Tranh chấp nhà đất

Chủ đề   RSS   
  • #19104 16/07/2009

    n376tcd

    Lớp 7

    Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 9335
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Tranh chấp nhà đất

    Tôi đứng tên giấy tờ nhà đất từ năm 1984 do mẹ tôi chỉ định. Nay anh của tôi muốn tranh giành về căn nhà thờ cúng này và buộc tôi phải đi khỏi nhà. Tôi phải làm sao?
    Cập nhật bởi rongcon83 ngày 09/03/2010 06:35:18 PM
     
    209295 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn n376tcd vì bài viết hữu ích
    ls.luongducphuong (19/06/2014) dinhngoclam (27/03/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

32 Trang «<15161718192021>»
Thảo luận
  • #19878   08/12/2008

    maingoc12
    maingoc12

    Sơ sinh

    Vĩnh Long, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2008
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    CÓ CÔNG TRONG VIỆC XIN LAI NHÀ MÀ KHÔNG ĐƯỢC UỶ QUYỀN - THÌ GIẢI QUYẾT NHƯ THẾ NÀO

    Đầu thư cho tôi xin gởi lời thăm hỏi sức khoẻ đến các anh chị luật sư và anh chị trên mạng thư viện pháp luật đươc dồi dào sức khoẻ
    Sự việc như sau :
    -Nguyên vào năm 1943 bà ngoại ( Nguyễn Thị Liêng )tôi có xây dựng một căn nhà 3 gian mái ngói , vách ván, nền gạch tàu và mẹ tôi sống với bà từ lúc nhỏ.
    - Đến năm 1957 bà ngoại tôi bị tai nạn giao thông và chết đi không để lại di chúc
    -Mẹ tôi vẫn sống ở đó đến năm 1961 do yêu cầu chỉnh trang đô thị của chính quyền lúc bấy giờ , vì nghèo không có tiền cất nhà,nên mẹ tôi để lại căn nhà cho cậu hai tôi llà Nguyễn Văn Long ở (là người con của ông thứ 10, em ruột bà ngoại), mẹ tôi đi thuê căn nhà khác để ở
    -Đến năm 1975 cậu hai tôi đi hoc tập cải tạo, gia đình cậu vẫn ở đó. đến năm 1978 nhà nước tiếp quản căn nhà với lý do : " Ông Nguyễn Văn Long là thượng sĩ nguỵ chiếm hữu nhà bà Liêng bất hợp pháp".
    -đến năm 1985 do thông hiểu chính sách nên dòng họ tôi họp gia tộc lại và đồng ý trao quyền thừa kế cho mẹ tôi.
    mẹ tôi làm đơn gửi các cơ quan có chức năng xem xét, với lý do :
    + đây là tài sản của bà ngoại mà nhà nước tiếp quản là không đúng
    + Gia đình tôi nghèo, đông con phần lớn là bộ đội, công chức nhà nước, không có chỗ ở, hiện đang ở nhà thuê.
    và uỷ quyền cho anh hai tôi đi xin lại.
    - Đến năm 1986 UBND tỉnh ra quyết đinh trả nhà lại cho mẹ tôi ( đứng tên mẹ tôi)
    - kể từ khi nhận lại nhà thì mẹ tôi mới bày ra buôn bán, anh hai xin ban bia còn mẹ tôi bán thức ăn.Trãi qua 16 năm làm ăn với nhau chi dâu tôi có những thái độ không tôn trọng gia đình nhà chống, coi ba mẹ chồng như người làm trong nhà và từ đó mẹ tôi quyết định không cho anh chị hai mua bán nữa, nhưng mẹ tôi vẫn chu cấp cho con anh , chị mỗi tháng 1trđ và tất cả sinh hoạt trong gia đình ( điện nước ....) mẹ tôi đều gánh hết.nhưng từ nam 2004 chi dâu tôi khởi kiện và đòi mẹ tôi phải chia cho chị ấy 80m2 đất ( phân nữa căn nhà ) và đền bù tiền mất thu nhập 295.000.000đ, tiền đo đạc đất 700.000đ, tiền đi lại thưa kiện 20trđ, và tiền án phí tạm ứng trước 3trđ.vời lý do:
    + Chi có công trong thời gian đi xin lại nhà ( mẹ tôi chỉ uỷ quyền cho anh hai thôi)
    + Chị có công sửa chữa lại căn nhà ( thực tế khi trả lại nhà tiền duy tu bảo dưỡng đều do mẹ tôi xuất ra)
    +Nhà nước trả nhà lại cho chị chứ không phải là mẹ tôi nhưng do UBND ghi nhầm tên
    + anh hai tôi cho rằng công xin lại nhà là do chị dâu tôi làm ( mà trước khi thưa kiện thì gia đình tôi chưa nghe chuyện này - mẹ chỉ uỷ quyền cho anh hai thôi )
    Như vậy cho tôi hỏi yêu cầu chi hai tôi thì có được pháp luật công nhận không ?và giải quyết ra sao khi chị ấy kể công như vậy?
     
