Thủ tục tố tụng và giải quyết vụ án hình sự

Chủ đề   RSS   
  • #13535 19/06/2008

    andypham

    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 3845
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Thủ tục tố tụng và giải quyết vụ án hình sự

    Xin chào các bạn

    Mình đang làm đề tài cao học, chuyên ngành luật tố tụng hình sự. Tên đề tài là "Khởi tố bị can và hoạt động kiểm sát khởi tố bị can theo BLTTHS năm 2003"

    Bạn nào có những thông tin, tài liệu có liên quan đến đề tài này xin gửi giúp mình...đặc biệt là mảng thuật ngữ khởi tố bị can theo thuật ngữ pháp lý của các nước khác...

    thanks a lot!!

    Cập nhật bởi navelvu ngày 07/05/2010 03:17:41 PM Cập nhật bởi LawSoft02 ngày 17/03/2010 06:15:51 PM Cập nhật bởi rongcon83 ngày 11/03/2010 05:12:49 PM
     
    133145 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn andypham vì bài viết hữu ích
    Huyendola (09/06/2011)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

13 Trang «<45678910>»
Thảo luận
  • #28697   23/12/2008

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Cảm ơn bạn xmen_8711 đã dẫn về đường link tới chủ đề tôi đang quan tâm! Tôi cũng cảm ơn bạn luudinhthang, người nêu câu hỏi tại đây! Xem hồ sơ cá nhân, biết bạn đang công tác trong ngành kiểm sát. Bạn nêu câu hỏi tại đây, có nghĩa là bạn đang phân vân, đắn đo trước khi quyết định?  Nếu đã có kết luận điều tra, là kiểm sát viên, bạn có thể làm cáo trạng, ký cái roẹt rồi chuyển sang quý toà. Cấp trên sẽ chẳng có ai lăn tăn về quyết định đó của bạn cả!!! Ngược lại, nếu đã có kết luận điều tra mà nay kiểm sát viên quyết định đình chỉ điều tra thì chắc chăn bên cơ quan điều tra sẽ phản đối? Tuy nhiên, hẳn lương tâm bạn sẽ cắn rứt nếu như mình ký cáo trạng khi mà mình đang còn băn khoăn?   

    Tôi cũng đã từng công tác trong ngành kiểm sát, bạn à! Nhiệm vụ của kiểm sát viên, không nói thì bạn cũng quá rõ rồi phải không? Kiểm sát viên đâu phải cứ nhắm mắt tiếp nhận kết luận điều tra rồi moniphe ra bản cáo trạng chuyển toà là xong, phải không bạn? Truy tố 1 con người liên quan đến sinh mạng chính trị của họ, của biết bao người thân của họ. "Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại"!

    Hy vọng bạn sẽ có quyết định sáng suốt trong vụ này!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn PhanAnhCuong vì bài viết hữu ích
    Huyendola (09/06/2011)
  • #28698   24/12/2008

    anh_tuan351
    anh_tuan351
    Top 500
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/09/2008
    Tổng số bài viết (222)
    Số điểm: 1403
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    luudinhthang viết:

    tôi đang thụ lý một vụ án, trong quá trình điều tra xác định bị can mắc bệnh tâm thần phân liệt ( được quy định trong danh mục F21 ), giảm năng lực hành vi. Tôi muốn biết có thể truy tố bị can đó không?


    Muốn biết có truy tố không thì phải căn cứ vào biên bản kết luận giám định tâm thần của tổ chức giám định có thẩm quyền chứ bạn. Nếu chưa có biên bản kết luận này thì bạn phải yêu cầu tổ chức giám định thực hiện việc giám định này. Căn cứ vào kết luận giám định thì bạn mới có thê ra quyết định truy tố đúng đắn được.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anh_tuan351 vì bài viết hữu ích
    Huyendola (09/06/2011)
  • #28699   24/12/2008

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Trích dẫn:
    trong quá trình điều tra xác định bị can mắc bệnh tâm thần phân liệt ( được quy định trong danh mục F21

