Trách nhiệm hình sự và Tội phạm

Chủ đề   RSS   
  • #28028 23/07/2009

    daosykieu

    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/05/2008
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 3355
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Trách nhiệm hình sự và Tội phạm

    Phân biệt tội cố ý gây thương tích và tội vô ý giết người.
    Tội giết người chưa đạt và tội cố ý gây thương tích
    Cập nhật bởi LawSoft02 ngày 20/03/2010 11:56:00 AM Cập nhật bởi LawSoft02 ngày 17/03/2010 11:53:53 AM
     
    95816 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

12 Trang <1234567>»
Thảo luận
  • #28375   25/09/2008

    VietThuong
    VietThuong
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (137)
    Số điểm: 3221
    Cảm ơn: 46
    Được cảm ơn 60 lần


    trả lời thêm về phân loại tội phạm

    Điều 8.(BLHS1985): Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên năm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

    Những tội phạm khác là tội phạm ít nghiêm trọng.

    Ở BLHS 1985 cũng cho chúng ta một khái niệm cụ thể để phân biệt thế nào là tội nghiêm trọng và tội ít nghiêm trong, xét theo quy định tại tại BLHS 1999 thì tội phạm được phân lọai cụ thể hơn, nếu trong quá trình xét xử, tòa án căn cứ vào quy định tại đ8 BLHS1985 để quyết định hình phạt thì việc quyết định khung hình phạt cho tội phạm là bao nhiêu thì rất khó và cần cân nhắc kỹ lưỡng bởi vì giới hạn từ 5năm=> chung thân=> tử hình là một giới hạn qua xa (liệu trong việc quyết định khung hình phạt của Tòa án có được khách quan không?) Nhưng BLHS 1999 đã khắc phục được những hạn chế mà BLHS85 quy đinh, đã chỉ ra cho ta thấy ở mức độ nào thì là nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trong, BLHS85 thỉ bao trùm cả 3 mức độ trên trong một loại tội phạm (nghiêm trọng). Rõ ràng việc việc phân loại thành 4 loại tội phạm là bước phân hóa hơn nữa trách nhiệm hình sự trong luật VN.

    Mặt khác BLHS 85 quy định " gây ngụy hại lớn cho xã hội" cũng rất khó xác định bởi mức độ " nguy hại lớn cho xã hội" thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, vậy thì gây nguy hại lơn, rất lớn và đặc biệt lớn thì sẽ xử lý như thế nào? nhưng BLHS đã khắc phục được thêm hạn chế này nữa, vì tính nguy hiểm cho xã hôi ở mức độ nào sẽ xử lý theo mức độ đó. Nếu tính nguy hiểm cho xã hội được cụ thể hóa ở tội ít nghiêm trọng thì tính nguy hại không lớn cho xã hội , ở tội nghiêm trọng là tính gây nguy hại lớn cho xã hội, ở tội rất nghiêm trọng là tính gây nguy hại rất lớn cho xã hội và ở tội đặc biệt nghiêm trọng là tính nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội . tương ứng với 4 mức độ nguy hiệm cho xã hội đã được phân hóa cũng có 4 mức độ cao nhất của khung hình phạt: 3 nam=> 7 năm=> 15 nam và trên 15 nam, trung thân, tử hình...

     

     
    Báo quản trị |  
  • #28376   25/09/2008

    mizuno
    mizuno
    Top 500
    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/09/2008
    Tổng số bài viết (135)
    Số điểm: 345
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    chao` ban Neo1110

    - Đây là dạng bài tập tình huống khá đơn giản, bạn chỉ cần áp dụng điều luật là có thể làm được dễ dàng 3 câu đầu, câu cuối bạn cần để ý 1 chút.
    - Về câu 2, quan điểm của bạn Viet thuong ở trên là KHÔNG CHÍNH XÁC. Tôi sẽ lấy VD thế này:

        "Gi¶ sö K bÞ toµ ¸n tuyªn ph¹t 2 n¨m tï vÒ téi trém c¾p tµi s¶n.

        - Theo Kho¶n 1 §iÒu 138, khung h×nh ph¹t lµ : “phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”>møc cao nhÊt cña khung h×nh ph¹t lµ 3 n¨m.>ph¹m téi Ýt nghiªm träng.

