Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

  • Xem thêm     

    24/06/2013, 09:29:05 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    1. Nếu bạn cho rằng anh trai bạn đã chuyển nhượng 2 sào đất đó cho bạn một cách hợp pháp (căn cứ xác lập quyền sử dụng đất của bạn là do nhận chuyển quyền sử dụng đất) thì bạn phải chứng minh được điều kiện để hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực sau đây:

    - Bên chuyển nhượng có quyền chuyển nhượng;

    - Bên chuyển nhượng đủ điều kiện nhận chuyển nhượng;

    - Thửa đất đủ điều kiện chuyển nhượng;

    - Nội dung việc chuyển nhượng đó không trái pháp luật và đạo đức xã hội;

    - Hình thức hợp đồng chuyển nhượng tuân thủ quy định pháp luật: Có công chứng hoặc chứng thực và được sang tên...

    Nếu việc chuyển nhượng đất giữa hai anh em bạn không đủ điều kiện như trên thì bạn có thể tham khảo thêm quy định tại Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao.

    Trong trường hợp này thì bạn cũng lưu ý về chứng cứ về việc bạn đã trả tiền cho anh bạn để được nhận sử dụng 2 sào đất đó.

    2. Nếu bạn cho rằng bạn được xác lập quyền sử dụng đất thông qua hình thức nhà nước giao đất theo nghị định 64 thì chỉ được xác lập trong hạn mức quy định đối với từng nhân khẩu;

    3. Nếu bạn cho rằng thửa đất đang tranh chấp có nguồn gốc là bạn được thừa kế hợp pháp thì bạn phải chứng minh được là thửa đất đó thuộc quyền định đoạt của người lập di chúc và di chúc đó là hợp pháp theo quy định pháp luật.

  • Xem thêm     

    24/06/2013, 09:13:50 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Nếu người đó đã bỏ trốn khỏi địa phương thì bạn chỉ còn cách là báo công an. Nếu sau khi kiểm tra, xác minh nguồn tin mà công an có căn cứ xác định người đó đã bỏ trốn nhằm chiếm đoạt khoản tiền đã vay của bạn thì công an sẽ khởi tố người đó về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự.

  • Xem thêm     

    24/06/2013, 09:07:38 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Nếu đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và phù hợp với quy hoạch thì bạn mới được chuyển quyền sử dụng đất. Nếu đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng nằm trong quy hoạch đang triển khai thu hồi đất thì gia đình bạn cũng không thực hiện được thủ tục chuyển nhượng.

    Bạn cũng lưu ý là quy hoạch sử dụng đất chỉ được phê duyệt của UBND từ cấp huyện trở lên. UBND xã không có quyền phê duyệt quy hoạch.

  • Xem thêm     

    24/06/2013, 03:51:57 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Bạn có thể tới phòng công chứng để lập hợp đồng chuyển nhượng hợp đồng cho bên thứ ba. Về mặt pháp lý thì bạn xem lại nội dung của hợp đồng với chủ đầu tư xem bên mua nhà được thực hiện các quyền gì... Thực tiễn, ở Hà Nội thì các phòng công chứng tiến hành công chứng rất nhiều hợp đồng chuyển nhượng hợp đồng như vậy.

  • Xem thêm     

    24/06/2013, 03:47:44 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Gia đình bạn có thể yêu cầu bồi thường các khoản sau:

    - Chi phí cứu chữa (đi lại, tiền thuốc, viện phí, phục hồi chức năng..);

    - Chi phí cho người chăm sóc trong thời gian điều trị;

    - Thu nhập bị mất, bị giảm sút.

    Bạn có thể tham khảo hướng dẫn cụ thể tại Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao.

  • Xem thêm     

    24/06/2013, 03:43:59 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Trong tình huống này thì bạn phải thực hiện thủ tục yêu cầu Tòa án tuyên bố người đó mất tích hoặc tuyên bố chết theo chương XXIII - XXIV Bộ luật tố tụng dân sự thì bạn mới thực hiện được các thủ tục tiếp theo.