    Như vậy, theo tôi, vụ này đã được cơ quan điều tra trưng cầu giám định rồi, đã có kết luận giám định rồi, bạn anh_tuan351 ạ. Mà bản kết luận giám định chỉ là một trong các nguồn chứng cứ mà thôi! Tổ chức giám định không có quyền và nghĩa vụ làm thay chức năng cơ quan tiến hành tố tụng mà bạn?
    Xem ra bạn anh_tuan351 cũng rất quan tâm đến luật hình sự và tố tụng hình sự nhỉ. Nào, nếu bạn có hứng thú, kính mời bạn ghé qua topic  "Tâm thần phân liệt" và trách nhiệm hình sự? để ta cùng thảo luận!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn PhanAnhCuong vì bài viết hữu ích
    Huyendola (09/06/2011)
  • #28700   24/12/2008

    anh_tuan351
    anh_tuan351
    Top 500
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/09/2008
    Tổng số bài viết (222)
    Số điểm: 1403
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    PhanAnhCuong viết:

    Trích dẫn:
    trong quá trình điều tra xác định bị can mắc bệnh tâm thần phân liệt ( được quy định trong danh mục F21

    Như vậy, theo tôi, vụ này đã được cơ quan điều tra trưng cầu giám định rồi, đã có kết luận giám định rồi, bạn anh_tuan351 ạ. Mà bản kết luận giám định chỉ là một trong các nguồn chứng cứ mà thôi! Tổ chức giám định không có quyền và nghĩa vụ làm thay chức năng cơ quan tiến hành tố tụng mà bạn?
    Xem ra bạn anh_tuan351 cũng rất quan tâm đến luật hình sự và tố tụng hình sự nhỉ. Nào, nếu bạn có hứng thú, kính mời bạn ghé qua topic  "Tâm thần phân liệt" và trách nhiệm hình sự? để ta cùng thảo luận!


    Cảm ơn bạn PhanAnhCuong , tôi đồng ý với bạn, bản kết luận giám định chỉ là một trong những nguồn chứng cứ, nhưng vấn đề ở đây là vai trò của nguồn chứng cứ này trong vụ án như thế nào? Tôi dám cá với bạn rằng, tất cả các điều tra viên dù có kinh nghiệm đến mấy sẽ không ai dám vỗ ngực mà phán rằng một người nào đó mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh tâm thần làm mất khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi để có thể quyết định việc miễn truy tố hoặc truy tố đấy. Trong vụ án mà cần phải giám định tâm thần đối với bị can và bị cáo thì bên cạnh những chứng cứ thu thập được của cơ quan điều tra thì biên bản kết luận giám định là một nguồn chứng cứ quan trọng nhất để xác định tính chất, mức độ hành vi phạm tội của tội phạm. Cơ quan điều tra có thể cho rằng bị can bị cáo này đang giả vờ điên, nhưng một khi đã có kết luận giám định tâm thần và kết luận này là hoàn toàn có căn cứ về mặt pháp lý và y học thì cơ quan điều tra, viện kiểm sát và thẩm phán phải tuân theo.
    Quay trở lại chủ đề chính của topic này.
    Thứ nhất: Nếu bệnh thuộc nhóm F21 theo IDC 10 thì đây không phải là bệnh tâm thần phân liệt mà chỉ là chứng rối loạn tâm thần phân liệt mà thôi. Bệnh tâm thần phân liệt thuộc nhóm F20 từ F20.1 đến F20.99. Và tôi tin rằng rối loạn tâm thần phân liệt có hệ quả pháp lý khác hoàn toàn so với bệnh tâm thần phân liệt.
    Thứ hai: Nếu trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra đã yêu cầu giám định tâm thần đối với bị can mà khi chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát, nếu VKS thấy kết luận giám định không có căn cứ pháp lý hoặc không khoa học thì có quyền yêu cầu giám định lại, và tồi tệ nhất là phải mời tất cả các cơ quan có thẩm quyền giám định tâm thần ngồi lại để cho ra kết quả chính xác nhất (mặc dù chưa chắc đã chính xác nhất). Hơn nữa, khi xác định khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của bị can, bị cáo thì phải xem xét khả năng của họ trong khi thực hiện hành vi mà không phải là trước hoặc sau khi thực hiện hành vi.
    Thứ ba: kết luận giám định phải kết luận rõ ràng là bị can, bị cáo có mất hay không mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi trong khi thực hiện tội phạm. Nếu biên bản kết luận chỉ nói rằng "bị can, bị cáo bị hạn chế" thì tôi đồng ý với quan điểm của luật sư Phạm Hồng Hải rằng kết luân này vô nghĩa vì nó không giải quyết được yêu cầu gì. Khi được yêu cầu giám định, thì các cơ quan tố tụng chỉ muốn biết là bị can, bị cáo có bị mất năng lực hay không mất năng lực mà thôi. Kết luận về khả năng thứ ba là vô nghĩa.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anh_tuan351 vì bài viết hữu ích
    Huyendola (09/06/2011)
  • #28701   25/12/2008

