Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

  • Xem thêm     

    16/05/2012, 12:43:03 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Đề nghị chuyển câu hỏi sang phòng sinh viên luật
  • Xem thêm     

    16/05/2012, 12:41:45 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Bạn tham khảo nội dung của luật sư Lê Thư
  • Xem thêm     

    16/05/2012, 12:38:31 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Cảm ơn bạn Tuyen75!
    Do bạn viết chữ nhỏ, lại không có dấu nên tôi đã nhầm thông tin "tội cướp giật tài sản" với "tội cướp tài sản". Bạn tham khảo nội dung tư vấn của bạn Tuyen75 đối với hành vi cướp giật tài sản.
  • Xem thêm     

    16/05/2012, 12:32:33 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Vâng, chào bạn!
  • Xem thêm     

    16/05/2012, 12:31:26 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Nếu bạn chậm nộp hồ sơ để sang tên quá 10 ngày thì sẽ bị phạt, số tiền phạt tính theo thời gian chậm nộp.
  • Xem thêm     

    15/05/2012, 02:01:12 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
               Nếu vợ chồng bạn đã tự giải quyết được vấn đề về tài sản chung vợ chồng (tự thỏa thuận phân chia) thì không phải ra Tòa nữa mà chỉ cần lập văn bản là xong. Với những tài sản có đăng ký quyền sở hữu thì phải công chứng văn bản phân chia và đăng ký sang tên theo quy định của pháp luật. Nếu các bên không thỏa thuận được thì mới phải đến "cửa" Tòa!
  • Xem thêm     

    15/05/2012, 01:58:36 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
            Nếu không có thay đổi quy hoạch, không có thay đổi về mức đền bù, hỗ trợ (Quyết định của UBND tỉnh) thì mức đền bù trong cùng thửa đất đó phải như nhau. Bạn có thể khiếu nại hoặc khởi kiện để được các cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
  • Xem thêm     

    15/05/2012, 01:51:21 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
              Về mặt lý thuyết thì bạn vẫn có thể được kết nạp Đảng cộng sản VN nếu bạn phấn đấu, sống có lý tưởng cộng sản... Tuy nhiên, để được xét kết nạp đảng cũng sẽ rất khó khăn vì lý lịch của bạn đã có vấn đề rồi.
  • Xem thêm     

    15/05/2012, 01:48:20 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
              Nếu các bên không thống nhất được thời điểm trả tiền thì hòa giải không thành, Tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử và sẽ ra bản án để giải quyết vụ án. Khi đó trong bản án sẽ có nội dung: Đến thời điểm án có hiệu lực, nếu người phải thi hành án chậm thanh toán thì phải trả lãi theo mức lãi suất nợ quá hạn do ngân hàng Nhà nước quy định tương ứng với số tiền và thời gian chậm thi hành án.
  • Xem thêm     

    15/05/2012, 01:33:13 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
                Về nguyên tắc hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm giao kết. Tuy nhiên thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự còn được xác định theo sự thỏa thuận hoặc theo sự quy định của pháp luật. Vì vậy hợp đồng dân sự được coi là có hiệu lực vào một trong các thời điểm sau đây:

    • Hợp đồng bằng miệng hoặc bằng các hành vi cụ thể có hiệu lực tại thời điểm các bên đã trực tiếp thỏa thuận với nhau về những nội dung chủ yếu của hợp đồng.
    • Hợp đồng bằng văn bản thường, có hiệu lực tại thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hợp đồng.
    • Hợp đồng bằng văn bản có chứng nhận, chứng thực, đăng ký hoặc xin phép có hiệu lực tại thời điểm hợp đồng đó được công chứng, chứng thực, đăng ký hoặc cho phép.
    • Ngoài ra hợp đồng còn có thể có hiệu lực sau thời điểm nói trên nếu các bên đã tự thỏa thuận với nhau hoặc trong trường hợp pháp luật đã quy định cụ thể (ví dụ: Điều 466 Bộ luật dân sự 2005 về hợp đồng tặng cho động sản: “Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực khi bên được tặng cho nhận tài sản; đối với động sản mà pháp luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký”).
               Hợp đồng chỉ có thể có hiệu lực tại thời điểm giao kết hoặc sau khi giao kết chứ không thể có hiệu lực "trở về trước" được. Bản chất hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên để xác lập quyền và nghĩa vụ. Nếu các bên đã thực hiện một công việc nào đó nhưng chưa thỏa thuận quyền và nghĩa vụ với nhau hoặc chỉ thỏa thuận bằng lời nói thì có thể quy định trong hợp đồng bằng văn bản "lập sau" để thừa nhận các quyền và nghĩa vụ. Trong trường hợp này, hợp đồng vẫn có hiệu lực từ thời điểm bên sau cùng ký vào hợp đồng (nếu hợp đồng không bắt buộc phải có công chứng, chứng thực)
  • Xem thêm     

