Trách nhiệm hình sự và Tội phạm

Chủ đề   RSS   
  • #28028 23/07/2009

    daosykieu

    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/05/2008
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 3355
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Trách nhiệm hình sự và Tội phạm

    Phân biệt tội cố ý gây thương tích và tội vô ý giết người.
    Tội giết người chưa đạt và tội cố ý gây thương tích
    Cập nhật bởi LawSoft02 ngày 20/03/2010 11:56:00 AM Cập nhật bởi LawSoft02 ngày 17/03/2010 11:53:53 AM
     
    95822 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

12 Trang «<567891011>»
Thảo luận
  • #16498   15/04/2009

    khongbit
    khongbit

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/04/2009
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    tham gia y kien

    theo tôi thì Bình tự vệ là đúng, nhưng hành vi mà Bình đã đâm chết anh N thi đó là điều sự thật, theo tôi thì tòa àn nên phạt Bình vời mưc phạt nhe thôi. vì Bình không cố ý làm hại anh N..... và cũng nên phạt những người đã dẫn anh N vào  đường chết. với hành vi ngông cuồng tự đi đánh ngươi của 3 tên kia.
     
    Báo quản trị |  
  • #16499   16/04/2009

    vutuan_dat
    vutuan_dat

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/04/2009
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Gửi cuungoc!

    Bình sẽ không phạm tội vì đây là hành vi phòng vệ chính đáng. Trong tình huống trên, Bình đã bị cả 4 người lao vào đấm đá. Có thể thấy sự thù hằn của 4 người này đối với Bình là rất lớn vì họ đã quyết định đến nhà riêng của Bình để tìm và đánh trong đêm tối. Ngoài ra đã có sự can ngăn của Hải nhưng cả 4 người đểu không nghe vì vậy ta có thể đoán được cả 4 người sẽ tấn công Bình 1 cách quyết liệt. Bình đã bỏ chạy nhưng vẫn bị cả 4 người đuổi theo đánh => hành vi tấn công Bình rất quyết liệt. Bình đã phòng vệ bằng con dao díp và đã răn đe trước nhưng do ỷ thế đông nên N vẫn lao vào đấm Bình và Bình đã đâm 1 nhát vào ngực để phòng vệ. Có thể thấy là Bình không hề có mục đích giết người hoặc cố ý gây thương tích vì khi đâm xong bình đã bỏ chạy luôn. Ở đây Bình hoàn toàn có thể dùng con dao nhíp của mình để tấn công 3 người còn lại và cũng có thể giết N sau khi N đã bị thương. Hành vi của mình tuy đã làm N chết nhưng rõ ràng đó là hành vi tương xứng với sự tấn công của N và 3 người còn lại. Từ sự phân tích trên có thể thấy hành vi của Bình là phòng vệ chính đáng => Bình không phạm tội.
     
    Báo quản trị |  
  • #16500   23/04/2009

    Fwinngot
    Fwinngot

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Làm sao mà phòng vệ chính đáng được???

    Thứ nhất~2c Bình dừng lại mà không chạy tiếp~2c dù có cơ hội chạy tiếp.~3cbr /~3e Thứ hai~2c Bạn không nói rõ là 3 đứa bọn nó có dùng hung khí hay không~3f. Nhưng rõ ràng trường hợp này Bình hoàn toàn chủ động~2c và hành vi bị đấm không thể phòng vệ bằng cách dùng dai đâm vào ngực.~3cbr /~3e ~3d~26gt~3b Đây chắc chắn là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.Đ 96. ~3cbr /~3e
     
    Báo quản trị |  
  • #16501   24/04/2009

    mizuno
    mizuno
    Top 500
    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/09/2008
    Tổng số bài viết (135)
    Số điểm: 345
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    tình huống giả định hay thật đó...