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Chu cha! Tôi đã bị thuyết phục bởi các lập luận sắc bén của bạn! Xem hồ sơ cá nhân của bạn, tôi thấy bạn chuyên về lĩnh vực tư vấn đầu tư và chuyển giao công nghệ, vậy mà sao bạn giỏi về hình sự quá ta!!!!
    Tôi vô cùng tâm đắc khi bạn viết: "Thứ ba: kết luận giám định phải kết luận rõ ràng là bị can, bị cáo có mất hay không mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi trong khi thực hiện tội phạm. Nếu biên bản kết luận chỉ nói rằng "bị can, bị cáo bị hạn chế" thì tôi đồng ý với quan điểm của luật sư Phạm Hồng Hải rằng kết luận này vô nghĩa vì nó không giải quyết được yêu cầu gì. Khi được yêu cầu giám định, thì các cơ quan tố tụng chỉ muốn biết là bị can, bị cáo có bị mất năng lực hay không mất năng lực mà thôi. Kết luận về khả năng thứ ba là vô nghĩa."

    Này bạn ơi, bạn làm ơn giúp tôi: Bạn có cái danh mục phân loại (bằng tiếng Việt) Bệnh tâm thần phân liệt thuộc nhóm F20 từ F20.1 đến F20.99? Tôi cũng đã từng công tác trong ngành kiểm sát nhưng chưa gặp những vụ án tương tự nên vấn đề này tôi hơi bị lơ mơ, nói thật là ... mù tịt! Tôi đã tra trên mạng, vào cả trang web của Viện tâm thần Trung ương, trang của Bộ Y tế hoặc một vài trang web cá nhân của các bác sỹ chuyên khoa tâm thần ... mà không thấy! Đọc một số bài viết về bệnh tâm thần phân liệt tôi thấy không thoả mãn, tôi muốn đọc trực tiếp cái bảng phân loại đó, riêng về bệnh tâm thần phân liệt thôi! Nếu bạn có hoặc bạn biết ở trang web nào có, xin bạn mách tôi!
    Tôi xin cảm ơn!

     

     
    Báo quản trị |  
  • #28702   25/12/2008

    anh_tuan351
    anh_tuan351
    Top 500
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/09/2008
    Tổng số bài viết (222)
    Số điểm: 1403
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    PhanAnhCuong viết:

    Chu cha! Tôi đã bị thuyết phục bởi các lập luận sắc bén của bạn! Xem hồ sơ cá nhân của bạn, tôi thấy bạn chuyên về lĩnh vực tư vấn đầu tư và chuyển giao công nghệ, vậy mà sao bạn giỏi về hình sự quá ta!!!!
    Tôi vô cùng tâm đắc khi bạn viết: "Thứ ba: kết luận giám định phải kết luận rõ ràng là bị can, bị cáo có mất hay không mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi trong khi thực hiện tội phạm. Nếu biên bản kết luận chỉ nói rằng "bị can, bị cáo bị hạn chế" thì tôi đồng ý với quan điểm của luật sư Phạm Hồng Hải rằng kết luận này vô nghĩa vì nó không giải quyết được yêu cầu gì. Khi được yêu cầu giám định, thì các cơ quan tố tụng chỉ muốn biết là bị can, bị cáo có bị mất năng lực hay không mất năng lực mà thôi. Kết luận về khả năng thứ ba là vô nghĩa."

    Này bạn ơi, bạn làm ơn giúp tôi: Bạn có cái danh mục phân loại (bằng tiếng Việt) Bệnh tâm thần phân liệt thuộc nhóm F20 từ F20.1 đến F20.99? Tôi cũng đã từng công tác trong ngành kiểm sát nhưng chưa gặp những vụ án tương tự nên vấn đề này tôi hơi bị lơ mơ, nói thật là ... mù tịt! Tôi đã tra trên mạng, vào cả trang web của Viện tâm thần Trung ương, trang của Bộ Y tế hoặc một vài trang web cá nhân của các bác sỹ chuyên khoa tâm thần ... mà không thấy! Đọc một số bài viết về bệnh tâm thần phân liệt tôi thấy không thoả mãn, tôi muốn đọc trực tiếp cái bảng phân loại đó, riêng về bệnh tâm thần phân liệt thôi! Nếu bạn có hoặc bạn biết ở trang web nào có, xin bạn mách tôi!
    Tôi xin cảm ơn!