        - Theo Kho¶n 2 §iÒu 138, khung h×nh ph¹t lµ: “phạt tù từ hai năm đến bảy năm”>møc cao nhÊt cña khung h×nh ph¹t lµ b¶y n¨m.>ph¹m téi nghiªm träng."

        Như vậy, KHÔNG thể dựa vào hình phạt mà Tòa án tuyên để xác định LOẠI TỘI PHẠM mà K đã thực hiện.

    - Về câu cuối, bạn cần nắm được sự khác nhau cơ bản như sau:
    + BHLS99: ng` từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phạm tội DO VÔ Ý thì chỉ bị truy cứu TNHS trong trường hợp phạm tội ĐẶC BIỆT NGHIÊM TRỌNG.
    + BLHS 85: ng` từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phạm tội DO VÔ Ý thì dù là BẤT KÌ LOẠI TỘI PHẠM nào cũng KHÔNG BỊ TRUY CỨU TNHS.
    - Đây chính là điểm khác biệt mà bài tập yêu cầu phải nhận thức được. Chúc bạn học tốt môn Luật Hình Sự (chắc bạn là sinh viên khóa 32 DH Luật HN, môn này bạn chú ý một chút là 8, 9 phẩy như chơi ý mà, chú ý là thầy cố trường Luật coi trọng hình thức lắm đấy, bài tập nên phân tích càng sâu càng tốt, vượt quá số trang quy định cũng ko sao cả...muốn đc 9 điểm phải vậy, ko thì chỉ đến 8 thôi....)
    Thân, Mizuno
     
    Báo quản trị |  
  • #28377   25/09/2008

    mizuno
    mizuno
    Top 500
    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/09/2008
    Tổng số bài viết (135)
    Số điểm: 345
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    nói thêm bạn Neo1110

    quan điểm bạn VIet thuong về câu 2 và câu 4 là KO CHÍNH XÁC đâu nhé.....hiểu nhầm rùi.....
     
    Báo quản trị |  
  • #28378   25/09/2008

    neo1110
    neo1110

    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/09/2008
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 2685
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    can chinh sua doi chut ne

    mizuno sửa lại phong chữ đi tôi không đọc được nên không thể hiểu rõ lắm, cảm ơn trước
     
    Báo quản trị |  
  • #28379   29/09/2008

    mizuno
    mizuno
    Top 500
    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/09/2008
    Tổng số bài viết (135)
    Số điểm: 345
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    chinh lai ne`

    - Đây là dạng bài tập tình huống khá đơn giản, bạn chỉ cần áp dụng điều luật là có thể làm được dễ dàng 3 câu đầu, câu cuối bạn cần để ý 1 chút.
    - Về câu 2, quan điểm của bạn Viet thuong ở trên là KHÔNG CHÍNH XÁC. Tôi sẽ lấy VD thế này:

    Giả sử K bị tòa án tuyên phạt 2 năm tù về tội trộm cắp tài sản.
    - Theo khoản 1 Điều 138 BLHS khung hình phạt là: "phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm" > mức cao nhất của khung hình phạt là 3 năm > phạm tội ít nghiêm trọng.
    - Theo khoản 2 Điều 138, khung hình phạt là: "phạt tù từ 2 năm đến 7 năm" > mức cao nhất của khung hình phạt là 7 năm> phạm tội nghiêm trọng
    Như vậy, KHÔNG thể dựa vào hình phạt mà Tòa án tuyên để cxác đinh LOẠI TỘI PHẠM mà K đã thực hiện.

       - Về câu cuối, bạn cần nắm được sự khác nhau cơ bản như sau:

    + BHLS99: ng` từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phạm tội DO VÔ Ý thì chỉ bị truy cứu TNHS trong trường hợp phạm tội ĐẶC BIỆT NGHIÊM TRỌNG.
    + BLHS 85: ng` từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phạm tội DO VÔ Ý thì dù là BẤT KÌ LOẠI TỘI PHẠM nào cũng KHÔNG BỊ TRUY CỨU TNHS.
    - Đây chính là điểm khác biệt mà bài tập yêu cầu phải nhận thức được. Chúc bạn học tốt môn Luật Hình Sự
    Thân, Mizuno
     
