Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

  • Xem thêm     

    10/10/2011, 04:36:57 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
              Hạn mức sử dụng đất (kể đất ở và đất nông nghiệp) là quy định của pháp luật. Trước đây pháp luật nước ta không có quy định này, gần đây mới có những quy định cụ thể. Trong quỹ đất của quốc gia có các loại đất khác nhau quy định tại Điều 13 Luật đất đai. Việc quy định hạn mức là một chính sách đảm bảo công bằng cho những người sử dụng đất trên mỗi địa phương (được giao đất, công nhận quyền sử dụng đất như nhau ) và để quản lý quỹ đất của mỗi loại đất căn cứ vào mục đích sử dụng đất của từng loại đất.
  • Xem thêm     

    10/10/2011, 01:27:06 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


             Vậy bạn hãy chờ kết quả giải quyết khiếu nại xem thế nào. Nếu quá thời hạn không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng không đồng ý với kết quả giải quyết thì gia đình bạn có quyền khiếu nại tiếp theo theo Luật khiếu nại tố cáo hoặc khởi kiện vụ án hành chính theo thủ tục Tố tụng hành chính hiện hành. Bạn nên chú ý các quy định về thời hiệu kẻo mất quyền khiếu kiện!
    Chúc gia đình bạn thành công!
  • Xem thêm     

    10/10/2011, 12:43:05 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

            Khi thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất đối với phần diện tích đất nông nghiệp trong cùng thửa đất với đất ở thì gia đình bạn chỉ phải nộp tiền đối với diện tích đất nông nghiệp được chuyển mục đích sử dụng. Phần diên tích đất ở của gia đình bạn đã được cấp giấy chứng nhận nên không phải nộp tiền sử dụng đất nữa (nếu có phải nộp thì đã nộp khi cấp GCN trừ trường hợp trong Giấy chứng nhận có ghi nợ tiền sử dụng đất).


    Thân ái!
  • Xem thêm     

    09/10/2011, 09:21:58 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Căn cứ vào quỹ đất, mỗi địa phương lại có một văn bản quy định về hạn mức giao đất, công nhận quyền sử dụng đất khác nhau. Hạn mức đất ở đó làm căn cứ khi Nhà nước giao đất (giãn dân, tái định cư) và công nhận quyền sử dụng đất (phần trong hạn mức không phải nộp tiền sử dụng đất khi được cấp GCN còn phần dienj tích ngoài hạn mức thì phải nộp tiền sử dụng đất nếu không thì diện tích đó chỉ là đất nông nghiệp, ví dụ như quy định tại Điều 14, 15 Nghị định 84). Nếu thửa đất của gia đình bạn có 200m2 là đất ở chứng tỏ hạn mức ở khu vực đó là 200m2. Trên một tỉnh thành thì hạn mức đó lại khác nhau giữa thành thị và nông thôn và khác nhau giữa các khu vực. Chính vì có hạn mức công nhận đất ở nên thửa đất của gia đình bạn mới không được công nhận là đất ở đối với toàn bộ thửa đất.
  • Xem thêm     

    09/10/2011, 07:27:56 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


     

    Tôi xin có ý kiến về vấn đề này như sau:

    1.          1. Về vấn đề thuật ngữ pháp lý thì còn nhiều điều phải “bàn”! Nếu hỏi tại sao lại có hai khái niệm MUA BÁN và CHUYỂN NHƯỢNG để chỉ việc chuyển quyền sở hữu tài sản là Bất động sản thì câu trả lời ngắn gọn nhất là: Vì luật quy định thế! Trong Luật đất đai và các văn bản có liên quan đang tồn tại hai khái niệm như vậy.  Khái niệm MUA BÁN dùng cho đối tượng là nhà ở và tài sản khác gắn liền với đấ. Còn khái niệm CHUYỂN NHƯỢNG được dùng cho đối tượng là Quyền sử dụng đất.
    2.            2. Câu hỏi thứ hai là: Vì sao luật lại quy định thế?

    Khái niệm “Mua bán” được áp dụng với đối tượng là Nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất vì đối với các đối tượng đó “chủ sở hữu” có toàn quyền “chiếm hữu”, “sử dụng” và “định đoạt” (quyền sở hữu trọn vẹn). Còn khái niệm “chuyển nhượng” được áp dụng đối với “Quyền sử dụng đất” bởi vì quyền “sở hữu” đất thuộc về toàn dân do Nhà nước quản lý. Nhà nước nắm giữ quyền “định đoạt” còn “quyền chiếm hữu” và “quyền sử dụng” được tách ra để giao cho tổ chức, cá nhân.

    Tuy nhiên, “quyền sử dụng đất” cũng được coi là tài sản (Điều 163 BLDS). Mà về mặt lý luận thì đã là “tài sản” thì  chủ sở hữu phải có đủ 3 quyền năng là quyền CHIẾM HỮU, quyền SỬ DỤNG và quyền ĐỊNH ĐOẠT. Trong đó đối với đất đai thì “quyền định đoạt” đã thuộc về Nhà nước cho nên người sử dụng đất chỉ có quyền ĐỊNH ĐOẠT đối với QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT(Tài sản) chứ không có quyền ĐỊNH ĐOẠT đối với ĐẤT. Có lẽ vì thế các nhà lập pháp mới dùng khái niệm CHUYỂN NHƯỢNG chứ không dùng khái niệm MUA BÁN đối với QSDĐ.

