Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

65 Trang «<6789101112>»
  • Xem thêm     

    02/08/2015, 10:48:41 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

     

    Nếu kết quả giải quyết của cơ quan công an đối với đơn thư tố giác của bạn không đúng pháp luật thì bạn có thể khiếu nại đến thủ trưởng cơ quan điều tra hoặc khiếu nại sang viện kiểm sát cùng cấp để được xem xét. Bạn cũng có thể cung cấp thêm các thông tin, chứng cứ, tài liệu về việc bỏ trốn hoặc gian đối hoặc sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp của đối tượng vay tiền của bạn làm căn cứ để xem xét tách nhiệm hình sự.

  • Xem thêm     

    31/07/2015, 06:07:30 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    1. Theo quy định của pháp luật thì quan hệ vay mượn tiền, vay mượn tài sản là "quan hệ pháp luật dân sự" được quy định, giải quyết bằng Bộ luật dân sự và Bộ luật tố tụng dân sự.

    Theo quy định tại Điều 255, Điều 256 và các quy định tại Mục 4, Chương XVIII Bộ luật dân sự năm 2005 thì bạn có quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tiền đó (trong trường hợp bên vay tiền không trả tiền đúng hẹn.

    Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc là nơi có thẩm quyền giải quyết vụ việc này. Vì vậy, bạn cần có chứng cứ về việc bên vay tiền đang cư trú tại địa chỉ nào thì tòa án nơi đó mới thụ lý vụ án để giải quyết.

    Nếu bên vay tiền đã đi khỏi nơi cư trú mà bạn không rõ ở đâu thì tòa án không thể thụ lý, giải quyết vụ án cho bạn được.

    2. Bạn cần phân biệt hai khái niệm: "Đi khỏi nơi cư trú" và "Bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản". Theo quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì sau khi vay được tài sản mà người vay không muốn trả lại tài sản (có mục đích chiếm đoạt) và thực hiện hành vi "bỏ trốn" nhằm chiếm đoạt tài sản thì mới bị xử lý hình sự theo điều luật này. Nếu người vay tiền không bỏ trốn, vẫn liên hệ với người cho vay, cơ quan công an nơi cư trú, gia đình, người thân vẫn liên lạc được với người vay tiền đó thì chưa đủ căn cứ để xử lý hình sự theo tội danh này.

    Cư trú là quyền tự do của công dân được Hiến pháp và Luật cư trú quy định. Nếu người vay tiền đi làm ăn xa; đi chữa bệnh; đi du lịch; đi thăm bà con; bị uy hiếp mà phải lánh đi để bảo toàn tính mạng... mà không phải là hành vi "bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản" thì không thể xử lý hình sự. Đi khỏi nơi cư trú là hành vi thông thường của việc hay đổi nơi cư trú, còn bỏ trốn là thay đổi nơi cư trú có mục đích, có lý do nhằm trốn tránh sự tìm kiếm của chủ nợ, nhằm làm cho chủ nợ không thể tố cáo, khởi kiện để đòi nợ... nhằm mục đích không trả nợ thì hành vi này mới nguy hiểm cho xã hội và mới bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự.

    3. Để áp dụng Điều 140 Bộ luật hình sự thì cơ quan tiến hành tố tụng phải có chứng cứ để chứng minh các điều kiện cần và điều kiện đủ khi một quan hệ pháp luật dân sự chuyển hóa thành quan hệ pháp luật hình sự (nguy hiểm cho xã hội sau đây:

    - NHẬN ĐƯỢC TÀI SẢN BẰNG MỘT QUAN HỆ DÂN SỰ HỢP PHÁP -> GIAN DỐI (đưa ra thông tin sai lệnh làm cho chủ sở hữu tài sản hiểu lầm là mình chưa giao tài sản hoặc đã nhận lại tài sản) + MỤC ĐÍCH: NHẰM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN (không muốn trả lại tài sản);

    - NHẬN ĐƯỢC TÀI SẢN THÔNG QUA MỘT QUAN HỆ DÂN SỰ HỢP PHÁP -> BỎ TRỐN (đi khỏi nơi cư trú mà gia đình, người thân không biết hoặc che giấu; cơ quan quản lý về nhân khẩu không biết; bỏ đi có chủ định nhằm trốn tránh việc khiếu kiện, trốn tránh nghĩa vụ trả lại tài sản) + MỤC ĐÍCH CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN (Không trả lại tài sản vay, mượn, thuê... nữa);

    - NHẬN ĐƯỢC TÀI SẢN THÔNG QUA MỘT GIAO DỊCH DÂN SỰ HỢP PHÁP -> SỬ DỤNG TÀI SẢN ĐÓ VÀO CÁC MỤC ĐÍCH BẤT HỢP PHÁP (như đánh bạc, buôn lậu...) -> MẤT KHẢ NĂNG TRẢ LẠI TÀI SẢN (không thể bồi thường được nữa).