  • Xem thêm     

    23/06/2013, 10:52:18 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Trách nhiệm bồi thường dân sự trong vụ án hình sự trên được xác định căn cứ vào quy định của bộ luật dân sự và Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao, cụ thể như sau:

    1. Bộ luật dân sự:

    Ðiều 609. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

    1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

    a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

    b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

    c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

    2. Người xâm phạm sức khỏe của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Ðiều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

    2. Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP:

    1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

    Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được bồi thường bao gồm:

    1.1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu... theo chỉ định của bác sĩ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sĩ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ... để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).

    1.2. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khỏe bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.

    a) Thu nhập thực tế của người bị thiệt hại được xác định như sau:

    - Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động, thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người đó bị xâm phạm sức khỏe nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.

    - Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có làm việc và hàng tháng có thu nhập thực tế nhưng mức thu nhập của các tháng khác nhau, thì lấy mức thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các tháng) trước khi sức khỏe bị xâm phạm nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.

    - Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng không ổn định và không thể xác định được, thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.

    - Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại chưa làm việc và chưa có thu nhập thực tế thì không được bồi thường theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 609 BLDS.

    b) Xác định thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại được thực hiện như sau:

    Bước một: Xác định thu nhập thực tế của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị có hay không. Nếu có thì tổng số thu nhập là bao nhiêu.

    Bước hai: Lấy tổng số thu nhập thực tế mà người bị thiệt hại có được trong thời gian điều trị so sánh với thu nhập thực tế tương ứng được xác định theo hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 1.2 này. Nếu không có khoản thu nhập thực tế nào của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị thì thu nhập thực tế của người bị thiệt hại bị mất; nếu thấp hơn thì khoản chênh lệch đó là thu nhập thực tế của người bị thiệt hại bị giảm sút; nếu bằng thì thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không bị mất.

    Ví dụ 1: A làm nghề sửa xe máy tự do. Thu nhập thực tế của A trước khi sức khỏe bị xâm phạm là ổn định, trung bình mỗi tháng là một triệu đồng. Do sức khỏe bị xâm phạm, A phải điều trị nên không có khoản thu nhập nào. Trong trường hợp này thu nhập thực tế của A bị mất.

    Ví dụ 2: B làm công cho một công ty trách nhiệm hữu hạn. Thu nhập thực tế của B trước khi sức khỏe bị xâm phạm là ổn định, trung bình mỗi tháng là 600 ngàn đồng. Do sức khỏe bị xâm phạm, B phải điều trị và trong thời gian điều trị công ty trả cho B 50% tiền lương là 300 ngàn đồng. Trong trường hợp này thu nhập thực tế của B mỗi tháng bị giảm sút 300 ngàn đồng.

    Ví dụ 3: C là công chức có thu nhập hàng tháng ổn định 500 ngàn đồng. Do sức khỏe bị xâm phạm, C phải điều trị và trong thời gian điều trị cơ quan vẫn trả đủ các khoản thu nhập cho C. Trong trường hợp này thu nhập thực tế của C không bị mất.

    1.3. Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

    a) Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị bao gồm: tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí (nếu có) cho một trong những người chăm sóc cho người bị thiệt hại trong thời gian điều trị do cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ sở y tế.

    b) Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị được xác định như sau:

    - Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại có thu nhập thực tế ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người đó phải đi chăm sóc người bị thiệt hại nhân với thời gian chăm sóc để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất.

    - Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại có làm việc và hàng tháng có thu nhập ổn định, nhưng có mức thu nhập khác nhau thì lấy mức thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các tháng) trước khi người đó phải đi chăm sóc người bị thiệt hại nhân với thời gian chăm sóc để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất.

    - Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại không có việc làm hoặc có tháng làm việc có tháng không và do đó không có thu nhập ổn định thì được hưởng tiền công chăm sóc bằng mức tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú.