    Báo quản trị |  
  • #19957   26/09/2008

    phientv
    phientv

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2008
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 145
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Không ký Nhà tộc trả lại đất nền

    Chào các bạn !

    Nhờ các bạn Tư vấn như sau:

    Gia đình ông A có 2 khu đất ( đất vườn và đất nhà)

    1.Vườn:

    - Năm 1991 cha mẹ lập bàng tương phân chia cho 5 người con bằng nhau

    - Năm 1996 Ông B người con lớn đứng ra lập sổ đỏ để quản lý

    - năm 2002 khu đất vườn bị quy hoạch giải tỏa thực hiện Dự án khu dân cư mới , ông B đứng ra thỏa thuận với chủ đầu tư nhận nền tái định cư,

    - Tháng 3/2003 Chủ đầu tư buộc ông phải viết giấy xác nhận v/v thỏa thuận phân chia trong anh em dựa vào đó để lảm căn cứ chủ đầu tư cấp hợp đồng cho từng người đứng tên QS hữu.

    - Tháng 4/2003 chủ đầu tư phát hành hợp đồng thỏa thuận chuyển nhượng QSDĐ cho từng người.

    Đến đây việc phân chia khu đất vườn đã ổn định và không ai tranh chấp thậm chí có người cũng đã bán đi.

    2. Đất nhà ( có khuôn viên và căn nhà tộc )

    - Anh em cũng thỏa thuận phân chia sau khi người cha mất 2001, mỗi người một phần diện tích đất khuôn viên, ông B quản lý Nhà tộc cùng bà mẹ sống tại đây.

    - Tháng 7/2007 mâu thuẩn phát sinh khi ông B nộp đơn xin sửa chữa nhà tộc với ý đồ buộc tôi phải ký để ông chuyển QSH nhà tộc sang tên cho ông . Tôi không ký với lý do bà mẹ còn sống căn nhà tộc cùng đất chung quanh quá lớn phài bàn bạc lại trong anh em .

    - Tháng 8/2008 ông nộp đơn khởi kiện tôi tại Tòa án với nội dung “ Đòi lại nền đất dự án chủ đầu tư đã cấp cho tôi năm 2003 nếu tôi không chịu ký cho ông nhà tộc “

    Xin hỏi :

    - Việc đòi lại nền đất của ông là có cơ sở không?

    - Hướng thụ lý giải quyết của Tòa án ra sao?

    Trân trọng.

     
    Báo quản trị |  
  • #19958   20/09/2008

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    1/- Việc đòi lại đất của Ông B là không có cơ sở, bởi lẻ nếu trình bày của bạn là chính xác thì bản thân ông B cũng đã công nhận việc tương phân chia đều đất vườn năm xưa của cha, mẹ cho các con. Từ bảng tương phân đó, Ông B đã chủ động với vai trò người đại diện của tất cả 5 anh em xin cấp sổ đỏ và làm việc với  chủ đầu tư để nhận nền tái định cư cho từng người.
    2/- Toà sẽ thụ lý rồi yêu cầu Ông B phải chịu chi phí đo vẽ những phần đất tranh chấp cũng như tạm ứng án phí, sau đó đưa ra xét xử và tuyên Bác yêu cầu đòi đất của ông B vì không có cơ sở, đồng thời Ông B vì thất kiện nên phải chịu phần lớn ( 2/3 ) án phí !
           Việc đòi lại nền đất tái định cư khi bạn không chịu ký tên như thế, tôi nghĩ do ông B giận anh em là chính. Khi xưa, ông ấy đã nhiệt tình làm mọi thứ cho em út đứa nào cũng có quyền lợi, tại sao bây giờ bạn không ký tên cho Ông B được đứng tên căn nhà và phẩn đất mà chính bạn đã thừa nhận là sau khi cha chết năm 2001, anh em đã thoả thuận mỗi người 1 miếng "đất nhà", riêng ông B thì kiêm luôn quản lý, sử dụng nhà tộc đó ?
     