    Nếu xảy ra một trong ba trường hợp nêu trên (bao gồm tất cả các điều kiện cần, điều kiện đủ, thể hiện rõ mục đích chiếm đoạt, mất khả năng trả lại tài sản) thì mới có thể xử lý hình sự theo quy định tại Điều 140 BLHS. Còn nếu không thỏa mãn các dấu hiệu nêu trên thì vụ việc vẫn chỉ là quan hệ dân sự và sẽ được giải quyết bằng thủ tục tố tụng dân sự.

  • Xem thêm     

    16/07/2015, 05:17:17 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn! 

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    1. Với sự việc mất tài sản thì ban có quyền trình báo sự việc với công an để được xem xét giải quyết về trách nhiệm hình sự. Nếu qua quá trình kiểm tra, xác minh nguồn tin qua tin báo tố giác tội pham của bạn mà cơ quan công an có căn cứ xác định dấu hiệu tội phạm thì sẽ khởi tố vụ án để điều tra. Nếu không có căn cứ xử lý hình sự thì công an sẽ trả lời bạn và bạn có quyền khiếu nại theo quy định pháp luật.

    2. Việc bồi thường thiệt hại dân sự do hai bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được mức bồi thường thì một trong hai bên có thể khởi kiện để tòa án giải quyết vụ án tranh chấp bồi thường thiệt hại theo thủ tục tố tụng dân sự. Cơ quan công an không có thẩm quyền giải quyết về bồi thường thiệt hại.

  • Xem thêm     

    16/07/2015, 05:08:30 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    1. Nếu người nhà bạn gây tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng (có lỗi) thì sẽ bị xử lý về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 202 Bộ luật hình sự.

    Theo hướng dẫn tại Thông tư số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC   ngày 28 tháng 08 năm 2013 thì hậu quả sau đây được coi là nghiêm trọng và bị xử lý theo quy định tại Điều 202 BLHS:

    "Điều 3. Về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (Điều 202 Bộ luật hình sự)

    1. Hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ quy định tại khoản 1 Điều 202 Bộ luật hình sự được hiểu là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy tắc giao thông đường bộ và hành vi này phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả về tính mạng, sức khỏe và tài sản.

    Trường hợp phương tiện giao thông đường bộ di chuyển, hoạt động nhưng không tham gia giao thông đường bộ (như di chuyển, hoạt động trong trường học, công trường đang thi công hoặc đang khai thác) mà gây tai nạn thì người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ quy định tại Điều 202 Bộ luật hình sự mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng khác nếu thỏa mãn dấu hiệu của tội phạm đó như tội vô ý làm chết người quy định tại Điều 98 Bộ luật hình sự, tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính quy định tại Điều 99 Bộ luật hình sự hoặc tội vi phạm quy định về an toàn lao động, về an toàn ở những nơi đông người quy định tại Điều 227 Bộ luật hình sự.

    2. Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 202 Bộ luật hình sự được hiểu là một trong những trường hợp sau đây:

    a) Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy hoặc đang trong tình trạng say do sử dụng các chất mà sau khi sử dụng có biểu hiện say như người sử dụng ma túy, rượu, bia;

    b) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn;

    c) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.".

    "Một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt

    1. Gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác hoặc gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại khoản 1 Điều 202 đến Điều 205, Điều 208 đến Điều 215, Điều 217, Điều 220; khoản 2 các điều 206, 207, 216, 218, 219, 222, 223 Bộ luật hình sự là một trong các trường hợp sau đây:

    a) Làm chết một người;

    b) Gây tổn hại cho sức khỏe của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;

    c) Gây tổn hại cho sức khỏe của từ hai người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%;

    d) Gây tổn hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới bảy mươi triệu đồng;

    đ) Gây tổn hại cho sức khỏe của từ hai người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn gây thiệt hại về tài sản với giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới bảy mươi triệu đồng;

    e) Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ bảy mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.

    2. Gây hậu quả rất nghiêm trọng quy định tại khoản 2 Điều 202 đến Điều 205, Điều 208 đến Điều 215, Điều 217, Điều 220; khoản 3 các điều 206, 207, 216, 218, 219, 222, 223 Bộ luật hình sự là một trong các trường hợp sau đây:

    a) Làm chết hai người;

    b) Làm chết một người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp hướng dẫn tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này;

    c) Gây tổn hại cho sức khỏe của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;

    d) Gây tổn hại cho sức khỏe của từ hai người trở lên với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này là từ trên 100% đến 200%;

    đ) Gây tổn hại cho sức khỏe của một hoặc hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp hướng dẫn tại các điểm c, d, đ và e khoản 1 Điều này;

    e) Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ năm trăm triệu đồng.

