Chào bạn!
Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:
1. Theo quy định của pháp luật thì quan hệ vay mượn tiền, vay mượn tài sản là "quan hệ pháp luật dân sự" được quy định, giải quyết bằng Bộ luật dân sự và Bộ luật tố tụng dân sự.
Theo quy định tại Điều 255, Điều 256 và các quy định tại Mục 4, Chương XVIII Bộ luật dân sự năm 2005 thì bạn có quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tiền đó (trong trường hợp bên vay tiền không trả tiền đúng hẹn.
Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc là nơi có thẩm quyền giải quyết vụ việc này. Vì vậy, bạn cần có chứng cứ về việc bên vay tiền đang cư trú tại địa chỉ nào thì tòa án nơi đó mới thụ lý vụ án để giải quyết.
Nếu bên vay tiền đã đi khỏi nơi cư trú mà bạn không rõ ở đâu thì tòa án không thể thụ lý, giải quyết vụ án cho bạn được.
2. Bạn cần phân biệt hai khái niệm: "Đi khỏi nơi cư trú" và "Bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản". Theo quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì sau khi vay được tài sản mà người vay không muốn trả lại tài sản (có mục đích chiếm đoạt) và thực hiện hành vi "bỏ trốn" nhằm chiếm đoạt tài sản thì mới bị xử lý hình sự theo điều luật này. Nếu người vay tiền không bỏ trốn, vẫn liên hệ với người cho vay, cơ quan công an nơi cư trú, gia đình, người thân vẫn liên lạc được với người vay tiền đó thì chưa đủ căn cứ để xử lý hình sự theo tội danh này.
Cư trú là quyền tự do của công dân được Hiến pháp và Luật cư trú quy định. Nếu người vay tiền đi làm ăn xa; đi chữa bệnh; đi du lịch; đi thăm bà con; bị uy hiếp mà phải lánh đi để bảo toàn tính mạng... mà không phải là hành vi "bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản" thì không thể xử lý hình sự. Đi khỏi nơi cư trú là hành vi thông thường của việc hay đổi nơi cư trú, còn bỏ trốn là thay đổi nơi cư trú có mục đích, có lý do nhằm trốn tránh sự tìm kiếm của chủ nợ, nhằm làm cho chủ nợ không thể tố cáo, khởi kiện để đòi nợ... nhằm mục đích không trả nợ thì hành vi này mới nguy hiểm cho xã hội và mới bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự.
3. Để áp dụng Điều 140 Bộ luật hình sự thì cơ quan tiến hành tố tụng phải có chứng cứ để chứng minh các điều kiện cần và điều kiện đủ khi một quan hệ pháp luật dân sự chuyển hóa thành quan hệ pháp luật hình sự (nguy hiểm cho xã hội sau đây:
- NHẬN ĐƯỢC TÀI SẢN BẰNG MỘT QUAN HỆ DÂN SỰ HỢP PHÁP -> GIAN DỐI (đưa ra thông tin sai lệnh làm cho chủ sở hữu tài sản hiểu lầm là mình chưa giao tài sản hoặc đã nhận lại tài sản) + MỤC ĐÍCH: NHẰM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN (không muốn trả lại tài sản);
- NHẬN ĐƯỢC TÀI SẢN THÔNG QUA MỘT QUAN HỆ DÂN SỰ HỢP PHÁP -> BỎ TRỐN (đi khỏi nơi cư trú mà gia đình, người thân không biết hoặc che giấu; cơ quan quản lý về nhân khẩu không biết; bỏ đi có chủ định nhằm trốn tránh việc khiếu kiện, trốn tránh nghĩa vụ trả lại tài sản) + MỤC ĐÍCH CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN (Không trả lại tài sản vay, mượn, thuê... nữa);
- NHẬN ĐƯỢC TÀI SẢN THÔNG QUA MỘT GIAO DỊCH DÂN SỰ HỢP PHÁP -> SỬ DỤNG TÀI SẢN ĐÓ VÀO CÁC MỤC ĐÍCH BẤT HỢP PHÁP (như đánh bạc, buôn lậu...) -> MẤT KHẢ NĂNG TRẢ LẠI TÀI SẢN (không thể bồi thường được nữa).
Nếu xảy ra một trong ba trường hợp nêu trên (bao gồm tất cả các điều kiện cần, điều kiện đủ, thể hiện rõ mục đích chiếm đoạt, mất khả năng trả lại tài sản) thì mới có thể xử lý hình sự theo quy định tại Điều 140 BLHS. Còn nếu không thỏa mãn các dấu hiệu nêu trên thì vụ việc vẫn chỉ là quan hệ dân sự và sẽ được giải quyết bằng thủ tục tố tụng dân sự.
Thạc sĩ, luật sư: ĐẶNG VĂN CƯỜNG - ĐT: 0977999896 - http://trungtamtuvanphapluat.vn
Địa chỉ: Văn phòng luật sư Chính Pháp, Số 65b phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.
- Điện thoại/Fax:0437.327.407
-Gmail: LuatsuChinhPhap@gmail.com
- Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn
- https://www.facebook.com/luatsuchinhphap
I. DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP:
Tranh tụng + Tư vấn + Đại diện ngoài tố tụng + Soạn thảo văn bản. Cụ thể như sau:
1. Luật sư bào chữa, tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, Dân sự, Lao động, Hành chính, Kinh doanh, thương mại;
2. Luật sư thay mặt khách hàng: làm người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng và Đại diện ngoài tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý; Thương thuyết, Đàm phán hợp đồng; Thu hồi các khoản nợ khó đòi...
3. Luật sư tư vấn pháp luật: Trực tiếp, bằng văn bản hoặc Email cho các tố chức, cá nhân đối với mọi lĩnh vực pháp luật. Tư vấn theo vụ việc hoặc tư vấn pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp. Tư vấn thường xuyên cho các Báo điện tử trong mục Giải đáp pháp luật và Dịch vụ luật sư riêng.
4. Luật sư thực hiện thủ tục hành chính trọn gói: Đăng ký kinh doanh; Xin cấp GCN QSD đất lần đầu, Khai nhận di sản thừa kế, Đăng ký sang tên khi mua bán, chuyển nhượng BĐS, Chuyển mục đích sử dụng đất...
5. Luật sư soạn thảo: Hợp đồng, Di chúc, Đơn thư và các văn bản pháp lý khác theo yêu cầu.
II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ cho mọi đối tượng (Liên hệ ngoài giờ hành chính):
1. Hình thức tư vấn miễn phí:
Luật sư Đặng Văn Cường thường xuyên tư vấn pháp luật miễn phí qua 3 hình thức:
- Điện thoại: 0977.999.896
- Gmail: Luatsuchinhphap@gmail.com
- Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn
- Website: http://trungtamtuvanphapluat.vn
- https://www.facebook.com/cuongluatsuchinhdai
2. Thời gian tư vấn pháp luật miễn phí: Từ 19h-21h hàng ngày và cả ngày Thứ 7 + Chủ nhật
III. BÀO CHỮA MIỄN PHÍ:
Ths. Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội thường xuyên bào chữa miễn phí cho các đối tượng là: Người chưa thành niên; Người nghèo, Thân nhân liệt sĩ và Người có công với cách mạng.
Văn phòng luật sư Chính Pháp cần tuyển dụng: Luật sư và Cộng tác viên làm việc tại Hà Nội và trưởng Chi nhánh ở các tỉnh Phía Bắc.