    Theo tôi, trong trường hợp này dùng khái niệm “chuyển nhượng” đối với QSDĐ sẽ đúng hơn khái niệm “mua bán” bởi bản chất của việc MUA BÁN là một bên giao tiền còn một bên giao tài sản để cho bên trả tiền được toàn quyền sở hữu. Còn CHUYỂN NHƯỢNG chỉ là bỏ tiền ra để mua “quyền sử dụng” chứ không được chuyển giao quyền sở hữu đầy đủ. Nếu người sử dụng đất không sử dụng hiệu quả, không đúng mục đích thì có thể bị Nhà nước thu hồi (Điều 38 luật đất đai) chứ không giống như những tài sản khác (có quyền sở hữu trọn vẹn). Do vậy, có thể gọi là CHUYỂN NHƯỢNG hoặc một khái niệm khác chứ không nên dùng khái niệm MUA BÁN để tránh xâm phạm quyền năng “định đoạt” đối với ĐẤT của Nhà nước.

    3. Tên gọi của Hợp đồng chỉ là “hình thức” thể hiện chứ không phải là “nội dung” do vậy nếu trong hợp đồng ghi sai tên gọi cũng không làm cho Hợp đồng đó vô hiệu. Bản chất của mua bán hay chuyển nhượng được thể hiện ở nội dung của hợp đồng và quy định pháp luật về đối tượng đó.

  • Xem thêm     

    09/10/2011, 06:23:01 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


           VỀ VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT  ĐỐI VỚI GIẤY TỜ MUA BÁN NHÀ ĐẤT VIẾT TAY, TÔI XIN GÓP Ý NHƯ SAU.
               1. Đối với tranh chấp Hợp đồng mua bán viết tay trước năm 1991 không có yếu tố nước ngoài thì áp dụng quy định tại Nghị quyết 58/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 24/8/1998 và Thông tư số 01 hướng dấn Nghị quyết 58. Nếu có yếu tố nước ngoài tham gia thì áp dụng Nghị quyết 1037/2006/NQ-UBNVQH 11 ngày 27/7/2006 của UBTVQH quy định về giao dịch nhà ở trước năm 1991 có người nước ngoài tham gia. Nếu giao dịch về nhà ở từ năm 1991 thì áp dụng Pháp lệnh nhà ở năm 1991 và Luật nhà ở năm 2005
            2. Đối với tranh chấp quyền sử dụng đất thì áp dụng Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của HĐTP TANDTC cụ thể như sau:

     Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

    2.1. Đối với tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác lập trước ngày 01/7/1980 (ngày Hội đồng Chính phủ nay là Chính phủ ban hành Quyết định số 201/CP về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước) mà sau ngày 15/10/1993 mới phát sinh tranh chấp, thì việc giải quyết tranh chấp này như sau:

    a) Trường hợp nội dung và hình thức của hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật tại thời điểm giao kết hợp đồng.

    a.1. Nếu bên nhận chuyển nhượng đã nhận đất thì Toà án công nhận hợp đồng, buộc các bên phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng và phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất. Nếu bên nhận đất chưa trả đủ tiền cho bên có đất thì buộc họ phải trả cho bên chuyển nhượng số tiền còn thiếu theo giá đất thực tế trên thị trường tại thời điểm xét xử sơ thẩm.

    a.2. Nếu bên nhận chuyển nhượng đã trả đủ tiền nhưng chưa nhận đất và bên chuyển nhượng vẫn quản lý, sử dụng, chưa xây dựng công trình kiến trúc trên đất đó, thì các bên phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

    Trong trường hợp bên chuyển nhượng đã làm nhà ở hoặc không có điều kiện để giao đất cho bên nhận chuyển nhượng, thì tuỳ trường hợp cụ thể Toà án có thể huỷ hợp đồng, buộc bên chuyển nhượng phải thanh toán cho bên nhận chuyển nhượng khoản tiền đã nhận theo giá đất thực tế trên thị trường tại thời điểm xét xử sơ thẩm.

    b) Trường hợp nội dung của hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật nhưng hình thức của hợp đồng không phù hợp với quy định của pháp luật tại thời điểm giao kết hợp đồng.

    b.1. Nếu các bên chưa thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng thì Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu và huỷ hợp đồng.

    b.2. Nếu bên nhận chuyển nhượng đã trả đủ tiền chuyển nhượng đất; bên chuyển nhượng đã giao toàn bộ diện tích đất, thì Toà án công nhận hợp đồng chuyển nhượng đất đó. Trong trường hợp bên nhận chuyển nhượng mới trả một phần tiền chuyển nhượng đất, bên chuyển nhượng mới giao một phần diện tích đất, thì có thể công nhận phần hợp đồng đó căn cứ vào diện tích đất đã nhận. Nếu công nhận phần hợp đồng trong trường hợp bên chuyển nhượng giao diện tích đất có giá trị lớn hơn số tiền mà họ đã nhận, thì Toà án buộc bên nhận chuyển nhượng thanh toán cho bên chuyển nhượng phần chênh lệch giữa số tiền mà bên nhận chuyển nhượng đã trả so với diện tích đất thực tế mà họ đã nhận tại thời điểm giao kết hợp đồng theo giá trị quyền sử dụng đất tính theo giá thị trường tại thời điểm xét xử sơ thẩm. Đồng thời buộc các bên phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất đối với diện tích đất mà bên nhận chuyển nhượng đã nhận. Trong trường hợp bên nhận chuyển nhượng đã giao số tiền lớn hơn giá trị diện tích đất đã nhận mà Toà án chỉ công nhận phần hợp đồng tương ứng với diện tích đất mà họ đã nhận thì bên chuyển nhượng phải thanh toán khoản tiền đã nhận vượt quá giá trị diện tích đất đã giao tính theo giá trị quyền sử dụng đất theo giá thị trường tại thời điểm xét xử sơ thẩm.

    c) Đối với trường hợp được hướng dẫn tại điểm a và điểm b tiểu mục 2.1 mục 2 này mà bên chuyển nhượng đã nhận tiền của bên nhận chuyển nhượng nhưng chưa giao đất cho họ mà đất đó đã bị Nhà nước thu hồi để sử dụng vào mục đích công cộng và có đền bù cho bên chuyển nhượng đất thì Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu và huỷ hợp đồng. Việc giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu được thực hiện theo hướng dẫn tại điểm c tiểu mục 2.3 mục 2 này.

    d) Nếu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có điều kiện mà điều kiện đó đã xảy ra hoặc đã được thực hiện, thì hợp đồng đó được giải quyết theo hướng dẫn tại điểm a và điểm b tiểu mục 2.1 mục 2 này.