     


    Tôi không có bản tiếng Việt của cái ICD 10, tôi chỉ tham khảo bản tiếng Anh trên trang web của WHO thôi bạn a. Bản tiếng Việt thì trên trang web bacbaphi có một bản nhưng cũng chỉ gồm những nhóm chính không có các tiểu nhóm.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anh_tuan351 vì bài viết hữu ích
    Huyendola (09/06/2011)
  • #28703   20/01/2009

    luudinhthang
    luudinhthang

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/12/2008
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Cảm ơn các bạn nhưng tôi cũng chưa thấy rõ hơn được điều gì

    #ccc" align="center">

    Trước hết tôi xin cám ơn các bạn đã tham gia thảo luận và góp ý về vấn đề tôi đang vướng mắc, chào bạn PhanAnhCuong tôi là ĐTV chứ không phải là KSV. Trong thực tế Cơ quan giám định chỉ kết luận trong phạm vi giám định của họ, còn việc xử lý thế nào lại do cơ quan ĐT và VKS căn cứ vào các văn bản pháp luật để tiến hành, vấn đề là tôi lại không có văn bản hướng dẫn về cái món tâm thần này. Trong trường hợp bị can của tôi bị giảm khả năng nhận thức và điều khiển hành vi tôi vẫn đề nghị truy tố nhưng phải mời luật sư cho họ theo quy định, nhưng tôi chưa yên tâm lắm về cách đó. Tôi thấy tốt nhất là ra quyết định chữa bệnh bắt buộc nhưng lại lo ngại việc lãnh đạo cho là có tiêu cực trong đó. Xin cảm ơn các bạn.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luudinhthang vì bài viết hữu ích
    Huyendola (09/06/2011)
  • #28704   20/01/2009

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Vâng, với những ý kiến thảo luận trên đây thì "chưa rõ hơn điều gì". Bạn biết đấy, bản thân tôi cũng đang chưa rõ lắm về "cái món tâm thần này". Chính vì vậy, tôi cũng đang vô cùng băn khoăn tại chủ đề tôi mở: 
    "Tâm thần phân liệt" và trách nhiệm hình sự?

    Trong Càfê LawSoft | Của PhanAnhCuong | Xem: 1081 | Phản hồi 27 | Ngày: 08/06/2008 | Báo quản trị

    Tuy vậy, theo quan điểm của tôi, bản kết luận giám định chỉ là một trong các nguồn chứng cứ mà thôi! Tổ chức giám định không có quyền và nghĩa vụ làm thay chức năng cơ quan tiến hành tố tụng. Tôi không đồng tình khi tổ chức giám định đưa ra kết luận chung chung "giảm khả năng nhận thức và điều khiển hành vi" . Thế nào là "giảm"? Giảm 0,1% cũng là giảm và giảm 99% cũng là giảm sao?
    Ở vụ án mà tôi đang quan tâm bên kia, HĐXX phúc thẩm TAND TC cũng không đồng tình với cái kết luận giám định chung chung nên đã phải hoãn phiên toà để yêu cầu giám định bổ sung.

    Còn trong vụ án mà bạn đang thụ lý, theo tôi, bạn có 2 cách lựa chọn:

    1. Tương tự như cách làm của HĐXX vụ án mà tôi đang quan tâm bên kia, bạn có thể yêu cầu giám định bổ sung với đề nghị tổ chức giám định phải trả lời thẳng: Bị can có bị mất hay không mất năng lực hành vi?

    2. Nếu tình trạng tâm thần của bị can thể hiện tại tất cả các chứng cứ khác mà bạn thu thập được khiến cho niềm tin nội tâm của bạn "thấy tốt nhất là ra quyết định chữa bệnh bắt buộc" thì theo tôi, bạn hãy dũng cảm ra quyết định chữa bệnh bắt buộc. Mình dám làm, dám chịu. Không thể vì ngại lãnh đạo dị nghị mà đề nghị truy tố 1 con người đáng ra không bị truy tố! Tôi nhớ, khi tôi còn trong ngành kiểm sát, anh em chúng tôi thường nhắc nhau 1 nguyên tắc: "Nếu truy tố cũng được, không truy tố cũng được thì kiên quyết không truy tố; Nếu bắt cũng được và không bắt cũng được thì kiên quyết không bắt."  