    - Theo quan điểm cá nhân mình...thì Bình phạm tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, được quy định tại Điều 96 BLHS1999.
    - Để làm sáng tỏ hành vi của Bình, chúng ta cũng xem xét các tình tiết của giả định này.
    + thứ nhất, A, N, P , T mặc sự can ngăn của Hải, xông vào đấm đá Bình. > hành động của A, N, P, T rất hung hãn, quyết tâm đánh Bình bằng được.
    + thứ hai, Bình bị đánh ngã xuống đất, kêu la, tuy nhiên Bình cố gượng dậy, tay trái xách dép, vừa chạy vừa kêu cứu, khoảng 50m thì dừng lại. > Bình bị đánh nhưng tay trái vẫn xách dép và bỏ chạy được, cũng chứng tỏ sức tấn công của A, N, P, T cũng không quá mãnh liệt (hình như Bình có vẻ tiếc đôi dép, thà chịu đau 1 chút thì phải  )
    + thứ ba, sau khi Bình dừng lại, thò tay vào túi, rút cây dao díp (hung khí vẫn mag theo), nói : "đứa nào vào, đâm chết ".> trước sự đe dọa ngay lập tức của 4 người tới "tính mạng, sức khỏe" của mình, hành vi của Bình có thể xác định là hành vi phòng vệ tự nhiên của bản thân.
    - Đến đây, cần luận bàn thêm chút ngoài giả định, vì giả định cũng không nêu rõ ràng là khi Bình chạy được 50 mét, dừng lại, chỗ đó có phải là ngõ cụt, là đường cùng hay không. Bởi lẽ, nếu như vậy, thì Bình hoàn toàn vô tội, hành vi của Bình là phòng vệ chính đáng. Tuy nhiên, cũng không ngoại trừ việc trong lúc Bình chạy, Bình đã "sực nhớ ra trong người mình có cây dao díp" , Bình muốn đáp trả lại, hoặc ít nhất là đe dọa để "ngăn ngừa" sự tấn công tiếp tục của A, N, P, T. Nếu như vậy, rõ ràng, Bình hoàn toàn có thể có sự chọn lựa xử sự khác, đó là "tiếp tục chạy thoát thân"...Do vậy, khi N xông vào đấm Bình, và nguy cơ "đánh hội đồng" của 3 người còn lại, Bình đâm N là hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. việc Bình đâm N trúng ngực với vết thương chí mạng như vậy không là tình tiết định tội, định khung hình phạt được, bởi lẽ, Bình không thể chọn lựa vị trí cơ thể N mà đâm được, Bình chỉ phòng vệ, không cần biết đâm trúng đâu và hậu quả xảy  ra như thế nào.
    - Gửi bạn Cunngoc, trước đây, tôi học Luật HS, làm bt, có thầy nói rằng: thực ra cũng không quá coi trọng đến việc xác định tội có chính xác hay không, bởi lẽ ngay đến rất nhiều các thẩm phán cũng để xảy ra oan sai, cũng xác định nhầm tội, thì sinh viên xác định không chính xác tội cũng không phải là yếu tố đánh giá bài làm, cái quan trọng nhất, dù theo quan điểm nào, thì phải có lý lẽ xác đáng, chặt chẽ để bảo vệ quan điểm của mình đến cùng, đó mới là điều cần nhất khi làm bài tập. Do vậy, tôi nghĩ rằng, bạn nên cân nhắc thật kỹ, phân tích chi tiết cụ thể tình tình tiết, bạn có thể vừa phân tích vừa đan xen lẫn việc so sánh 3 ý kiến về vụ án mà bạn đã nêu ra, như vậy, bài làm sẽ có tính thuyết phục cao. Chúc bạn làm bài thật tốt.



     
    Báo quản trị |  
  • #16502   25/04/2009

    openlifevn
    openlifevn

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2009
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Hay lắm tôi thấy bạn mizuno dẫn lí lẽ rất thuyết phục theo tôi bạn cunngoc nên triển khai những lý lẽ trên sao cho hợp, lý tách bạch từng phần và thêm vào là vùng trên tâm nhĩ phải là vùng rất khó để có thể chạm tới khi A xông vào đấm bằng tay. Điều này chứng tỏ Bình là một người dùng dao chuyên nghiệp.
     
    Báo quản trị |  
  • #16483   31/05/2009

    hangttt
    hangttt

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2009
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    mong chú trả lời giùm cháu

    Chú Đức ơi, cháu có một câu hỏi muốn nhờ chú giúp đỡ, nếu chú không bận thì chú xem giùm cháu trả lời như thế này đã được chưa, nếu chưa thì chú sửa hộ cháu nhé(mai cháu nộp bài rồi) Cảm ơn chú nhiều nhiều!