    đ. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà toàn bộ hoặc một phần nội dung của hợp đồng vi phạm pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội thì bị vô hiệu toàn bộ hoặc một phần và việc giải quyết hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu được thực hiện theo quy định tại Điều 137, Điều 146 của Bộ luật Dân sự và hướng dẫn tại điểm c tiểu mục 2.3 mục 2 này.

    2.2. Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác lập từ ngày 01/7/1980 (ngày Chính phủ ban hành Quyết định số 201/CP) đến trước ngày 15/10/1993 (ngày Luật Đất đai năm 1993 có hiệu lực)

    Pháp luật thời kỳ này nghiêm cấm việc mua, bán phát canh thu tô chuyển nhượng đất đai dưới mọi hình thức; do đó, khi có tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, Toà án giải quyết như sau:

    a) Về nguyên tắc chung hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai được xác lập trong thời điểm từ ngày 01/7/1980 đến trước ngày 15/10/1993 là hợp đồng trái pháp luật; do đó, nếu có tranh chấp mà hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất chưa được thực hiện thì Toà án huỷ hợp đồng vì hợp đồng bị vô hiệu. Việc giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu được thực hiện theo hướng dẫn tại tiểu mục 2.3 mục 2 này.

    b) Nếu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được thực hiện thì Toà án công nhận hợp đồng trong các trường hợp sau đây:

    b.1. Bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

    b.2. Trường hợp đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã hoàn tất thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền, Uỷ ban nhân dân đã cho phép việc chuyển nhượng;

    b.3. Bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã xây nhà ở, công trình kiến trúc, trồng cây lâu năm, đầu tư sản xuất, kinh doanh không vi phạm qui định về quy hoạch và bên chuyển nhượng cũng không phản đối khi bên nhận chuyển quyền sử dụng đất xây nhà ở, công trình kiến trúc, trồng cây lâu năm, đầu tư sản xuất, kinh doanh trên đất đó.

    2.3. Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác lập từ sau này 15/10/1993

    a) Điều kiện để công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

    Theo qui định tại Điều 131, các điều từ Điều 705 đến Điều 707 và Điều 711 của Bộ luật Dân sự, khoản 2 Điều 3, Điều 30, Điều 31 của Luật Đất đai năm 1993 và khoản 1 Điều 106, điểm b khoản 1 Điều 127, khoản 1 Điều 146 của Luật Đất đai năm 2003, thì Toà án chỉ công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi hợp đồng đó có đầy đủ các điều kiện sau đây:

    a.1. Người tham gia giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có năng lực hành vi dân sự;

    a.2. Người tham gia giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoàn toàn tự nguyện;

    a.3. Mục đích và nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không trái pháp luật, đạo đức xã hội;

    a.4. Đất chuyển nhượng đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003;

    a.5. Bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có đủ điều kiện chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có đủ điều kiện về nhận chuyển nhượng theo qui định của pháp luật;

    a.6. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được lập thành văn bản có chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền.

    b) Xác định hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có đầy đủ các điều kiện được hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 2.3 mục 2 này.

    b.1. Đối với hợp đồng được giao kết trước ngày 01/7/2004 vi phạm điều kiện được hướng dẫn tại điểm a.4 tiểu mục 2.3 mục 2 này (Chưa có giấy chứng nhận), nhưng đã có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất được quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003, mà có phát sinh tranh chấp, nếu từ ngày 01/7/2004 mới có yêu cầu Toà án giải quyết, thì không coi là hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều kiện này.

    b.2. Đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tại thời điểm giao kết vi phạm các điều kiện được hướng dẫn tại điểm a.4 và điểm a.6 tiểu mục 2, 3 mục 2 này (HỢP ĐỒNG VIẾT TAY, CHƯA CÓ GIẤY CHỨNG NHẬN), nhưng sau đó đã được Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003 mà có phát sinh tranh chấp và từ ngày 01/7/2004 mới có yêu cầu Toà án giải quyết, thì không coi là hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều kiện này.

    b.3. Đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vi phạm điều kiện được hướng dẫn tại điểm a.4 và điểm a.6 tiểu mục 2.3 mục 2 này (HỢP ĐỒNG VIẾT TAY, CHƯA CÓ GIẤY CHỨNG NHẬN), nếu sau khi thực hiện hợp đồng chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng đã trồng cây lâu năm, đã làm nhà kiên cố... và bên chuyển nhượng không phản đối và cũng không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo các quy định của Nhà nước về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, thì Toà án công nhận hợp đồng. Nếu bên nhận chuyển nhượng chỉ làm nhà trên một phần đất, thì Toà án công nhận phần hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng phần đất có nhà ở và huỷ phần hợp đồng đối với diện tích đất còn lại, buộc bên nhận chuyển nhượng giao trả phần đất đó cho bên chuyển nhượng, trừ trường hợp việc giao trả không bảo đảm mục đích sử dụng cho cả hai bên giao kết hợp đồng, đồng thời buộc các bên thanh toán cho nhau phần chênh lệch.

    c) Việc giải quyết hậu quả của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu.

    c.1. Khi xác định hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu, thì tuỳ từng trường hợp Toà án áp dụng quy định của điều luật tương ứng từ Điều 136 đến Điều 138, từ Điều 140 đến Điều 145 và Điều 146 của Bộ luật Dân sự để xác định thời hạn yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu và xử lý hậu quả của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu.

    c.2. Xác định lỗi, xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

    Việc xác định lỗi, xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại được thực hiện theo hướng dẫn tại điểm a và điểm b tiểu mục 2.4 mục 2 Phần I của Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao "Hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình"

    c.3. Xác định thiệt hại.

