Trách nhiệm hình sự và Tội phạm

Chủ đề   RSS   
  • #28028 23/07/2009

    daosykieu

    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/05/2008
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 3355
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Trách nhiệm hình sự và Tội phạm

    Phân biệt tội cố ý gây thương tích và tội vô ý giết người.
    Tội giết người chưa đạt và tội cố ý gây thương tích
    Cập nhật bởi LawSoft02 ngày 20/03/2010 11:56:00 AM Cập nhật bởi LawSoft02 ngày 17/03/2010 11:53:53 AM
     
    95814 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

12 Trang «<3456789>»
Thảo luận
  • #16313   01/01/2009

    mizuno
    mizuno
    Top 500
    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/09/2008
    Tổng số bài viết (135)
    Số điểm: 345
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    hình như bạn cerano hơi nhầm một chút

    - Mizuno được học là "phòng vệ tưởng tượng là gây thiệt hại cho người khác do lầm tưởng người này đang có hành vi xâm phạm nguy hiểm cho xã hội" t thấy "chống trả" là ko chính xác bởi "chống trả" là có sự tác động từ 2 phía mới dùng từ này.
    - Người phòng vệ tưởng tượng cũng được coi là phòng vệ chính đáng.
    - Theo Bình luận khoa học phần chung tác giả ĐInh Văn QUế đã nêu ra ví dụ này và tác giả cho rằng là có cơ sở phòng vệ tưởng tượng và ko phải chịu trách nhiệm hình sự.
    - Quan điểm cá nhân mình thì vẫn như trên đã nêu, có cơ sở cho rằng đây là hành vi phòng vệ tưởng tượng, tuy nhiên việc xác định thương tích là điều rất quan trọng, nếu thương tích nhẹ, thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, còn nếu thương tích nặng đến mức có thể xác định hành vi phòng vệ này là "vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng" thì vẫn chịu trách nhiệm hình sự.
    - Gửi bạn phuonghlu : mình cũng học luật HN nên có điều nhắn bạn là tự tin với quan điểm của mình, và nếu là thi thì nên chú ý xem quan điểm thầy cô hỏi thi vấn đáp, và nên theo quan điểm của thầy cô hỏi thi, bởi lẽ trường mình có thầy cô thích SV tranh luận, nhưng có thầy cô lại chỉ thick quan điểm của mình, nên hồi mình thi môn này, nghe kể có đứa cùng khóa thi luật hình sự học phần "các tội phạm" vì trái quan điểm định tội của thầy mà bị trượt. hehe. còn thi phần chung, bạn yên tâm, dễ lắm, toàn 8,9 ấy mà, các thầy cô hay hỏi các khái niệm cơ bản thôi, phân biệt...môn luật hình sự dễ 9' lắm, ráng chút là dc.
     
    Báo quản trị |  
  • #16111   06/12/2008

    aaa999
    aaa999

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/11/2008
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xác định trách nhiệm hình sự của những cá nhân ở trường hợp này như thế nào?

    Sơn (sinh năm 1981), Hải (sinh năm 1980) , Tiến (sinh năm 1978) và Nam (sinh năm 1985), đêm 17/6/1999 rủ nhau đến nhà anh Quang, người cùng xóm, để trộm cắp tài sản. Trong lúc chờ thời cơ để đột nhập vào nhà anh Quang, Tiến do sợ bị phát hiện và bị xử phạt ( Tiến đã có một tiền án 1 năm tù giam), nên đã bỏ về. Ba người còn lại lẻn vào nhà anh Quang lấy đi một vô tuyến, 1 xe máy Dream. Sau đó, Nam dùng xe máy chở Sơn và Hải đem tài sản trộm cắp được đi dấu. Dọc đường Nam gây tai nạn làm một người đi bộ bị thương tích 19% và bị bắt giữ.
    Xác định trách nhiệm hình sự của những cá nhân ở trường hợp này như thế nào?
    Đủ 14 tuổi theo pháp luật được tính như thế nào? Tính bằng ngày tháng năm sinh của người đó hay chỉ tính bằng năm sinh không thôi và bắt đầu từ ngày 01 tháng 01?
     