    15/05/2012, 06:52:10 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
               Nếu lập di chúc thì cũng phải lưu ý đến Điều 669 BLDS năm 2005: Những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Nếu người để lại di sản có một trong những người thuộc trường hợp quy định tại Điều 669 BLDS thì trong di chúc cũng cần phải định đoạt cho họ 2/3 của một suất theo pháp luật. Cụ thể như sau:

    Ðiều 669. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

     Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Ðiều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Ðiều 643 của Bộ luật này:

     1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

     2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.

  • Xem thêm     

    15/05/2012, 06:36:52 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau;

    Điều 20 BLHS quy định: "Đồng phạm

    1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

    2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.

    Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

    Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

    Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

    Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

    3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm."

              Như vậy, nếu cơ quan công an chứng minh được là bạn biết hành vi của T và Đ là phạm pháp nhưng vẫn cùng tham gia vụ việc đó thì bạn cũng sẽ bị khởi tố về tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 138 BLHS cùng với T và Đ.

                Nếu bạn không phạm tội trộm cắp tài sản, đồng thời T và Đ phạm tội theo quy định tại khoản 2, Điều 138 BLHS thì bạn cũng có thể phạm tội che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm, cụ thể như sau:

               Điều 21 BLHS quy định: Che giấu tội phạm

    Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện, đã che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định.

    Điều 313. Tội che giấu tội phạm

    1. Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm:

    - Các điều từ Điều 78 đến Điều 91 về các tội xâm phạm an ninh quốc gia;

    - Điều 93 (tội giết người); Điều 111, các khoản 2, 3 và 4 (tội hiếp dâm); Điều 112 (tội hiếp dâm trẻ em); Điều 114 (tội cưỡng dâm trẻ em); Điều 116, các khoản 2 và 3 (tội dâm ô đối với trẻ em); Điều 119, khoản 2 (tội mua bán phụ nữ);

    - Điều 120 (tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em);

    - Điều 133 (tội cướp tài sản); Điều 134 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản); Điều 138, các khoản 2, 3 và 4 (tội trộm cắp tài sản); Điều 139, các khoản 2, 3 và 4 (tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản); Điều 140, các khoản 2, 3 và 4 (tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản); Điều 143, các khoản 2, 3 và 4 (tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản);

    - Điều 153, các khoản 3 và 4 (tội buôn lậu); Điều 154, khoản 3 (tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới); Điều 155, các khoản 2 và 3 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm); Điều 156, các khoản 2 và 3 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả); Điều 157 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh); Điều 158, các khoản 2 và 3 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi); Điều 160, các khoản 2 và 3 (tội đầu cơ); Điều 165, các khoản 2 và 3 (tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 166, các khoản 3 và 4 (tội lập quỹ trái phép); Điều 179, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng); Điều 180 (tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả); Điều 181 (tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành séc giả, các giấy tờ có giá giả khác); Điều 189, các khoản 2 và 3 (tội huỷ hoại rừng);

    - Điều 193 (tội sản xuất trái phép chất ma tuý); Điều 194 (tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý); Điều 195 (tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý); Điều 196, khoản 2 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý); Điều 197 (tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý); Điều 198 (tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý); Điều 200 (tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý); Điều 201, các khoản 2, 3 và 4 (tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma tuý khác);

    - Điều 206, các khoản 2, 3 và 4 (tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 221 (tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thuỷ); Điều 230 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự); Điều 231 (tội phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 232, các khoản 2, 3 và 4 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ); Điều 236, các khoản 2, 3 và 4 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ); Điều 238, các khoản 2, 3 và 4 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc);

    - Điều 256, các khoản 2 và 3 (tội mua dâm người chưa thành niên);

    - Điều 278, các khoản 2, 3 và 4 (tội tham ô tài sản); Điều 279, các khoản 2, 3 và 4 (tội nhận hối lộ); Điều 280, các khoản 2, 3 và 4 (tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản); Điều 281, các khoản 2 và 3 (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ); Điều 282, các khoản 2 và 3 (tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ); Điều 283, các khoản 2, 3 và 4 (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi); Điều 284, các khoản 2, 3 và 4 (tội giả mạo trong công tác); Điều 289, các khoản 2, 3 và 4 (tội đưa hối lộ); Điều 290, các khoản 2, 3 và 4 (tội làm môi giới hối lộ);

    - Điều 311 khoản 2 (tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử);

    - Các điều từ Điều 341 đến Điều 344 về các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh.