    - Khi tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu thì Toà án cần xác định thiệt hại gồm:

    Khoản tiền mà bên chuyển nhượng phải bỏ ra để khôi phục lại tình trạng ban đầu của diện tích đất do bên nhận chuyển nhượng đã làm huỷ hoại đất; khoản tiền mà bên nhận chuyển nhượng đã đầu tư để cải tạo làm tăng giá trị quyền sử dụng đất, giá trị công trình, tài sản, cây lâu năm... trên đất. Trong trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có thoả thuận khác về việc áp dụng biện pháp phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 379 Bộ luật Dân sự để bảo đảm thực hiện hợp đồng thì thiệt hại còn bao gồm khoản tiền chênh lệch giá trị quyền sử dụng đất do các bên thoả thuận với giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm xét xử sơ thẩm hoặc các thiệt hại khác, nếu có.

    - Để xác định đúng các thiệt hại nói trên, Toà án phải tiến hành định giá giá trị quyền sử dụng đất và xác định thiệt hại về đất như sau:

    Nếu các đương sự không thoả thuận được về giá trị quyền sử dụng đất và giá trị thiệt hại, thì Toà án yêu cầu cơ quan chuyên môn định giá hoặc ra quyết định thành lập hội đồng định giá. Giá trị quyền sử dụng đất được xác định theo giá thị trường chuyển nhượng tại địa phương nơi đất đang tranh chấp đối với từng loại đất vào thời điểm xét xử sơ thẩm.

    Trong trường hợp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có quy định giá trị quyền sử dụng đất cụ thể phù hợp với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo giá thị trường tại địa phương hoặc các trung tâm giao dịch bất động sản hoạt động hợp pháp có niêm yết giá giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại địa phương vào thời điểm xét xử sơ thẩm, thì Toà án có thể căn cứ vào giá do Uỷ ban nhân dân quy định hoặc giá niêm yết của các trung tâm giao dịch để xác định giá trị quyền sử dụng đất, mà không nhất thiết phải thành lập hội đồng định giá. Trong trường hợp này cần phải có căn cứ xác định giá quyền sử dụng đất do Uỷ ban nhân dân quy định hoặc giá quyền sử dụng đất do trung tâm giao dịch bất động sản niêm yết là hoàn toàn phù hợp với giá thị trường vào thời điểm xét xử sơ thẩm.

    - Trách nhiệm chịu chi phí cho việc định giá do các đương sự phải chịu chi phí tương ứng với phần nghĩa vụ của họ. Trường hợp đương sự có yêu cầu định giá lại, thì người có yêu cầu phải tạm ứng trước chi phí cho việc định giá lại và Toà án sẽ quyết định ai phải chịu chi phí định giá tuỳ thuộc vào kết quả xét xử.

    2.4 Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất trong trường hợp đất đã được đưa vào tập đoàn sản xuất, hợp tác xã mà sau đó tập đoàn sản xuất, hợp tác xã đã bị giải thể.

    Đối với đất đã được cá nhân, tổ chức đưa vào tập đoàn sản xuất, hợp tác xã để sử dụng chung trong quá trình thực hiện chính sách hợp tác hoá nông nghiệp mà sau khi tập đoàn sản xuất, hợp tác xã bị giải thể thì căn cứ vào quy định tại Điều 1 của Luật Đất đai năm 1987, khoản 2 Điều 2 của Luật Đất đai năm 1993 và khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai năm 2003 cần phân biệt như sau:

    a) Chủ cũ hoặc người thừa kế của người đó không có quyền đòi lại quyền sử dụng đất nếu đất đó đã được giao cho người khác sử dụng và họ đã được Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003 hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003, trừ trường hợp có căn cứ chứng minh người đang sử dụng đất đó có hành vi gian dối, lừa đảo... để được giao quyền sử dụng đất.

    b) Chủ cũ hoặc người thừa kế của người đó có quyền đòi lại quyền sử dụng đất hoặc giá trị quyền sử dụng đất khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

    - Đất không bị Nhà nước quản lý trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

    - Chủ cũ có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003;

    - Người đang sử dụng đất không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003 và cũng không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003 vì lý do người đó sử dụng đất là ở nhờ, mượn, thuê, lấn, chiếm đất hoặc bằng các giao dịch dân sự khác trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

         Tôi hi vọng các thành viên của DÂN LUẬT biết và vận dụng được các quy định pháp luật này để tháo gỡ các tình huống pháp lý cho gia đình và người thân khi gặp các tình huống tương tự!

          Thân ái!

  • Xem thêm     

    09/10/2011, 05:15:56 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Tôi trả lời câu hỏi của bạn như sau:

    1.          1. Nếu bạn không trực tiếp ký vào các hợp đồng vay tiền, thế chấp tài sản hoặc không ủy quyền cho anh họ bạn đi thế chấp tài sản là nhà đất đó thì bạn không phải chịu trách nhiệm về hợp đồng thế chấp đó (bạn gọi Cầm cố là chưa đúng). Do vậy, nếu có tranh chấp hợp đồng vay nợ và hợp đồng thế chấp thì Tòa án sẽ tuyên bố hợp đồng vô hiệu do người thế chấp tài sản không phải là chủ sở hữu hợp pháp. Bạn không phải chịu trách nhiệm gì trong việc vay nợ này.

