Chào bạn!
Trường hợp trên nếu như có đầy đủ căn cứ về hành vi đánh người của nhóm người trên (Kết quả khám, xác nhận của người làm chứng...), thì bạn có thể tố cáo sự việc tới cơ quan cảnh sát điều tra cấp huyện nơi xảy ra sự việc.
Về xử phạt thì nếu thương tích của ba bạn ở mức 11% trở lên, thì người gây thương tích sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích. Bạn có thể tham khảo dưới đây.
Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
Trường hợp mức thương tật chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì người gây thương tích có thể sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi cố ý gây thương tích theo quy định ở Nghị định 167/2013/NĐ – CP của Chính phủ với mức phạt từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng :
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;
Thân ái!