    - Nếu trong thời gian chăm sóc người bị thiệt hại, người chăm sóc vẫn được cơ quan, người sử dụng lao động trả lương, trả tiền công lao động theo quy định của pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội thì họ không bị mất thu nhập thực tế và do đó không được bồi thường.

    1.4. Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc (người bị thiệt hại không còn khả năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên) thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

    a) Chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại bao gồm: chi phí hợp lý hàng tháng cho việc nuôi dưỡng, điều trị người bị thiệt hại và chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại.

    b) Chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại được tính bằng mức tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú. Về nguyên tắc, chỉ tính bồi thường thiệt hại cho một người chăm sóc người bị thiệt hại do mất khả năng lao động.

    1.5. Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm.

    a) Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm được bồi thường cho chính người bị thiệt hại.

    b) Trong mọi trường hợp, khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Cần căn cứ vào hướng dẫn tại điểm b tiểu mục 1.1 mục 1 Phần I Nghị quyết này để xác định mức độ tổn thất về tinh thần của người bị thiệt hại. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần cần căn cứ vào sự ảnh hưởng đến nghề nghiệp, thẩm mỹ, giao tiếp xã hội, sinh hoạt gia đình và cá nhân...

    c) Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại trước hết do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy đinh tại thời điểm giải quyết bồi thường.

     

  • Xem thêm     

    23/06/2013, 11:31:25 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Nếu gia đình bạn xây dựng trên ngõ đi chung thì chủ tịch UBND xã mới có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ thi công và buộc tháo dỡ công trình vi phạm. Nếu công trình đã tồn tại trước đó và chưa có cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thì UBND xã không có quyền cưỡng chế tháo dỡ.

    Việc cưỡng chế tháo dỡ công trình xây dựng vi phạm phải thực hiện theo quy định tại Nghị định số 180/2007/NĐ-CP: Phải ban hành quyết định đình chỉ thi công, quyết định cưỡng chế tháo dỡ công trình vi phạm... và gia đình bạn có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện các quyết định hành chính đó theo luật khiếu nại và luật tố tụng hành chính.

  • Xem thêm     

    23/06/2013, 08:55:40 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Nếu gia đình bạn chưa bị thu hồi đất, chưa được đền bù thỏa đáng mà công ty đã lấy đất của gia đình bạn để triển khai dự án là vi phạm pháp luật. Gia đình bạn có quyền yêu cầu công ty dừng triển khai dự án đó và yêu cầu chính quyền địa phương kịp thời can thiệp.

  • Xem thêm     

    23/06/2013, 08:48:19 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Nếu người vay không trả tiền cho bạn đúng hạn thì bạn có thể khởi kiện tới Tòa án để được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Lãi suất thỏa thuận như vậy là nặng lãi tuy nhiên bạn chưa tới mức bị  xử lý hình sự.  Tòa án chỉ công nhận mức lãi suất không vượt quá 150% lãi suất cơ bản do nhà nước quy định.

  • Xem thêm     

    23/06/2013, 08:38:19 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    1. Vụ việc của gia đình bạn là tranh chấp quyền sử dụng đất đã có GCN QSD đất nên thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án. UBND xã chỉ có quyền hòa giải chứ không có quyền giải quyết vụ việc đó, cũng không có thẩm quyền thu hồi sổ đỏ. Do vậy, nếu hai bên hòa giải không thành thì gia đình bạn có thể gửi đơn tới Tòa án để yêu cầu giải quyết theo pháp luật.

    2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình bạn là tài liệu có giá trị pháp lý cao nhất. Nếu diện tích đất trong GCN QSD đất lớn hơn diện tích đất thể hiện trên bản đồ 299 nhưng diện tích chênh lệch do sai số đo đạc hoặc do gia đình bạn sử dụng ổn định, liên tục không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch thì cũng được công nhận quyền sử dụng đất.