    Báo quản trị |  
  • #28380   27/09/2008

    neo1110
    neo1110

    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/09/2008
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 2685
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    còn vấn đề nè

    ai có thể giải đáp được tình huống ở đề bài câu a là " phạm tội chưa đạt hay đã đạt" rồi hay không, và hãy nêu các yếu tố chứng minh điều đó. Thank nhìu ^^
     
    Báo quản trị |  
  • #28381   28/09/2008

    neo1110
    neo1110

    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/09/2008
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 2685
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    moi nguoi giup em di

    sau khi thảo luận về đề tài này, bọn em có 2 quan điểm từ câu a là hành vi phạm tội của K là đã thành công vì việc lấy cắp chiếc xe đã hoàn thành từ lúc lấy xe ra khỏi cửa. Còn quan điểm 2 thì lại chưa công nhận hành vi này là đạt vì trong quá trính tẩu thoát ( 100m) thì bị bắt. Vậy ý kiến của mọi người thấy quan điểm nào đúng thì giúp đỡ em nhé.
     
    Báo quản trị |  
  • #28382   29/09/2008

    mizuno
    mizuno
    Top 500
    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/09/2008
    Tổng số bài viết (135)
    Số điểm: 345
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    reply

    câu trả lời này không khó đâu bạn... tội phạm đã hoàn thành (mang được tài sản ra khỏi nơi bảo quản), nếu bạn cần phân tích rõ thì tối nay tôi sẽ viết cụ thể... sáng thì có thể check được thôi... hẹn bạn tôi sẽ post phân tích câu a.
     
    Báo quản trị |  
  • #28383   29/09/2008

    heochay
    heochay

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/08/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Mình vừa học xong bài này nè. Đây là trường hợp tội phạm đã hoàn thành rùi.Giở giáo trình hình sự bài các giai đoạn phạm tội ý bạn ạ
     
    Báo quản trị |  
  • #28384   10/10/2008

    xuanlong_halong
    xuanlong_halong

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2008
    Tổng số bài viết (25)
    Số điểm: 345
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 13 lần


    K sinh năm 1987, nghề làm ruộng, trình độ văn hóa 6/12, là con ông L và bà X. Ngày 18/11/2004, K trên được về nhà thấy trước nhà bà A có 1 chiếc xe đạp không khóa, K lẻn vào dắt chiếc xe đạp đó ra đường. Bà A nhìn thấy hô người đuổi theo, K chạy được 100 m thì bị bắt. Chiếc xe đạp trị giá 700k VND.

          Ngày 18/11/2005, K bị tòa án xử phạt 06 tháng tù vì tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 138 BLHS. Hỏi:

    a) Trên cơ sở phân loại tội phạm (TP), hãy xác định loại tội phạm mà A đã thực hiện?

    b) Có thể dựa vào hình phạt Tòa án đã tuyên trên đây để xác định loại TP mà A đã thực hiện hay không? Giải thích tại sao?

    c) Giả định rằng A sinh tháng 12/1990 và hành vi trộm cắp xe đạp trên thực hiện vào tháng 6/2005 thì việc tòa án xét xử A (ngày 18/11/2005) theo khoản 1 Điều 138 BLHS như trên đây là đúng hay sai? Tại sao?

    d) Từ sự phân tích ở câu c, hãy nhận xét về quy định tại Điều 12 BLHS năm 1999 so với quy định tại Điều 58 BLHS năm 1985

    Trả lời:
     a. do đề bài không quy định rõ về cơ sở để phân loại tội phạm lên:
             phân loại dựa trên cơ sở pháp lý : điều 8 bộ luật hình sự
                             dựa trên mức độ nguy hiểm + mức khung hình phạt cao nhất được quy định trong luật (ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất và đặc biệt nghiêm trọng)
            phân loại trên mức độ thực hiện tội phạm    
                            mức độ hậu quả đã được thực hiện (chưa đạt hoặc hoàn thành)
           phân loai dựa trên ý trí của người phạm tội  (tội phạm dự mưu và tội phạm không dự mưu)
           phân loại dựa trên hành vi vi phạm (các trương trong bộ luật như tội giết người, tội trộm cắp...
    bạn nên tìm hiểu hơn vì có rất nhiều cơ sỏ phân loai tội phạm, đây cũng là do đề bài ra chung. 