    Báo quản trị |  
  • #16112   26/11/2008

    dinhhainhat
    dinhhainhat
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/08/2008
    Tổng số bài viết (276)
    Số điểm: 2273
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 18 lần


    Trách nhiệm hình sự

    1. Tiến không phạm tội vì đã nửa chừng chấm dứt thực hiện tội phạm.
    2. Sơn, Hải, Nam Phạm tội trộm cắp
    3. Nam phạm tội gây tại nạn giao thông hậu quả nghiêm trọng.
    4. Tuổi xác định trách nhiệm hình sự:
    Đủ theo giấy khai sinh. VD sinh ngày 1/1/2000 thì đủ 14 tuổi là ngày : 31/12/2014 ( đến hết 24 h ngày 31/12/2014).
    Nếu không xác định được ngày sinh thì áp dụng ngày cuối cùng của tháng. VD sinh tháng 1 thì ngày sinh được tính là ngày 30/1
    Không xác định được tháng Thì áp dụng tháng cuối của năm là tháng 12
    Không xác định được năm thì .... phải giám định nhưng rất ít khi.
     
    Báo quản trị |  
  • #16113   26/11/2008

    aaa999
    aaa999

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/11/2008
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cám ơn bạn dinhhainhat nhiều. Vậy theo trường hợp này thì Nam có đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự chưa? Vì tình huống này chỉ nói là vào ngày 17/06/1999. Nếu vậy thì tính về năm thì Nam đủ 14 tuổi (1999 - 1985 = 14).
    Nếu đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì Nam bị phạm hai tội trộm cắp tài sản và tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (Điều 202 BLHS). Ở đây thương tích 19% có gọi là gây thiệt hại nghiêm trọng hay không?
    Và nếu như vậy, Sơn và Hải cũng phải chịu trách nhiệm hình sự thêm về tội giao tay lái cho người không có bằng lái không? (Điều 202 BLHS) Vì 14 tuổi thì làm gì có bằng lái??? Nhưng Sơn và Hải vẫn để Nam điều khiển xe Dream để gây tai nạn?
    Nếu xét về trường hợp trên thì áp dụng hai tội riêng hay cộng hai tội lại. Nam chưa đến tuổi vị thành niên thì xử lý như thế nào?
    Có thể xem xét Sơn và Hải vì tội đồng phạm trộm cắp nhưng hành vi vượt quá của Nam là gây tai nạn giao thông ngoài ý định chung của Sơn và Hải không?
    Rủ nhau hay bàn bạc có gọi là phạm tội có tổ chức hay không?
     
    Báo quản trị |  
  • #16114   27/11/2008

    firehorse
    firehorse

    Sơ sinh

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:11/10/2008
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 129
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    -Tình huống nói Nam sinh năm 1985 nhưng không nói rõ ngày và tháng; do đó vẫn có thể xác định Nam chưa đủ tuổi nếu chỉ xác định được Nam sinh vào tháng 6/1985 (lúc đó sẽ tính Nam sinh theo ngày 30/6/1985) hoặc Nam sinh vào năm 1985 (lúc đó sẽ tính Nam sinh theo ngày 31/12/1985).
    -Tỷ lệ thương tích như thế nào là nghiêm trọng thì bạn có thể tham khảo Thông tư liên tịch 02 của TANDTC-VKSNDTC-BCA
    -Sơn và Hải có là chủ phương tiện đâu mà thêm hành vi giao tay lái cho người không có bằng lái hả bạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #16115   28/11/2008

    mizuno
    mizuno
    Top 500
    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/09/2008
    Tổng số bài viết (135)
    Số điểm: 345
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    úi....

    Sao các bạn không để ý là hành vi phạm tội là ngày 17/6/1999 trong khi BLHS99 có hiệu lực ngày 1/7/2000 mà áp dụng Luật HS99 để giải quyêt vậy?
     
    Báo quản trị |  
  • #16116   04/12/2008

    aaa999
    aaa999

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/11/2008
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cám ơn bạn mizuno

    Nếu vậy theo bạn trường hợp này như thế nào? Mong bạn nói rõ hơn để tôi có thể tham khảo ý kiến.
     
    Báo quản trị |  
  • #16117   04/12/2008

    victim12
    victim12

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/08/2008
    Tổng số bài viết (46)
    Số điểm: 225
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần



    Không thấy ai nói về tội của tiến vậy.Như vậy tiến không phạm tội trộm cắp thôi. Còn tội không tố giác tội phạm (điều 22)thì làm sao ?
     