  • Xem thêm     

    23/06/2013, 07:57:13 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường trả lời bạn như sau:

    1. Tài sản mà bạn nêu ở trên là tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân của cha mẹ bạn nên là tài sản chung vợ chồng do vậy mẹ bạn không có toàn quyền lập di chúc để định đoạt tài sản đó. Nếu di chúc có chữ ký của cha bạn với tư cách là hai vợ chồng cùng lập di chúc và nội dung di chúc phù hợp với quy định tại phần thứ tư của Bộ luật dân sự năm 1995 thì di chúc đó hợp pháp. Theo quy định của pháp luật thì di chúc không bắt buộc phải có công chứng hoặc chứng thực.

    2. Nếu di chúc của cha mẹ bạn hợp pháp và đã có hiệu lực thì bạn có thể tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế đối với phần di sản của mẹ bạn theo nội dung di chúc, thủ tục khai nhận di sản thừa kế thực hiện tại phòng công chứng và phòng tài nguyên và môi trường. Nếu di chúc của mẹ bạn vô hiệu thì anh em bạn vẫn được thừa kế theo pháp luật..

    3. Nếu bố bạn ly hôn thì tài sản chung của bố bạn với bà vợ kế sẽ chia đôi, tài sản riêng của ai thì thuộc về người đó theo quy định tại Điều 27 và Điều 32 Luật hôn nhân và gia đình.

    4. Theo quy định của pháp luật thì mẹ kế của bạn và anh em bạn có quyền thừa kế như nhau đối với di sản cho bố bạn để lại không có di chúc. Do vậy, nếu sau này cha bạn qua đời thì di sản của cha bạn sẽ thuộc về người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.

    5. Nếu con riêng sống chung từ nhỏ và được nuôi dưỡng, chăm sóc như con đẻ thì cũng được hưởng thừa kế của cha bạn theo pháp luật (Điều 679 BLDS 2005).

    6. Nếu sau này cha bạn có di chúc hợp pháp thì người có tên trong di chúc sẽ được hưởng thừa kế và những ai không có tên sẽ không được thừa hưởng di sản. Cha bạn lập di chúc thì có thể truất được quyền thừa kế của dì bạn và con riêng của dì.

  • Xem thêm     

    23/06/2013, 07:19:20 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Nếu bà Hà tự nguyện chuyển giao xe hàng đó cho bạn để trừ nợ thì việc bạn nhận, sử dụng số hàng đó là hợp pháp. Nếu bà Hà không tự nguyện giao xe hàng đó cho bạn để trừ nợ mà bạn lại dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để lấy xe hàng của bà Hà thì hành vi của bạn là phạm pháp và có thể bị xử lý theo pháp luật hình sự.

  • Xem thêm     

    23/06/2013, 07:03:32 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Vụ việc của bạn có dấu hiệu của tội lừa đảo theo quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự. Bạn có quyền làm đơn tố cáo người đã nhận tiền của bạn tới công an để được giải quyết theo pháp luật.

    Nếu người đó đã trốn khỏi địa phương thì bạn không thể khởi kiện dân sự được mà thẩm quyền thuộc về công an.

  • Xem thêm     

    23/06/2013, 06:58:59 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    1. Đối với vợ bạn : Bạn cần yêu cầu cô ta chấm dứt mối quan hệ vụng trộm bất chính đó. Nếu bạn nói không có kết quả thì có thể yêu cầu người thân, gia đình hoặc hội phụ nữ hòa giải. Nếu hòa giải vẫn không có kết quả thì bạn có thể làm đơn ly hôn.

    2. Đối với gã gian phu: Nếu việc bạn cảnh báo với ông ta không có kết quả thì bạn có thể nói với vợ ông ta hoặc gửi đơn tố cáo tới cơ quan ông ta và công an huyện để được xử lý theo pháp luật. Với mối quan hệ bất chính đó thì ông ta sẽ bị kỷ luật đảng và bị công an xử lý hành chính do vi phạm chế độ hôn nhân 1 vợ, 1 chồng (hậu quả nghiêm trọng sẽ bị xử lý hình sự).