    2. Bạn có thể tiến hành thủ tục xin cấp lại GCN QSD Đất chứ không được quyền khởi kiện dân sự để yêu cầu Tòa án buộc anh họ bạn phải trả GCN bởi việc kiện đòi giấy tờ không thuộc thẩm quyền của Tòa án. Bạn có khởi kiện, Tòa án cũng không thụ lý.

    Trước đây một số Tòa địa phương thụ lý, giải quyết những vụ án “kiện đòi GCN QSDĐ” và cho rằng đây là vụ án “Tranh chấp quyền sở hữu tài sản” theo quy định tại khoản 2, Điều 25 BLTTDS.

    Tuy nhiên, GCN QSDĐ không phải là "tài sản" mà chỉ là giấy tờ ghi nhận quyền tài sản (nếu mất có thể xin cấp lại) và cũng không phải là "Giấy tờ có giá" theo quy định của Điều 163 BLDS. Do vậy, mới đây TAND tối cao đã có Công văn  gửi các Tòa địa phương hướng dẫn thống nhất áp dụng pháp luật về các tranh chấp về đòi GCN QSDĐ trong đó quy định rõ là vụ việc này không thuộc thẩm quyền của Tòa án nên không được thụ lý mà phải hướng dẫn các đương sự tiến hành thủ tục xin cấp lại GCN QSD Đ theo quy định pháp luật.

              Do vậy, trong vụ việc này bạn không phải kiện tụng ai cả. Nếu “rảnh rỗi” thì có thể khởi kiện để yêu cầu tuyên bố hợp đồng thế chấp vô hiệu theo quy định pháp luật hoặc tiến hành thủ tục xin cấp lại GCN đã mất!

    Chúc bạn thành công!

  • Xem thêm     

    09/10/2011, 04:43:32 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào te0_baby!

    Luật sư trả lời câu hỏi của bạn như sau:

    1. Phải xem lại việc chia nhà đất để làm Giấy chứng nhận  cho bố bạn có hợp pháp không? Nếu việc cấp Giấy chứng nhận cho bố bạn đã hợp pháp theo quy định pháp luật thì các cô không thể đòi lại được.

    Nhà đất có nguồn gốc của ông bà nội bạn, khi chia đất cho các con và tiến hành thủ tục xin cấp giấy chứng nhận thì chắc chắn phải có giấy chia đất hoặc cho đất của ông bà bạn thì bố bạn mới được cấp GCN. Do vậy để biết việc cấp GCN của bố bạn có hợp pháp hay không, gia đình bạn cần xin sao chụp bộ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận của bố bạn xem căn cứ xác lập quyền sở hữu tài sản của bố bạn là gì? Có hợp pháp không?

    2. Di chúc miệng mà ông bạn thể hiện là không có hiệu lực pháp luật mà chỉ có giấy chia đất hoặc biên bản phân chia đất khi làm Sổ mới có thể là văn bản có hiệu lực (nếu tuân thủ các quy định pháp luật về nội dung và hình thức).

    3. Về nguyên tắc thừa kế thì không phân biệt con trai, con gái, con nuôi, con đẻ, con trong giá thú, con ngoài giá thú. Nhưng trong trường hợp của gia đình bạn nếu Sổ của bố bạn đã được cấp đúng pháp luật thì ông bà bạn không còn di sản để chia thừa kế.

    4. Bà bạn còn sống nên chỉ có quyền đòi lại quyền sử dụng đất của bố bạn nếu việc cấp GCN của bố bạn là không hợp pháp.

    5. Nay bố bạn đã được cấp GCN và GCN vẫn đang có hiệu lực pháp luật nên bố mẹ bạn hoàn toàn có quyền định đoạt nhà đất đó mà không cần phải có bất cứ ý kiến nào của những người khác.

    Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với tôi để được tư vấn miễn phí!

    Thân ái!

  • Xem thêm     

    09/10/2011, 04:08:01 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào nguyentanba!

    Luật sư trả lời câu hỏi của bạn như sau:

    Điều 275 BLDS quy định về quyền về lối đi qua bất động sản liền kề như sau: Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng một cách thuận tiện và hợp lý nhất. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản đó một khoản tiền theo thỏa thuận. Diện tích, kích thước lối đi do các bên thỏa thuận đảm bảo cho việc sử dụng lối đi thuận tiện cho tất cả các bên, nếu không thỏa thuận được thì cơ quan Nhà nước sẽ quyết định…

    Do vậy, nếu thửa đất của gia đình bạn không có lối đi ra đường công cộng thì chủ đất buộc phải dành một lối đi hợp lý cho gia đình bạn theo quy định tại Điều 275 BLDS nêu trên.

    Thân ái!

  • Xem thêm     

    09/10/2011, 03:58:32 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào Tanhung123!

    Tôi có ý kiến về trường hợp của gia đình bạn như sau:

    Theo các thông tin mà bạn đã nêu ra thì con hẻm đó trước đây có nguồn gốc nằm trong thửa đất của ông Ba. Tuy nhiên, khoảng 40 năm trở lại đây gia đình ông Ba đã tự động để ra một phần đất làm lối đi (hẻm ngày nay). Khi xin cấp GCN QSD đất năm 2004 gia đình ông Ba cũng không kê khai, trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng không thể hiện hẻm đó là lối đi riêng của gia đình ông Ba. Trên bản đồ địa chính đã thể hiện lối đi đó là lối đi công cộng..

    Với những thông tin mà bạn cung cấp ở trên có đủ căn cứ pháp lý để khẳng định lối đi đang tranh chấp là ngõ đi chung (Giấy chứng nhận của gia đình ông Ba và Hồ sơ địa chính) do vậy gia đình bạn cư yên tâm.