    Báo quản trị |  
  • #19959   21/09/2008

    phientv
    phientv

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2008
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 145
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cảm ơn

    Cảm ơn bạn rất nhiều khi giải quyết sự việc” thấu tình đạt lý” và như bạn trình bày nếu như không có cơ sở tại sao Tòa không bác đơn ngay từ đầu với nội dung khởi kiện của ông vì thời hiệu đã hết đối với đất nền tái định cư theo tôi sẽ nhẹ nhàng hơn cho ông không?

    - Bạn có thể giải thích nếu thua kiện ông B sẽ chịu 2/3 án phí vậy còn 1/3 ai chịu?

    - Quyền của ông B là nguyên đơn vậy ông có quyền xin rút hoặc thay đổi nội dung trước khi Tòa có QĐ xết xử và trong trường hợp này nếu xét thấy thất lợi ông sẽ chuyển hướng và làm bằng mọi cách để đạt được” nhà tộc” đúng không bạn?

    - Theo kinh nghiệm của bạn, ông B sẽ kiện tiếp với nội dung gì?

      Trân trọng.

     
    Báo quản trị |  
  • #19960   21/09/2008

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    Trước khi tư vấn tiếp, tôi hỏi bạn thêm vài điều :
    1/- Ông B đã khởi kiện chưa ? Nếu rồi thì đang ở giai đoạn nào của quá trình xét xử của Toà ? Căn cứ vào đâu mà bạn nói rằng yêu cầu khởi kiện của Ông B đã hết thời hiệu ?
    2/- Bạn nói Ông B tìm mọi cách lấy nhà tộc bằng được là tự mâu thuẩn với chính mình. Lần trước bạn nói sau khi cha mất năm 2001 thì tất cả anh em đã thoả thuận chia mỗi người 1 miếng "đất nhà", trong đó Ông B còn được sử dụng nhà tộc vì phải nuôi Mẹ đang còn sống. Như vậy đáng lẻ ông B đã được nhà tộc rồi chứ sao giờ phải bằng mọi cách lấy ? Hay là trước đây thoả thuận vậy, nhưng giờ vì lý do gì đó ( giá nhà, đất lên cao chẳng hạn ) nên duy nhất mình bạn muốn đổi ý ( vì chỉ nghe trình bày mình bạn không ký ), thậm chí bạn còn muốn lôi kéo những anh em khác vào cuộc ( bạn trình bày là phải bàn bạc lại trong anh em ) ? Bạn vui lòng trình bày chi tiết hơn vấn đề này nhé.
     
    Báo quản trị |  
  • #19961   22/09/2008

    phientv
    phientv

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2008
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 145
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào bạn!
    - Căn cứ điều 159 Bộ luậtTTdân sự và NQ 02/2004/HDHĐTPTC hướng dẫn xem xét thời hiệu là 2 năm ( nếu trường hợp pháp luật không có quy định khác) kể từ ngày quyền và lợi ích bị xâm phạm , vậy có nghĩa quyền và lợi ích của ông kể cả tôi tính từ ngày chủ đầu tư cấp hợp đồng Thỏa thuận chuyển nhượng QSDĐ năm 2003 là sòng phẳng đến nay đã 5 năm, việc phát sinh mâu thuẩn sau này về nhà tộc là phần đất khác.
    - Còn biên bản thỏa thuận Nhà tộc vào thời điểm tháng 4/2004 cũng không thành còn bỏ dở với lý do có 2 người không ký, một số người tỏ ý không đồng tình với cách chia (ông tự chia) mà phần lợi luôn về ông ví dụ DTNhà tộc 250m2 trên sổ đỏ cộng thêm đường đi bao quanh nhà lên đến gần tròn số 700m2 trong khi mọi người chỉ được 1/3.
    - Trong vụ việc này không phải chỉ có mình tôi mà có đến 4 /4 không đồng tình và sau đó ông cũng không triệu tập anh em về để thống nhất lại; mà ông cố tình đẩy sự việc tranh chấp đi đến cao trào bởi lợi thế của ông bây giờ là bà mẹ.
    - Hiện tại Tòa đã hòa giải không thành,việc đòi lại nền đất là không có cơ sở, Tòa bảo ông B nếu tranh chấp nhà tộc về đo vẽ tất cả diện tích đất Nhà tộc + đất khuôn viên 10 ngày sau nộp cho Tòa.