  • Xem thêm     

    22/06/2013, 09:15:26 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Nếu các bên đã thỏa thuận với nhau về mức đền bù thì nên tôn trọng thỏa thuận đó. Nếu không thực hiện được thỏa thuận mà kiện để tòa án thì tòa án sẽ giải quyết theo pháp luật, văn bản thỏa thuận đó không được coi là căn cứ để buộc các bên phải thanh toán cho nhau.

  • Xem thêm     

    22/06/2013, 04:56:16 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    1. Trách nhiệm hình sự: Nếu người phụ xe có lỗi trong vụ việc tai nạn đó gây thiệt hại đến tính mạng của anh bạn thì người phụ xe đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 202 Bộ luật hình sự.

    2. Trách nhiệm dân sự: Theo quy định tại Điều 618 BLDS thì chủ xe là pháp nhân  phải có trách nhiệm  bồi thường  thiệt hại do người của pháp nhân gây ra, sau đó yêu cầu người gây thiệt hại bồi hoàn một phần căn cứ vào mức độ lỗi của người gây thiệt hại. Do vậy, gia đình bạn có quyền yêu cầu công ty phải bồi thường trách nhiệm dân sự. 

  • Xem thêm     

    22/06/2013, 03:34:01 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp trả lời bạn như sau:

    1. Nếu thửa đất đó có nguồn gốc sử dụng từ năm 1939 nhưng là loại đất nông nghiệp (đất vườn), đến năm 2003 xin cấp GCN QSD đất và xin chuyển mục đích sử dụng đất là đất ở thì phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định pháp luật.

    2. Thửa đất của gia đình bạn đã được chuyển mục đích sử dụng đất và đã xác định cụ thể nghĩa vụ tài chính. Do vậy, bạn không thể xin rút lại hoặc điều chính được nữa. Nếu gia đình bạn thuộc trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất thì mới được xét miễn giảm.

    3. Việc xác định nghĩa vụ tài chính căn cứ vào quy định pháp luật tại thời điểm được nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất (2003). Đến nay, nếu gia đình bạn mới nộp tiền sử dụng đất thì sẽ tính tiền phạt do chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.

  • Xem thêm     

    22/06/2013, 02:59:31 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Theo quy định của pháp luật thì trong quá trình điều tra, người tiến hành tố tụng không được bức cung, nhục hình. Việc công an, tự vệ đánh anh A là trái quy định của pháp luật nên phải bồi thường thỏa đáng. Nếu hai bên không giải quyết được thì công an, tự vệ cũng có thể bị xử lý theo Điều 104 Bộ luật hình sự nếu thỏa mãn điều kiện của tội danh này. Bạn là người đánh anh A 1 cái thì bạn cũng là đồng phạm và cũng liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

    Nếu có căn cứ xác định anh A đã trộm cắp tài sản trị giá từ 2trđ trở lên thì anh A cũng bị xử lý về tội trộm cắp tài sản theo Điều 138 Bộ luật hình sự.

  • Xem thêm     

    21/06/2013, 11:00:39 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Nếu nhà đất là tài sản riêng của bà nội bạn thì nay trở thành di sản chung của các thừa kế. Khi sống bà bạn đã cho các cô rồi nhưng bà lại không lập di chúc để truất quyền thừa kế của các cô nên các cô bạn vẫn được hưởng thừa kế theo pháp luật đối với di sản do bà bạn để lại.

    Bố bạn qua đời trước bà nội bạn nên anh em bạn được hưởng thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 677 Bộ luật dân sự. Phần di sản mà các anh em bạn được hưởng bằng phần di sản do cô bạn được hưởng (các phần thừa kế bằng nhau, anh em bạn được nhận thay phần của bố bạn.

    Nếu gia đình bạn có công lao duy trì tu tạo di sản thì còn được trích phần công sức duy trì, tu tạo tài sản ).