Chào bạn!
Tất cả những tài sản do vợ, chồng tạo ra, tài sản hoạt động, sản xuất sinh doanh trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng.
Việc giải quyết tài sản của vợ chồng sau khi ly hôn theo quy định của Luật hôn nhân gia đình 2014 như sau:
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Theo đó, lao động của vợ, chồng trong gia đình vẫn được coi là lao động có thu nhập, nên người vợ vẫn có đóng góp trong việc tạo lập khối tài sản chung của vợ chồng. Như vậy, người vợ có căn cứ để được chia tài sản trong trường hợp này.
Về mức cấp dưỡng nuôi con thì theo Điều 116 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định như sau:
1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Như vậy, nếu người vợ lâm vào hoàn cảnh khó khăn, cảm thấy mức cấp dưỡng nuôi con là không phù hợp, ảnh hưởng tới cuộc sống của mẹ và con thì hoàn toàn có thể yêu cầu Tòa án thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con.
Thân ái!