    b. ta không thể dựa vào mức tuyên án của tòa án để phân loại tội phạm theo điều 8 của bộ luật hình sự được, bởi lý do sau đây:
        điều 8 của bộ luật hình sự phân loại tội phạm dựa trên 2 cơ sở chính:
                  -mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội
                  - mức khung hình phạt cao nhất mà bộ luật hình sự quy định cho tội đó
    nhưng thực tế cho thấy không có một cơ sở pháp lý nào cho ta phân biệt giữa các mức độ ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất và đặc biệt nghiêm trọng. Sự phân biệt trên chủ yếu dựa trên những căn cứ thực tế và ý thực của tòa án và của xã hội vì vậy ta thường không dựa trên yếu tố mức độ nguy hiểm để phân loại
    cơ sở thứ hai là mức án cao nhất cho hành vi tội phạm đó được quy định.Đây là yếu tố giúp ta phân loại. Bạn lên nhớ mức án của tòa án đưa ra luôn nằm trong một định khung nhất định, quyết định tuyên án bao nhiêu chủ yếu là do ý thức tòa án sau khi đã xem xét tình tiết thực tế, trong khi mức án cao nhất cho một tội phạm thì luôn được quy định bất di bất dịch trong bộ luật hình sự.
      ví dụ tội giết người thì mức án cao nhất mà luật quy đinh cho hành vi này là tử hình, quy định này là cố định không phụ thuộc vào quyết định của tòa án phán xét là bao nhiêu( trừ phi nhà nước lại thay đổi) như vậy cứ là tội giết người sẽ được coi là tội rất nghiêm trọng
      còn lý do có mức án của tòa mà không dựa hoàn toàn vào luật là vì cộng sống có nhiều góc cạnh, và vì nguyên tắc nhân đạo giữa người với người  mà nhà nước quy định ra những trường hợp nhất định để giảm án cho người vi phạm( tất nhiên mức độ nhân đạo mỗi quốc gia là khác nhau) khi đó tòa án sẽ được dựa trên thực tế cùng với ý trí của mình mà đưa ra mức án.
    Mặt khác nếu bạn dựa vào mức án của tòa án tuyên phạt để phân loại thì sự phân loại của bạn là vô nghĩa vì có thể cùng một tội nhưng tòa án có thể đưa ra nhiều mức án, vậy tội đó có thể cùng một lúc thuộc nhiều nhóm phân loại, mà trong quy định của bộ luật thì vói mỗi loại tội phạm khác nhau là có những cách sử lý khác,khi phân loại không rõ ràng sẽ tạo ra sự tùy tiện trong hành pháp, như vậy chi khổ dân thội, tóm lại phân loại bạn nên dựa trên những cơ sở vững chắc khách quan. 

    còn hai phần c. d. tội cùng quan điểm với bạn VIÊT THUONG
        

    LUẬT SƯ PHẠM XUÂN LONG

    Công ty Luật Ip & Partners.

    WEBSITE: WWW.LUATSUTRE.COM

     
    Báo quản trị |  
  • #28385   05/12/2008

    anh_tuan351
    anh_tuan351
    Top 500
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/09/2008
    Tổng số bài viết (222)
    Số điểm: 1403
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    VietThuong viết:

    a) Hãy xác định loại tội phạm mà A đã thực hiện?

    Theo QĐ tại k3đ8 BLHS 1999 thì “Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình” vậy chiếu theo quy định đó thì loại tội phạm mà A đã thực hiện là loại tội phạm ít nghiêm trọng vì A đã bị tòa tuyên phạt 6 tháng tù giam theo K1 Đ 138 BLHS


    Bạn hiểu quy định tại điểm này như thế nào?
    Cách 1: Mức cao nhất của khung hình phạt bị truy tố hay
    Cách 2: Mức cao nhất của khung hình phạt của tội danh.
    Điều 138 có 4 khung hình phạt:
    Khung cơ bản (khoản 1) với mức hình phạt cao nhất là 3 năm và khung nặng nhất (khung 4) với mức hình phạt cao nhất là chung thân.
    Nếu hiểu theo cách thứ nhất. Câu a và câu c bạn trả lời đúng
    Nếu hiểu theo cách thứ hai: cả hai câu bạn đều trả lời sai.
    Về câu b: Không thể căn cứ vào bản án của toà án tuyên để xác định loại tội phạm được. Ngoài lý do là các khung hình phạt của Luật hình sự việt nam không tuân theo các quy định của khoản 3 điều 8 như một số bạn đã nêu thì còn có lý do khác là trong trươờng hợp bị cáo được hưởng điều 47.
    Câu d tôi chưa tìm hiểu được các bạc thông cảm
     
