Chà chà! Tình
huống bạn đưa ra giông như một bài tập quá vì thế tôi cũng xin trả lời theo
dạng giống như một bài tập nhé?
a) Hãy xác định loại tội phạm mà A đã thực hiện?
Luật hình sự
VN đã phân tội phạm ra thành 4 nhóm tội phạm khác nhau: tội phạm ít nghiêm
trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng và sự phân loại này là cơ sở cho việc xác định khung hình phạt
đồng thời thể hiện được nguyên tắc cá thể hóa hình phạt .
Theo QĐ tại
k3đ8 BLHS 1999 thì “Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn
cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù;
tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất
của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng
là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt
đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội
phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt
đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình”
vậy chiếu theo quy định đó thì loại tội phạm mà A đã thực hiện là loại tội phạm
ít nghiêm trọng vì A đã bị tòa tuyên phạt 6 tháng tù giam theo K1 Đ 138 BLHS
b) Có thể dựa vào hình phạt Tòa án đã tuyên trên đây
để xác định loại TP mà A đã thực hiện hay không? Giải
thích tại sao?
Theo quan
điểm của riêng tôi thì có thể dựa vào hình phạt Tòa án đã tuyên trên đây để xác
định loại TP mà A đã thực hiện vì khung hình phạt thể hiện mức độ nguy hiểm của
hành vi phạm tội , tính nguy hiểm đó gây ngụy hại lớn cho xã hội hay là rất lớn
, đặc biệt lớn ..
Nếu như A bị
phạt 6 tháng tù thì chiếu theo đ 8 A thuộc loại tội ít nghiêm trọng,..
c) Giả định rằng A sinh tháng 12/1990 và hành vi trộm
cắp xe đạp trên thực hiện vào tháng 6/2005 thì việc tòa
án xét xử A (ngày 18/11/2005) theo khoản 1 Điều 138 BLHS như trên đây là đúng hay sai? Tại sao?
Theo tình
huống như vậy thì tới tháng 12/2005 A tròn 15 tuổi, chiếu theo QĐ taị Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm
hình sự
1. Người từ
đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
2. Người từ
đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội
phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Vì thế mà A sẽ không phải chịu TNHS khi A chưa đũ 16 tuổi. Việc tòa án xét xử A
(ngày 18/11/2005) theo khoản 1 Điều 138 BLHS như trên đây là sai.
d) Từ sự phân tích ở câu c, hãy nhận xét về quy định
tại Điều 12 BLHS năm 1999 so với quy định tại Điều 58
BLHS năm 1985.
Tôi xin trích
2 điều đó ra như sau để ta dễ so sánh nha:
Điều 58. Tuổi
chịu trách nhiệm hình sự.( BLHS1985)
1- Người từ
14 tuổi trở lên những chưa đủ 16 tuổi phải trách nhiệm hình sự về những tội
phạm nghiêm trọng do cố ý.
2- Người từ
đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
Điều 12. Tuổi chịu trách
nhiệm hình sự (BLHS1999)
1. Người từ
đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
2. Người từ
đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội
phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Về
điểm giống nhau thì ta
thấy cả 2 điều luật đều quy định “Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách
nhiệm hình sự về mọi tội phạm.”
Về
điểm khác nhau: nhìn
vào quy định tại hai điều luật ta thấy quy định BL 1985 khắt khe hơn QĐ BL 1999
, tại đ 58 BLHS1985 quy định là “- Người từ 14 tuổi trở lên những chưa đủ 16
tuổi phải trách nhiệm hình sự về những tội phạm nghiêm trọng do cố ý.” Có nghĩa
là người nào mà từ 14 tới gần 16 tuổi mà phạm tội với lỗi cố ý mà khung hình
phạt cao nhất là 7 năm tù phải chịu TNHS,
còn qđ tại đ 12 BLHS1999 cho thấy “Người
từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về
tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng” rõ ràng thể hiện tính chất nhân
đạo của nhà nước ta. Vì như ta đã biết người chưa thành niên là người chưa phát
triển đầy đủ về thể chất lẫn tâm sinh lý cũng như trình độ nhận thức và kinh
nghiệm sống còn hạn chế . mặc khác mục đích của hình phạt nhằn cải tạo giáo dục
người phạm tội thành người có ích cho xã hội chứ không phải để hành hạ cũng như
trừng trị. Hơn nữa do nhân thức của người chưa thành niên còn hạn chế nên nên
có thể cãi tạo, giáo dục mà không cần phải dùng tới chế tài là hình phạt nếu
như thấy hành vi phạm tội của họ chỉ ở mức độ nghiêm trọng.