    2. Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

    Điều 22. Không tố giác tội phạm

    1. Người nào biết rõ tội phạm đang đựơc chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 313 của Bộ luật này.

    2. Người không tố giác là ông, bà , cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Điều 313 của Bộ luật này.

    Điều 314. Tội không tố giác tội phạm

    1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại Điều 313 của Bộ luật này đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

    2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về việc không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng theo quy định tại khoản 1 Điều này.

    3. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.

  • Xem thêm     

    15/05/2012, 06:21:39 SA | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn Nam_Co!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:
              1. Nếu Tùng vay tiền của bạn rồi bỏ trốn thì sẽ phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 BLHS.
              2. Nếu Tùng nói vay tiền để mua xe nhưng không mua xe mà sử dụng số tiền đó vào mục đích khác (gian dối), không trả lại tiền cho bạn thì có thể phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 139 BLHS.
              Chỉ cần với giây vay nợ như vậy là bạn có thể trình báo sự việc với công an được rồi. Bạn gửi đơn trình báo, tường trình toàn bộ sự việc và thông tin về Tùng tới công an nơi bạn giao tiền cho Tùng để được xem xét giải quyết theo pháp luật.
  • Xem thêm     

    14/05/2012, 10:53:44 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Đề nghị BQT chuyển câu hỏi này sang mục cá nhân vướng mắc
  • Xem thêm     

    14/05/2012, 10:52:18 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Đề nghị chuyển câu hỏi này sang mục cùng thảo luận, cá nhân vướng mắc
  • Xem thêm     

    14/05/2012, 10:51:12 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
                   1. Thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính được Luật tố tụng hành chính quy định như sau:

    Điều 28. Những khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

    1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định và các quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức.

    2. Khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

    3. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống.

    4. Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.

    Điều 29. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

    Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Tòa án cấp huyện) giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây:

    1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó;

    2. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án đối với công chức thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó;

    3. Khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân của cơ quan lập danh sách cử tri trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án.

    Điều 30. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

    1. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Tòa án cấp tỉnh) giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây:

    a) Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và quyết định hành chính, hành vi hành chính của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nơi cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hành chính, có hành vi hành chính;

    b) Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan thuộc một trong các cơ quan nhà nước quy định tại điểm a khoản này và quyết định hành chính, hành vi hành chính của người có thẩm quyền trong các cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nơi cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hành chính, có hành vi hành chính;

    c) Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án và của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó;

    d) Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan đại diện ngoại giao của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án. Trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú tại Việt Nam, thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh;

    đ) Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp tỉnh, bộ, ngành trung ương mà người khởi kiện có nơi làm việc khi bị kỷ luật trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án;

    e) Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án;

    g) Trong trường hợp cần thiết, Tòa án cấp tỉnh có thể lấy lên để giải quyết khiếu kiện thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện.

    2. Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành quy định tại Điều này.

    Điều 31. Xác định thẩm quyền trong trường hợp vừa có đơn khiếu nại, vừa có đơn khởi kiện

    1. Trường hợp người khởi kiện có đơn khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có thẩm quyền, đồng thời có đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì thẩm quyền giải quyết theo sự lựa chọn của người khởi kiện.

    2. Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành quy định tại Điều này.


                   2. Nếu muốn kết quả khiếu kiện tốt hơn, gia đình bạn có thể mời luật sư tham gia vụ kiện ngay từ khi khởi kiện. Thù lao luật sư đối với từng vụ việc là khác nhau căn cứ vào tính chất vụ việc, mức độ tham gia của luật sư trong vụ việc đó và trình độ, uy tín của luật sư. Do vậy, bạn cần liên lệ trực tiếp với Luật sư, trình bày toàn bộ nội dung, xuất trình các chứng cứ, tài liệu hiện có để luật sư tư vấn và thống nhất phương thức thực hiện vụ việc và chi phí cần thiết.
  • Xem thêm     

    14/05/2012, 10:44:46 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
           1. Những tài sản hình thành trong tương lai không thể định đoạt trong di chúc. Tại thời điểm lập di chúc, tài sản đó phải đang tồn tại và thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người lập di chúc. Nếu muốn định đoạt toàn bộ tài sản của mình, người lập di chúc có thể sử dụng câu: Đến thời điểm tôi chết, dù di sản có tăng lên hoặc giảm đi giá trị thì tôi cũng đồng ý định đoạt theo nội dung di chúc này...
           2. Theo quy định pháp luật thì người lập di chúc có quyền cử người giữ và công bố di chúc, người quản lý di sản... Do vậy, khi lập di chúc tại Phòng/Văn phòng công chứng hoặc tại Văn phòng luật sư thì người lập di chúc nên quy định là: Một bản di chúc lưu tại Văn phòng luật sư hoặc Văn phòng công chứng. Đến thời điểm di chúc có hiệu lực, người giữ di chúc có nghĩa vụ công bố bản di chúc này. Hoặc Luật sư, Công chứng viên phải giao bản di chúc này cho người hưởng di sản theo di chúc để họ công bố di chúc và thực hiện thủ tục khai nhận di sản theo quy định pháp luật.
  • Xem thêm     