    Báo quản trị |  
  • #28386   12/02/2009

    minhhuong_13
    minhhuong_13

    Female
    Sơ sinh

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:13/10/2008
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    theo mình thì không thể dựa vào hình phạt tòa đã tuyên để xác định loại tội của a vì
    hình phạt làm cơ sở cho việc phân loại tội phạm,nhưg là là mức cao nhất của hình phạt ở mỗi khung của bộ luật hình sự  để phân loại tội phạm chứ không phải là hình phạt được tyên trong bản án .
    hay nói cách khác hình phạt được quy định trong bộ luật hình sự là tiền đề để tòa án xác định bản án chứ không phải là cơ sở để phân loại tội pham như ý kiến của ban Hương
     
    Báo quản trị |  
  • #28387   17/02/2009

    thuongluong306
    thuongluong306
    Top 150


    Cao Bằng, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2008
    Tổng số bài viết (644)
    Số điểm: 1670
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 36 lần


    Gửi Vietthuong

    Anh thấy Câu trả lời của em phù hợp và đúng với tình huống của bạn neo1110 (nên hiểu rằng em chỉ trả lời tình huống này, chứ không phải lý luận chung), sao không thấy em phản biện?
     
    Báo quản trị |  
  • #28388   17/02/2009

    thuongluong306
    thuongluong306
    Top 150


    Cao Bằng, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2008
    Tổng số bài viết (644)
    Số điểm: 1670
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 36 lần


    Theo tôi Trong tình huống này vietthuong đã trả lời đúng, và các bạn ...lạc câu hỏi.
    Để chứng minh tôi xin đưa quan điểm sau: 
    Câu hỏi: " K sinh năm 1987, nghề làm ruộng, trình độ văn hóa 6/12, là con ông L và bà X. Ngày 18/11/2004, K trên được về nhà thấy trước nhà bà A có 1 chiếc xe đạp không khóa, K lẻn vào dắt chiếc xe đạp đó ra đường. Bà A nhìn thấy hô người đuổi theo, K chạy được 100 m thì bị bắt. Chiếc xe đạp trị giá 700k VND.

          Ngày 18/11/2005, K bị tòa án xử phạt 06 tháng tù vì tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 138 BLHS. Hỏi:

    a) Trên cơ sở phân loại tội phạm (TP), hãy xác định loại tội phạm mà A đã thực hiện?
    Có thể dựa vào hình phạt Tòa án đã tuyên trên đây để xác định loại TP mà A đã thực hiện hay không? Giải thích tại sao?"
     * Thống nhất rằng tội phạm đã hoàn thành, giá trị tài sản 700 nghìn,  A không có các hành vi được quy định tại khoản 2 như: Tái phạm nguy hiểm, có tính chất chuyện nghiệp, hành hung tẩu thoát...và bị toà án xử phạt 06 tháng tù giam. Vậy nhìn vào bản án người bình thường cũng xác định được đây là tôi ít nghiêm trọng rồi, sao còn phải bàn cái nhỉ. Nếu tội nghiêm trong ít cũng phải 2 năm mà?
     Vậy theo các tình tiết trên đây tôi cho rằng câu trả lời của vietthuong là đúng, nếu bạn nào cho rằng A phạm tội nghiêm trọng thì xin cho ý kiến là  dựa vào đâu?

     
    Báo quản trị |  
  • #28389   25/09/2009

    matmo_goldbook90
    matmo_goldbook90

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/09/2009
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 240
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    theo ý kiến của các anh các chị thì cả A và K đều là tội phạm đúng không ah!

    HÃY TẠO THÓI QUEN CẢM ƠN SAU NHỮNG BÀI VIẾT HỮU ÍCH

    gausnhim2010@yahoo.com

     
    Báo quản trị |  
  • #28390   04/10/2009

    Hai0912091307
    Hai0912091307

    Sơ sinh

    Hải Dương, Việt Nam
    Tham gia:22/02/2009
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    LS Thanh Hải 0912091307

    Các bạn thảo luận tình huống sau nhé!