    3. Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng quy định tại khoản 2 Điều 204; khoản 3 các điều 202, 203, 205, Điều 208 đến Điều 215, Điều 217, Điều 220, Điều 222, Điều 223; khoản 4 các điều 206, 207, 216, 218, 219 Bộ luật hình sự là một trong các trường hợp sau đây:

    a) Làm chết từ ba người trở lên;

    b) Làm chết hai người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này;

    c) Làm chết một người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm c, d, đ và e khoản 2 Điều này;

    d) Gây tổn hại cho sức khỏe của từ năm người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;

    đ) Gây tổn hại cho sức khỏe của từ hai người trở lên với tổng tỷ lệ thương tật của những người này trên 200%;

    e) Gây tổn hại cho sức khỏe của ba hoặc bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ năm trăm triệu đồng;

    g) Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ một tỷ năm trăm triệu đồng trở lên.".

    Bộ luật hình sự quy định:

    "

    Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

    1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
      a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;
      b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;
      c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
      d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
      đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
    3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
    4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
    5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.".

    2. Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự thì tội vi phạm quy định về giao thông đường bộ không thuộc nhóm tội khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại. Vì vậy, việc người bị hại có đơn bãi nại hay không không làm cho vụ án dừng lại. Nếu xác định vụ tai nạn đó gây hậu quả nghiêm trọng thì dù người bị hại có đơn thì cơ quan công an vẫn khởi tố vụ án, khởi tố bị can để xử lý theo quy định pháp luật với người có lỗi trong vụ tai nạn đó.

    3. Mức bồi thường thiệt hại trong vụ tai nạn giao thông đó do hai bên tự nguyện thỏa thuận. Việc thỏa thuận có thể cao hơn hoặc thấp hơn những thiệt hại thực tế đã gây ra. Tuy nhiên, 

  • Xem thêm     

    13/07/2015, 02:35:33 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Nếu bạn còn sinh sống, cư trú tại Hà Nội thì bạn có thể nhập lại hộ khẩu về Hà Nội theo hộ khẩu của chồng bạn. Bạn cần xin giấy chuyển hộ khẩu, bản khai nhân khẩu, phiếu báo thay đổi hộ khẩu, sổ hộ khẩu của chồng bạn và giấy đăng ký kết hôn.

    Bạn liên hệ với công an phường để được hướng dẫn và cung cấp biểu mẫu cho bạn.

  • Xem thêm     

    13/07/2015, 12:07:18 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Nếu vụ việc mà không có sự nhầm lẫn nhưng người kia cố tình loan tin, bịa chuyện nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn thì bạn có quyền tố cáo để yêu cầu giải quyết và bồi thường thiệt hại danh dự cho bạn.

    Nếu vụ việc là do bên giao tiền nghĩ nhầm, hiểu nhầm và không có mục đích vu khống bạn thì vụ việc sẽ chỉ bị nhắc nhở...

    Với thông tin đã nêu ở trên thì bạn có quyền gửi đơn trình báo tới lãnh đạo công ty đó và cơ quan công an để yêu cầu dừng hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm uy tín của bạn và xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường danh dự với bạn.

  • Xem thêm     

    13/07/2015, 11:55:02 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn !

    Luật sư Đặng Văn Cường trả lời bạn như sau:

           1. Bạn có thể trình báo sự việc trên với công an để được xem xét giải quyết. Với hành vi cố ý gây thương tích nếu không đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì những người đó sẽ bị xử lý hành chính theo quy định tại Điều 5, Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

           2. Nếu bạn bị thương tích đến 11% hoặc một trong các trường hợp sau đây thì người gây thương tích cho bạn sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự về tội cố ý gây thương tích:

    "Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
      a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
      b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
      c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
      d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
      đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
      e) Có tổ chức;
      g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
      h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
      i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
      k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
    2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
    3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người, hoặc từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
    4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

    "

  • Xem thêm     

    11/07/2015, 11:36:48 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Bạn có thể trình báo công an sự việc này để được xem xét giải quyết, ngăn chặn hành vi đe dọa của người kia và xem xét trách nhiệm của các bên trong vụ việc đó. Nếu người nhận tiền có mục đích chiếm đoạt số tiền đó thì có thể xử lý hình sự. Nếu không có mục đích chiếm đoạt thì các bên có thể giải quyết bằng một vụ án tranh chấp dân sự.