     

     - Trân trọng
     
    Báo quản trị |  
  • #19962   22/09/2008

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    1/- Toà này rất có lương tâm nên mới nói thẳng với ông B rằng yêu cầu khởi kiện đòi nền tái định cư của ông ta là không có cơ sở để từ đó ông ta xin rút yêu cầu khởi kiện này nhằm tránh bị án phí .Nếu ông ta không rút, Toà sẽ yêu cầu Ông ta bổ sung chứng cứ chứng minh đất nền tái định cư đó là của ông ta nên ông ta đòi lại, mà trong trường hợp này Ông B bói đâu ra chứng cứ đó ? Vậy Toà sẽ trả lại đơn cho Ông ta theo qui định tại điều 169 Bộ luật tố tụng dân sự !
    2/- Như vậy là "đất nhà" chưa có thoả thuận hợp pháp để chia chác. Theo bạn nói thì nhà, đất này đã có sổ đỏ. Giả sử sổ đỏ đó do Cha, Mẹ của bạn đứng tên thì bây giờ Ông B có quyền khởi kiện tranh chấp về thừa kế bởi cha của bạn đã mất năm 2001 và không để lại di chúc, do đó di sản của ông sẽ được chia đều cho những người thừa kế hàng thứ nhất, ở đây là Mẹ bạn và 5 anh em ruột của bạn. Toà án phải thụ lý để giải quyết tranh chấp này vì còn thời hiệu ( 10 năm sau ngày người để lại di sản mất ). Có thể Toà sẽ chia như sau :
          giả sử diện tích đất là 1200m2 và giá trị căn nhà theo định giá của Toà là 120 triệu đồng.
    a/- Vì đây là tài sản chung của cha, mẹ bạn ( cùng đứng tên sổ đỏ ) nên được chia 2, mẹ của bạn hưởng 1 phần gồm 600m2 đất và nửa căn nhà trị giá 60 triệu đồng, phần còn lại là di sản của cha bạn sẽ được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ 1, ở đây là chia cho 6 người ( 1 vợ + 5 con của người để lại di sản ) , phần của mỗi người là 100m2 đất và 10 triệu giá trị căn nhà.
    b/- Vì Mẹ và Ông B đang sống trong căn nhà, cho nên ưu tiên cho hai người này được tiếp tục sử dụng ngôi nhà đó nhưng phải thanh toán lại cho những người thừa kế khác, mỗi người 10 triệu giá trị căn nhà mà họ được hưởng thừa kế.
           Như vậy sau khi chia thừa kế, phần người mẹ là 700m2 đất và căn nhà, bà phải chi trả 50 triệu cho 5 người con, mỗi người 10 triệu. Phần của mỗi người con là 100m2 đất và 10 triệu đồng.
           Khi đã nhận và làm chủ quyền phần của mình, bà Mẹ còn sống có quyền cho, tặng tài sản đó cho bất kỳ ai, ở đây bạn nói ông B có lợi thế là bà Mẹ, vậy bà này cho hết phần mình cho ông B, pháp luật cũng công nhận và bảo vệ.
           Qua phân tích vừa nêu, nếu quả thật bà mẹ đang sống với ông B và đang có ý chí muốn cho ông này phần nhiều thì bạn và những anh em còn lại nên suy nghĩ cho kỷ, theo tôi việc ông B đòi chia như thế bạn cho là quá cao cho ông ta nhưng nếu để Toà chia, sau đó bà Mẹ cho lại ông B toàn bộ phần của bà thì chắc chắn phần của ông B còn lớn hơn bây giờ, có lẻ ông B đã tính ra được điều này nên mới đưa ra đề nghị như thế với anh em, nói cách khác, đề nghị chia "đất nhà" của ông B là có cơ sở thực tế đấy.
            Đôi điều trao đổi, mong rằng gia đình bạn không phải ra Toà mà thoả thuận được trong nội bộ để giữ được tình thâm ruột thịt.
     
