Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

  • Xem thêm     

    03/11/2011, 08:48:29 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Theo quy định của pháp luật thì: Khi cấp GCN QSD đất và QSHNO, người được cấp GCN có phải đóng tiền sử dụng đất hay không? đóng bao nhiêu căn cứ vào nguồn gốc sử dụng đất (đất sử dụng từ khi nào) chứ không căn cứ vào nguồn gốc ngôi nhà.
  • Xem thêm     

    03/11/2011, 08:36:44 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Nếu thương tích dưới 11% thì người bạn đó chỉ phạm tội nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    "a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

    b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

    c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

    d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

    đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

    e) Có tổ chức;

    g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

    h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

    i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

    k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân."

                Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của HĐTP TAND tối cao hướng dẫn như sau:

    "Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân" là hậu quả của hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân để lại trạng thái bất thường, không thể chữa được cho một bộ phận cơ thể của nạn nhân với tỷ lệ thương tật dưới 11% khi thuộc một trong các trường hợp: làm mất một bộ phận cơ thể của nạn nhân; làm mất chức năng một bộ phận cơ thể của nạn nhân; làm giảm chức năng hoạt động của một bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của nạn nhân.".

            Nếu chỉ vì lý do nhỏ nhặt mà phạm tội thì đó là "tính chất côn đồ", Dùng dao  sắc, nhọn để gây án là "hung khí nguy hiểm". Do vậy, trong trường hợp này, nếu thương tích dưới 11% cũng vẫn có thể phạm tội. Người bạn đó chỉ thoát tội nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 1, Điều 104 BLHS và bị hại rút đơn theo quy định tại Điều 105 BLTTHS.


  • Xem thêm     

    03/11/2011, 08:04:49 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Tất cả các Luật sư đều rất bận trong công việc của mình. Thời gian giao lưu, trao đổi trên diễn đàn rất hạn hẹp nên không tránh khỏi những sai sót trong cách dùng từ, đặt câu hoặc có đôi chút nhầm lẫn. Hi vọng mọi người hãy thông cảm và cùng chia sẻ!
  • Xem thêm     

    03/11/2011, 08:00:58 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Điều 138. Tội trộm cắp tài sản

    1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Tái phạm nguy hiểm;

    d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

    đ) Hành hung để tẩu thoát;

    e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    #ff0000;">4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    #ff0000;">a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.

  • Xem thêm     

    03/11/2011, 07:27:17 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
             Nếu người bạn đó thực sự ăn năn, hối cải thì có thể sẽ được hưởng sự khoan hồng của pháp luật. Bạn đó thuộc đối tượng vị thành niên nên pháp luật cũng có những quy định đặc thù cho người vị thành niên. Bạn có thể tìm hiểu các quy định đối với người chưa thành niên phạm tội tại Chương X BLHS để biết thêm chi tiết. Để được hưởng thêm sự khoan hồng của pháp luật, bạn đó phải có nhiều tình tiết giảm nhẹ theo Điều 46 BLHS và ít tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 BLHS. Bạn có thể tham khảo các quy định về tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự sau đây để tư vấn cho bạn của mình nhé:
    Điều 46. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

    1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

    a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

    b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;

    c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

    d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

    đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra;

    e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

    g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

    h) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

    i) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;

    k) Phạm tội do lạc hậu;

    l) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

    m) Người phạm tội là người già;

    n) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

    o) Người phạm tội tự thú;

    p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

    q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;

    r) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

    s) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.

    2. Khi quyết định hình phạt, Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.

    3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.

    Điều 47. Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật

    Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.

    Điều 48. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

    1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:

    a) Phạm tội có tổ chức;

    b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;

    d) Phạm tội có tính chất côn đồ;

    đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn;

    e) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;

    g) Phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm;

    h) Phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ có thai, người già, người ở trong tình trạng không thể tự vệ được hoặc đối với người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;

    i) Xâm phạm tài sản của Nhà nước;

    k) Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng;

    l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;

    m) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, tàn ác phạm tội hoặc thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

    n) Xúi giục người chưa thành niên phạm tội;

    o) Có hành động xảo quyệt, hung hãn nhằm trốn tránh, che giấu tội phạm.