  • Xem thêm     

    07/07/2015, 07:45:27 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Theo quy định tại Điều 623 Bộ luật dân sự thì người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường đối với những thiệt hại đã gây ra, trừ trường hợp lỗi hoàn toàn thuộc về nạn nhân. Vì vậy, nếu bạn có lỗi gây thiệt hại đến người khác khi tham gia giao thông thì bạn phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại điều luật trên.

    Nếu hậu quả của vụ tai nạn được xác định là nghiêm trọng thì bạn có thể bị xem xét về trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 202 Bộ luật hình sự, tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, trừ trường hợp bạn không có lỗi.

    Người ngồi sau xe và người lái xe mà bạn đâm phải đều được xác định là nạn nhân và có quyền lợi, nghĩa vụ như nhau, trừ trường hợp người lái xe đó cũng có lỗi.

    Vụ việc xảy ra đã lâu, lại không báo công an kịp thời nên việc xem xét, xử lý sẽ gặp nhiều khó khăn.

  • Xem thêm     

    02/07/2015, 07:26:29 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường trả lời bạn như sau:

    1. Theo quy định của Bộ luật dân sự về thừa kế thì người thừa kế theo pháp luật được hưởng di sản do người chết để lại đồng thời phải có nghĩa vụ thanh toán các nghĩa vụ của người chết tương ứng với phần giá trị tài sản mà mình được hưởng. Đồng thời bộ luật dân sự cũng quy định là sau khi thanh toán các nghĩa vụ dân sự mà còn lại di sản thì mới chia cho các thừa kế. Vì vậy, nếu mẹ bạn đã nhận tiền đặt cọc của người khác là thật thì các anh chị em bạn phải có trách nhiệm đối với chuyện đó.

    2. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì tòa án chỉ giải quyết vụ án để ra bản án, quyết định. Còn thẩm quyền cưỡng chế, thủ tục cưỡng chế thi hành án thuộc về cơ quan thi hành án. Tòa án không có quyền cưỡng chế. Vì vậy, bạn cần kiểm tra lại các thông tin ở trên.

  • Xem thêm     

    25/06/2015, 07:29:21 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Theo thông tin bạn nêu thì việc vay nợ trên do chị bạn thực hiện và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Gia đình bạn không có nghĩa vụ phải trả nợ thay cho chị bạn. Nếu chị bạn không trả được nợ thì ngân hàng có thể khởi kiện chị bạn tới tòa án để được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Mức lãi suất như bạn nói ở trên là quá cao so với quy định.

    Nếu chị bạn bị mắc bệnh tâm thần, mất khả năng nhận thức thì bố mẹ bạn là người giám hộ và có trách nhiệm đại diện cho chị bạn trong sự việc đó./

    Nếu cán bộ ngân hàng làm phiền, quấy rối, có những lời lẽ xúc phạm gia đình bạn thì gia đình bạn có thể trình báo sự việc với công an để được xem xét giải quyết.

  • Xem thêm     

    24/06/2015, 10:32:45 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Căn cứ vào nội dung tin nhắn trên thì bạn có thể tố cáo người đã nhắn tin cho bạn. Nếu làm rõ nội dung người đó cố tình bịa ra chuyện đó, loan tin để xúc phạm bạn thì sẽ bị xử lý về tội vu khống. Nếu chưa đủ căn cứ xử lý hình sự thì hành vi đó cũng có thể bị xử lý hành chính theo quy định tại Điều 5, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP

  • Xem thêm     

    21/06/2015, 11:15:30 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Việc trình báo có thể thực hiện bằng đơn viết sẵn hoặc đến trụ sở công an phường để xin mẫu đơn và viết vào đó/

  • Xem thêm     

    17/06/2015, 10:47:43 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn !

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    Vụ việc của gia đình bạn nêu trên là tranh chấp dân sự, Nếu các bên không thống nhất được với nhau về cách giải quyết thì có thể khởi kiện tới tòa án nơi bị đơn cư trú để được xem xét giải quyết. Trong đơn khởi kiện thì phải gửi kèm theo chứng minh thư, hộ khẩu của người khởi kiện, thông tin địa chỉ của người bị kiện và các giấy tờ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và đúng pháp luật. Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ khởi kiện theo quy định thì tòa án sẽ yêu cầu gia đình bạn nộp tiền tạm ứng án phí. Khi gia đình bạn nộp tiền tạm ứng án phí thì tòa án sẽ thông báo thụ lý vụ án và tiến hành giải quyết theo quy định pháp luật.

