Luật sư Ngô Thế Thêm

  • Xem thêm     

    17/07/2013, 07:35:26 SA | Trong chuyên mục Hợp đồng

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần


    Chào bạn!

    Thứ nhất bạn không thể dùng tin nhắn đó để uy hiếp họ, họ nhắn có thể khởi kiện ra tòa là quyền của họ, bạn uy hiếp họ bạn lại trở thành người đe dọa...

    Thư hai, bạn cần xác định và cung cấp Hợp đồng, hợp đồng có thể sẽ là:

    - Hợp đồng lao động;

    - Hợp đồng dân sự thực hiện công việc;

    - Hợp đồng dịch vụ

    Mỗi một hợp đồng lại có căn cứ pháp lý, hành lang pháp lý khác nhau để điều chỉnh.

    Bạn sớm cung cấp đầy đủ và liên hệ với Luật sư Luật Doanh Gia để được tư vấn cụ thể hơn.

    Luật sư Ngô Thế Thêm.

  • Xem thêm     

    11/07/2013, 04:13:39 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần


    Chào bạn!

    Công ty chỉ được kinh doanh những ngành nghề đã đăng ký trong Giấy chứng nhận đăn ký kinh doanh (Giấy chứng nhận Doanh nghiệp), tuy nhiên tại thời điểm giao kết hợp đồng mà Công ty chưa được kinh doanh hàng hóa đó sau này đã xin cấp phép về việc kinh doanh hàng hóa đó và phục vụ cho chính hợp đồng mua bán này thì khi xảy ra tranh chấp tòa án vẫn xác định đây là hợp đồng hợp lệ.

    Trong trường hợp của bạn là xác định mục đích sử dụng tài sản có đúng không? thì bạn lại cần xem xét lại phương án giải ngân của bên bạn, xem việc giải ngân có phục vụ cho việc kinh doanh hàng hóa X mà công ty mua về hay không? nếu đúng thì việc sử dụng vốn vay trong trường hợp này là đúng mục đích vì sau này công ty đã bổ sung kịp thời hàng hóa X.

    Chúc bạn thành công!

    Luật sư Ngô Thế Thêm

9 Trang «<6789>