    Do tranh chấp đất đai, từ tháng 6 năm 2003 đến tháng 11 năm 2004, Lê Văn C (34 tuổi) trú tại số 14, phố Ngô Quyền, Thành phố H thường xuyên xích mích với ông Đỗ Văn Ch (52 tuổi) trú tại số nhà 12 bên cạnh. Mặc dù chính quyền phường đã nhiều lần hoà giải, hai bên vẫn không có thiện chí. Lê Văn C cho rằng ông Đỗ Văn Ch đã chiếm đất nhà mình với chiều rộng là 0.35m, chiều dài 13m. Ngày 12 tháng 11 năm 2004, hai bên xảy ra xô xát. Ông Đỗ Văn Ch cùng con trai là Đỗ Việt L đã đánh Lê Văn C gây thương tích nhẹ. Vào 8h00 ngày 13/11/2004, ngay sau khi ngủ dậy, Lê Văn C đã nảy sinh ý định trả thù gia đình ông Ch. Biết vợ chồng ông Ch hàng ngày đi làm, chỉ có cháu Lê Huyền A (2 tuổi)-cháu ngoại ở nhà cùng người giúp việc là chị Đỗ Thị T, C đã mua 6 lít xăng tẩm quanh nhà ông Ch và đốt. Sau khi châm lửa, C chạy về nhà mình trốn. Do được phát hiện và cứu chữa kịp thời nên chị T và cháu Huyền A chỉ bị thương nhẹ.
    Sau khi đám cháy được dập tắt, sợ bị phát hiện, Lê Văn C đã bỏ trốn sang nhà chú ruột tại quận M, Thành phố H.
    1.Theo bạn, Lê Văn C có thể bị truy tố về tội danh nào được quy định trong BLHS?
    2.Lê Văn C có thể bị truy tố về những tình tiết tăng nặng định khung nào của điều luật mà bạn xác định ?

     
    Báo quản trị |  
  • #28128   21/09/2009

    doikhongphieubac
    doikhongphieubac

    Sơ sinh

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:17/07/2008
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Hình thức xử lý tội cờ bạc

    Nếu tội phạm bị quy vô tội cờ bạc.thì người phạm tội sẽ bị những hình phạt nào?và người chủ mưu tổ chức cờ bạc sẽ bị thế nào?
     
    Báo quản trị |  
  • #28129   17/07/2008

    honeybee
    honeybee
    Top 500
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2008
    Tổng số bài viết (129)
    Số điểm: 8789
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Tội đánh bạc và tổ chức đánh bạc

    Theo Bộ luật Hình sự


    Điều 248.
      Tội đánh bạc 

    1. Người nào đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này và Điều 249 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt  tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tính chất chuyên nghiệp;

    b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị rất lớn hoặc đặc biệt lớn;

    c) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi  triệu đồng.

    Điều 249. Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc

    1. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc với quy mô lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này và Điều 248 của Bộ luật  này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm,  thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến ba trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các  trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

    a) Có tính chất chuyên nghiệp;

    b) Thu lợi bất chính lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn;

    c) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Người phạm tội còn  có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

     
    Báo quản trị |  
  • #28130   17/07/2008

    honeybee
    honeybee
    Top 500
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2008
    Tổng số bài viết (129)
    Số điểm: 8789
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Bạn tham khảo thêm Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành

    9.1. Đánh bạc được hiểu là nhiều người (ít nhất từ hai người trở lên) cùng tham gia thực hiện hành vi dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật. Khi xác định trách nhiệm hình sự đối với người đánh bạc không được tính tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc của tất cả các lần đánh bạc, mà phải căn cứ vào từng lần đánh bạc để xem xét; cụ thể như sau:

    a. Trường hợp tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc của từng lần đánh bạc đều dưới mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự (dưới một triệu đồng theo hướng dẫn tại tiểu mục 6.3 mục 6 phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17-4-2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao) và không thuộc một trong các trường hợp khác để truy cứu trách nhiệm hình sự (đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều 248 và Điều 249 của BLHS hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm) thì người đánh bạc không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc;