    2. Những tình tiết đã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.”

  • Xem thêm     

    03/11/2011, 07:10:00 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Điều 4, BLHS quy định như sau:

    "Điều 4. Trách nhiệm đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm

    1. Các cơ quan Công an, Kiểm sát, Toà án, Tư pháp, Thanh tra và các cơ quan hữu quan khác có trách nhiệm thi hành đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình, đồng thời hướng dẫn, giúp đỡ các cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức, công dân đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, giám sát và giáo dục người phạm tội tại cộng đồng.

    2. Các cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ giáo dục những người thuộc quyền quản lý của mình nâng cao cảnh giác, ý thức bảo vệ pháp luật và tuân theo pháp luật, tôn trọng các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa; kịp thời có biện pháp loại trừ nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm trong cơ quan, tổ chức của mình.

    3. Mọi công dân có nghĩa vụ tích cực tham gia đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm."

             Như vậy, trách nhiệm phòng và chống tội phạm là của mọi người (cả  "quan" và "dân"). Mỗi người dân chúng ta đều có quyền khiếu nại, tố cáo, tố giác tội phạm theo quy định tại Luật khiếu nại tố cáo, Luật tố tụng hành chính và BLTTHS. Nếu cán bộ công chức làm sai, gây thiệt hại cho dân thì bị bồi thường theo Luật bồi thường Nhà nước.

              BLHS dành ra hẳn một chương là Chương XXI để quy định các tội phạm về chức vụ. Như vậy, nếu cán bộ, công chức, viên chức làm sai mà người dân phát hiện ra thì hoàn toàn có quyền tố cáo, tố giác, khiếu nại... đến người có thẩm quyền để xử lý trước pháp luật. Nếu việc khiếu nại, tố cáo có căn cứ thì những người đó sẽ chịu chế tài của pháp luật, nhẹ thì kỷ luật, xử phạt hành chính, nặng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

             Tóm lại đấu tranh bảo vệ công bằng, lẽ phải là trách nhiệm của mọi người dân, trong đó Luật sư phải là người tiên phong.

  • Xem thêm     

    03/11/2011, 06:58:19 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Bạn nói rằng "Thế nhưng gia đình người bạn gái đã đưa đơn kiện lên công an thành phố khởi kiện bạn em, nhưng về sau thì gia đình người bạn gái đã rút đơn kiện lại, vậy em muốn hỏi là như vậy thì bạn em có phải ra tòa không?". Thông tin bạn nêu ra chưa rõ là đã có quyết định khởi tố vụ án và khởi tố bị can chưa? Vậy vụ việc đang ở giai đoạn nào? Đã có quyết định khởi tố vụ án chưa? Nếu muốn được tư vấn thêm, bạn hãy đưa thêm thông tin để luật sư tư vấn cho bạn.
  • Xem thêm     

    02/11/2011, 09:14:42 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Bạn xem quy định tại Điều 20 BLTTDS và các quy định của Luật thương mại 2005. Khi tranh chấp xảy ra thì các chứng cứ bằng tiếng nước ngoài cũng phải dịch ra tiếng Việt thì mới được coi là chứng cứ để Tòa án xem xét.
  • Xem thêm     

    02/11/2011, 09:11:04 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời bạn như sau:
         1. Hiện nay, UBND xã không có thẩm quyền chứng thực hợp đồng mà chỉ được phép chứng thực chữ ký. Thẩm quyền chứng thực hợp đồng, giao dịch thuộc về Công chứng viên.
         2. Trong trường hợp của bạn Hợp đồng hợp tác, hợp đồng môi giới.. không bắt buộc phải có công chứng, chứng thực do vậy chỉ cần bạn ký và bên kia người đại diện theo pháp luật ký, đóng dấu công ty là có giá trị pháp lý, các bên không cần phải công chứng, chứng thực.
    Chúc bạn thành công!
  • Xem thêm     