    Báo quản trị |  
  • #28527   10/11/2009

    dangxuankhanh
    dangxuankhanh

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    về hình phạt bổ sung với trường hợp chuẩn bị phạm tôi, phạm tôi chưa đạt

    Em muốn hỏi mọi người 1 câu hỏi nhỏ mà lúc làm bài tập em mới để ý:
    Người phạm tội thuộc giai đoạn chuẩn bị, phạm tội chưa đạt có phải chịu hình phạt bổ sung ko(nếu điều luật về tội định phạm có quy định hình fạt bổ sung)?
    Em nghĩ là không nhưng cũng ko bít giải thick ntn.
    Mong mọi người giúp đỡ.
     
    Báo quản trị |  
  • #28528   01/12/2008

    chichchoe
    chichchoe
    Top 500
    Mầm

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:02/07/2008
    Tổng số bài viết (151)
    Số điểm: 565
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 8 lần


    Về hình phạt bổ sung với trường hợp chuẩn bị phạm tôi, phạm tôi chưa đạt ?

    Mình thì chưa thấy văn bản nào quy định điều bạn nghĩ cả, nên người phạm tội ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội, hoặc phạm tội chưa đạt vẫn có thể phải chịu hình phạt bổ sung.
        "Điều 52 BLHS: Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt
        1. Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt đựơc quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng.
        2. Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng là không quá hai mươi năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.
        3. Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì chỉ có thể áp dụng các hình phạt này trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư  mức phạt tù mà điều luật quy định."
     
    Báo quản trị |  
  • #28529   10/11/2009

    Galaxylawfirm
    Galaxylawfirm

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    câu hỏi thảo luận môn dân sự

    cho tình huống sau:ông a lấy bà b sinh được 3 người con là c, d, e.năm 2008 ông bà chết trong một vụ tai nạn giao thông. trước khi mất ông bà có để lại di chúc cho anh c ngôi nhà đang ở với điều kiện chỉ được ở không được bán.hỏi di chúc đó có hiệu lực pháp luật không?vì sao?
     
    Báo quản trị |  
  • #16019   22/12/2008

    ke_gia_trang_new
    ke_gia_trang_new

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:15/11/2008
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    MUA BÁN CHẤT MA TÚY. MỌI NGƯỜI UI GIÚP VỚI!!

    A và B bàn nhau góp vốn đẻ mua bán trái phép chất ma túy. A sẽ đứng cảnh giới để B vào mua ma túy. Sau khi mua được ma túy, B sẽ đi bán lẻ để hưởng chênh lệch. Quá trình bán lẻ, A làm nhiệm vụ cảnh giới. Trên thực tế bonjchungs đã mua được 20m gam hêrôin và đã tiêu thụ được 1/3 số hêrôin sau đó bị bắt.
    câu hỏi:
    1. Căn cứ vào khoản 3 điều 8 BLHS hãy phân loại tội phạm đối với tôi mua bán trái phép chất ma túy.
    2. Dựa vào cách phân loại cấu thành tội phạm theo mức độ nguy hiểm cho xã hội cẩu hành vi được cấu thành tội phạm phản ánh, hãy xác định loại cấu thành tội phạm của tội mua bán trái phép chất ma túy.
    3. Giả sử khi mua và bán trái phép chất ma túy, B đều chủ động uống nhiều rươu để lấy can đảm khi thực hiện tội phạm. B có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không? Giải thích?
    4. Xác định lỗi đối với hành vi phạm tôi của A và B? Giải thích?
    5. A và B có phải đồng phạm không? Giải thích?
    6. Giả sử rằng A có tình tiết giảm nhẹ "người phạm tội là phụ nứ có thai" Điều 46 khoản 1 điểm 1, còn B không có tình tiết này, Tòa án có thể quyết định hình phạt với A và B như nhau không? Tại sao
     
    Báo quản trị |  
  • #16020   22/12/2008

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Chủ đề được nêu ra từ 15/11 mà không bạn SV nào thảo luận nhỉ?

     
    Báo quản trị |  
  • #16021   22/12/2008

    mizuno
    mizuno
    Top 500
    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/09/2008
    Tổng số bài viết (135)
    Số điểm: 345
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Chủ đề đã hơn 1 tháng nay, có lẽ là bài tập đã qua ngày nộp nên ko còn ai tham gia thảo luận nữa, nội dung cũng khá rõ ràng, chỉ cần áp dụng BLHS là có thể giải quyết tốt các câu hỏi...
     