    Không có văn bản pháp luật nào quy định ngõ đi 30 năm thì thành ngõ đi chung, cũng không có văn bản nào quy định là khi bán nhà đất, chủ nhà phải để lối đi rộng 2m cho người mua. Chỉ có một số quy định pháp luật sau đây (Về lý):

    Điều 247 Bộ luật dân sự quy định về Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu, theo đó: người chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó kể từ thời điểm chiếm hữu (trừ trường hợp tài sản đó thuộc sở hữu Nhà nước).

    Điều luật này không được áp dụng để công nhận quyền sử dụng đất cho gia đình bạn, cũng không phải là căn cứ duy nhất để xác định lối đi đó là lối đi chung. Nhưng việc gia đình ông Ba đã không sử dụng ngõ đi đó 40 năm nay, khi kê khai xin cấp GCN cũng không kê khai hoặc có kê khai cũng không được cấp GCN. Nay hồ sơ địa chính thể hiện là ngõ đi chung... là đủ căn cứ để xác định việc sử dụng ngõ đi của gia đình bạn là hợp pháp.

    Hơn nữa, Điều 275 BLDS quy định về quyền về lối đi qua bất động sản liền kề như sau: Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng một cách thuận tiện và hợp lý nhất. Diện tích, kích thước lối đi do các bên thỏa thuận đảm bảo cho việc sử dụng lối đi thuận tiện cho tất cả các bên, nếu không thỏa thuận được thì cơ quan Nhà nước sẽ quyết định…

    Như vây, kể cả trong trường hợp nhà đất của gia đình bạn không có lối đi thì gia đình ông Ba cũng buộc phải dành một lối đi thuận tiện cho gia đình bạn để đi ra đường công cộng.

    Xét về tình: Gia đình bạn mua nhà đất của gia đình ông Ba để sử dụng làm nhà ở nên phải có lối đi lại chứ không thể bắt gia đình bạn “bay” được. Nếu thỏa thuận mua nhà đất mà không có lối đi thì ai dám mua? kể cả cho không nhiều người cũng không lấy, chưa nói là mua! Thời điểm gia đình bạn mua nhà, Nhà nước cấm chuyển nhượng quyền sử dụng đất (từ năm 1980 đến năm 1993) nên các bên mới không thỏa thuận về lối đi… Thực tế gia đình bạn đã sử dụng mấy chục năm nay không có ai tranh chấp gì.  Do vậy gia đình bạn có đủ “tình” và “lý” để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình mình. Chúc gia đình bạn thành công!

  • Xem thêm     

    09/10/2011, 02:45:29 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Tôi rất thông cảm với hoàn cảnh của bạn!
           Thực tế bạn bị rơi vào thế khó rồi. Về mặt lý thuyết thì: Mọi loại đất đều có thể chuyển mục đích sử dụng nếu chủ sử dụng có nhu cầu và việc chuyển mục đích sử dụng đất đó phù hợp với quy hoạch nhưng thực tế lại không dễ dàng chút nào. Rất nhiều người đang nghĩ rằng đất VƯỜN AO liền kề với thửa đất ở (đã có sổ, thời hạn sử dụng lâu dài) nếu muốn chuyển sang đất ở thì chỉ cần tiến hành thủ tục và nộp 50% giá trị tiền chênh lệch giữa hai loại đất là "xong" nhưng thực tế lại không "xong"! Ở HN, UBND thành phố Hà Nội ban hành riêng một Quyết định (Quyết định 121/2009/QĐ-UBND thay thế Quyết định số 46/2008.QĐ-UBND) quy định về thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ loại đất vườn ao liền kề và đất nông nghiệp nằm xen kẽ trong khu dân cư sang thành đất ở nhưng thực tế gần như chưa có hộ gia đình, cá nhân nào được hưởng "lợi" từ Quyết định này. Các địa phương khác cũng tương tự. Thông thường chỉ có việc chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp thành đất phi nông nghiệp cho các dự án...
          Thực tế giao dịch đó của bạn không thể thực hiện được nếu diện tích đất nông nghiệp không đủ tách thửa. Do vậy, bạn đừng hi vọng vào việc chuyển mục đích sử dụng đất để tách thửa như đã thỏa thuận. Hãy thỏa thuận thanh lý hợp đồng là tốt nhất tránh bị lợi dụng vốn.
          Thỏa thuận của bạn trong việc chuyển nhượng QSD đất nêu trên là VÔ HIỆU bởi công việc không thể thực hiện được, thỏa thuận chuyển nhượng diện tích đất không đủ hạn mức tách thửa là vi phạm pháp luật. Tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 84/2007/NĐ-CP, ngày 25-5-2007, của Chính phủ quy định, khi chuyển nhượng QSDĐ, nếu có tách thửa thì diện tích tối thiểu sau khi tách thửa không được nhỏ hơn diện tích tối thiểu do địa phương quy định về đất ở, đất nông nghiệp…, Do vậy, nếu có tranh chấp xảy ra thì Tòa án sẽ tuyên bố giao dịch vô hiệu và yêu cầu các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, bên nào có lỗi phải bồi thường thiệt hại cho bên kia (Điều 137 BLDS).
          Theo nhận định của tôi trong vụ việc này thì hai bên cùng có lỗi tuy nhiên mức độ lỗi thế nào thì còn phụ thuộc vào chứng cứ và trình bày của các bên. Do đó, bạn nên nói rõ sự việc với bên bán để chấm dứt hợp đồng và nhận lại số tiền đã giao. Trong trường hợp bên bán không chịu trả tiền thì bạn có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu để buộc bên bán phải trả lại tiền cho bạn.
           Nếu muốn được tư vấn cụ thể và chính xác hơn, bạn có thể pho to các giấy tờ về giao dịch này và gửi cho tôi theo đường bưu điện. Sau khi xem xét giấy tờ, tôi sẽ có "đáp án" chính xác và chi tiết cho bạn!
          Chúc bạn thành công!
  • Xem thêm     