    02/11/2011, 09:04:59 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
            Với thông tin mà bạn đưa ra thì trường hợp của gia đình bạn thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 4 Điều 50 Luật đất đai nên khi cấp GCN bạn sẽ không phải nộp tiền sử dụng đất. Đối với nhà ở thì có thể bạn chỉ phải nộp tiền phí trước bạ. Số tiền không đáng kể đâu.
    Chúc bạn may mắn!
  • Xem thêm     

    02/11/2011, 08:55:01 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
          1. Hành vi của người bạn đó là rất đáng trách, theo tôi thì người đó cần phải chịu chế tài của pháp luật để có bài học cho tính hung hãn, côn đồ, bội bạc, ích kỷ của mình và dăn đe cho những trường hợp khác.
          2. Trong trường hợp này nếu thương tích của nạn nhân trên 11% thì có thể thuộc khoản 2 Điều 104 BLHS và khó mà được hưởng án treo. Nếu nạn nhân dưới 16 tuổi thì có thể phạm thêm tội giao cấu với trẻ em theo quy định tại Điều 115 BLHS.
  • Xem thêm     

    02/11/2011, 08:39:12 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn Hoadainhan1 !
    Tôi không nhất trí với nội dung tư vấn của bạn bởi các lý do sau:
    1. Bạn cho rằng người đó "vì quá yêu người bạn gái kia mà gây thương tích cho bạn gái ấy" là không thuyết phục. Trong tình huống này không phải là "hôn nhau làm đứt lưỡi, hay ôm chặt quá làm gãy tay..." nên không thể cho là "yêu quá mà gây thương tích được".
          Trong tình huống trên, gã bạn trai đã đưa cô gái vào nhà nghỉ, quan hệ sinh lý xong rồi dùng dao đâm cô ta thương tích... Hành vi dùng hung khí nguy hiểm đâm người con gái mà mình "vừa yêu thương" như vậy là thể hiện sự côn đồ hung hãn thuộc các trường hợp quy định tại điểm a và điểm i khoản 1 Điều 104 BLHS. Do vậy, nếu thương tích từ 11% đến 30% thì cũng thuộc khoản 2 Điều 104 BLHS nên dù gia đình bị hại có rút đơn thì vụ việc vẫn được giải quyết theo quy định pháp luật.
          Hành vi này khiến mọi người có thể liên tưởng đến vụ "Xác chết không đầu" ở Cầu Giấy, Hà Nội mà hung thủ là Nguyễn Đức Nghĩa. Việc trẻ vị thành niên đưa nhau đến nhà nghỉ và phạm tội là vấn đề nhức nhối của xã hội và đau lòng biết bao bậc cha mẹ. Những hành vi như vậy cần phải nên án và ngăn chặn.
    2. Trong tình huống trên thì gia đình người con gái đã rút đơn rồi nên bạn không cần khuyên họ tác động tâm lý để họ rút đơn nữa.
  • Xem thêm     

    02/11/2011, 08:16:14 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Đó cũng là một kinh nghiệm thực tiễn, bạn nên tham khảo cho tình huống của bạn.
    Chúc bạn thành công.
  • Xem thêm     

    02/11/2011, 08:14:12 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Vâng!
    Cảm ơn bạn!
  • Xem thêm     