    Báo quản trị |  
  • #19963   23/09/2008

    phientv
    phientv

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2008
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 145
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    - Chào bạn !
    Một lần nửa chân thành cảm ơn bạn đã có những lời tư vấn quý báu, qua đây tôi cũng  nhờ bạn giải thích thêm:
    - Với diên tích phần "đất nhà" đã chia theo biên bản thỏa thuận dở dang của anh em tháng 4/2004 mỗi người một miếng, sau đó Bà mẹ ký giấy tái xác nhận cho đất các con và hiện nay một số đã có giấy chứng nhận QSDĐ, một số đã xây dựng xong nhà..Vậy khi tòa chia lại theo thừa kế sẽ định đoạt thế nào với phần tài sản đã xây trên đất.VD: trước đây tôi được 200m2, xây dựng hết, giờ chia lại còn 100m2, phần thiệt hại đó tính vào đâu?
    Trân trọng.

     
    Báo quản trị |  
  • #19964   23/09/2008

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    Tôi hỏi tiếp bạn vài điều, yêu cầu bạn phải trả lời cho thật chính xác : tuy thoả thuận tháng 4/2004 còn dở dang ( kẻ ký người không ), nhưng sau đó, bà Mẹ ký giấy tái xác nhận cho đất các con theo đúng diện tích của từng đứa ghi trong thoả thuận này phải không ? Và từ cơ sở đó, người thì làm giấy chủ quyền, người thì xây cất hết đất của mình, bạn có tất cả 5 anh em, vậy bao nhiêu người làm giấy chủ quyền rồi, bao nhiêu người xây cất nhà hết đất của mình ?
            Tổng diện tích "đất nhà" của gia đình bạn là bao nhiêu ? Có giấy chủ quyền chưa ? Ai đứng tên chủ quyền ?
     
    Báo quản trị |  
  • #19965   23/09/2008

    phientv
    phientv

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2008
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 145
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào bạn!
    - Diện tích khuôn viên khoảng 1.957m2
    - Hiện có chủ quyền 3 người (phía tôi 2 người)
    - Đã xây dựng hết diện tích theo giấy cho đất của bà mẹ là 2 người (tôi và 1 người em)
    - Bà mẹ ký giấy cho đất hầu hết là không chính xác với bb thỏa thuận 2004 vì sau đó anh em có đo lại một lần nữa vào năm 2005 để bà ký tái xác nhận để làm HTH( theo tôi được biết thì ông B chỉ còn khoản 600m2 (trước kia gần 700m2)

    - Sau khi người cha mất 2001 hiện nay chủ quyền nhà do bà mẹ đứng tên ( HTH 2004)

     
    Báo quản trị |  
  • #19966   23/09/2008

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    Bạn chỉ mới nói chủ quyền Nhà do Mẹ đứng tên, còn 1.957m2 đất thì sao ? Trước khi người Mẹ ký cho các con, đất này đã có GCNQSDĐ chưa, do ai đứng tên ?
     
    Báo quản trị |  
  • #19967   23/09/2008

    phientv
    phientv

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2008
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 145
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào bạn !
    Đất đã có chủ quyền chung với nhả 2004 do bà mẹ đứng tên ( loại hình đất vườn ao nên khi khi anh em cất nhà phải chuyển mục đích sang đất thổ.)
     
    Báo quản trị |  
  • #19968   23/09/2008

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    Vậy thì thế này : Ba bạn mất năm 2001, năm 2004 tất cả các bạn đều đồng ý để Mẹ bạn đứng tên chủ quyền toàn bộ nhà và đất, nghĩa là các bạn không hề đòi hỏi phần thừa kế của mình từ di sản của người cha, nói cách khác, các bạn đã đồng ý để Mẹ mình hưởng hết di sản của cha để lại.
            Kể từ khi được cấp giấy chủ quyền cho riêng mình thì nhà và 1.957m2 đất kia là tài sản riêng của Người Mẹ, bà có quyền tặng, QSD nhà, đất này cho bất kỳ ai theo qui định tại điều 106 Luật đất đai 2003, miễn diện tích tặng, cho không vượt quá diện tích mà bà được công nhận là người có QSD.
            Nói nôm na là Mẹ bạn muốn cho ai bao nhiêu là quyền của bà ta, được pháp luật công nhận và bảo hộ. Vậy nếu bà đồng ý cho ông B căn nhà và 700m2 đất thì Ông B cứ việc cùng bà đến các cơ quan chức năng làm Hợp đồng tặng, cho QSDĐ rồi sang tên chủ quyền từ người cho sang người nhận là xong, các con còn lại không có quyền khiếu nại gì cả. Và, Ông B cũng không phải kiện cáo, nhà đất đã được nhà nước công nhận là của người Mẹ và mẹ đã đồng ý ký tên cho ông là đủ điều kiện sang tên chủ quyền rồi, sao ông này còn yêu cầu em mình ký tên làm gì cho rách việc ra ! !??
     