    A(26t), B(24t), C(20t) cùng nhau đánh bạc. A thua đã về kể cho hai em là C(17t), D(15t) và rủ hai người đi "dằn mặt" mà không hề có mục đích giết B,C. Thấy anh em A tìm đến B,C bỏ chạy. B,C nhặt được cây tre quay lại tìm anh em A đánh và ẩu đả xảy ra A,C,D chém B,C nhiều nhát đến khi thấy B chảy nhiều máu và C ôm đầu gục xuống thì A mới kêu hai em dừng tay và kéo hai em chạy về nhà để mặc hai người kia nằm ở đó. Kết quả giám định B bị thương tật vĩnh viễn 14% và C chết do vết chém của A

    cho biết:
    - cấu thành vi phạm pháp luật của từng người
    - ai là người đồng phạm
    - hình phạt áp dụng


    Bài làm
     
    * Cấu thành vi phạm pháp luật của từng người:A,C,D
    Các yếu tố cấu thành tội phạm bao gồm:
    - Mặt khách thể là tội phạm xâm phạm quyền được bảo hộ về thân thể của con người.
    - Mặt khách quan là người phạm tội tác động vào thân thể của người khác làm cho người đó bị thương, bị tổn hại
    Trường hợp cố ý gây thương tích dẫn đến chết người là người phạm tội về mặt chủ quan chỉ muốn gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ của người đó chứ không mong muốn người đó chết....



    - Mặt chủ thể là người từ đủ 14 tuổi trở lên.
    - Mặt chủ quan được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp.
    Căn cứ vào các yếu tố cấu thành tội phạm trên đây thì A,C,D cấu thành vi phạm pháp luật tội cố  gây thương tích (Khoản 3, điều 104 Bộluật hình sự 1999).
     
    * Ai là người đồng phạm:A, C và D (Điều 20 Bộ luật hình sự 1999) quy định:
     
    Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
    * Hình phạt áp dụng:
    Tại khoản 3 điều 104 Bộ luật hình sự 1999 quy định các trường hợp quy định tại các điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 5 đến 15 năm (Điểm a khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự 1999 quy định dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người, A,C, D dùng hung khí chém B và C. Vì vậy:
     
    - A bị áp dụng hình phạt tù từ 5 đến 15 năm (khoản 3 điều 104 Bộ luật hình sự 1999).
    - C (chưa thành niên 17 tuổi) bị áp dụng hình phạt tù bằng 3/4 hình phạt của người đã thành niên (Khoản 1, điều 74 Bộ luật hình sự 1999).
    - D (chưa thành niên 15 tuổi) bị áp dụng hình phạt tù bằng 1/2 hình phạt của người đã thành niên (Khoản 2, điều 74 Bộ luật hình sự 1999).




     
    Báo quản trị |  
  • #16484   09/04/2009

    LsNongMinhDuc
    LsNongMinhDuc

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/04/2009
    Tổng số bài viết (76)
    Số điểm: 360
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    Chú cùng trao đổi với cháu 2 điểm thế này nhé:

    (1) Trong cấu thành vi phạm pháp luật của từng người cháu đã quyên không nhắc đến hành vi đánh bạc.
    (2) A là người chủ mưu. C, D là đồng phạm

    Chúc cháu học giỏi.
     
    Thân.

     
    Báo quản trị |  
  • #16485   09/04/2009

    LsNongMinhDuc
    LsNongMinhDuc

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/04/2009
    Tổng số bài viết (76)
    Số điểm: 360
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    Thế này cháu ạ!

    Trường luật ta đưa ra những bài tập rất ư là chung chung, chú biết mà. Vì thế việc cháu đưa thêm tội danh cho A không có gì là sai cả, quan trọng là cách cháu lập luận sao cho thầy cô chấp thuận việc lập luận của cháu.

    Chúc cháu vui.

     
    Báo quản trị |  
  • #16486   09/04/2009

    hangttt
    hangttt

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2009
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    nhưng cháu nghĩ hành vi đánh bạc chỉ là nguyên nhân gây mâu thuẫn  để  gây ra hậu quả  đánh chết người có cần nhắc đến trong bài làm không chú
     
    Báo quản trị |  
  • #16487   01/05/2009

    hocluatdelachluat
    hocluatdelachluat

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/10/2008
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    khi nào một người bị truy cứu cả tội tổ chức đánh bạc và đánh bạc?

            tôi xin hỏi:
    một người tổ chức đánh bạc và cũng tham gia đánh bạc. giả dụ số tiền trên chiếu bạc là 11 triệu. vậy người đó có bị truy cứu cả hai tội không?
    hành vi dùng thủ đoạn tráo bài  để giành phần thắng nhằm chiếm đoạt và đã chiếm đoạt được tiền khi đánh bạc có bị truy cứu về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không?