    02/11/2011, 08:12:24 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường trả lời câu hỏi của bạn như sau:
    1. Bạn mua xe như vậy là chưa hợp pháp.  Pháp luật quy định việc mua bán tài sản có đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng phải được công chứng, chứng thực và phải được đăng ký sang tên theo quy định của pháp luật. Hợp đồng mua bán của bạn chưa công chứng, chưa sang tên nên chưa có hiệu lực pháp luật.
    2. Bạn cần lưu ý một số nội dung sau đây:
    - Chỉ có chủ xe (người có tên trên đăng ký xe) hoặc người được chủ xe ủy quyền mới có quyền ký hợp đồng bán xe cho bạn. Bạn kiểm tra lại đăng ký xe xem chủ tiệm cầm đồ đó có tên trên đăng ký xe không? Có được chủ xe ủy quyền bằng văn bản ủy quyền có công chứng hay không?
    - Nếu bạn muốn đăng ký sang tên bạn thì bạn phải ký hợp đồng mua xe;
    - Bạn cần yêu cầu bên bán mang đăng ký xe và các giấy tờ liên quan khác đến phòng công chứng để công chứng hợp đồng mua bán.
    3. Nếu trong hợp đồng ghi số tiền bằng chữ và bằng số khác nhau thì căn cứ vào số tiền ghi bằng chữ để xác định giá trị mua bán.
    4. Việc mua bán xe ở tiệm cầm đồ thì bạn cần lưu ý là nếu biết đó là tài sản phi pháp nhưng bạn tham rẻ mà mua thì có thể phạm tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Do vậy bạn cần xem lại tính pháp lý của chiếc xe đó.
    Chúc bạn thành công!
  • Xem thêm     

    02/11/2011, 07:58:10 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Cảm ơn bạn đã quá khen! Rất vui vì nội dung tư vấn của tôi đã tháo gỡ được vướng mắc cho bạn!
    Nếu cần tư vấn thêm, bạn hãy đặt câu hỏi để các Luật sư tư vấn miễn phí cho bạn.
  • Xem thêm     

    02/11/2011, 01:03:50 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Vâng, chào bạn!
    Nếu có thắc mắc bạn hãy nêu nội dung để Luật sư giải đáp miễn phí cho bạn!
  • Xem thêm     

    02/11/2011, 01:02:52 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    1.                        Nội dung bạn trình bày chỉ là “thực tế sử dụng đất”. Nếu “thực tế” đó được thể hiện trong hồ sơ địa chính (bản sồ, sổ mục kê hoặc sổ dã ngoại…) thì mới chứng minh được quá trình sử dụng đất “ổn định, liên tục, công khai” trước 15/10/1993. Do vậy bạn cần kiểm tra lại hồ sơ địa chính tại UBND xã xem các thời kỳ bản đồ thể hiện tên người sử dụng đất như thế nào? Loại đất đã thay đổi chưa (đất ao hay đất ở?).

    2.                        Bạn cũng cần xem lại Giấy tờ mua bán đất năm 1996 và giấy bán nhà đất năm 1999 có đủ chữ ký của các chủ sở hữu tài sản không? Nội dung có rõ ràng không?

    3.                        Bạn có thể tham khảo quy định sau đây của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ để xem trường hợp của gia đình bạn có được xem là “sử dụng ổn định” theo khoản 4 Điều 50 hay không:

    “Điều 3. Đất sử dụng ổn định quy định tại khoản 4 Điều 50 của Luật Đất đai

    1. Đất sử dụng ổn định quy định tại khoản 4 Điều 50 của Luật Đất đai là đất đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây:

    a) Đất đã được sử dụng liên tục cho một mục đích chính nhất định kể từ thời điểm bắt đầu sử dụng đất vào mục đích đó đến thời điểm được cấp Giấy chứng nhận hoặc đến thời điểm có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp chưa cấp Giấy chứng nhận;

    b) Trường hợp đất đã được sử dụng liên tục quy định tại điểm a khoản này mà có sự thay đổi về người sử dụng đất và sự thay đổi đó không phát sinh tranh chấp về quyền sử dụng đất.