    Báo quản trị |  
  • #16022   22/12/2008

    cerano
    cerano
    Top 200
    Mầm

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2008
    Tổng số bài viết (400)
    Số điểm: 500
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 42 lần


    vì trình độ có hạn nên có thể cerano góp ý chưa chinh xac nên sau đây có tính chất tham khảo thôi bạn nhé (mình cũng la sv mà )
    1/dựa vào khoản 3 điều 8 BLHS thì đây là tội nghiêm trọng (xem thêm khoàn 1 điều 194 BLHS)
    2/ Thuộc cấu thành tôi phạm tăng nặng (có tổ chức theo điểm a khoàn 2 điều 194 BLHS)
    3/ Không. Không thuộc các tình tiết giảm nhẹ theo điều 46 BLHS
    4/Lỗi cố ý gián tiếp. khi mua bán trái phép chất ma túy thì tất yếu cả hai đều biết hậu quả của việc mình làm nhưng vẫn tiếp tục làm, để mặc hậu quả xãy ra.
    5/Phải.Theo khỏan 1 điều 20 BLHS.Có hai dấu hiệu chứng tỏ:
    a) Mặt khách quan:Có hai người trở lên và đều có đủ năng lực trách nhiệm hình sự (mà hình như cái này không thấy rõ trong nội dung trên); cùng có lỗi cố ý
    b) Mặt chủ quan: Biết rõ hành vi của mình gây nguy hiểm cho xã hội mà vẫn làm đồng thời cả hai đều thấy trước hậu quả của hành vi mình cũng như hậu quả chung của tội mau bán chất ma túy;Mỗi người đều mong muốn có hoạt động chung bằng chứng là bàn bạc, góp vốn chung...
    6/Cái này mình chưa rõ
    rên là một vài ý kiến của mình. Mong được góp ý kiến
     
    Báo quản trị |  
  • #15681   22/10/2008

    nhinemmaget
    nhinemmaget

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2008
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    có ai cho tôi một vụ án cụ thể sưu tầm được để xác định lỗi người phạm tội không?

    Phân biệt lỗi cố ý trực tiếp với cố ý gián tiếp thì đơn giản rồi nhưng tìm được vụ án cụ thể khó quá.Ai giúp dùm
     
    Báo quản trị |  
  • #15682   15/10/2008

    Dan_khong_chuyen
    Dan_khong_chuyen

    Sơ sinh

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:04/08/2008
    Tổng số bài viết (44)
    Số điểm: 200
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Tìm ví dụ để phân biệt lỗi trong vụ án HS

    Nếu đã phân biệt được thì bạn tự thí dụ ắt được chứ bạn! Cứ nghĩ chi đến vụ án cho to tát, chỉ nên nghĩ hành vi của thằng A, thằng B thế nào là được rồi.
     
    Báo quản trị |  
  • #15683   17/10/2008

    neo1110
    neo1110

    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/09/2008
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 2685
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    vụ án cụ thể nè

    Theo CAND.com.vn:

            Khoảng 15h30' ngày 17/3/2008, Văn Công Hiếu cùng hai người bạn đến nhà của chị Lượm (ngụ cùng địa phương) chơi và uống rượu với Lê Văn Vàng, em ruột chị Lượm.

            Sau khi uống rượu xong, đến khoảng 18h, Hiếu lên võng treo trước thềm nhà chị Lượm nằm thì nhìn thấy cháu L.T.T.T. (5 tuổi), con ruột chị Lượm đang quanh quẩn trước nhà nên nảy sinh ý định giao cấu.

            Lợi dụng lúc không ai để ý, Hiếu liền bế cháu T. đi ra phía chòi giữa vườn của anh Hồ Văn Ân cùng ấp để giao cấu. Tuy nhiên, sợ nơi đây gần nhà chị Lượm dễ bị phát hiện nên Hiếu tiếp tục ẵm cháu T. đến khu vườn của anh Nguyễn Bạch Vũ.