    Trưa hôm qua, anh em bạn bè tôi hiện ở cơ quan cảnh sát điều tra Công an Hải Phòng mời tôi cùng một vài anh em bạn bè từng công tác trong ngành kiểm sát Hải Phòng dự 1 buổi gặp gỡ tất niên. Bên bàn nhậu, tôi đã tâm sự, rằng trong thời gian công tác tại ngành kiểm sát, tôi từng bác bỏ 1 kết luận giám định của Hội đồng Giám định pháp y (Hồi trước, theo quy định, khi đưa ra kết luận giám định pháp y, dứt khoát phải có cả 1 hội đồng), đề nghị sếp ra quyết định đình chỉ điều tra và trả tự do cho 1 bị  can mà bên cơ quan điều tra đã có Kết luận điều tra và đề nghị truy tố về tội cố ý gây thương tích. Sau khi bị can được trả tự do, bên bị hại đơn từ gửi đi khắp nơi. Ông Giáo sư.TS, Chủ tịch Hội đồng Giám định pháp y TP HP có công văn gửi lãnh đạo VKSTP chính thức phản đối quyết định đình chỉ điều tra với lời lẽ khá gay gắt, rằng tại sao VKS lại có thể bác bỏ bản kết luận giám định của cả 1 hội đồng khoa học? Lãnh đạo VKS TP HP phải triệu tập 1 cuộc họp có lãnh đạo Viện cùng các vị trong Hội đồng Giám định pháp y, đại diện cơ quan điều tra. Tại cuộc họp, tôi phải thuyết trình: Tại sao cần phải bác bỏ Kết luận giám định để ra quyết định đình chỉ điều tra? Tranh cãi rất hăng nhưng cuối cùng lãnh đạo VKS đã kiên quyết ủng hộ quyết định đình chỉ điều tra vì quan điểm của tôi là đúng! 
    Nhiều năm qua rồi nhưng tôi không thể quên vụ án đó! 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn PhanAnhCuong vì bài viết hữu ích
    Huyendola (09/06/2011)
  • #28705   20/01/2009

    huongduong1
    huongduong1

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/01/2009
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Một quan điểm sai lầm !

        Theo tôi, quan điểm : " Truy tố cũng được, không truy tố cũng được thì kiên quyết không truy tố" của Phan Anh Cường là một quan điểm hết sức sai lầm và lệch lạc của những người làm công tác Pháp luật. Theo điều 163 BLTTHS, khi có đầy đủ chứng cứ xác định có tội phạm và bị can thì CQĐT làm bản kết luận điều tra đề nghị truy tố. Trong bản kết luận này, CQĐT nêu rõ các chứng cứ chứng minh tội phạm và các căn cứ đề nghị truy tố. Theo điều 166 BLTTHS, sau khi nhận hồ sơ từ CQĐT, VKS phải ra một trong các quyết định sau : 
        a. Truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng
        b. Trả hồ sơ để điều tra bổ sung
        c. Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án
        Đối với việc ra các quyết định trên, BLTTHS đều có các quy định rõ ràng, không thể tùy tiện "truy tố cũng được, không truy tố cũng được" theo kiểu ban phát, bỏ lọt tội phạm. Hiểu như vậy là không đúng với bản chất Pháp luật XHCN. 

     
    Báo quản trị |  
  • #28673   07/01/2009

    ngocloan6563
    ngocloan6563

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/11/2008
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 140
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Bảo lãnh người bị tạm giam

    Tôi có người thân bi tạm giam tại trại giam Chí Hòa.
    Nội dung: truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy (35 ngàn đĩa có nội dung đồi trụy).
    Người thân của tôi là trung gian, nhận đĩa gốc và giao lại cho nhà máy sản xuất để hưởng chênh lệch.
    Như vậy tôi xin hỏi:
    1/ Người thân của tôi có được bảo lãnh tại ngoại được không?
    2/ Nếu được thì thủ tục ra sao?

    Xin quý vị vui lòng cho biết trường hợp nào thì người bị tạm giam được bảo lãnh?

    Xin chân thành cảm ơn

     
    Báo quản trị |  
  • #28674   21/12/2008

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Vấn đề bạn quan tâm được quy định trong Bộ luật Hình sự:  

    Điều 92. Bảo lĩnh

    Bảo lĩnh

    1. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.