    Thời gian chuẩn bị xét xử theo quy định tại Điều 179 Bộ luật tố tụng dân sự là 04 tháng đến 6 tháng. Nếu quá thời hạn trên hoặc tòa án không thụ lý thì gia đình bạn có thể khiếu nại theo quy định pháp luật...

  • Xem thêm     

    17/06/2015, 10:41:24 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Hành vi lấn chiếm, sử dụng trái phép đất công sẽ bị xử lý hành chính là xử phạt và buộc khắc phục hậu quả, cụ thể như sau:

    "Điều 10. Lấn, chiếm đất

    1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.

    2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.

    3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở.

    4. Hành vi lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão và trong các lĩnh vực chuyên ngành khác.

    5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;

    b) Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.:"

  • Xem thêm     

    16/06/2015, 09:41:38 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Nếu bạn nghi ngờ là bạn bị ai đó lừa đảo thì cách tốt nhất là bạn nên trình báo sự việc với công an để xem xét giải quyết. Với những trường hợp là người nước ngoài, lừa đảo qua mạng internet thì việc giải quyết sẽ có sự phối hợp giữa cảnh sát VN với cảnh sát nước sở tại theo điều ước quốc tế về hình sự mà VN đã gia nhập hoặc theo hiệp định tương trợ tư pháp mà VN đã ký kết với quốc gia có người vi phạm đó.

  • Xem thêm     

    12/06/2015, 06:58:37 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Với thông tin vụ việc như bạn nêu thì bạn có thì vụ việc có dấu hiệu lừa đảo. Bạn có thể gửi đơn tới công an để được xem xét giải quyết theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, với số tiền chưa tới hai triệu đồng mà không phát hiện đối tượng có vi phạm khác thì chỉ có thể xử lý hành chính chứ không đủ căn cứ để xử lý đối tượng đó về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

  • Xem thêm     

    09/06/2015, 09:15:30 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Nếu gia đình bạn là thân nhân liên sĩ đang khó khăn về chỗ ở thì có thể làm đơn đề nghị xem xét hỗ trợ cấp nhà tình nghĩa trong phạm vi khả năng của chính quyền địa phương. Hiện nay không có chính sách giao đất thờ cúng cho thân nhân liệt sĩ nên yêu cầu giao đất của gia đình bạn khó được chấp nhận.

  • Xem thêm     

    09/06/2015, 09:55:48 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


     

    Chào bạn!

     

    Khoản 1, Điều 36 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ về cải chính, đăng ký và quản lý hộ tịch quy định: cải chính hộ tịch là "thay đổi họ, tên, chữ đệm đã được đăng ký đúng trong sổ đăng ký khai sinh và bản chính giấy khai sinh, những cá nhân có yêu cầu thay đổi khi có lý do chính đáng theo quy định của Bộ luật dân sự".

     

    Những "lý do chính đáng" để thay đổi họ tên được quy định tại Điều 27 Bộ luật dân sự năm 2005 về quyền thay đổi họ, tên bao gồm:
     

    1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp sau đây:
     

    a) Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;
     

    b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;
     

    c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;
     

    d) Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại;
     

    đ) Thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
     

    e) Thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính;
     

    g) Các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
     

    2. Việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.
     

    3. Việc thay đổi họ, tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ, tên cũ.

     

     

     

    Như vậy, căn cứ vào quy định pháp luật trên thì em gái của bạn có quyền thực hiện việc thay đổi họ cho con ngoài giá thú theo quy định của Nghị định 158/2005/NĐ-CP nêu trên, Hồ sơ bao thay đổi, cải chính hộ tịch bao gồm:

     

    - Tờ khai (theo mẫu quy định);

     

    - Xuất trình bản chính giấy khai sinh của người cần thay đổi, cải chính hộ tịch;

     

    - Các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi, cải chính hộ tịch.

  • Xem thêm     

    08/06/2015, 03:40:34 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Pháp luật hiện hành không có quy định về việc người bị hại nhận lại tài sản trong vụ án hình sự thì phải nộp tiền, vì vậy việc cơ quan điều tra yêu cầu bạn phải nộp số tiền 5 triệu đồng mới được lấy xe là không có căn cứ pháp lý.

    Để lấy lại chiếc xe đó thì bạn có thể làm đơn gửi thủ trưởng cơ quan điều tra và viện trưởng viện kiểm sát cùng cấp để được xem xét giải quyết. Nếu bạn có chứng cứ về việc sách nhiễu, gây phiền hà của cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị đó thì có thể khiếu nại theo quy định pháp luật.

65 Trang «<6789101112>»