Về vấn đề này, Luật sư tư vấn như sau:
Đây là hợp đồng được ký giữa 2 pháp nhân để thực hiện các hoạt động kinh doanh, theo nội dụng bạn trình bày thì người đại diện cho Công ty B ký kết hợp đồng không phải là người đại diện đương nhiên theo pháp luật của Công ty, không có các văn bản ủy quyền hay điều lệ công ty không có quy định người này được ủy quyền ký kết văn bản này.
Theo quy định tại Điều 86 Bộ luật Dân sự thì Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền và nghĩa vụ dân sự phù hợp với mục đích kinh doanh của mình. Người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền nhân danh pháp nhân trong quan hệ dân sự.
Theo quy định tại Điều 91 Bộ luật Dân sự về Đại diện của pháp nhân thì: Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân được quy định trong điều lệ hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.
Do đó, Chủ tịch hội đồng quản trị của Công ty B không phải là người đại diện theo pháp luật và cũng không phải là người đại diện theo ủy quyền nên không thể nhân danh pháp nhân (Công ty B) trong quan hệ pháp luật (là hợp đồng mua bán) với Công ty A được.
Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty B ký kết hợp đồng với Công ty A mà không có sự ủy quyền của Người đại diện theo pháp luật của Công ty B là giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện. Theo quy định tại Điều 145 Bộ luật Dân sự thì hậu quả của việc này như sau:
-
Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh các quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện (Người địa diện theo pháp luật của Công ty B) trừ trường hợp người đại diện hoặc người được đại diện đồng ý. Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện (Công ty A) phải thông báo cho người được đại diện hoặc người đại diện của người đó (Công ty B) để trả lời trong một thời hạn nhất định, nếu hết thời hạn này mà không trả lời thì giao dịch đó không phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện (Công ty B) nhưng người không có quyền đại diện (cá nhân ông Chủ tịch HĐQT Công ty B) vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch đối với mình, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện.
-
Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đã xác lập và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch.
Từ những phân tích trên thì bạn có thể phân tích và tự trả lời câu hỏi của mình được. Nếu là vụ việc phức tạp bạn có thể gửi tài liệu hoặc liên hệ trực tiếp với Luật sư của Luật Doanh Gia tại địa chỉ www.luatdoanhgia.vn để được tư vấn chi tiết hơn.
Luật sư Ngô Thế Thêm
Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997
LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt
Email: luatsungothethem@gmail.com