     
    Báo quản trị |  
  • #16488   31/05/2009

    mizuno
    mizuno
    Top 500
    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/09/2008
    Tổng số bài viết (135)
    Số điểm: 345
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    về tội đánh bạc

    Học Luật thì quan điểm đúng sai không quan trọng, chỉ cần lập luận và đưa ra quan điểm của mình và bảo vệ nó mới là điều quan trọng nhât. Thầy cô chấm bài cũng chấm như vậy đó. Thực tế thực tiễn xét xử hiện nay thì việc các Thẩm phán xét xử nhầm, sai, xác định sai tội danh là điều khá phổ biến chứ đừng nói đến sinh viên đag học luật. Thế nên mới có thủ tục phiên tòa phúc thẩm, thủ tái thẩm, giám đốc thẩm đó.

    Bạn đọc kỹ đề và Luật sẽ tự tìm dc câu trả lời, Ls NongMinhDuc trao đổi như vậy cũng là rất nhiệt tình rồi, chắc chắn sẽ không thể giúp bạn hơn đâu. Chúc bạn học tốt. 

     
    Báo quản trị |  
  • #28316   05/12/2008

    hoangphihong19789
    hoangphihong19789

    Sơ sinh

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:07/09/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của luật hình sự.

    1/ Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của luật hình sự.

    2/ Khái niệm tội phạm và hình phạt.

     
    Báo quản trị |  
  • #28317   07/09/2008

    NguyenHoangHai_VKSNQ
    NguyenHoangHai_VKSNQ

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2008
    Tổng số bài viết (28)
    Số điểm: 160
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Trả lời một số câu hỏi :)

    Em Tung quan tâm đến trang web Lawsoft này đã thể hiện là một người muốn tìm hiểu về Luật rồi. Vậy chỉ có một chút khái niệm về Luật hình sự em cần biết như nội dung câu hỏi của E, E hãy đọc quyển Bộ luật hình sự của nước ta có hiệu lực năm 1999 (từ chương I đến chương V) là em hiểu thế nào về luật hình sự, tội phạm và hình phạt. Mọi tìm hiểu, nghiên cứu, trước tiên phải xem kỹ luật gốc đã. Chúc E.
     
    Báo quản trị |  
  • #28318   09/09/2008

    mizuno
    mizuno
    Top 500
    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/09/2008
    Tổng số bài viết (135)
    Số điểm: 345
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    giải đáp

    Về câu hỏi của bạn hoangphihong19789, đây là những khái niệm hết sức cơ bản trong Luật Hình Sự mà bạn cần nắm được khi tìm hiểu Luật hình sự VN, bạn có thể đọc và thấy ngay trong Bộ Luật Hình Sự 1999. Tuy nhiên, tôi có thể đưa ra câu trả lời một cách vắn tắt câu hỏi của bạn như sau:
    1.
    - Khái niệm: Luật hình sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật quy định các hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm và hình phạt cũng như các vấn đề khác có liên quan đến việc xác định tội phạm và quyết định hình phạt.
    - Đối tượng: Quan hệ xã hội phát sinh giữa nhà nước và ng phạm tội khi ng` này thực hiện hành vi phạm tội
    - Phương pháp điều chỉnh: Phươg pháp "quyền uy"
    2.
    - Tội phạm có thể đn 2 cách.
    + Cách 1 :(dn đầy đủ)  Điều 8 BLHS 1999
    + Cách 2: (dn sơ lược) Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, được quy định trong luật HS và phải chịu hình phạt.
    lưu ý là hiện nay có nhiều quan điểm về "tính chịu hình phạt" của tội phạm có thuộc đặc điểm của tội phạm hay không vì có quan điểm cho rằng nó ko phải vì hình phạt là hậu quả pháp lý tất yếu khi thực hiện hành vi phạm tội.
    - Hình phạt : Điều 26 Luật Hình sự.


     
    Báo quản trị |  
  • #28319   10/09/2008

    ri_va_rex
    ri_va_rex

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/09/2008
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Ý nghĩa của việc phân loại tội phạm HS: tội phạm nghiêm trọng hay ít nghiêm trọng đều chịu mức án 3 năm tù?

    tôi không hiểu ý nghĩa của việc phân loại tội phạm hình sự khi :tội phạm nghiêm trọng hay ít nghiêm trọng đều chịu mức án 3 năm tù; thì khác nhau ở chỗ nào?
     