    14/05/2012, 10:36:23 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
              Bạn chỉ cần mang bản chính các giấy tờ cần sao y bản chính đến cơ quan có thẩm quyền là sao được, không cần phải xuất trình CMND. Thủ tục quy định tại Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, cụ thể như sau:
          
    Điều 13. Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính

    1. Người yêu cầu chứng thực phải xuất trình các giấy tờ sau đây:

    a) Bản chính;

    b) Bản sao cần chứng thực.

    2. Người thực hiện chứng thực phải kiểm tra tính hợp pháp của bản chính, nếu phát hiện bản chính có dấu hiệu giả mạo thì đề nghị người yêu cầu chứng thực chứng minh; nếu không chứng minh được thì từ chối chứng thực.

    3. Người thực hiện chứng thực đối chiếu bản sao với bản chính, nếu bản sao đúng với bản chính thì chứng thực. Khi chứng thực bản sao từ bản chính người thực hiện chứng thực phải ghi rõ “chứng thực bản sao đúng với bản chính", ngày, tháng, năm chứng thực, ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền chứng thực .

    4. Trang đầu tiên của bản sao phải được ghi rõ chữ "BẢN SAO" vào chỗ  trống phía trên bên phải, nếu bản sao có từ hai tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

    Điều 14. Địa điểm chứng thực bản sao từ bản chính

    1. Việc chứng thực được thực hiện tại trụ sở của cơ quan có thẩm quyền chứng thực. Cơ quan có thẩm quyền chứng thực phải bố trí cán bộ để tiếp nhận yêu cầu chứng thực hàng ngày. Cán bộ tiếp dân phải đeo thẻ công chức.

    2. Tại trụ sở của cơ quan có thẩm quyền chứng thực phải niêm yết công khai lịch làm việc, thẩm quyền, thủ tục, thời gian chứng thực và lệ phí chứng thực.

    Điều 15. Thời hạn thực hiện chứng thực bản sao từ bản chính

    Việc tiếp nhận yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính trong thời gian làm việc buổi sáng hoặc buổi chiều thì phải được thực hiện chứng thực ngay trong buổi làm việc đó; trường hợp yêu cầu chứng thực với số lượng lớn thì việc chứng thực có thể được hẹn lại để chứng thực sau nhưng không quá 2 ngày làm việc.

    Điều 16. Trường hợp không được chứng thực bản sao từ bản chính

    Người thực hiện chứng thực bản sao từ bản chính không được thực hiện chứng thực trong các trường hợp sau đây:

    1. Bản chính được cấp sai thẩm quyền hoặc giả mạo.

    2. Bản chính đã bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt hoặc đã bị hư hỏng, cũ nát không thể xác định rõ nội dung.

    3. Bản chính không được phép phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật.

    4. Đơn, thư và các giấy tờ do cá nhân tự lập không có chứng nhận, chứng thực hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

    5. Các giấy tờ, văn bản khác mà pháp luật quy định không được sao.

  • Xem thêm     

    14/05/2012, 10:30:09 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Đề nghị chuyển câu hỏi sang mục cùng thảo luận
  • Xem thêm     

    14/05/2012, 10:28:49 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
               Theo quy định của Nghị định 34/2010/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy định những trường hợp vi pham như sau có thể bị giữ phương tiện giao thông và giấy tờ xe:
    - Phương tiện giao thông không có giấy tờ
    - Vi phạm pháp luật nhưng không theo hiệu lệnh của cảnh sát có dấu hiệu bỏ chạy
    - Đánh võng,l ạng lách, đua xe …
    - Vi phạm các lỗi nghiêm trọng như chết người hoạc gây thương tích nặng
    - Đi thả 2 tay
    - Đi một bánh
    - Và các lỗi khác đã bị xử lý nhưng lại tái phạm
    Giữ chìa khóa xe khi người điều khiển giao thông vi phạm lại không chấp hành lệnh của cảnh sát như yêu cầu kiểm ta giấy tờ yêu cầu vào trụ sở để giải quyết nhưng cố tình không tuân thủ...