    Báo quản trị |  
  • #19969   24/09/2008

    phientv
    phientv

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2008
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 145
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào bạn!
    Chúc một ngày tốt lành
    Xin lỗi bạn tôi đã bị nhầm là sau khi cha mất 2001 đến 2004 gia đình mới HTH toàn bộ căn nhà tộc và phần đất chung quanh nhưng QSH vẫn chung Cha+mẹ.
    Trân trọng.
     
    Báo quản trị |  
  • #19970   24/09/2008

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    1/- Nghĩa là trên giấy chủ quyền nhà, đất ghi cả tên cha lẩn mẹ nhưng ghi chú là cha đã chết phải không ? Nếu đúng như thế thì việc bà mẹ tự ý ký giấy cho người khác đất đai như vậy là sai luật, bởi trên giấy Chủ quyền, Nhà nước đã ghi nhận trong đó gồm cả di sản của người chồng đã chết, nói cách khác nhà, đất này chưa phải là tài sản riêng của người Mẹ.
    Việc cho đất đã sai luật, đương nhiên việc cấp GCNQSDĐ cho người được cho đất cũng sai theo, do đó không riêng gì Ông B mà tất cả những ai là người thừa kế của người cha đều có quyền khởi kiện đòi chia thừa kế di sản của ông ta và việc chia này có thể Toà sẽ giải quyết theo như nội dung tôi tư vấn cho bạn ngày 22/9 vừa qua.
    2/- Vấn đề còn lại bạn muốn hỏi là trường hợp mình đã lở xây nhà hết diện tích 200m2, ,giờ toà xử mình chỉ có 100m2 thì làm thế nào phải không ? Thông thường thì Toà sẽ định giá nhà, đất rồi giao cho bạn tiếp tục được QSD nhà, đất đó nhưng phải chi trả phần giá trị đất dôi dư cho người nào được Toà tuyên có QSD đất đó, nhưng cũng có khi Toà tuyên bạn phải tháo dở nhà để trả đất lại cho người thừa kế khác và người này có thể bồi thường hoặc không bồi thường giá trị phần tháo dở căn nhà của bạn ! Ấy án dân sự "độc chiêu" ở chổ xử sao cũng được là như vậy đó : tuỳ vào hai bên, ai "mạnh" thì có thể Toà xử cho có lợi hơn !
             - Riêng các GCNQSDĐ đã cấp sai, Toà chỉ việc tuyên huỷ hay kiến nghị Cơ quan cấp gíây thu hồi để cấp lại đúng theo Phán quyết của toà có hiệu lực thi hành là xong !
             Tới đây thì chắc bạn đã hiểu để sự việc ra Toà thì ai hơn ai thiệt đã rõ phải không ? Vậy bạn và các anh em khác nên ký giấy tờ cho ông B làm giấy chủ quyền phần của ông ấy cho xong, vừa giữ được tình cảm anh em ruột thịt, vừa có lợi cho mình.
     
    Báo quản trị |  
  • #19971   25/09/2008

    phientv
    phientv

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2008
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 145
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào bạn!
    Ở mục 1 bạn  giải thích giấy tái xác nhận cho đất của bà mẹ là sai luật vậy chẳng lẻ các cơ quan quản lý đất đai không nhận thấy điều này khi người dân nộp hồ sơ xin cấp chủ quyền?
    Riêng các giấy CNQSDĐ đã cấp theo bạn là sai, Tòa chỉ việc tuyên hủy, thu hồi,hoặc cấp lại là xong... Vậy thì đồng nghĩa với thiệt hại mà chỉ có người dân gánh chịu còn những cơ quan HC khi căn cứ cấp giấy thì không có trách nhiệm đúng không?
     