    2. Cá nhân có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ. Trong trường hợp này thì ít nhất phải có hai người. Tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức của mình. Khi nhận bảo lĩnh, cá nhân hoặc tổ chức phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án. Khi làm giấy cam đoan, cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.

    3. Những người quy định tại khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà có quyền ra quyết định về việc bảo lĩnh.

    4. Cá nhân nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo phải là người có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Việc bảo lĩnh phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc. Đối với tổ chức nhận bảo lĩnh thì việc bảo lĩnh phải có xác nhận của người đứng đầu tổ chức.

    5. Cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đã cam đoan và trong trường hợp này bị can, bị cáo được nhận bảo lĩnh sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

     
    Báo quản trị |  
  • #28675   22/12/2008

    e32pel29
    e32pel29

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/12/2008
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    trong trường hợp này người thân của bạn không thể được áp dụng biện pháp ngăn chặn "bảo lĩnh"

    Xét tính chất:người đó phạm tội truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ,do đó cần thiết phải cách ly với xã hội trong thời gian nhất định để ngăn chặn ngườ đó tiếp tục việc truyền bá vì nếu ở ngoài xa hội thì người đó tiếp xúc với nguồn băng đĩa hình,tiếp xúc với đối tượng có nhu cầu về sản phẩm đó sẽ không đảm bảo tính chất của biện pháp ngăn chặn
    Xét mức độ hành vi,người đó tuyên truyền 35000 đãi,là số lượng lớn,thể hiện tính quy mô cao,do đó múc đọ nguy hiểm cao.
    Mục đích của bảo lĩnh là gắn kết trách nhiệm về vật chất hoặc uy tín để đảm bảp pháp chế,do vậy trong trường hợp này mục đích đó không đạt được
    Vậy xét về lý luận người thân của bạn không thể được bảo lĩnh!
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn e32pel29 vì bài viết hữu ích
    Huyendola (09/06/2011)
  • #28676   07/01/2009

    dinhhainhat
    dinhhainhat
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/08/2008
    Tổng số bài viết (276)
    Số điểm: 2273
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 18 lần


    Mục đích của áp dụng biện pháp ngăn chặn:

    Một trong những mục đích của việc áp dụng biện pháp ngăn chặn là không để bị can có khả năng thực hiện tiếp hành vi phạm tội hoặc có hành vi gây khó khăn cản trở đến cơ quan điều tra như tiêu huỷ chứng cứ.
    Trường hợp người thân của bạn khi chưa có kết luận điều tra sẽ rất khó được bảo lĩnh theo luật, trừ trường hợp bạn đi con đường khác mà tôi ... không biết.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn dinhhainhat vì bài viết hữu ích
    Huyendola (09/06/2011)
  • #28802   13/02/2009

    doccochau
    doccochau

    Sơ sinh

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:20/12/2008
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Giám đốc thẩm án "Cố ý gây thương tích"

    Tôi có một người bạn bị kết án sáu tháng tù giam về tội "Cố ý gây thương tích".Nay bạn tôi muốn xét lại bản án vì bị oan.Nhờ tư vấn cho biết có thể xét lại bản án đó không?
     
    Báo quản trị |  
  • #28803   11/02/2009

    LS_ThaiHung
    LS_ThaiHung
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2008
    Tổng số bài viết (3872)
    Số điểm: 21464
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1030 lần


    Giám đốc thẩm án "Cố ý gây thương tích"

    nếu bị oan bạn có thể làm đơn gởi giám đốc thẩm yêucầu xem xét lại bản án thời hạn là 03 năm kể từ ngày tuyên án, nếu có chứng cư mới thì yêu cầu tái thẩm

    LS Nguyễn Đình Thái Hùng

    Email: luatsuthaihung@gmail.com

    Website: http://Vplsthaihung.com

    Facebook : Nguyễn Đình Thái Hùng

    Điện thoại 0903.017977

     
    Báo quản trị |  
  • #28804   12/02/2009

    maixuanhuong
    maixuanhuong
    Top 200
    Male


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/07/2008
    Tổng số bài viết (466)
    Số điểm: 2097
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 10 lần


    Luật sư Thái Hùng có lẽ nhầm lẫn sang thủ tục tố tụng Dân sự

    doccochau thân mến!
    Căn cứ theo Điều 278 BLTTHS, trường hợp kháng nghị theo thủ tục GĐT theo hướng có lợi cho bị kết án thì có thể kháng nghị bất cứ khi nào, kể cả trường hợp người đó đã chết mà cần minh oan cho họ.
    Còn trong trường hợp có tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung vụ án thì có thể kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Ở đây bạn cần hiểu là "tình tiết" mới chứ không phải là "chứng cứ" mới bạn nhé. Bạn nên tham khảo Điều 291 BLTTHS quy định về căn cứ kháng nghị tái thẩm nhé.