    2. Việc xác định thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định được căn cứ vào  ngày tháng năm sử dụng và mục đích sử dụng đất ghi trên một trong các giấy tờ sau:

    a) Biên lai nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất;

    b) Biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc sử dụng đất, biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc xây dựng công trình gắn liền với đất;

    c) Quyết định hoặc bản án của Toà án nhân dân đã có hiệu lực thi hành, quyết định thi hành bản án của cơ quan Thi hành án đã được thi hành về tài sản gắn liền với đất;

    d) Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực thi hành; biên bản hoà giải tranh chấp đất đai có chữ ký của các bên và xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi có đất;

    đ) Quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có liên quan đến việc sử dụng đất;

    e) Giấy tờ về đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú dài hạn tại nhà ở gắn với đất ở; Giấy chứng minh nhân dân hoặc Giấy khai sinh có ghi địa chỉ của nhà ở liên quan đến thửa đất;

    g) Giấy tờ về việc giao, phân, cấp nhà hoặc đất của cơ quan, tổ chức được Nhà nước giao quản lý, sử dụng đất;

    4. Nếu trường hợp sử dụng đất của gia đình bạn thuộc trường hợp quy định tại khoản 4, Điều 50 Luật đất đai thì gia đình bạn được cấp GCN QSD đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

  • Xem thêm     

    02/11/2011, 12:49:47 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    1.                      Việc “làm sổ hợp thức hóa nhà đứng tên Bà Ngoại tôi” mà bạn nói chỉ là thủ tục đăng ký biến động quyền sử dụng đất (thay tên người đại diện hộ gia đình) chứ không phải thủ tục sang tên, thừa kế.

    2.                      Để định đoạt được nhà đất đó thì gia đình bạn cần thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định tại Điều 50 Luật công chứng.

    Gia đình bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau: Giấy GCN QSD đất; Giấy chứng tử của ông ngoại bạn; Giấy chứng tử của bố mẹ ông ngoại bạn; Giấy khai sinh của ông ngoại bạn (để chứng minh bố mẹ của ông ngoại bạn đã chết); Giấy xác nhận hôn nhân của bà ngoại bạn; Giấy khai sinh của các con ông ngoại bạn; Chứng minh thư, hộ khẩu của các thừa kế; Giấy chứng tử của người con thứ 4 của ông ngoại bạn; Giấy khai sinh của con người con thứ tư; Giấy đăng ký kết hôn của người con thứ tư; CMND + Hộ khẩu của các thừa kế của người con thứ 4.  

    Thủ tục được thực hiện tại phòng công chứng trên địa bàn tỉnh nơi có đất. Văn bản khai nhận thừa kế được niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã trong thời hạn 30 ngày. Nếu không có tranh chấp gì thì các thừa kế của ông ngoại và bà ngoại bạn có quyền ký hợp  đồng để bán nhà đất đó.

    3.                      Người con thứ 4 chết thì hàng thừa kế thứ nhất (vợ, con của chú ấy và bà ngoại bạn) được thay mặt chú ấy thực hiện quyền thừa kế đối với di sản của ông ngoại bạn (ký giấy tờ).

  • Xem thêm     

    02/11/2011, 12:26:00 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
            1. Vậy thì thời hiệu khởi kiện về thừa kế của ông ngoại bạn đã hết, chỉ còn thời hiệu khởi kiện của bà ngoại bạn. Di sản của bà ngoại bạn là 1/2 tài sản chung với ông bạn.
            2. Các con của bà ngoại bạn (mẹ bạn, dì bạn...) có quyền khởi kiện về thừa kế để yêu cầu chia thừa kế đối với di sản của bà ngoại bạn để lại.
           3. Nếu Tòa án xác định 700m2 đất đó là di sản của ông bà ngoại bạn và việc cậu 8 sang tên cậu là không hợp pháp (không có chữ ký của bà ngoại bạn và các thừa kế của ông ngoại bạn) thì  1/2 di sản (350m2 đất) sẽ là di sản của bà ngoại bạn. Bà ngoại bạn không có di chúc hợp pháp nên di sản của bà ngoại bạn sẽ được chia đều cho các thừa kế (các con). Phần di sản của ông ngoại bạn (350m2 đất) đã hết thời hiệu khởi kiện nên sẽ do cậu 8 tiếp tục quản lý.