    09/10/2011, 11:12:43 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
            Bạn chưa nói ró là thửa 2000m2 đó đã được cấp Sổ hay chưa? Nếu thửa đất đó bị thu hồi thì người có tên trong Sổ hoặc người có các giấy tờ về quyền sử dụng  đất theo quy định tại Điều 50 Luật đất đai sẽ được bồi thường, đền bù, hỗ trợ và tái định cư (nếu có). Còn bạn tuy sống trên đất đó, làm nhà nhưng không có giấy tờ gì thì có thể bạn chỉ được bồi thường tài sản trên đất, còn quyền sử dụng đất thì bạn chưa đủ điều kiện để được bồi thường. Tuy nhiên nếu bạn đã tách hộ khẩu thì sẽ thuận lợi khi thực hiện thủ tục tái định cư. Gia đình bạn có thể được hai suất tái định cư vì có hai hộ khẩu.
  • Xem thêm     

    09/10/2011, 06:38:30 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Tôi trả lời câu hỏi của bạn như sau:
                Bà bạn có quyền lấy lại 1/2 nhà đất mà bố bạn đang quản lý bởi các lý do sau:
               1. Nhà đất đó đã có Giấy tờ sở hữu do chế độ cũ (Pháp) cấp là BẰNG KHOÁN ĐIỀN THỔ đứng tên ông bạn. Theo Luật đất đai 2003 thì đất đó là loại đất có giấy tờ theo quy định tại Điều 50 Luật đất đai và giấy tờ đứng tên ông bạn.
                2. Việc ủy quyền không phải là căn cứ pháp lý làm thay đổi quyền sở hữu, ủy quyền không phải là chuyển quyền sở hữu tài sản nên tài sản vẫn là của ông bà bạn.
                3. Theo quy định tại Điều 15, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 có hiệu lực đến ngày 03/01/1987 thì: VỢ CHỒNG CÓ QUYỀN NGANG NHAU TRONG VIỆC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÓ TRƯỚC VÀ SAU KHI CƯỚI, không quy định tài sản riêng vợ chồng. Do vậy nếu quan hệ hôn nhân của ông bà bạn hình thành trước ngày 03/01/1987 thì nhà đất đó là tài sản chung của ông bạn và bà bạn.
               Hiện nay, phần di sản của ông bạn nếu còn thời hiệu yêu cầu chia thừa kế (10 năm) và có tranh chấp thì một trong các thừa kế có quyền khởi kiện để yêu cầu chia thừa kế. trong trường hợp này 1/2 nhà đất là di sản của ông nội bạn sẽ được chia cho vợ và các con của ông bạn. Thực tế bố bạn có thể được chia 2 phần trong khối di sản của ông bạn(1 phần là thừa kế, 1 phần là công duy trì, tu tạo di sản).
               Nếu đã hết thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia thừa kế của ông bạn theo quy định pháp luật thì di sản của ông bạn sẽ do bố bạn tiếp tục quản lý và bà bạn được đòi lại 1/2 nhà đất đó.
             Thân ái! Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với tôi để được giải đáp!
  • Xem thêm     

    08/10/2011, 08:21:48 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Chỉ có đất thổ cư thì bạn mới được phép xây nhà ở. Để được Luật sư tư vấn cụ thể, chính xác những thủ tục pháp lý cần thiết, bạn cần cung cấp các thông tin sau đây:
            - Thửa đất đó ở địa phương nào (tỉnh)? để biết nghĩa vụ tài chính khi thực hiện thủ tục.
            - Nguồn gốc thửa đất như thế nào? Thửa đất đó đã được cấp GCN chưa? Nếu đã được cấp thì giấy đó đứng tên ai? Hộ gia đình hay cá nhân?
             - Mẹ bạn còn sống không? Nếu đất cấp cho Hộ gia đình thì gồm những ai?

    - Đất có tranh chấp không? Có phù hợp quy hoạch không?
          Nếu thửa đất chưa được cấp GCN thì phải xin cấp GCn thì mới tách thửa được. Nếu thửa đất đó là tài sản chung của cha bạn với mẹ bạn hoặc chung với hộ gia đình thì cha bạn chỉ có quyền định đoạt trong phạm vi đất của cha bạn thôi. Sau khi có GCn bạn phải tiến hành thủ tục: Do vẽ sơ đồ kỹ thuật thửa đất - Xin công văn tách thửa (một số địa phương) - Lập hợp đồng tặng cho - Nộp hồ sơ đến TN&MT để sang tên.
           Tuy nhiên, nhiều trường hợp không đơn giản như thế. Để được tư vấn cụ thể, bạn cần cung cấp thêm thông tin nhé!

  • Xem thêm     

    08/10/2011, 05:39:14 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


             Bạn vẫn còn hộ khẩu ở VN chứng tỏ bạn vẫn mang Quốc tịch Việt Nam nên bạn có thể đứng tên chủ sở hữu nhà theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 126 Luật Nhà ở nêu trên.
    Thân ái!
  • Xem thêm     

    08/10/2011, 04:40:58 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Bạn cần xem lại các quy định pháp luật có liên quan để hiểu sự việc rõ hơn
  • Xem thêm     

    08/10/2011, 10:11:11 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Nếu bạn tách một câu của tôi trong cả một đoạn văn ra để phân tích thì có thể dẫn đến hiểu sai nội dung của câu đó. Hơn nữa có thể bạn chưa hiểu ý nghĩa mà tôi đang muốn nhấn mạnh trong nội dung tư vấn đó. Nội dung tôi muốn nhấn mạnh là phân biệt giữa “Quyền sở hữu tài sản” và “Quyền sử dụng tài sản”. Nếu mua bán nhà là trao đổi QUYỀN SỞ HỮU NHÀ và TIỀN (Quyền sở hữu tài sản của người mua) còn CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT là sự trao đổi giữa QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN (tiền) với QDS ĐẤT (quyền sử dụng tài sản chứ không phải quyền sở hữu tài sản) – không phải là trao đổi quyền sở hữu hai loại tài sản với nhau nên không thể gọi là MUA BÁN ĐẤT mà chỉ có thể gọi là MUA BÁN NHÀ và CHUYỂN NHƯỢNG QSD ĐẤT.