    Báo quản trị |  
  • #28320   10/09/2008

    mizuno
    mizuno
    Top 500
    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/09/2008
    Tổng số bài viết (135)
    Số điểm: 345
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Gửi bạn ri_va_rex

    - Về ý nghĩa của việc phân loại tội phạm, bằng hiểu biết cá nhân, tôi xin dc trả lời như sau:
    + Phân loại tội phạm đúng sẽ là tiền đề cơ bản cho việc áp dụng chính xác các biện pháp trong hoạt động tư pháp hình sự.
    + Phân loại tội phạm là căn cứ quan trọng để phân hóa TNHS, hình phạt cũng như áp dụng chính xác các chế định khác thuộc phần chung LHS, tạo ĐK xây dựng chính xác, khoa học các chế tài hình sự (phần các tội phạm).
    - Trở lại với câu hỏi của bạn :"ý nghĩa của việc phân loại tội phạm hình sự khi: tội phạm nghiêm trọng hay ít nghiêm trọng đều chịu mức án 3 năm tù; thì khác nhau ở chỗ nào?"
    + Các loại tội phạm quy định trong BLHS có nhiều khung hình phạt khác nhau. Theo điều 45.BLHS (về căn cứ quyết định hình phạt) "..." thì với một hành vi phạm tội nghiêm trọng, nhưng ng` phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ TNHS mà không phải là tình tiết định tội hay định khung hình phạt thì khi quyết định hình phạt, tòa án có thể quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định (xem thêm điều 47), tức là bản chất hành vi phạm tội (ít nghiêm trọng hay nghiêm trọng) không thay đổi cho dù chịu mức hình phạt như nhau hay mức hình phạt mà ng` phạm tội phải chịu không phải là căn cứ xác định ng` đó phạm tội loại nào( ít nghiêm trọng hay nghiêm trọng)
    + Do vậy, việc quyết định hình phạt đều 3 năm tù cho ng` thực hiện hành vi phạm tội ít nghiêm trọng, ng` thực hiện hành vi phạm tội nghiêm trọng vẫn ko làm thay đổi ý nghĩa của việc phân loại tội phạm trên.
     
    Báo quản trị |  
  • #28321   14/09/2008

    vanhungpham
    vanhungpham

    Sơ sinh

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    luật hình sự

    xin phân biệt giúp tôi về tình tiết định khung hình phạt tăng nặng và tình tiết định khung hình phạt giảm nhẹ ?
     
    Báo quản trị |  
  • #28322   21/09/2008

    mizuno
    mizuno
    Top 500
    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/09/2008
    Tổng số bài viết (135)
    Số điểm: 345
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    gui ban vanhungpham

    - Các tình tiết là dấu hiệu định khung hình phạt thực chất là dấu hiệu cấu thành tội phạm, nhưng nó là dấu hiệu của cấu thành khác loại (cấu thành tăg nặng, cấu thành giảm nhẹ)
    + Cấu thành tăng nặng là cấu thành nếu có một hoặc một số tình tiết khác ngoài những tình tiết được quy định trong cấu thành cơ bản và những tình tiết này làm cho tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội nguy hiểm hơn so với trường hợp bình thường ko có tình tiết này.
    + Cấu thành giảm nhẹ là cấu thành nếu có một hoặc một số tình tiết khác ngoài những tình tiết đã được quy định trong cấu thành cơ bản và những tình tiết này làm cho tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội ít nguy hiểm hơn so với trường hợp bình thường ko có tình tiết này
    - Chú ý: các tình tiết tăng năg, jảm nhẹ đã là dấu hiệu định tội, định khung hình phạt thì ko đc coi là tình tiết tăng nặng hay tình tiết giảm nhẹ khi quyết định hình phạt.
     
    Báo quản trị |  
  • #29505   13/11/2009

    boinhbo
    boinhbo

    Sơ sinh

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tội giết người ở điều 93

    tại sao giết người ở điều 93, được Bộ luật hình sự  quy định hình phạt nghiêm khắc hơn so với tội vô ý làm chết người ở điều 98
    Cập nhật bởi LawSoft02 vào lúc 23/10/2009 13:47:06
     
    Báo quản trị |  
  • #29506   16/10/2009

    Vedanvietnam
    Vedanvietnam

    Sơ sinh

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:02/03/2009
    Tổng số bài viết (53)
    Số điểm: 360
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 6 lần


    chào bạn
    bạn có hiểu từ "giết người" và từ " vô ý làm chết người" khác nhau ở chỗ nào không?

     
    Báo quản trị |  

Chủ đề đã khép lại!