           Tại đây, Hiếu đè cháu T. và thực hiện hành vi giao cấu, cháu T. khóc. Sợ bị phát hiện, Hiếu liền dùng hai tay bóp mũi, miệng và cổ cháu T. cho đến khi thấy T. không còn phản ứng mới buông ra. 

           Một lúc sau, cháu T. tỉnh lại kêu cứu và được người nhà phát hiện đưa đi cấp cứu và điều trị

     

           a. Theo định nghĩa: “Đối tượng tác động của tội phạm là bộ phận của khách thể tội phạm, bị hành vi phạm tội tác động đến để gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.”

            Từ định nghĩa ta thấy các bộ phận của khách thể có thể bị tác động là:

    1.    Chủ thể của các quan hệ xã hội

    2.    Nội dung của các quan hệ xã hội: là hoạt động của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ xã hội

    3.    Đối tượng của các quan hệ xã hội: là các sự vật khác nhau của thế giới bên ngoài cũng như các lợi ích mà qua đó các quan hệ xã hội phát sinh và tồn tại.

     

            Như vậy từ định nghĩa trên,và nhìn vụ án ta đã thấy đối tượng tác động ở đây là cháu L.T.T.T [(5 tuổi) - chủ thể của các quan hệ xã hội]. Ở đây cháu L.T.T.T đã bị đối tượng Văn Công Hiếu “dùng vũ lực” nhằm thực hiện mưu đồ của mình là “hiếp dâm”, đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Hành vi này của Hiếu đã vi phạm pháp luật theo khoản 4 điều 112/BLHS: tội hiếp dâm trẻ em “ Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạm tôij hiếp dâm trẻ em và người phạm tội bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung than, tử hình”. Nhưng hành vi ở đây không chỉ là hiếp dam mà Hiếu đã phạm cả tội giết người khi thực hiện hành vi: “ 2 tay bóp mũi, miệng, cổ cháu T cho đến khi thấy T không có phản ứng gì mới buông ra”. Hành vi này của Hiếu lại phạm thêm 1 tội nữa đó chính là tội giết người theo điều 93/BLHS. Trong vụ án này ta không thể xác định rõ rang được công cụ phương tiện thực hiện hành vi phạm tội này của Hiếu vì nếu xét riêng tội hiếp dân thì Hiếu dùng cả than thể của mình để thực hiện hành vi hiếp dâm cháu T, còn nếu xét hành vi có ý định giết người của Hiếu khi Hiếu bóp cổ … cháu T thì công cụ chính là tay của Hiếu, nếu mà xác định “tay của Hiếu” làm công cụ phương tiện pham tội thì ta không thể tịch thu hay tiêu huỷ được. Vì vậy đây là vụ án chỉ có thể xác định được đối tượng tác động của tội phạm.

           b. Tính nguy hiểm của hành vi do rất nhiều dấu hiệu chi phối, trong đó có cả đối tượng tác động (thuộc yếu tố khách thể) và công cụ, phương tiện (thuộc mặt khách quan), lý do là:

    - Tầm quan trọng của Khách thể phản ánh tính nguy hiểm về mặt chất. Quan hệ xã hội là khách thể càng quan trọng thì tính nguy hiểm càng cao. Là một bộ phận của khách thể nên đối tượng tác động góp phần làm nên tầm quan trọng đó. Sự biến đối của đối tượng tác động (là so với trạng thái bình thường) sau khi bị hành vi tác động nên khiến cho quan hệ xã hội bị xâm hại và cũng biến dạng đi.

    - Tuỳ thuộc vào sự biến đổi của đối tượng mà sự biến đổi đó có thể là nhân tố quyết định tính nguy hiểm của tội phạm, căn cứ để qua đó xác định hành vi tác động đến đối tượng có phải là tội phạm hay không?

    - Công cụ, phương tiện phạm tội có thể đóng vai trò là dấu hiệu bắt buộc cấu thành tội phạm. VD như Tội đưa (hoặc nhận) hối lộ thì phương tiện phạm tội bắt buộc là tiền, lợi ích vật chất. Nếu đưa hối lộ bằng một giá trị tinh thần thì không cấu thành nên tội phạm. Còn lại thì nó chỉ đóng vai trò là dấu hiệu phản ánh mức độ nguy hiểm khác nhau để qua đó xác định chế tài hình sự cho phù hợp.