    Còn đương nhiên trong Hợp đồng mua bán tài sản và Hợp đồng trao đổi tài sản có điểm khác nhau là: Trong hợp đồng mua bán thì bên bán và bên mua độc lập còn trong hợp đồng trao đổi tài sản thì bên bán của bên này là bên mua của bên kia và ngược lại (khoản 4, Điều 463 BLDS) nhưng mua bán tài sản và trao đổi tài sản đều có điểm chung có sự chuyển quyền sở hữu tài sản giữa các bên còn “mua bán” đất không được gọi là HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐẤT mà chỉ gọi là HĐ CHUYỂN NHƯỢNG QSD ĐẤT bởi không có việc chuyển quyền sở hữu tài sản mà chỉ là đổi quyền sở hữu tài sản (tiền) lấy quyền sử dụng tài sản (đất). Đó là điểm đặc biệt và đặc thù của đất đai…

  • Xem thêm     

    07/10/2011, 10:36:51 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Vâng, chào bạn!
  • Xem thêm     

    07/10/2011, 10:06:20 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn! Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với tôi để được tư vấn miễn phí!
  • Xem thêm     

    07/10/2011, 10:04:53 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bác!

    Tôi trả lời câu hỏi của bác như sau:

    1. Về thủ tục tố tụng:

    Điều 31, Luật khiếu nại tố cáo quy định:

    “Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính.

    Trong trường hợp vì ốm đau, thiên tai, địch hoạ, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu, thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.”

    Điều 30 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (có hiệu lực đến ngày 01/7/2011/0) quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính như sau

    “1. Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án hành chính bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    2. Trong trường hợp pháp luật không có quy định khác thì thời hiệu khởi kiện được quy định như sau:

    a) Đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 2 của Pháp lệnh này là ba mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà khiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết đó;

    b) Đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 của Pháp lệnh này là ba mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai mà khiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần hai, nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết đó;

    c) Đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 2 của Pháp lệnh này là bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết đó;

    d) Đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 2 của Pháp lệnh này chậm nhất là năm ngày, trước ngày bầu cử, nhưng không đồng ý về cách giải quyết của cơ quan lập danh sách cử tri;

    đ) Đối với trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 2 của Pháp lệnh này là ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết đó;

    e) Đối với trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 2 của Pháp lệnh này là ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nhưng không đồng ý với  quyết định giải quyết đó;

    g) Đối với trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 2 của Pháp lệnh này là ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của Hội đồng cạnh tranh hoặc của Bộ trưởng Bộ Thương mại, nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết đó;

    h) Đối với trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 2 của Pháp lệnh này thì thời hiệu khởi kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về trường hợp đó; nếu pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế không có quy định thời hiệu khởi kiện thì thời hiệu khởi kiện là ba mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc lần hai hay kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc lần hai.

    3. Đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn khởi kiện quy định tại các điểm a, b và đ khoản 2 Điều này là bốn mươi lăm ngày.

    4. Trong trường hợp vì ốm đau, thiên tai, địch hoạ, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì trở ngại khách quan khác mà người khởi kiện không khởi kiện được trong thời hạn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khởi kiện.”.

    Không biết trước đây gia đình bác đã thực hiện thủ tục khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính theo các quy định trên không. Nếu gia đình bác không thực hiện khiếu kiện theo các quy định trên thì theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính thì bác đã hết quyền khởi kiện vụ án hành chính.

    Tuy nhiên, theo quy định mới của Luật tố tụng hành chính có hiệu lực từ ngày 01/7/2011 và Nghị quyết số 01, Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP của HĐTP TAND tối cao tháng 9/2011 hướng dẫn Luật tố tụng hành chính  thì nếu việc khiếu nại đã được thực hiện sau ngày 01/01/2006 thì thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính là 01 năm kể từ ngày Luật tố tụng hành chính có hiệu lực pháp luật. Do vậy, về mặt tố tụng, nếu gia đình bác đã có đơn khiếu nại thì đến nay bác hoàn toàn có thể khởi kiện một vụ án hành chính để Tòa án xem xét lại các quyết định hành chính trên của UBND quận Hà Đông.

    2. Về mặt nội dung: Bác cần kiểm tra lại các quy định pháp luật về thủ tục và mức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và đối chiếu với trường hợp của gia đình bác xem đã thỏa đáng hay chưa? Kể cả trong trường hợp gia đình bác đã nhận bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhưng nay thấy việc đền bù, hỗ trợ, tái định cư đó chưa thỏa đáng và còn thời hiệu yêu khởi kiện thì gia đình bác vẫn có quyền khởi kiện theo quy định pháp luật. Việc gia đình bác đã nhận bồi thường không phải là căn cứ để mất quyền khởi kiện. Bác có thể tham khảo các quy định của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và các quy định, hướng dẫn cụ thể của UBND thành phố Hà Nội để bảo vệ quyền lợi của mình. Tuy nhiên, án hành chính ở VN còn nhiều vấn đề nhạy cảm và tế nhị nên để thắng kiện thì không phải dễ dàng. Do vậy, để biết được vụ việc của bác có cơ hội thắng kiện hay không bác nên pho to toàn bộ hồ sơ vụ việc và mang đến VPLS  để Luật sư tư vấn trực tiếp cho bác.

    Chúc bác thành công!