    CÔNG TY LUẬT NAM AN
    VPGD: Tầng 3, số 10 Thái Thịnh II - Đống Đa - Hà Nội
    ĐT: 04.35625193  04.22020422   DĐ: 0912.481.114
    Email: namanlaw@gmail.com   luatnaman@gmail.com
    Giám đốc: Luật sư Mai Xuân Hương

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn maixuanhuong vì bài viết hữu ích
    Huyendola (09/06/2011)
  • #28805   13/02/2009

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Tôi đồng tình với ý kiến của LS Mai Xuân Hương. Xin trích điều luật trong Bộ luật Tố tụng Hình sự:


    Điều 278. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

    1. Việc kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được tiến hành trong thời hạn một năm, kể từ ngày bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật.

    2. Việc kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án có thể được tiến hành bất cứ lúc nào, kể cả trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.

    3. Việc kháng nghị về dân sự trong vụ án hình sự đối với nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án được tiến hành theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

    Trở lại với câu hỏi của chủ đề, tôi xin bổ sung thêm: Sau khi có án sơ thẩm, hết hạn 15 ngày mà không có kháng cáo, kháng nghị thì bản án có hiệu lực pháp luật. Nếu có kháng cáo, kháng nghị thì sau khi có án  phúc thẩm, dù bạn của bạn cho rằng bị oan thì vẫn phải thi hành án khi có lệnh thi hành án vì bản án đã có hiệu lực pháp luật. Người bị kết án trong giai đoạn đang thi hành án vẫn có quyền gửi đơn đến người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm để đề nghị xem xét lại bản án.

    Tức là, dù bạn của bạn cho rằng mình bị oan thì việc gửi đơn đề nghị giám đốc thẩm không được coi là căn cứ để hoãn thi hành án!   

     
    Báo quản trị |  
  • #14808   30/01/2009

    rabe2910
    rabe2910

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/01/2009
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    xin giúp dùm cách làm đơn bãi nại về tai nạn giao thông

    Xin chào mọi người, tôi xin nhờ hướng dẫn về cách làm mẫu đơn xin bãi nại về tai nạn giao thông, do 2 bên đồng ý đây là sự cố ngoài ý muốn nên không đưa vụ việc ra CSGT xử lí. Vì vậy tôi nhờ  tư vấn dùm. Xin chân thành cảm ơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #14809   30/01/2009

    lawyerhien
    lawyerhien
    Top 150
    Lớp 6

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (517)
    Số điểm: 7457
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 38 lần


    Bạn chỉ cần làm ĐƠN BÃI NẠI gửi cơ quan đang thụ lý hồ sơ vụ việc, trong đó nêu rõcác nội dung sau:
    - Họ và tên người làm đơn, địa chỉ, tư cách trong vụ án.
    - Họ và tên người được bãi nại, địa chỉ.
    - Nội dung và lý do bãi nại.
    Việc bãi nại chỉ được coi là tình tiết giảm nhẹ nếu vụ việc đã đủ yếu tố cấu thành tôi phạm theo qui định tại Điều 202 BLHS.
    Thân mến

    Luật s­ư L­ưu Thị Thu Hiền

    Tr­ưởng VP Luật s­ư Hiền và Liên danh

    374 Phan Bội Châu - Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lawyerhien vì bài viết hữu ích
    Huyendola (09/06/2011)
  • #28758   17/03/2009

    mencoi
    mencoi

    Sơ sinh

    Lào Cai, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2009
    Tổng số bài viết (17)
    Số điểm: 36
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Giám định thương tật pháp y

    1. Pháp luật hiện hành quy định thế nào về thủ tục trưng cầu, tiến hành giám định thương tật trong các vụ án hình sự và việc đánh giá, sử dụng kết luận giám định ?
    2. Trường hợp nạn nhân bị người khác chém rời tay phải trong khi tay trái đã bị hỏng trước đó thì xếp tỉ lệ mất sức ra sao?

     
    Báo quản trị |