Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan. Mặt khách quan của tội phạm bao gồm:
+ Hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội :
+ Hậu quả nguy hiểm cho xã hội cũng như mối Quan hệ nhân quả giữa hành vi với hậu quả.
+ Các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội như: Công cụ, phương tiện, thủ đoạn, phương pháp, thời gian , địa điểm phạm tội…
- Như vậy ta có các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm trong đề bài:
* Hành vi khách quan:
- Hành vi tước đoạt tính mạng B một cách trái pháp luật của K là hành vi khách quan của tội phạm. Hành vi này được mô tả là: K cho B uống nước cam có độc, thấy B giãy giụa kêu đau bụng nhưng K vẫn mặc kệ, coi như không thấy gì. Trong đó:
+ Hành vi “ cho B uống nước cam có độc” đóng vai trò là hành vi chủ đạo. Nó có đầy đủ đặc điểm của hành vi khách quan là :
• Có tính nguy hiểm cho xã hội : xâm phạm đến quan hệ nhân thân.
• Là hành vi trái pháp luật hình sự: Nó thoa mãn các đặc điểm của tội giết người.
• Là hoạt động có ý thức và ý chí : K đã có mục đích và quyết tâm là phải giết chết B vì nghĩ rằng B đã phản bội mình.
+ Hành vi “ thấy B giãy giụa nhưng K vẫn mặc kệ, coi như không thấy gì” là hành vi thứ yếu, hay nói cách khác, đây là điều kiện mà K bảo đảm rằng hành vi “ cho B uống nước cam có độc” đạt được cái đích cuối cùng là việc B phải chết.
• Sự quyết tâm thực hiện hành vi trái pháp luật đến cùng và sự mong muốn cho hậu quả xảy ra của K có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định mặt chủ quan của tội phạm, đặc biệt là việc xác định hình thức lỗi sau naøy.
* Hậu quả :
- B là đối tượng tác động của hành vi phạm tội của K, và sự biến đổi tình trạng của B (B chết) đã gây thiệt hại cho quan hệ nhân thân.
- Vì vậy, hậu quả xảy ra từ hành vi phạm tội của K là ông B bị chết.
- Xét mối quan hệ từ hành vi tước đoạt tính mạng của B của K cho đến khi hậu quả B bị chết, ta có:
+ Thứ nhất: Hành vi của K là nguyên nhân gây ra cái chết của B. Xét về mặt thời gian, hành vi của K xảy ra trước hậu quả B chết.
+ Thứ hai: Giữa viêc cho B uống nước cam có độc của K và cái chết của B có quan hệ nhân quả trực tiếp. Hành vi đó của K đóng vai trò là nguyên nhân trực tiếp và chủ yếu dẫn đến cái chết của B.
+ Bản thân sự vận động nội tại của hành vi trái pháp luật này đã có khả năng trực tiếp đưa đến hậu quả nguy hiểm cho xã hội và khả năng đó sẽ trở thành hiện thực trong điều kiện nhất định ( thuốc độc đủ mạnh và B không được đưa đi cấp cứu kịp thời). Với vụ án trên, trong suốt quá trình tội phạm diễn ra, K đều đảm bảo điều kiện này để việc cho B uống nước cam có độc của mình đạt được hậu quả như mong muốn.
- Như vậy, cái chết của B là hậu quả trực tiếp của hành vi đầu độc mà K đã thực hiện.
- Các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội là:
+ Công cụ, phương tiện phạm tội: sử dụng thuốc độc pha với nước cam để giết B.
+ Phương pháp, thủ đoạn: lừa dối B ( là nước cam) để đầu độc.
è Tóm lại, việc phân tích mặt khách quan của tội phạm mà K đã thực hiện có ý nghĩa rất quan trọng trong việc định tội và định khung hình phạt đối với K ( K bị xử theo Khoản 2 Điều 93). Đặc biệt, dấu hiệu hành vi của mặt khách quan còn có ý nghĩa trong việc xác định lỗi cũng như mức độ lỗi của K