    Báo quản trị |  
  • #19972   25/09/2008

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    1/- Với tư cách người trao đổi, tôi nhắc lại việc cho cả đất là di sản của chồng của Bà mẹ là sai pháp luật, còn việc cán bộ nhận hồ sơ xin cấp GCNQSDĐ có nhận ra điều này hay không hoặc vì sao họ không nhận ra thì tôi không dám lạm bàn. Bạn thử hỏi 2 người phía bạn đã được cấp chủ quyền xem sao, nếu họ hoàn toàn không "lo lót" thì Cán bộ kia trình độ kém nên không nhận ra, còn như họ có "lo lót" thì Cán bộ nhận hồ sơ biết là sai nhưng 'há miệng mắc quai" nên im lặng cho qua !
    2/- Luật pháp cũng có qui định về bồi thường dân sự đấy nhưng chưa có hướng dẫn chi tiết để thực hiện, ,vì vậy yêu cầu đòi bồi thường dân sự là quyền của đương sự nhưng nếu người hay cơ quan có nghĩa vụ phải bồi thường mà không tự nguyện bồi thường dẫn tới kiện thưa thì TOÀ KHÔNG THỤ LÝ GIẢI QUYẾT ! Bạn tự hiểu nhé.
     
    Báo quản trị |  
  • #20000   01/10/2008

    phanvan_tuy
    phanvan_tuy

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/09/2008
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    phân nhà có trả tiền

    Tôi là cán bộ giảng daỵ tại một trường dân lập, năm 2002 nhà trường có phân cho tôi một căn hộ để ở và yêu cầu tôi nộp 50 triệu để phục vụ việc xây dựng lấp mặt bằng. Trong giấy thu tiền có ghi lý do nộp tiền là: Thuê đất dài hạn.Đến nay nhà trường có ý định thu hồi căn nhà của tôi. Việc làm trên của nhà trường có đúng không? Nếu đúng thì tôi được hưởng những khoản trợ cấp gì?
    Xin chân thành cảm ơn!
     
    Báo quản trị |  
  • #20001   30/09/2008

    nganhhong
    nganhhong
    Top 500
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2008
    Tổng số bài viết (216)
    Số điểm: 12341
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Lấy lại nhà đã bố trí cho cán bộ nhân viên?

    Ngoài biên lai thu tiền thì giữa bạn và Ban giám đốc nhà trường có giấy tờ gì khác về việc bố trí chỗ ở cho bạn không? chẳng hạn như hợp đồng thuê hay quyết định bố trí nơi ở… và nếu có thì trong đó ghi nhận những nội dung gì về điều kiện được bố trí, chi phí, thời hạn thuê… và tình hình về căn hộ của các giáo viên lân cận đó như thế nào? Và lý do vì sao nhà trường lấy lại căn hộ bạn đang ở? Nếu chỉ có mỗi cụm từ “thuê đất dài hạn” trên biên lai thu tiền như bạn nêu thì rất khó để trao đổi với bạn một cách cụ thể được.
     
    Báo quản trị |  
  • #20002   01/10/2008

    vclong2008
    vclong2008
    Top 500
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (124)
    Số điểm: 3327
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Đất đai

    Việc của bạn nghe qua là khá phức tạp. Tôi nhất trí với nganhhong, bạn phải cung cấp thêm thông tin mới có thể nói gọn lại được. Bạn đưa tình huống với ít thông tin chúng tôi sẽ phải đặt ra nhiều giả thiết quá.
    Sơ qua tôi chỉ bitế khuyên bạn nên phản ứng ngay bằng cách gửi ngay đơn khiếu nại cái quyết định đòi nhà đó.
    Nếu Nhà trường chỉ giao cho bạn giấy đó và lại vào năm 2002 thì quả thật vụ việc phức tạp.
    Nhà trường không phải là cơ quan qlý đất đai để giao cho bạn thuê đất "dài hạn" được. Đây có thể khẳng định là việc giao đất trái thẩm quyền. Tuy nhiên, hiện nay Nhà nước có qui định tại Nghị định 84 nên trường hợp của bạn có thể đối chiếu xem qui hoạch đất thế nào, nếu phù hợp là qui hhoạch đất ở thì bạn vẫn được tiếp tục sử dụng nhưng phải đóng tiền đất. Nếu ko phù hợp qui hoạch thì khi nhà nước cần sẽ thu hồi mà ko phải bồi thường về đất cho bạn chứ Nhà trường không có quyền thu hồi.
    Bạn hãy bình tĩnh, cứ khiuế nại quyết định thu hồi của Nhà trường đã rồi tìm hiểu nguyên nhân tại sao họ phải thu hồi. Có phải chăng Thành phố yêu cầu Nhà trường chuyển giao trả lại đất cho Nhà nước qlý để qui hoạch vào việc gì đó không?
     
    Báo quản trị |