    b. Trường hợp tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc của lần đánh bạc nào bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự (từ một triệu đồng trở lên theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 02 nêu trên) thì người đánh bạc phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc đối với lần đánh bạc đó;

    c. Trường hợp đánh bạc từ hai lần trở lên mà tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc của từng lần đánh bạc bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đánh bạc phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc với tình tiết tăng nặng "phạm tội nhiều lần" quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 của BLHS;

    d. Trường hợp đánh bạc từ năm lần trở lên mà tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc của từng lần đánh bạc bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự  và lấy tiền, hiện vật do đánh bạc mà có làm nguồn sống chính thì người đánh bạc phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc với tình tiết định khung "có tính chất chuyên nghiệp" quy định tại điểm a khoản 2 Điều 248 của BLHS.

    9.2. Khi truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi đánh bạc dưới hình thức chơi số đề, cá độ bóng đá, cá độ đua ngựa… cần phân biệt:

    a. Một lần chơi số đề, một lần cá độ bóng đá, một lần cá độ ngựa… (để tính là một lần đánh bạc) được hiểu là tham gia chơi trong một lô đề, tham gia cá độ trong một trận bóng đá, tham gia cá độ trong một kỳ đua ngựa… trong đó người chơi có thể chơi làm nhiều đợt. Trách nhiệm hình sự được xác định đối với người chơi một lần đánh bạc trong các trường hợp này là tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để chơi trong các đợt đó.

    Ví dụ: Tại kỳ đua ngựa thứ 46, tổ chức vào ngày 06-4-2006, trong khoảng thời gian từ 9 giờ đến 11 giờ A đã cá độ ba đợt thì chỉ coi A đã đánh bạc một lần trong kỳ đua ngựa này với tổng số tiền cá độ của cả ba đợt đó; nếu tổng số tiền cá độ của cả ba đợt từ một triệu đồng đến dưới mười triệu đòng thì A phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 248 của BLHS. Cần chú ý là nếu số tiền cá độ mỗi đợt từ một triệu đồng trở lên thì đối với trường hợp này cũng không được áp dụng tình tiết tăng nặng phạm tội nhiều lần quy định tại điểm g khoản 1 Điều 248 của BLHS.

    b. Số tiền hoặc giá trị hiện vật của người chơi số đề, cá độ bóng đá, cá độ đua ngựa… với nhiều người là tổng số tiền, giá trị hiện vật mà họ và những người chơi khác nhau dùng để đánh bạc.

    Ví dụ: B là chủ đề của năm người chơi đề khác nhau, mỗi người chơi đề với số tiền là hai mươi ngàn đồng; nếu với tỷ lệ chơi 1/70 (1 ăn 70) thì số tiền dùng để đánh bạc được xác định như sau:

    - Tiền dùng để đánh bạc của một người chơi đề với B sẽ được xác định là một triệu bốn trăm hai mươi ngàn đồng [20.000 đồng tiền của một người chơi dùng để đánh bạc + (20.000 đồng x 70 lần) tiền của B dùng đánh bạc với người chơi đó = 1.420.000 đồng)].

    - Tiền dùng để đánh bạc của B với năm người chơi đề là bảy triệu một trăm ngàn đồng (1.420.000 đồng tiền của B dùng đánh bạc với một người chơi x 5 người chơi = 7.100.000 đồng).

     
    Báo quản trị |  
  • #28131   05/08/2008

    hanhbaby
    hanhbaby

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/08/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tội đánh bài bị bắt lần thứ 2 chịu mức án như thế nào

    Chú tôi bị bắt khi đang tham gia đánh bài, không tổ chức. Tổng số tiền thu được tại sòng khoảng 40 triệu, trong đó của chú tôi khoảng vài triệu. Đây là lần thứ hai chú tôi bị bắt vì tội này. Lần đầu không bị giam giữ. Hiện chú tôi đang bị tạm giam đã hơn một tháng. Xin hỏi chú tôi phải chịu mức án cao nhất như thế nào? Thời gian tạm giam chờ xét xử tối đa là bao nhiêu? Trong thời gian tạm giam, gia đình chú tôi có được thăm nom và găp mặt chú tôi không?
     
    Báo quản trị |  

Chủ đề đã khép lại!