        Vậy theo tình tiết của vụ án thì “đối tượng tác động của tội phạm” có phản ánh tính nguy hiểm cho xã hội. Vậy nguy hiểm ở đâu, theo quan điểm cá nhân của tôi thì tính nguy hiểm thể hiên rõ nhất chính là nạn nhân, cháu T (5 tuổi). Đúng vậy, 5 tuổi, cái tuổi trẻ thơ không biết gì về cuộc sống, cơ thể vẫn chưa phát triển đầy đủ tâm, sinh lý. Vây thì sao 1 người như Hiếu (1 người đàn ông, 23 tuổi) lại có hành vi này với T, hành vi của Hiếu đã làm ảnh hưởng tới sức khoẻ, nhân phẩm của chái T, nếu pháp luật không bắt Hiếu thì liệu còn có bao nhiêu đứa trẻ phải chịu như T. Ở đây hành vi dùng vũ lực “ dung 2 tay bóp cổ, mặt, mũi của T làm cháu T không thể thở được” lại càng làm nhiều người căm phẫn. Vì vậy hành vị của Hiếu không bao giờ có thể tha thứ và giảm nhẹ tội được, vậy hình phạt thích đáng của toà đã lam mọi người ủng hộ và đúng pháp luật theo BLHS đó là “tù chung thân” .

            Ảnh hưởng của đối tượng tác động của tội phạm đến trách nhiệm hình sự của người phạm tội.

            Đầu tiên chúng ta cần hiểu trách nhiệm hình sự là gì, “Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm của người phạm tội phải chịu những hậu quả pháp lý bất lợi về hành vi của mình”

            Chúng ta hãy cùng xem xét kĩ các tình tiết về vụ án này. Trước hết ta xét đến yếu tố nhân thân, nạn nhân ở đây là cháu T, con chị Lượm, mà chị Lượm và Lê Văn Vàng là hai chị em ruột. Hiếu chơi thân với Vàng. Nếu xét trên mặt tình cảm thì Hiếu không thể có bất kì hành vi nào có lỗi đối với cháu T (ý ở đây là quan hệ hàng xóm láng giếng ).

             Trên chỉ là yếu tố tình cảm hàng xóm (mặt tình), giờ ta cùng xác định đến mặt luật pháp (cụ thể là luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam), theo luật thì cháu T mới có 5 tuổi, độ tuổi trẻ thơ, chưa biết được hết cuộc sống là gì, chưa cảm nhận được các vị của cuộc sống xã hội, chưa có năng lực trách nhiệm hành vi, nên cháu T phải được bảo vệ một cách toàn diện về tất cả mọi mặt (Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai). Cháu T đã bị xâm hại quá nặng không những về thể xác (bị hiếp dâm và suýt bị giết khi Hiếu bóp cổ) mà còn cả tinh thần (liệu một đứa trẻ 5 tuổi sẽ bị shock thế nào khi mình bị như vậy, đây mới chỉ là nói về hiện tại, còn tương lai nữa chư, nếu cháu T qua khỏi tình trạng shock lúc này thì khi lớn lên hay nói chính xác khi lấy chồng mà nhà chồng biết được chuyện này thì sẽ ra sao, lúc đó không thể lường hết hậu quả được, có thể chúng ta sẽ phải nhìn thấy một sinh mạng nữa ra đi)

     Mọi người xem em phân tích vụ án trên đã được chưa nếu có gì xin bổ sung giúp em hoàn thiện nhé, thank nhiu` nhiu`

     
    Báo quản trị |  
  • #15684   22/10/2008

    mizuno
    mizuno
    Top 500
    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/09/2008
    Tổng số bài viết (135)
    Số điểm: 345
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Trả lời

    Các vụ án bạn có thể tìm trong các tạp chí chuyên ngành Luật như: Tạp chí Tòa án nhân dân, Tạp chí luật học, Tạp chí Kiểm sát….., một số sách tham khảo như: Bình luận án, Án lệ và thực tiễn xét xử (Đinh Văn QUế)…Chúc bạn học tốt.

     
    Báo quản trị |  
  • #16476   10/04/2009

    ke_gia_trang_new
    ke_gia_trang_new

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:15/11/2008
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    phân biệt tội trộm cắp tài sản với tội lừa đảo chiếm đọat tài sản

    phân biệt tội trộm cắp tài sản vớitội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
     
    Báo quản trị |  

Chủ đề đã khép lại!